Những Khuyến Nghị Về Quy Hoạch Du Lịch Tp. Hưng Yên

chọn nên cần xây dựng thêm điểm đến để du khách có thêm nhiều sự lựa chọn, kích thích sự tò mò của khách.

Xây dựng chương trình

Tour Hà Nội - Làng nghề sản xuất đường mật Kệ Châu

Đây là một làng nghề truyền thống có từ rất lâu ở xã Phú Cường. Xã Phú Cường nằm gần con sông Hồng có phù sa màu mỡ với sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là mía, đây là nguyên liệu chính để làm ra đường mật.

Từ thời kỳ bao cấp về trước, nghề đường trắng công nghiệp khan hiếm nên nghề làm đường mật làm ăn rất thuận lợi. Mỗi năm lúc đó có thể thu hút hơn 500 lao động tham gia và sản xuất tới hơn 1000 tấn đường mật. Hiện nay nghề làm đường mật Kệ Châu vẫn còn được duy trì nhưng đã kém hơn so với trước rất nhiều.Điều này đòi hỏi sự đầu tư của chính quyền địa phương cùng các ban ngành liên quan để giữ gìn được làng nghề từ đó thúc đẩy sự phát triển du lịch tại TP. Hưng Yên.

Tour Hà Nội – Làng nghề sản xuất Bánh Tẻ Đào Đặng

Đi dọc mảnh đất Hưng Yên, men theo đường 5 du khách có thể dừng lại thưởng thức món bánh Răng Bừa (tên gọi khác của bánh Tẻ) tại huyện Văn Giang tuy nhiên khi đến với TP. Hưng Yên du khách lại một lần nữa được trải nghiệm món ăn giàu truyền thống văn hóa địa phương này tại làng Đào Đặng – xã Trung Nghĩa. Dù đây là món ăn khá nổi tiếng tại một số tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ nhưng mỗi vùng miền lại có cách chế biến khác nhau. Ngay tại Hưng Yên, món bánh này cũng không giống nhau, hình thức, mùi vị…Khi chọn tour này, du khách sẽ được cùng tham gia vào các công đoạn làm bánh, thưởng thức mùi vị của bánh và mua những sản phẩm ấy về làm quà tặng người thân.

Hà Nội – Làng nghề làm mứt táo Phương Chiểu

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, một số người dân xã Phương Chiểu di chuyển vào miền Nam bán hoa, cây cảnh để kiếm sống và họ học được nghề làm mứt táo. Ban đầu, họ chỉ làm thuê cho các cơ sở chế biến mứt táo

tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng thấy nghề này dễ làm mà địa phương mình lại sẵn có nguồn nguyên liệu nên sau thời gian học hỏi tích lũy kinh nghiệm, họ về quê, đầu tư làm “lò” chế biến mứt táo. Mứt táo được chế biến theo mùa vụ, thông thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến Tết Nguyên đán, không khí làng nghề ngày càng nhộn nhịp. Nếu chọn tour này, du khách cần tới Hưng Yên vào khoảng 3 tháng cuối năm để tham gia vào quy trình sản xuất mứt táo tại làng nghề Phương Chiểu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Để có thể xây dựng được các tour này, đòi hỏi sự quy hoạch của chính quyền địa phương cùng các ban ngành liên quan kết hợp với doanh nghiệp lữ hành, từ đó góp phần làm phong phú hình ảnh du lịch TP. Hưng Yên

3.4. Du lịch tham quan vườn sinh thái cây trái

Xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho TP. Hưng Yên - 8

Tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên tự nhiên như phong cảnh kì thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích, một công trình đương đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất…13

Như vậy, du lịch tham quan có thể hiểu là việc con người đến tìm hiểu, nghiên cứu, ngắm nhìn, thưởng thức một tài nguyên du lịch nào đó.

TP. Hưng Yên là vùng đất nổi tiếng với “đặc sản tiến Vua” – Nhãn Lồng, hằng nằm, nhãn được xuất khẩu khắp nơi trên đất nước và cả nước ngoài. Mùa nhãn, hoa nở rộ, trĩu quả đem lại sự thích thú cho người ngắm nhìn. Bên cạnh nhãn, TP. Hưng Yên còn có những vườn táo xanh đầy hấp dẫn, những ao sen thơm mát và một Đảo Cò rộng lớn với hàng ngàn chú cò bay lượn bên hồ. Đây chính là điều kiện để khai thác tour du lịch tham quan vườn sinh thái cây trái tại TP. Hưng Yên.

Xây dựng chương trình

Hà Nội – Vườn Nhãn Nễ Châu



13PGS. TS Trần Đức Thanh, (2008), Nhập môn khoa học du lịch, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), tr 69

Vườn Nhãn Nễ Châu nằm tại thôn Nễ Châu - xã Hồng Nam - TP. Hưng Yên. Hiện nay đã có một số vườn Nhãn được quy hoạch để phục vụ sự phát triển du lịch tại đây. Tuy nhiên để có thể tham gia tour này du khách phải đến Hưng Yên vào đúng mùa nhãn lồng (tháng 6 âm lịch) để có thể tham quan các vườn nhãn trĩu quả, tận tay trẩy những trùm nhãn căng mọng và thưởng thức vị ngọt, thơm, thanh mát của nhãn lồng - sản vật nổi tiếng, đặc trưng của tỉnh Hưng Yên, niềm tự hào của đất và người nơi đây.

Hà Nội – Vườn táo Phương Chiểu – Đảo Cò

Ở tour này du khách sẽ được tham quan vườn táo xanh trĩu quả hằng năm sản xuất mứt táo tại xã Phương Chiểu. Sau đó tiếp tục hành trình, du khách sẽ đến tham quan Đảo Cò với đàn cò trắng bày lượn rợp trời nằm tại Công viên An Vũ – trung tâm của TP. Hưng Yên sau đó du khách sẽ được đi tản bộ ở đê sông Hồng, thưởng thức không khí trong lành miền quê yên tĩnh. Các tour du lịch tham quan làng nghề thường chỉ kéo dài trong ngày,

tuy ngành lưu trú không thu được nhiều nguồn lợi từ tour này nhưng người dân có thể xuất khẩu sản phẩm tại chỗ, tạo thêm thu nhập và góp phần xây dựng hình ảnh du lịch TP. Hưng Yên.

3.5. Du lịch sông Hồng kết nối với các vùng phụ cận

Sông Hồng là con sông chạy qua Hưng Yên và các tỉnh khác, dọc theo hai bờ sông là khá nhiều các di tích lịch sử, công trình kiến trúc…của các tỉnh thành. Khi du lịch trên sông Hồng, du khách sẽ được thưởng ngoạn không khí trong lành của các miền quê sông nước hữu tình, được dự lễ hội tưng bừng của các ngôi đền, chùa cổ kính ven sông. Những làn điệu dân ca sẽ đưa du khách đến với vùng quê Kinh Bắc. Về Hưng Yên khách sẽ được nhớ lại một thời vàng son của Phố Hiến xưa, ghé thăm đền thờ Chử Đổng Tử bên sông. Hiện nay tổng công ty du lịch Hà Nội đã và đang khai thác tuyến du lịch này.

Hà Nội – Đền Mẫu – Đền Trần – Chùa Chuông – Đền Lảnh Giang – Hà Nội: Khách lên tàu xuôi dòng sông Hồng về tới Phố Hiến, dừng chân tại

phà Yên Lệnh về ăn trưa sau đó ghé thăm quần thể di tích Phố Hiến, trên đường về Hà Nội ghé thăm đền Lảnh Giang tại Hà Nam. Tour đi trong ngày với giá vé là 600.000VNĐ/khách (Giá vé bao gồm: Phương tiện, hướng dẫn viên, Bảo hiểm, ăn trưa, vé thắng cảnh, VAT, gửi xe tại đầu bến)

Thiết kế chương trình – tuyến, điểm du lịch

Hà Nội – Đền Chử Đồng Tử - Văn Miếu Xích Đằng – Chùa Chuông – Đền Mẫu – Hà Nội: Vẫn là tour đi trong ngày với giá vé không đổi nhưng để tăng thêm sự lựa chọn cho khách thì ta có thể thiết kế một vài chương trình khác nhau.

Tuy nhiên để có thể thu hút khách du lịch thì du lịch Hưng Yên cần phải kết nối với các vùng phụ cận hơn nữa để xây dựng hình ảnh điểm đến hấp dẫn, khác lạ trong mắt du khách. Đặc biệt là với tour du lịch Hà Nội – Phố Hiến đòi hỏi sự quan tâm đầu tư hơn nữa của TP. Hưng Yên trong việc quảng bá hình ảnh, các sản phẩm đặc thù, trong việc giữ gìn và tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống cũng như ý thức của cư dân địa phương cùng với đó là việc xây dựng các sự kiện song song với việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đồng thời TP nên đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại để kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

3.6. Các chương trình khác

3.6.1. Xây dựng các tour nội thành

Đền Tân La – Làng nghề sản xuất hương xạ Cao Thôn – Văn miếu Xích Đằng – Chùa Chuông – Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Đào Nương – Văn miếu Xích Đằng– Võ Miếu – Đền Bà Chúa Kho –Khu Nhà Cổ - Đền Thiên Hậu – Đình, chùa Hiến, cây nhãn tổ

Đình, chùa Hiến – Cây nhãn tổ - Đông Đô Quảng Hội – Phủ Vị - Chùa Thông – Cây đa năm chân

Chùa Chuông – Đảo Cò – Khu tượng đài Nguyễn Văn Linh – Nhà lưu niệm Bác Hồ - Đông Đô Quảng Hội – cây nhãn tổ - khu chế biến hạt sen long nhãn Hồng Nam

Đền Quan Lớn – Hồ Sen – Đảo Cò – chùa Phố - Võ Miếu – Nhà Cổ - Đền Bà Chúa Kho

3.6.2. Tour liên huyện, liên tỉnh

Phố Hiến – Cụm di tích Hải Thượng Lãn Ông – Phố Nối (Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, di tích Hải Thượng Lãn Ông, làng nghề dược liệu Nghĩa Trai)

Phố Hiến – Cụm di tích Phù Ủng (Huyện Ân Thi)

Phố Hiến – Đền Đậu An (huyện Tiên Lữ) – Cụm di tích Tống Trân Cúc Hoa (huyện Phù Cừ)

Phố Hiến – Nhà thờ bà Hoàng Thị Loan – Nhà tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh – Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hà Nội)

Phố Hiến – Cụm di tích lịch sử văn hóa làng cổ Đại Đồng – Hà Nội Phố Hiến – Cụm di tích Đa Hòa Dạ Trạch – Hà Nội (Theo tuyến

đường sông và đường bộ dọc đê sông Hồng)

Để có thể khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của TP. Hưng Yên cần kết hợp các tour du lịch đặc thù nhưng có lẽ để thực hiện hiệu quả các chương trình du lịch đó cần nhất là sự quan tâm đầu tư phát triển ngành du lịch của TP. Nó chỉ có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn khi có sự vào cuộc của chính quyền địa phương qua đó phát triển kinh tế của vùng cũng như thay đổi diện mạo, phục dựng lại tiếng vang của một thời đã đi qua.

3.7. Những khuyến nghị về quy hoạch du lịch TP. Hưng Yên

3.7.1. Những khuyến nghị chung

- Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch

Các cấp, các ngành ở TP. Hưng Yên cần nâng cao nh ận thức về v ị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Thành phố cần có những chính sách, nghị quyết phổ biến rộng rãi xuống các phường, xã nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia

giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật, xây dựng phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch.

- Tăng cường quản lý của các cơ quan nhà nước

Tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung quản lí nhà nước theo quy định của Luật Du lịch. Việc tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh và chất lượng các dịch vụ du lịch cần có cơ chế hợp lý, nghiêm túc, đảm bảo cho các doanh nghiệp du lịch hiểu đúng, đủ và điều hành hoạt động kinh doanh theo đúng luật, hạn chế những hoạt động tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh đồng thời tạo lập một “sân chơi” bình đẳng, một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp du lịch có đủ điều kiện, đảm bảo về chất lượng và môi trường thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá phát triển du lịch.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, tăng cường hoạt động nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, sở thích của du khách đối với từng loại hình sản phẩm du lịch, qua đó xây dựng và hoàn thiện sản phẩm đặc trưng đối với từng vùng trên địa bàn tỉnh, nâng cao sức cạnh tranh góp phần vào việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch dịch vụ của Hưng Yên.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về trình độ ngoại ngữ, trình độ giao tiếp, ứng xử, cần có các dự án đào tạo ngoại ngữ, nâng cao kiến thức làm rõ nguồn lợi cho cộng đồng, cho dân cư địa phương.

3.7.2. Những khuyến nghị về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng

- Xây dựng các trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí lớn, spa để du khách đến với TP. Hưng Yên không chỉ được tìm hiểu văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nhãn mà còn được giải trí. Từ đó tạo ra việc làm, góp phần phát triển kinh tế và du lịch của TP cũng như tỉnh Hưng Yên.

- Đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hệ thống giao thông dẫn đến các khu, điểm du lịch trọng điểm của thành phố để xây dựng các tuyến du lịch, tour du lịch khép kín.

- Đầu tư nâng cấp hệ thống điện, cấp thoát nước

- Đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc để có thể đưa vào các tuyến, điểm tham quan du lịch

- Nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú và công trình phục vụ du lịch chất lượng cao như hệ thống khách sạn, nhà hàng, trung tâm hội nghị, triển lãm

3.7.3. Những khuyến nghị về bảo tồn sử dụng tài nguyên du lịch

- Quy hoạch xây dựng khu xử lý rác thải

- Xây dựng hệ thống khu vệ sinh công cộng tại các khu, điểm du lịch

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao ý thức, thói quen sinh hoạt của nhân dân và du khách trong việc bảo vệ môi trường

KẾT LUẬN

Qua ba chương của đề tài đi từ việc khái quát về tiểu vùng du lịch TP. Hưng Yên, trình bày nguồn tài nguyên du lịch của TP đến hiện trạng phát triển du lịch và đưa ra các chương trình du lịch, tôi rút ra một số kết luận như sau:

- TP. Hưng Yên là một thành phố trẻ năng động và có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế trong đó có du lịch.

- Phố Hiến xưa (TP. Hưng Yên nay) hội tụ nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú, dồi dào, khẳng định sự hào hoa của một đô thị phồn thịnh trong lịch sử.

- Hiện trạng hoạt động du lịch của TP chưa thực sự phát triển cụ thể: Lượng khách đến TP chưa nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và hạn chế.

- Các chương trình du lịch đã trình bày trong đó có chương trình đã và đang được thực hiện và cũng có giải pháp mới như du lịch MICE kết hợp du lịch tâm linh, hay mở rộng hơn nữa loại hình du lịch Homestay. Tuy nhiên để thực hiện điều đó trước tiên cần sự quan tâm đầu tư của tỉnh cũng như TP. Hưng Yên để du lịch của TP trở thành ngành kinh tế mũi nhọn., tương xứng với tiềm năng của nó.

Do đó, để phát triển du lịch TP. Hưng Yên tương xứng với tiềm năng.

Tác giả xin đưa ra một số các giải pháp như sau:

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

Đẩy mạnh công tác quy hoạch và huy động vốn - Khai thác gắn liền với bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái

Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá cho du lịch Nâng cao hiểu biết và thu hút cộng đồng tham gia

Xây dựng và bổ sung hoàn thiện các tuyến du lịch liên huyện, liên tỉnh.

Với ba phần đã trình bày trong khóa luận, đề tài đã giới thiệu một cách tổng quát về TP. Hưng Yên, từ vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí