Xây Dựng Và Định Vị Thương Hiệu (Brand Positioning)


Quận Tân Bình, Quận 2 và Thủ Đức, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là nguồn khách hàng gia đình rất tiềm năng, đồng thời vươn xa sang một số tỉnh thành có thị phần lớn là các thành phố lớn đã phát triển cao, cư dân thu nhập cao và có nhiều doanh nghiệp thành đạt.

- Ký kết đại lý với các đơn vị, công ty du lịch nhỏ và hệ thống khách sạn trong việc khai thác nguồn khách lẻ (walk-in), nội địa và outbound. Hỗ trợ thiết bị, cung cấp bảng hiệu, quày kệ, tờ rơi, brochures; Áp dụng mức chiết khấu hấp dẫn, và chính sách khuyến mãi, khen thưởng để kích thích các đại lý bán hàng.

- Cấp tài khoản cá nhân cho các đơn vị vệ tinh và cá nhân để gia tăng lượng thành viên của mạng giao dịch và thanh toán trực tuyến với công ty.

- Duy trì kênh phân phối trực tiếp vẫn còn rất hiệu quả cho đến thời điểm hiện nay: Công ty – khách hàng, đó là việc sử dụng lực lượng nhân viên, cộng tác viên tiếp thị và bán dịch vụ trực tiếp đến khách hàng. Bên cạnh đó cần mở rộng các kênh phân phối đa dạng để gia tăng thị phần. (Tham khảo phụ lục 4- Hình thức kênh phân phối cho Eden Travel)

3.6.3.5 Gii pháp vchiêu thQung cáo truyn thông:

- Đẩy mạnh công tác quảng cáo với tần suất đều đặn hơn so với hiện nay trên một số phương tiện truyền thông (có chọn lọc): Báo chí (Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Tiếp Thị là các mục báo chuyên thông tin về du lịch); Xuất hiện trên truyền hình (HTV, VTV…) dưới hình thức phóng sự về dịch vụ, sản phẩm mới của công ty; Phối hợp với Đài Phát Thanh TP.HCM dưới hình thức thông tin du lịch cuối tuần..., Đài 1080.

- Triển khai trưng bày poster ở những nơi công cộng có sự thu hút tầm nhìn du khách như sân bay, một số khu vui chơi giải trí và điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước.

- Khai thác thêm các phương tiện quảng cáo mới như: tiếp thị trực tiếp bằng cách gởi catalogue, e- marketing đến khách hàng tiềm năng và mục tiêu; tiếp thị và nhận đặt hàng qua internet. Việc soạn thảo các thông điệp, hình ảnh quảng cáo


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

phải mới lạ, hấp dẫn và sống động, đồng thời phải phù hợp với sở thích, phong tục, tập quán của người Việt Nam.

Xúc tiến du lch:

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty du lịch Eden Travel đến năm 2015 - 10

- Chọn lọc và tham dự một số hội chợ du lịch quốc tế GITF, CITM, ITE, trong giai đoạn một. Đến giai đoạn hai (từ 2011) tập trung vươn đến các hội chợ JATA, ITB, WTM; Cân nhắc tính hiệu quả khi tham dự các hội chợ du lịch trong nước.

- Thực hiện các chuyến sales mission (thăm viếng và tiếp cận các đối tác nước ngoài) để duy trì và mở rộng quan hệ đối tác, khách hàng nhất là tại các thị trường mục tiêu.

- Duy trì hình thức nhân viên tiếp cận và giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến khách hàng (doanh nghiệp và các tổ chức).

- Mời famtrip (tour tiền trạm- hình thức hàng mẫu miễn phí) để giới thiệu và quảng bá các chương trình tour đến các hãng du lịch nước ngoài tiềm năng và giới thiệu dịch vụ, tuyến điểm mới đến các khách hàng lớn trong nước. Việc xúc tiến này cần tranh thủ sự đồng tài trợ của các nhà cung cấp: hàng không, khách sạn, vận chuyển…

Khuyến mi:

- Thực hiện các hình thức tặng quà kèm theo cho khách hàng khi mua sản phẩm và dịch vụ. Hình thức quà tặng này phải có ý nghiã và phù hợp sản phẩm và đối tượng.

- Sử dụng các phiếu thưởng (coupon), kỷ niệm chương, dành cho khách hàng tiềm năng, có doanh số tiêu dùng cao.

- Tổ chức chương trình xổ số trúng thưởng, ví dụ “Đi tour trúng tour” nhằm kích thích tiêu dùng của du khách.

- Áp dụng các hình thức giảm giá cho khách hàng đăng ký dịch vụ sớm hoặc khách hàng đi theo số lượng lớn.

Chăm sóc khách hàng:


- Thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện công tác chăm sóc khách hàng.

- Gửi thư tặng thiệp sinh nhật cho khách hàng, tổ chức sinh nhật cho khách hàng trong các chuyến tham quan nếu ngày sinh nhật rơi vào thời gian diễn ra tour.

- Thực hiện hội nghị khách hàng (Gala) định kỳ vào cuối năm, như là một sự cảm ơn những đóng góp của khách hàng đối với công ty.

- Phát hành thẻ khách hàng thân thiết, chiết giảm % khi khách hàng thành viên đăng kí mua tour và dịch vụ trực tiếp hoặc qua trang web của công ty.

3.6.3.6 Xây dng và định vthương hiu (Brand Positioning)

- Bên cạnh các giải pháp marketing kể trên, việc xây dựng và đánh bóng thương hiệu Eden Travel (Global Holidays) rất quan trọng để đối thoại và tương tác tốt với khách hàng mục tiêu của mình, tạo nên sự nhận biết rộng rãi của khách hàng về công ty.

- Việc xây dựng thương hiệu cần dựa vào thuộc tính của khách hàng mục tiêu và chiến lược kinh doanh từ bản thân Eden Travel. Từ nguyên tắc đó, marketing cần xác định thuộc tính cho thương hiệu Global Holidays bao gồm: tin cậy (reliable), tham vọng (ambitious) và thành công (successful). Thuộc tính này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng hệ thống nhận diện đối với khách hàng, bao gồm:

+ Chuẩn hóa hệ thống văn phòng, chi nhánh và đại lý (office network): Thiết kế, hình ảnh sử dụng cho trang trí, hệ thống màu sắc, trưng bày, hệ thống công cụ và dụng cụ.

+ Hệ thống nghiệp vụ văn phòng (stationary): profile công ty, giấy tiêu đề (letter head), danh thiếp (business card), bì thư (envelop), văn bản giao dịch (trading paper), ghi chú (note pad)…;

+ Đồng phục (uniform): Đồng phục công sở, pinic, phù hiệu (pins), cà vạt, (tie), nón…;

+ Bộ ấn phẩm, công cụ bán hàng (Publication): brochure, flyer, leaflet, poster, handbook, tài liệu trình bày, CD giới thiệu, túi đựng hồ sơ…;


+ Hệ thống nhận diện điểm bán (POSM): thiết kế, màu sắc, hộp đèn, bảng hiệu theo tiêu chuẩn riêng và thống nhất trong hệ thống của Eden Travel;

+ Bộ quảng cáo ngoài trời: gian hàng triển lãm, quày, kệ trưng bày khi tham gia các họat động xúc tiến, hội chợ du lịch quốc tế và trong nước;

+ Bộ nhận diện hợp tác (corporate literature): hợp đồng (contract), biên bản ghi nhớ (MOU), chứng nhận (certificate), bản báo cáo (reports);

+ Bộ nhận diện điện tử (E-literature): trang thông tin điện tử (website), thư điện tử (newsletter), biểu mẫu đăng ký (forms);

- PR (Public Relation): Thực hiện những bài viết, tổ chức các sự kiện để thể hiện các hình ảnh đặc trưng, dịch vụ, sản phẩm nổi bật và khác biệt của của công ty.

3.6.4 Gii pháp về điu hành-tchc.

- Thiết lập các quy trình tổ chức và phối hợp giữa các phòng ban trong công ty để tạo nên sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa các bộ phận.

- Tăng cường việc kiểm soát chi phí thông qua việc thành lập bộ phận kiểm soát chi phí, hạn chế các công nợ gây ảnh hưởng đến chi phí vốn.

- Xây dựng lại phần mềm điều hành- kế toán nhằm hiện đại hóa tối đa các tác nghiệp, tiết kiệm về thời gian và con người và các chi phí khác.

- Tăng cường quản lý các rủi ro: Rà soát và hạn chế vấn đề công nợ của khách hàng vé máy bay và theo dõi chặt chẽ vấn đề thu hồi công nợ và thanh quyết toán công nợ trong nội bộ và với đối tác cung cấp.

- Quy chế khuyến khích: thưởng phạt trên kết quả công việc, giải thưởng về những sáng kiến để kích thích sự sáng tạo của nhân viên.

- Xây dựng lại hệ thống thông tin hiệu quả hơn: Tăng cường việc thu thập thông tin từ khách hàng thông qua các phản hồi (feedback) bằng thư, điện thoại, fax và qua trang web. Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận xử lý và truyền đạt các thông tin cho hiệu quả.


3.6.5 Gii pháp vcông tác R&D.

- Nghiên cứu về thị trường, khách hàng và dự báo để đề ra những định hướng cho việc tung ra các sản phẩm, dịch vụ mới lạ, độc đáo.

- Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của các đối thủ để tìm ra giải pháp cạnh tranh cho công ty, thông qua việc tránh gặp phải những sai lầm của đối thủ, khắc phục yếu điểm của công ty và phát huy lợi thế.

- Phối hợp với các bộ phận khác, khảo sát chất lượng dịch vụ -sản phẩm, quy trình tác nghiệp để đưa ra các giải pháp phát triển, tạo sự khác biệt với đối thủ.

- Tìm kiếm đối tác nước ngoài để liên doanh, thông qua sự hợp tác này công ty sẽ tận dụng được kinh nghiệm và lợi thế cạnh tranh của đối tác trong việc khai thác thị trường inbound.

Kết lun: Để thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty liên quan đến nhiều giải pháp, tuy nhiên có 03 giải pháp quan trọng mà công ty cần chú ý và tiên quyết thực hiện đó là: giải pháp liên quan đến marketing, nghiên cứu và phát triển và giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Việc thực hiện các giải pháp này cần phải có sự linh động tuỳ vào sự thay đổi của các yếu tố môi trường.

3.7 Các kiến ngh.

3.7.1 Kiến nghị đối vi Nhà Nước.

Ngành công nghiệp du lịch Việt Nam còn quá trẻ so với các quốc gia trong khu vực và nhiều nước trên thế giới, yếu kém về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Do đó Nhà nước cần có định hướng và chính sách phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và phát triển nguồn nhân lực quản lý cho ngành công nghiệp không khói này.

Nên có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan đến du lịch: Xuất nhập cảnh, thương mại, công nghiệp, hàng hải… Đặc biệt chú ý đến sự hưởng ứng của cư dân địa phương.

Hỗ trợ về thuế suất nhập khẩu các phương tiện phục vụ cho ngành du lịch như: xe vận chuyển du lịch, tàu thuyền, cano….


Tăng cường công tác an ninh tại một số điểm du lịch trọng yếu nhằm giải quyết tình trạng bán hàng rong, ăn xin và cướp giật ảnh hưởng đến du khách.

Qui hoạch tổng thể các vùng phát triển du lịch theo các loại hình khác nhau hướng đến sự phát triển bền vững. Không cho phép các trường hợp khai thác tràn lan, tận thu ảnh hưởng đến sự sống và phát triển trong tương lai.

3.7.2 Kiến nghị đối vi ngành.

- Trong công tác xúc tiến:

+ Tổng cục du lịch và các Sở du lịch cần cải tiến việc tham gia các hội chợ và các sự kiện xúc tiến du lịch quốc tế: Đầu tư xứng tầm về quy mô, thiết kế, hình ảnh trưng bày thể hiện được bản sắc của Việt Nam cho các gian hàng hội chợ; Trình diễn các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân tộc tại gian hàng; Tổng cục du lịch phải làm tốt vai trò điều phối, kêu gọi và tạo điều kiện cho đông đủ các doanh nghiệp trong nước cùng tham gia.

+ Không những tăng cường công tác xúc tiến du lịch dưới hình thức tham dự hội chợ quốc tế mà cơ quan quản lý du lịch còn phải thường xuyên tổ chức các chương trình phát động thị trường (road show), các tuần lễ văn hóa- ẩm thực Việt Nam tại các thị trường trọng điểm châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…; Bên cạnh đó, cần chú ý đến công tác xúc tiến tại chỗ thông qua các sự kiện được tổ chức tại các thành phố du lịch TPHCM, Hà Nội, Hạ Long, Hội An, Huế…

+ Tổ chức các đoàn Fam trip (mời du lịch tiền trạm, miễn phí) cho báo chí, TA nước ngoài (với sự hỗ trợ của các hãng hàng không, sứ quán, cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài và các doanh nghiệp lữ hành trong nước). Song, phải chọn lọc và mời đúng đối tượng tham dự.

+ Xây dựng đa chủng loại các ấn phẩm: bản đồ, thông tin du lịch cần biết, cẩm nang du lịch chất lượng, đẹp mắt phát hành miễn phí ở các trạm thông tin, khu vực công cộng nhằm quảng bá điểm đến du lịch ở các địa phương và của quốc gia.

+ Tổng cục du lịch nên lập văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm và phát huy vai trò đại diện của văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài.


- Định hình sn phm:

+ Bên cạnh những tour du lịch thiên về danh lam thắng cảnh, hoặc nghỉ dưỡng tại các khu resort, những sinh hoạt đời thường của người dân luôn thu hút khách du lịch , nhất là du khách đến từ châu Âu. Ngành du lịch nên định hướng và tạo điều kiện cho các đơn vị, hộ gia đình phát triển sản phẩm: du lịch Home-stay (chương trình du lịch tham gia sinh hoạt và nghỉ tại nhà dân); tour cyclo; tour dạy nấu ăn và ẩm thực Việt Nam…

+ Đưa vào sản phẩm du lịch trọn gói các nội dung: Chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Fashion-Show; Hoàn thành dự án phố đi bộ; Các làng nghề truyền thống dân tộc, chợ đêm tại các thành phố du lịch trọng điểm: Hà Nội, TP.HCM, Huế, Hội An, Nha Trang…

+ Nâng cao thế mạnh đa dạng, phong phú, hấp dẫn của ẩm thực Việt nam trong việc xây dựng và quảng bá loại hình sản phẩm ẩm thực.

- Qun lý và Tchc:

+ Hình thành hệ thống tổ chức hay hiệp hội quản lý hướng dẫn viên du lịch và nhằm nâng cao trình độ và chuẩn hóa chất lượng hướng dẫn viên, đặc biệt đối với đội ngũ hướng dẫn viên phục vụ khách quốc tế. Các tổ chức này sẽ là nguồn cung cấp hướng dẫn viên cho các công ty lữ hành.

+ Đưa ra những biện pháp để bảo vệ các công ty lữ hành hoạt động hợp pháp trong môi trường công bằng, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh du lịch; chống cạnh tranh không lành mạnh, phá giá, cung cấp dịch vụ sản phẩm kém chất lượng, cấm sự hoạt động của các công ty kinh doanh không hợp pháp.

+ Có chính sách hỗ trợ để phát triển lọai hình du lịch làng nghề truyền thống như: gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, thêu…, các chương trình biểu diễn nghệ thuật với quy mô hoành tráng mang bản sắc dân tộc mà du khách quốc tế dễ cảm nhận vào hàng đêm như: lọai hình múa rối nước, cải lương, chương trình biểu diễn các chuyện lạ Việt Nam… nhằm phục vụ nhu cầu giải trí, thưởng thức nghệ thuật cho du khách quốc tế về đêm.


3.7.3 Kiến nghị đối vi công ty.

- Cần tranh thủ sự ủng hộ của HĐQT công ty mẹ trong việc kiên định theo đuổi định hướng phát triển, đầu tư vào cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện quản lý và vốn nhằm theo đuổi chiến lược dài hơi:

+ Đầu tư đội xe du lịch (từ 16 đến 45 chỗ) sẽ tạo thế chủ động trong việc kinh doanh lữ hành;

+ Đầu tư mạnh về con người - nguồn lực của mọi nguồn lực, có chính sách thu hút nhân sự chất lượng, phù hợp về làm việc cho công ty và tạo nguồn nhân sự kế thừa để đáp ứng nhu cầu rất cao trong tương lai;

+ Cần quyết tâm và tiên phong đầu tư vào công nghệ thông tin để đón đầu xu hướng thương mại, ứng dụng công nghệ phần mềm ERP tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và hoạt động kinh doanh.

- Tập trung đẩy mạnh hoạt động marketing, tăng đầu tư có chiều sâu, thông qua phát triển kênh phân phối, xây dựng và đánh bóng thương hiệu để nhanh chóng tạo sự nhận biết của khách hàng và mở rộng thị phần; Nghiên cứu và tạo ra những khác biệt để thu hút khách hàng.

- Xây dựng và củng cố hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty và chú ý

đến việc thay đổi và sử dụng logo thương hiệu Eden Travel thay cho Global Holidays.

- Tăng ngân sách cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D), vì đây là hoạt

động rất quan trọng để quyết định tính bền vững trong sự phát triển của công ty.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí