Hai là, tổ chức lại các cơ sở làm nghề truyền thống trên cơ sở lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh mẽ hình thức hiệp hội, liên kết giữa các gia đình tiến tới thành lập những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này phát triển, hỗ trợ nhau về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ. Có thể kêu gọi các dự án quốc tế, nhất là các dự án của các tổ chức phi Chính Phủ (NGO) hỗ trợ phát triển nghề truyền thống tạo việc làm.
Ba là, ban hành một số chính sách khuyến khích về vốn, tín dụng, thuế và giải quyết mặt bằng cho sản xuất đối với các làng nghề, nghề truyền thống ở giai đoạn khôi phục và phát triển mới. Mở rộng cung cấp tín dụng thương mại đối với các hộ nghề, làng nghề để mở mang cơ sở, cải tiến phương thức điều hành kinh doanh, khuyến khích cho vay các cơ sở, hộ sử dụng nhiều lao động.
Bốn là, có chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để những ngành nghề truyền thống không bị mai một. Bảo vệ quyền phát minh, sáng chế của các nghệ nhân và xây dựng chế độ bảo hiểm khi về già để người dân làm việc trong các làng nghề truyề n thống yên tâm đầu tư vốn và yên tâm sống với nghề của mình.
Năm là, hình thành và phát triển các ngành nghề và sản xuất mới mang tính truyền thống và bản sắc Việt Nam, với các làng, cụm làng chuyên nghề ở các làng nghề hiện tại và thúc đấy sự lan truyền trong phạm vi xã, huyện và vùng. Phát triển nghề truyền thống thành các trung tâm, thị tứ nghề truyền thống thuận lợi về giao thông, vị trí địa lý và dễ tiếp cận với thị trường. Khuyến khích sự sáng tạo của mỗi cộng đồng nông thôn tự tìm cho mình một nghề, làm một loại sản phẩm độc đáo nhằm nêu danh tên tuổi của cộng đồng trên thị trường trong và ngoaì nước.
3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn
Nông nghiệp và nông thôn đang là khu vực thu hút lao động vào làm việc chủ yếu, trong khi tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn trầm
trọng, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng mới đạt thấp. Bên cạnh đó, hiện nay hầu hết lao động khu vực nông thôn chưa được đào tạo và huấn luyện nghề nghiệp. Để đạt được mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực và cơ cấu lao động ở nông thôn đến năm 2010 theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua, cần tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Dự kiến đến năm 2005, trong nông thôn lao động qua đào tạo cần đạt ít nhất là 15% tổng số, bình quân hàng năm phải đào tạo cho 260 nghìn người. Trong đó gồm 35,6 nghìn có trình độ cao đẳng - đại học trở lên, 88,4 nghìn có trình độ trung học chuyên nghiệp và 137 nghìn công nhân kỹ thuật.
Để tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội được học tập, đào tạo chuyên môn và nâng cao tay nghề, trước hết chính quyền địa phương phải tổ chức hệ thống các cơ sở trường, trung tâm dạy nghề... Khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân có điều kiện cùng tham gia đào tạo và dạy nghề, trên cơ sở Nhà nước quản lý và giám sát chặt chẽ nội dung và chất lượng đào tạo. Tổ chức nhiều hình thức đào tạo khác nhau như đào tạo tập trung, vừa học vừa làm, học ban ngày, học buổi tối... để mọi người lao động có cơ hội tham gia học nghề. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách, biện pháp khuyến khích ưu đãi đối với con em nông dân về học nghề như miễn giảm học phí, cấp phát tài liệu, hỗ trợ kinh phí ăn, ở, đi lại... Trước mắt, Nhà nước cần sớm triển khai kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn bằng các chương trình, dự án cụ thể. Sử dụng tối đa năng lực hiện có của hệ thống đào tạo, hệ thống khuyến nông, cũng như tranh thủ các chương trình, dự án trên các địa bàn nông thôn theo các hướng sau:
Thứ nhất, phát triển các trung tâm, cơ sở dạy nghề tại các huyện để lao động nông thôn có điều kiện thuận lợi trong tiếp cận với dịch vụ đào tạo nghề.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Việc Làm Và Tạo Việc Làm Ở Nông Thôn Nước Ta Hiện Nay
- Chiến Lược Phát Triển Nông Thôn Từ Năm 2001 Đến Năm 2010 Và Vấn Đề Việc Làm
- Những Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn Ở Nước Ta Trong Thời Gian Tới
- Việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay - 12
- Việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Thứ hai, thông qua các chương trình, dự án phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm... mời chuyên gia đến tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyển giao các quy trình sản xuất mới, phổ biến kinh nghiệm làm ăn
cho nông dân. Lựa chọn trong nông dân những người có trình độ văn hoá, kỹ thật khá để giúp họ trở thành hướng dẫn viên tại cơ sở.
Thứ ba, phát triển các cơ sở dạy nghề truyền thống, đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, truyền nghề, vừa học vừa làm... để đào tạo nhân lực đáp ứng mở rộng sản xuất hàng hoá tại các làng nghề.
Thứ tư, có chính sách ưu tiên đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật và lao động quản lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các xã...
3.3.6. Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô
* Chính sách đất đai
Chính sách đất đai có vai trò quan trọng đối với lao động và tạo việc làm mới. Ở nông thôn đất đai là đối tượng cơ bản nhất của quá trình sản xuất và phát triển việc làm. Theo chính sách đất đai mới, nông dân được Nhà nước giao quyền sử dụng lâu dài, được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình có khả năng sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Đó là điểm rất cơ bản trong lĩnh vực đất đai, góp phần đáng kể để giải phóng tiềm năng lao động và tạo mở việc làm ở nông thôn. Tuy nhiên để khuyến khích người lao động tạo việc làm, cần phải tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai theo hướng khuyến khích nhân dân đầu tư khai hoang, cải tạo đồng ruộng và sử dụng, có hiệu quả ruộng đất vừa tạo thêm nhiều việc làm vừa tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Những nội dung cơ bản của chính sách đất đai mới cần tiếp tục là:
Thứ nhất, cần nhanh chóng hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân và khuyến khích nông dân tự chuyển đổi ruộng để giảm thiểu tình trạng ruộng đất manh mún. Như vậy, người dân sẽ mạnh dạn đầu tư xây dựng thuỷ lợi, cải tạo đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các loại cây có lợi ích kinh tế cao, thu hút nhiều lao động. Nhà nước chủ động trợ giúp vốn, kỹ thuật, công nghệ, tìm thị trường tiêu thụ cho nông dân để hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác có hiệu quả đất
canh tác, kể cả việc chuyển một phần đất trồng lúa sang làm vườn kinh tế, cải tạo vườn tạp thành vườn kinh doanh. Từng bước hướng nông dân thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hoá theo chủ trương người nào giỏi việc gì thì làm việc nấy.
Thứ hai, cần quy hoạch lại các nông, lâm trường để giao phần đất chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng. Xây dựng mô hình nông lâm trường là trung tâm đầu mối thương mại, kinh tế - kỹ thuật của vùng mà vệ tinh là các hộ gia đình nông dân. Mở rộng mô hình bán các vườn rừng, vườn cây công nghiệp cho các hộ gia đình kinh doanh cùng với giao đất sử dụng lâu dài.
Thứ ba, khuyến khích các thành phần tự khai hoang và kinh doanh theo kiểu trang trại tại các vùng đất còn hoang hoá, nhất là các vùng miền núi, ven biển, hải đảo... Nhà nước có thể hỗ trợ vốn, cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, cho mượn hoặc thuê đất lâu dài với giá thấp để người dân mạnh dạn bỏ vốn và đầu tư vào vùng đất chưa được sử dụng. Đối với những người đi xây dựng vùng kinh tế mới, nên có chính sách ưu đãi về thời hạn cho vay vốn đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể nhượng quyền sử dụng đất ở nơi cũ để lấy vốn kinh doanh ở vùng kinh tế mới.
* Chính sách tạo vốn và tín dụng
Chính sách tạo vốn cho người lao động có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy giải quyết việc làm ở nông thôn. Kinh nghiệm cho thấy chính sách tạo vốn nên định hướng vào huy động nguồn vốn trong nước và ngoài nước trước hết là nguồn tín dụng ngân hàng và huy động trong dân, chú trọng huy động nguồn vốn trong dân thông qua cải thiện môi trường chính sách khuyến khích kinh doanh thông thoáng và thuận lợi để người dân, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kinh doanh tạo thêm việc làm. Đồng thời, chính sách tạo vốn cũng phải đồng bộ với các chính sách khuyến khích liên quan khác như chính sách đất đai, đảm bảo xây dựng đồng bộ các hạng mục cơ sở hạ tầng, cung cấp các
dịch vụ xã hội, chính sách thuế và chính sách thị trường tương ứng để lao động nông thôn có cơ hội tự tạo việc làm mới một cách ổn định và lâu bền.
Đối với khu vực nông thôn, vấn đề tạo vốn cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đang là vấn đề bức xúc. Chính phủ cũng đã tập trung vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn như thuỷ lợi, đường giao thông và hình thành các chương trình quốc gia có mục tiêu ưu tiên vốn cho phát triển nông thôn như chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, chương trình khai thác tiềm năng vùng đồng bằng sông Hồng, vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, chương trình 120 về hỗ trợ tạo việc làm.... được đầu tư từ ngân sách quốc gia.
Trong thời gian tới cần tiếp tục:
Thứ nhất, khuyến khích tự tạo việc làm, thông qua chính sách cho người có vốn thuê đất để hình thành kinh tế trang trại ở các vùng nông thôn. Xây dựng các xí nghiệp nhỏ, phát triển tiểu thủ công nghiệp, khôi phục và mở rộng làng nghề truyền thống. Tuyên truyền rộng rãi và thường xuyên chủ trương của Nhà nước về khuyến khích và tự tạo việc làm để dân thấy được lợi ích trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, trong chính sách tạo vốn, quan trọng nhất hiện nay là phải tiếp tục phát triển và cải cách thị trường tín dụng nông thôn. Đưa hệ thống tín dụng nông thôn tiến tới hoạt động theo cơ chế thương mại, cho vay thương mại theo các dự án, thủ tục đơn giản và giảm dần lượng tín dụng ưu đãi, tín dụng bao cấp để đảm bảo sự lành mạnh trong thị trường vốn ở nông thôn.
Cần xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ quá trình cung ứng tín dụng Nhà nước qua các chương trình nhằm nâng cao hoạt động của hệ thống chuyển tải loại tín dụng này nhưng không gây phiền hà cho người có dự án đầu tư.
Hiện nay, ngoài nguồn vốn của các ngân hàng trên địa bàn huyện, xã đã
hình thành hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) với khoảng 1000 quỹ. Các QTDND ở một số nơi đã mang lại những đóng góp không nhỏ để tạo vốn
đầu tư. Vì nằm chủ yếu trên dịa bàn huyện xã, nên các Quỹ tín dụng này thường hiểu rõ hoạt động kinh doanh của đổi tượng vay để tiến hành cho vay vốn. Theo kinh nghiệm của một số nước, để hoạt động tín dụng nhân dân có hiệu quả, cần chú trọng đến vai trò của các tổ chức xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... trong việc làm trung gian tín dụng. Các tổ chức xã hội này không những cho vay đúng mục tiêu, đúng đối tượng mà còn giúp đỡ những đối tượng vay vốn về kiến thức, kinh nghiệm và cách thức kinh doanh, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn. Chính vì vậy mà hoạt động cho vay theo hình thức tín dụng của các tổ chức xã hội thường mang lại hiệu quả cao hơn. Việc làm được tạo ra một cách hợp lý, có khả năng duy trì lâu dài.
Tăng cường tín dụng thương mại trung và dài hạn đến từng hộ sản xuất theo nhu cầu đầu tư mới, thực hiện cho vay đến các cơ sở, hộ và doanh nghiệp tư nhân, nhóm tiết kiệm - tín dụng để đầu tư vào đổi mới kỹ thuật, cải tạo cơ sở vật chất, cập nhật công nghệ ở nơi cần thiết và có thể.
* Chính sách thuế
Thứ nhất, hiện nay, trong khu vực nông thôn, các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản phẩm của nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn do Luật thuế VAT mới áp dụng từ 1/1/1999. Cần tiếp tục sửa đổi Luật thuế VAT theo hướng tính toán lại việc khấu trừ VAT đầu vào cho các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất có sử dụng sản phẩm nông nghiệp để các doanh nghiệp này có thể tiếp tục phát triển ổn định, từ đó mà duy trì chỗ việc làm đã được tạo ra và có thể tiếp tục được tạo ra.
Thứ hai, thực hiện chính sách miễn giảm thuế VAT, thuế thu nhập đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình mới đăng ký kinh doanh lần đầu (1 đến 2 năm đầu) khi thu hút thêm nhiều lao động. Nên có sự phân biệt cụ thể các đối tượng để có thuế suất hợp lý:
Đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn (làng nghề), cần phải có chính sách rất ưu đãi về các loại thuế trong thời gian tương đối dài để các hộ doanh nghiệp có đủ điều kiện tích
luỹ và mở rộng sản xuất vì đây là loại hình thu hút được khá nhiều lao động do yêu cầu của ngành tiểu thủ công nghiệp là cần sự tỉ mỉ và khéo léo.
Thứ ba, miễn, giảm thuế cho dạy nghề của các trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm dạy nghề, khuyến nông và các cơ sở dạy nghề tư nhân là cơ sở vệ tinh của cá hệ thống chương trình giải quyết việc làm quốc gia.
Thứ tư, giảm tiền thuê đất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đang sử dụng nhiều lao động và có khả năng mở rộng để thu hút nhiều lao động phi nông nghiệp ở nông thôn và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như đào tạo nghề cho đông đảo lao động ở nông thôn.
* Chính sách đầu tư
Từ năm 1993, chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn điều chỉnh theo hướng đầu tư tập trung, cắt giảm các khoản đầu tư kém hiệu quả, vốn đầu tư được tăng cường từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp nông thôn hàng năm chiếm khoảng
1.200 đến 1.500 tỷ đồng, trong đó phần lớn giành cho thuỷ lợi và đê điều chiếm khoảng 70%. Ngoài ra chú trọng vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông, hệ thống cấp điện, nước sạch, thông tin liên lạc. Tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tư vào nông - lâm - thuỷ sản so với tổng đầu tư toàn xã hội còn chiếm tỷ trọng nhỏ: thời kỳ 1986 - 1990 chiếm 13,4%, thời kỳ 1991- 1996 chiếm 8,6%%, thời kỳ 1997 - 2002 chiếm 10 -12%%. Hơn nữa vốn đầu tư vào nông nghiệp thực ra còn bao gồm đầu tư cho tiêu nước và đê điều mà kết quả không chỉ phục vụ cho riêng nông nghiệp. Mặt khác, đầu tư cho nông nghiệp không ổn định, lúc tăng, lúc giảm trong các năm từ năm 1996 đến nay; việc lựa chọn đầu tư còn nhiều bất hợp lý, mang tính hướng nội. Trong thực tế, nhiều năm các nguồn vốn đầu tư xã hội cho nông nghiệp, nông thôn thường bao gồm chủ yếu là vốn ngân sách chiếm khoảng 40%; vốn tín dụng ưu đãi chiếm khoảng 10%; nguồn vốn do dân tự đầu tư chiếm trên dưới 30%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (thực hiện) vào khu vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 6%. Do vậy cần có cơ chế chính sách mới nhằm phát huy nội
lực để huy động đủ vốn cho nông dân đáp ứng nhu cầu vốn cho CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
* Chính sách khoa học công nghệ
Để nâng cao số lượng, chất lượng của sản phẩm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và từ đó có thể mở rộng nhiều ngành nghề sản xuất, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn thì cần tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề về khoa học và công nghệ.
Thứ nhất, về định hướng công tác khuyến nông, cần sớm quy hoạch hệ thống khuyến nông và xác định những nội dung cụ thể của từng tổ chức khuyến nông nhằm hướng dẫn và giúp đỡ một cách thiết thực đối với kinh tế ở khu vực nông thôn.
Thứ hai, đầu tư ngân sách xây dựng và phát triển các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp và kích thích các nhà khoa học, nhà nông học nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo các giống cây, vật nuôi có giá trị thích nghi với từng vùng, với quy trình canh tác, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, cung cấp và hướng dẫn cho hộ nông dân thực hiện thông qua nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Thứ ba, đầu tư xây dựng các vườn ươm gắn với các tiểu vùng sinh thái để nhân giống các loại cây ăn qủa, các loại cây rừng. Đầu tư xây dựng các xí nghiệp sản xuất giống tôm, cá và các nguồn lợi đặc sản khác, nhằm cung cáp đủ giống cho các hộ nông dân. Nhanh chóng chuyển giao những công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất áp dụng vào kỹ thuật canh tác nhằm đem lại năng suất và hiệu quả cao.
Thứ tư, phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với phát triển các vùng cây chuyên canh tập trung (mô hình kinh tế trang trại là một ví dụ) cũng đặt ra yêu cầu công nghệ sau thu hoạch như bảo quản, sơ chế, vận chuyển, chế biến nông sản - đây là một đòi hỏi lớn của các hộ nông đân. Để đáp ứng yêu cầu này cần xây dựng và nâng cấp các cơ sở chế biến có quy mô phù hợp với từng
vùng nguyên liệu, kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện