PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: giữ vững ổn định chính trị, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, quan hệ đối ngoại và hội nhập được mở rộng và ngày càng khẳng định uy tín trên trường quốc tế; đời sống văn hóa – xã hội của nhân dân được cải thiện, sự nghiệp giáo dục – đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất, khoa học – công nghệ có những đóng góp tích cực đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị quyết Đại hội đại hiểu Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ X đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở trành một nước công nghiệp, trong đó giáo dục – đào tạo được coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Mục tiêu trong những năm tới của Giáo dục – đào tạo Việt Nam là: tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam; ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân lành nghề; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình độ giáo dục các cấp, phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo.
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, thực tiễn phát triển giáo dục của Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch khẳng định được những định hướng đúng đắn của chiến lược giáo dục nhưng đồng thời cũng cho thấy cần có sự điều chỉnh, đổi mới phù hợp, tạo những bước chuyển căn bản của từng nhà trường trong 5, 10 năm tới
Căn cứ vào các lý luận khoa học đã được trau dồi trong quá trình học tập cùng với việc phân tích tình hình thực tế của xã hội, của Nhà trường, với mong
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng chiến lược cho Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch - 1
- Lợi Ích Của Hoạch Định Chiến Lược
- Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Môi Trường Bên Ngoài Đến Doanh Nghiệp
- Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong (Ma Trận Ife)
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển của trường Cao đẳng Thương mại và Du Lịch, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Xây dựng chiến lược cho Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch", làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Xây dựng chiến lược tổng thể cho trường Cao đẳng Thương mại và Du Lịch, đề xuất giải pháp nhằm phát triển trường Cao đẳng Thương mại và Du Lịch đến năm 2017 thành một trường có sứ mạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng, và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực thương mại và du lịch, nghiên cứu và triển khai các ứng dụng khoa học kỹ thuật khắc phục những bất cập trong giai đoạn vừa qua và hiện nay để Nhà trường có thêm nhiều điều kiện thực hiện sứ mệnh của mình, góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Quốc gia đến năm 2020, từng bước hội nhập với các trường trong nước và quốc tế.
Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra các mục tiêu cụ thể sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược phát triển.
- Phân tích các căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển thông qua việc phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch
- Đề xuất các chiến lược phát triển cho trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch đến năm 2017.
3. Đối tương, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Trường Cao đẳng Thương mại và Du Lịch
Phạm vi nghiên cứu: Phân tích môi truwongf bên trong và ngoài của Trường Cao đẳng Thương mại và Du Lịch, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược tổng thể cho Trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng các phương pháp sau trong nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp, Phương pháp so sánh, diễn dịch, phân tích hệ thống và phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
5. Nội dung kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở phương pháp luận về chiến lược của một tổ chức.
Chương 2: Phân tích các căn cứ xây dựng chiến lược phát triển cho trường Cao
đẳng Thương mại và Du Lịch
Chương 3: Xây dựng chiến lược cho trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA MỘT TỔ CHỨC
1.1 Tổng quan về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược
1.1.1 Chiến lược
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với hai từ “stratos” (quân đội, bầy, đoàn) và “agos” (lãnh đạo, điều khiển). Chiến lược được sử dụng đầu tiên trong quân sự để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ sở tin chắc được cái gì đối phương có thể làm và cái gì đối phương có thể không làm. Thông thường người ta hiểu chiến lược là khoa học và nghệ thuật chỉ huy quân sự, được ứng dụng để lập kế hoạch tổng thể và tiến hành những chiến dịch có quy mô lớn.
Từ thập kỷ 60 ( thế kỷ XX) chiến lược được áp dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ “chiến lược kinh doanh” ra đời. Tuy nhiên, quan niệm về chiến lược kinh doanh cũng được phát triển dần theo thời gian và người ta cũng tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau.
Theo Phillip Kotler, “cha đẻ” của marketing hiện đại: “Chiến lược là chất keo kết dính nhằm vào việc tạo lập và đưa ra một lời xác nhận về giá trị nhất quán và rõ rệt đến thị trường mục tiêu của bạn. Nếu doanh nghiệp không có một lợi thế độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh, thì nó chẳng có lý do gì để tồn tại cả”
Theo Johnson và Scholes: “Chiến lược là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”.
Theo Mckinsey (1978): “Chiến lược là một tập hợp các chuỗi hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững”.
Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác. Chiến lược kinh doanh xác định các mục tiêu dài hạn, các chính sách cũng như các giải pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã xác định.
Theo tác giả: Chiến lược phát triển của một tổ chức là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn của tổ chức đó.
Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất:
- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
- Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.
- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.
1.1.2 Quản trị chiến lược
1.1.2.1 Khái niệm
Theo từ điển bách khoa toàn thư mở: “Quản trị chiến lược là khoa học và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của nó”
Theo Gary D.Smith (1980): “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra thực hiện và kiểm tra các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó”.
Quản trị chiến lược có thể hiểu một cách ngắn gọn là một quá trình thực hiện gồm 3 giai đoạn: Hoạch định chiến lược, triển khai thực hiện chiến lược và kiểm tra đánh giá chiến lược. Ba giai đoạn này gắn bó với nhau và là một quá trình duy nhất.
Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện của công ty, tổ chức những nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tố chính của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu dài hạn, lựa chọn trong số những chiến lược thay thế để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, mục đích chủ yếu
của doanh nghiệp. Bản chất của quản trị chiến lược là xây dựng bản chiến lược cụ thể trong một thời kỳ xác định nào đó
Thực thi chiến lược thường gọi là giai đoạn hành động của quản trị chiến lược. Thực thi có nghĩa là động viên những người lao động và ban giám đốc, để biến những chiến lược được hoạch định thành hành động cụ thể.
Đánh giá chiến lược là giai đoạn cuối cùng của quản trị chiến lược. Vì những nhân tố của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp luôn biến động nên mọi chiến lược đều có thể bị thay đổi trong tương lai. Hình 1.1 thể hiện mô hình quản trị chiến lược của một công ty.
Hình 1.1 Mô hình quản trị chiến lược của F.David
Nêu ra nhiệm vụ hiện tại, mục tiêu và chiến lược
Lựa chọn chiến lược để theo đuổi
Thực hiện đánh giá bên ngoài, chỉ ra cơ hội và thách thức
Đặt ra mục tiêu dài hạn
Đặt ra mục tiêu thường
Xem xét lại nhiệm vụ của công ty
Phân bổ nguồn lực
Thực hiện đánh giá bên trong, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu
Chính sách bộ phận
Đo lường và đánh giá mức độ thực hiện
HOACH ĐỊNH THỰC THI ĐÁNH GIÁ
CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC
Nguồn: PGS.TS Ngô Kim Thanh, PGS.TS Lê Văn Tâm, 2009
1.1.2.2 Vai trò của quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược có một vai trò đặc biệt quan trọng. Trước tiên quá trình quản trị chiến lược được xây dựng nhằm mục tiêu giúp công ty tập trung thích ứng một cách tốt nhất với những thay đổi trong dài hạn.
Quản trị chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bị động trong việc vạch rõ tương lai của mình; nó cho phép một tổ chức có thể tiên phong và gây ảnh hưởng trong môi trường nó hoạt động (thay vì chỉ phản ứng lại một cách yếu ớt), và vì vậy, vận dụng hết khả năng của nó để kiểm soát môi trường, vượt qua những thách thức của môi trường.
Quản trị chiến lược tạo cho mỗi người những nhận thức hết sức quan trọng. Mục tiêu chủ yếu của quá trình này chính là sự đạt được sự thấu hiểu và cam kết thực hiện cả trong ban giám đốc cũng như trong đội ngũ người lao động.
Quản trị chiến lược giúp cho doanh nghiệp, những người quản lý cũng như nhân viên có cách nhìn dài hạn và hướng thiện hơn. Quản trị chiến lược cũng có thể làm sống lại niềm tin vào chiến lược đang được áp dụng hoặc chỉ là sự cần thiết phải sửa đổi. Vì lẽ đó, lợi ích quan trọng nhất mà quản trị chiến lược đem lại chính là sự thấu hiểu, và kế đó là sự cam kết thực hiện. Một khi mọi người trong doanh nghiệp hiểu rằng doanh nghiệp đó đang làm gì và tại sao lại như vậy họ cảm thấy họ là một phần của doanh nghiệp. Họ sẽ tự cam kết ủng hộ nó. Người lao động và ban giám đốc sẽ trở nên năng động lạ thường và họ hiểu, ủng hộ những việc, sứ mệnh, các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp giúp cho mọi người có thêm sức lực và nhờ đó phát huy hết những phẩm chất và năng lực cá nhân của mình, đóng góp cho sự phát triển doanh nghiệp.
1.1.2.3 Quy trình quản trị chiến lược
Trong luận văn này, tác giả đề cập đến mô hình quản trị chiến lước 5 bước. Toàn bộ quá trình quản trị chiến lược diễn ra lặp đi lặp lại theo quy trình năm bước được mô tả ở Hình 1.2.
Hình 1.2 Quản trị chiến lược năm bước
Nghiên cứu sứ mệnh & mục tiêu của doanh nghiệp
Phân tích bên trong (mạnh và yếu)
Lựa chọn chiến lược
Phân tích bên ngoài (cơ hội - đe doạ)
Thực hiện chiến lược
Nguồn: Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp
Bước 1: Nghiên cứu sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp.
Bước này phải nghiên cứu lại triết lí kinh doanh và dựa vào các cơ sở nhất định xem hệ thống mục tiêu được đề ra trong triết lí kinh doanh của doanh nghiệp có còn phù hợp hay không? Bên cạnh đó còn phải nghiên cứu ý đồ, quan điểm cũng như những mong muốn của lãnh đạo doanh nghiệp ở thời kì kinh doanh chiến lược.
Bước 2: Phân tích bên ngoài.
Mục tiêu của bước này là xác định được mọi cơ hội và đe doạ có thể xuất hiện trong thời kì kinh doanh. Việc xác định cơ hội, đe doạ có chuẩn xác hay không sẽ là một trong các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bước lựa chọn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 3: Phân tích bên trong.
Phân tích bên trong nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong thời kì kinh doanh chiến lược. Muốn vậy, phải biết sử dụng các công cụ, kĩ thuật thích hợp và tập trung vào những điểm chủ yếu nhằm xác định chính xác doanh nghiệp mạnh gì? yếu gì? Kết quả phân tích và