Biểu Đồ Dự Báo Mục Tiêu Tăng Trưởng Doanh Thu Đến 2015.


Hình 3-1: Biu đồ dbáo mc tiêu tăng trưởng doanh thu đến 2015.


Ngu ồ n T ổ ng h ợ p t ừ d ự báo và k ế ho ạ ch kinh doanh công ty Eden travel 1

(Ngun: Tng hp tdbáo và kế hoch kinh doanh công ty Eden travel)

- Lhành (tour):

Giữ tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình trên 30%, trong đó, đối với lĩnh vực khách quốc tế (inbound) sẽ đạt được con số 15.000 khách vào năm 2015. Giai đoạn từ 2011 trở đi công ty sẽ mở rộng thị trường thành công từ khu vực Trung Quốc + Đông Nam Á sang khu vực châu Âu và Thái Bình Dương.

- Vé máy bay:

Giữ tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm 30% như hiện nay, chuyển đổi toàn bộ hệ thống xuất vé thủ công sang xuất vé điện tử theo định hướng thay đổi công nghệ của các hãng hàng không.

- Thphn:

Gia tăng thị phần trong nước đạt mức tối thiểu 10% vào năm 2015 (tính theo tỉ lệ tương đối trong nhóm đối thủ cạnh tranh đã phân tích ở chương 2)

3.4 Xây dng chiến lược.

3.4.1 Phân tích ma trn SWOT.

Từ phân tích môi trường vĩ mô, vi mô và tình hình nội bộ của công ty đã đề cập ở chương 2, ta có thể nhận dạng những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty.

3.4.1.1 Nhng cơ hi đối vi công ty (Opportunities).


- Nền kinh tế Việt Nam liên tục phát triển tốt trong những năm qua, giữ mức tăng trưởng GDP trung bình trên 8,5 % kể từ 2005 đến nay; Thu nhập của người dân tăng lên kích thích nhu cầu du lịch trong và ngòai nước.

- Việt Nam được đánh giá là một điểm đến an toàn, thân thiện so với các quốc gia trong khu vực. Không những thế chúng ta còn thừa hưởng nhiều tiềm năng du lịch hấp dẫn: cảnh quan thiên nhiên, biển ấm, bãi tắm cát trắng, vịnh đẹp… đang được thế giới biết đến. Đặc biệt, sự kiện Vịnh Hạ Long được đề cử là kỳ quan thiên nhiên của thế giới vào năm 2007 là một cơ hội thuận lợi để thu hút tốt hơn du khách quốc tế cũng như nội địa.

- Hội nghị APEC vào năm 2006 đề ra việc tăng cường đầu tư về du lịch trong khối APEC, cùng với việc ban hành cơ chế xuất nhập cảnh thông thoáng hơn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách du lịch trong khu vực.

- Hiệu quả xúc tiến du lịch của ngành du lịch (trong đó có vai trò của Tổng cục du lịch Việt Nam- VNAT) trong thời gian vừa qua đã đạt được những hiệu quả đáng kể, thúc đẩy thị trường khách inbound phát triển mạnh.

- Thị trường du lịch đầy tiềm năng, theo dự báo của tổ chức hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) ngày càng nhiều du khách quốc tế sẽ đến tham quan Việt Nam và nhiều người Việt Nam sẽ đi du lịch nội địa.

- Sự bùng nổ ra đời của các hãng hàng không mới, đặc biệt hàng không giá rẻ, đã và sẽ khuyến khích nhu cầu du lịch trong nước và ra nước ngoài của du khách.

- Sự phát triển công nghệ thông tin sẽ thay đổi phương thức tiếp cận và giao dịch với khách hàng: hiện đại hơn, hiệu quả hơn.

3.4.1.2 Nhng thách thc đối vi công ty (Threats)

- Sự bất ổn về an ninh, chính trị của một số quốc gia luôn ảnh hưởng đến tâm lý của du khách. Kinh nghiệm từ một số sự kiện đảo chính, khủng bố, chiến tranh tại các nước trong thời gian vừa qua đã làm cho lượng du khách sụt giảm hẳn khi có sự cố diễn ra.


- Dịch bệnh truyền nhiễm thỉnh thỏang vẫn còn tái hiện và nguy cơ của những loại bệnh mới ám ảnh du khách khiến họ ngại đi du lịch.

- Nhân sự của ngành du lịch hiện nay không ổn định vừa yếu vừa thiếu. Khâu đào tạo không đáp ứng kịp thời về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt, thiếu trầm trọng lực lượng hướng dẫn viên tiếng Hàn, Tây Ban Nha, Nga, Nhật, Hoa. Tình trạng thiếu nguồn nhân sự quản lý cũng diễn ra trong lĩnh vực lưu trú và lữ hành.

- Cạnh tranh ngày càng gia tăng khi có sự ra đời ngày càng nhiều của các công ty du lịch tư nhân, các nhóm liên kết giữa các hãng lữ hành trong nước, sự gia nhập của các công ty du lịch nước ngòai nhất là khi VN gia nhập WTO.

- Một thách thức lớn khác xuất phát từ dự báo sẽ thiếu rất nhiều cơ sở lưu trú, khách sạn và khu nghỉ mát đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 3 sao trở lên để phục vụ khách cho đến năm 2012.

3.4.1.3 Nhng đim mnh ca công ty (Strengths)

- Công ty được sự hỗ trợ tốt về mặt tài chính từ công ty mẹ Eden Group để đầu tư và đón đầu sự phát triển của thị trường du lịch.

- Có sự định hướng tốt từ cấp công ty mẹ Eden Group với quyết định mở rộng các lĩnh vực liên kết hỗ trợ cho họat động kinh doanh của công ty.

- Đội ngũ nhân viên trẻ, được đào tạo chuyên ngành, năng động, tiếp cận công nghệ tin nhanh ứng dụng tốt trong tác nghiệp và quản lý.

- Chính sách thu hút nhân sự tốt với các cam kết về mức thu nhập, thưởng và các chế độ khuyến khích khác giúp công ty thu hút được các nhân sự có kinh nghiệm về làm việc.

- Hiện công ty đang có lợi thế trong việc phát triển các thị trường Trung Quốc, Hồng Công, Macau nhờ hoạt động tiếp thị trong thời gian gần đây đã giành được thị phần và tạo được uy tín đối với khách hàng.

3.4.1.4 Nhng đim yếu ca công ty (Weaknesses)


- Do mới gia nhập vào thị trường này nên thương hiệu của công ty chưa được công chúng biết đến nhiều, trong khi đa số du khách thường chọn lựa sản phẩm- dịch vụ của các công ty có thương hiệu nổi tiếng.

- Thị phần của công ty còn quá nhỏ bé so với các đối thủ cạnh tranh.

- Mối quan hệ với các nhà cung ứng chưa tốt, do mới tham gia vào thị trường lữ hành, vì thế chưa có được những ưu đãi về giá.

- Nhân sự họat động chưa ổn định, hiện nay vẫn còn thiếu nhiều nhân sự cho các phòng kinh doanh outbound, nội địa, tư vấn lữ hành.

- Hệ thống kênh phân phối của công ty còn yếu kém, chưa xây dựng được mạng lưới hệ thống đại lý và chi nhánh rộng rãi.

- Công tác nghiên cứu và kiến tạo sản phẩm mới của công ty chưa đủ mạnh.

3.4.1.5 Bng ma trn SWOT.

Bng 3-1: Bng Ma trn phân tích ma trn SWOT công ty Eden Travel.



CÁC CƠ HI (O)

O1: Thu nhập của người dân không ngừng được tăng lên.

O2: Điểm đến Việt Nam đang được chú ý nhiều hơn trên trường du lịch thế giới.

O3: Hoạt động xúc tiến trong ngành du lịch đạt hiệu quả.

O4: Cơ chế xuất nhập cảnh ngày càng thông thoáng hơn .

O5: Sự ra đời của nhiều hãng hàng không mới.

O6: Sự phát triển của công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch.

CÁC NGUY CƠ (T)

T1: Sự bất ổn về an ninh, chính trị ở một số quốc gia.

T2: Nguy cơ dịch bệnh, thiên tai vẫn còn tồn tại.

T3: Nhân sự trong ngành du lịch vừa yếu vừa thiếu.

T4: Môi trường cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt.

T5: Cơ sở vật chất của ngành còn yếu kém, thiếu dịch vụ lưu trú.

NHNG ĐIM MNH (S)

S1: Sự đầu tư và hỗ trợ tốt về mặt

CÁC CHIN LƯỢC SO

S1, S3, S4, S5 + O1, O2, O3, O4,

CÁC CHIN LƯỢC ST

S1, S2 + T4 , T5: Đầu tư vào

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.



tài chính từ công ty mẹ.

S2: Lĩnh vực kinh doanh đa dạng.

S3: Chính sách nhân sự tốt

S4: Đội ngũ nhân sự trẻ, năng động, nhạy bén trong việc áp dụng công nghệ mới.

S5: Lợi thế về việc phát triển thị trường tiếng Hoa.

O5, O6: Thâm nhập thị trường trong nước và quốc tế, thông qua đẩy mạnh marketing và bán hàng; Đầu tư công nghệ thông tin- Phát triển thương mại điện tử.=> Chiến lược thâm nhp thtrường.

S1, S2, S3 + O1, O3, O4: Mở rộng

thêm lĩnh vực kinh doanh trong ngành vui chơi giải trí và lưu trú.

=>Chiến lược phát trin sn phm. S1,S5+O2,O3: Phát triển thị trường tiếng Hoa và Đông Nam Á=>

Chiến lược phát trin thtrường quc tế.

các dịch vụ cung ứng như lưu trú, nhà hàng… => Chiến lược hi nhp vphía sau.

S1, S3 + T3, T4: Ký kết hợp đồng tài trợ, tuyển dụng lực lượng lao động trẻ, thu hút nhân tài. => Chiến lược phát trin ngun nhân lc.

NHNG ĐIM YU (W)

W1: Thương hiệu Eden Travel còn mới.

W2: Thị phần quá nhỏ.

W3: Quan hệ với nhà cung ứng chưa tốt.

W4: Đội ngũ nhân sự hoạt động chưa ổn định.

W5: Hệ thống phân phối còn yếu kém.

W6: Công tác nghiên cứu và phát triển chưa đủ mạnh để định hướng và hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh.

CÁC CHIN LƯỢC WO

W1, W2 + O1, O2, O3, O6: Đẩy

mạnh hoạt động xây dựng thương hiệu, đầu tư công nghệ, phát triển thị phần. => Chiến lược thâm nhp thtrường.

W1, W2, W3 + O1, O2, O5, O6:

Liên kết, xây dựng mối quan hệ với với các đối tác cung ứng: khách sạn, vận chuyển … => Chiến lược hi nhp dc vphía sau.

W1, W2, W5, W6 + O1, O2, O6:

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển, xây mạng lưới hệ thống phân phối cho công ty => Chiến lược hi nhp dc vphía trước.

CÁC CHIN LƯỢC WT

W1, W2, W6 + T4 => Tăng

cường công tác marketing, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu sản phẩm và tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ.

=> Chiến lược khác bit hóa. W4 + T3, T4: Quan tâm đến công tác nhân sự => Chiến lược

phát trin ngun nhân lc


3.4.2 Phân tích các chiến lược đề xut

3.4.2.1 Nhóm các chiến lược S-O


- Chiến lược thâm nhp thtrường: Tập trung đẩy mạnh hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu và bán hàng để gia tăng thị phần. Thị trường trong nước nhắm đến mà trọng tâm là địa bàn TP.HCM. Đối với thị trường quốc tế tập trung vào Trung Quốc, Đông Nam Á thông qua việc tham dự các hội chợ du lịch quốc tế và tiếp thị trực tiếp. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác thương mại điện tử, đón đầu xu hướng tiêu dùng của khách hàng đang gia tăng.

- Chiến lược phát trin sn phm: Đầu tư vào việc triển khai các dịch vụ quản lý lưu trú, ăn uống thông qua thế mạnh của công ty mẹ để quản lý và khai thác sản phẩm này.

- Chiến lược phát trin thtrường quc tế: Với lợi thế về đội ngũ nhân viên chuyên thị trường tiếng Hoa của phòng inbound đang từng chiếm lĩnh tốt thị trường Trung Quốc, công ty nên mở thị trường mới sang các quốc gia Đông Nam Á, Hồng Công, Macao, tập trung nhắm vào các đối tác (T.A) có nguồn gốc Hoa Kiều. Giai đoạn tiếp theo sẽ nhắm đến thị trường Nhật, châu Âu (đặc biệt khách Nga) và khu vực Thái Bình Dương.

3.4.2.2 Nhóm các chiến lược S-T

- Chiến lược hi nhp dc vphía sau: Liên doanh và đầu tư vào việc xây dựng các cơ sở lưu trú, nhà hàng, phương tiện vận chuyển du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh lữ hành. Tăng cường mối quan hệ với các nhà cung ứng dịch vụ.

- Chiến lược phát trin ngun nhân lc: Khắc phục tình trạng thiếu nhân lực chuyên ngành dài hạn hiện nay, với năng lực tài chính mạnh và hậu thuẫn từ công ty mẹ, cần thực hiện các chính sách hấp dẫn để thu hút nhân sự: kinh doanh resort và đặc biệt đối với các vị trí quản lý resort và kinh doanh lữ hành, R&D…

3.4.2.3 Nhóm các chiến lược W-O

- Chiến lược thâm nhp thtrường: Khắc phục tình trạng thương hiệu còn quá mới, thị phần bé, công ty phải tăng cường công tác marketing; Ứng dụng


tốt công nghệ thông tin để thực hiện hình thức e-marketing và xây dựng thương hiệu để gia tăng thị phần.

- Chiến lược hi nhp dc vphía sau: Liên kết, hợp tác tốt với các đối tác cung ứng: khách sạn, nhà hàng, hàng không, phương tiện vận chuyển, điểm tham quan du lịch, dịch vụ giải trí… nhằm tạo thế chủ động trong kinh doanh và giảm thiểu chi phí đầu vào và tăng lợi thế cạnh tranh.

- Chiến lược hi nhp dc vphía trước: Thiết lập hệ thống các đại lý, chi nhánh tại TP.HCM và một số địa phương trọng yếu như Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang để mở rộng kênh phân phối.

3.4.2.4 Nhóm các chiến lược W-T

- Chiến lược khác bit hóa: Tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm- dịch vụ khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, tiên phong đưa ra các sản phẩm mới, độc đáo. Thông qua hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng tạo nên sự khác biệt với đối thủ để đánh bóng thương hiệu của công ty.

- Chiến lược cng cvà phát trin ngun nhân lc: Đầu tư cho công tác tuyển dụng, huấn luyện và đào tạo nhân sự, nhằm khắc phục tình trạng bất ổn về nhân sự hiện nay.

3.4.3 La chn chiến lược thông qua phân tích ma trn QSPM. Bng 3-2: Ma trn QSPM- Nhóm chiến lược S-O


Các yếu tquan trng

Các chiến lược có ththay thế

Phân


loi

Thâm nhp thtrường


Phát trin sn phm


Phát trin thtrường

AS

TAS

AS

TAS

AS

TAS

Các yếu tbên trong








1. Mục tiêu và mục đích kinh doanh rõ ràng.

4

4

12

4

16

4

16

2. Cơ cấu tổ chức còn khiếm khuyết.

2

2

4

2

4

2

4



3. Dịch vụ đa dạng, chất lượng sản phẩm được thị trường tín nhiệm.

3

4

12

3

9

2

6

4. Thiếu nhân sự cho các phòng ban.

2

2

4

1

2

1

2

5. Chính sách thu hút nhân sự tốt.

4

3

12

4

16

4

16

6. Năng lực tài chính tốt.

3

3

9

4

12

4

12

7. Phát triển mạng lưới resort hỗ trợ tốt cho việc kinh doanh.

3

3

9

4

12

2

6

8. Uy tín thương hiệu của công ty còn khá mới.

2

2

4

3

6

4

8

9. Thị phần lữ hành còn nhỏ.

1

1

3

2

2

3

3

10. Tinh thần làm việc của nhân viên tích cực, nhanh nhạy.

3

3

9

3

9

3

9

11. Kênh phân phối chưa mạnh.

2

2

4

2

4

2

4

12. Công ty rất nhanh nhạy trong việc ứng dụng công nghệ mới.

4

3

12

2

8

4

16

Các yếu tbên ngoài








1. GDP tiếp tục tăng trên 8%.

2

4

8

3

6

2

4

2. Nhu cầu du lịch của khách nội địa tăng cao.

4

-

-

-

-

-

-

3. Giá xăng dầu tăng cao

1

-

-


-


-

4. Tình trạng thiếu phòng khách sạn tiêu chuẩn.

2

2

4

4

8

1

2

5. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của Việt Nam còn yếu kém.

3

2

6

2

6

1

3

6. Sự bất ổn về an ninh, chính trị tại một số quốc gia và dịch bệnh vẫn còn tái hiện tại.

2

3

6

2

4

2

4

7. Xúc tiến, hợp tác du lịch quốc tế của Việt Nam

đang ngày càng mở rộng.

2

2

4

3

6

4

8

8. Chiến lược giảm giá của các hãng hàng không.

3

4

12

2

6

1

3

9. Hiệu quả quảng bá điểm đến Việt Nam của ngành trong thời gian qua.

4

2

8

2

8

3

12

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí