Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam - 20


KẾT LUẬN


Đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… trên qui mô toàn quốc cũng như ở từng địa phương. Do qui mô, tầm quan trọng của các công trình, do sử dụng vốn ngân sách của Nhà nước nên quá trình đầu tư đòi hỏi phải được qui định hết sức chặt chẽ đồng thời phải có các giải pháp đồng bộ phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả thất thoát, lãng phí tài nhà nước trong lĩnh vực này. Trong những năm đổi mới vừa qua do yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ bản có giá trị rất lớn, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản đã từng bước hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót, sơ hở, việc quản lý vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản còn lỏng lẻo và nhiều nguyên nhân khác nữa dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước có chiều hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp gây thất thoát, lãng phí với giá trị rất lớn ngân sách nhà nước. Việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản và đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu khách quan, cấp bách.

Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại các qui định của pháp luật về trật tự quản lý nhà nước về kinh tế, xâm hại đến tài sản và các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và của công dân trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước do nhiều chủ thể thực hiện bao gồm cả các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền thực hiện các công việc ở các giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư; rất đa dạng về hành vi xâm hại, lĩnh vực xâm hại và mức độ hậu quả của hành vi xâm hại nhưng nhìn chung vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này đều xuất phát từ động cơ vụ lợi vật chất, gian dối trong đề xuất, thẩm định, phê duyệt dự án


tổ chức thực hiện và thanh quyết toán công trình nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tập thể, công dân. Hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này gây hậu quả rất lớn về chính trị- xã hội, kinh tế-kỹ thuật, thất thoát lãng phí lớn tài sản của Nhà nước, tập thể và công dân và phần lớn là lỗi cố ý trực tiếp, nghĩa là tìm mọi cách chiếm đoạt tài sản của Nhà nước phục vụ cho lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân những người có chức có quyền.

Về lý luận, vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước, có thể xảy ra ở tất cả các các giai đoạn của quá trình đầu tư bao gồm giai đoạn chuẩn bị đầu tư (đề xuất dự án, chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư) giai đoạn tổ chức thực hiện đầu tư (đền bù giải phóng mặt bằng; khảo sát thiết kế lập dự toán; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu; thi công xây dựng; bố trí và sử dụng vốn; kiểm tra giám sát thi công). Giai đoạn kết thúc đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng (nghiệm thu thanh toán khối lượng, quyết toán, bàn giao công trình để khai thác sử dụng). Trên thực tế vi phạm pháp luật cũng xảy ra ở tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư, ngày càng phổ biến, có lúc có nơi rất nghiêm trọng gây thất thoát, lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước, tài sản của tập thể và công dân.

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ngày càng lớn, yêu cầu quản lý chặt chẽ, chống thất thoát, lãng phí càng trở nên cấp bách. Đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, đòi hỏi phải quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững bảo đảm hội nhập quốc tế. Đồng thời phải tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp chung về nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; Hoàn thiện chính sách pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này gắn với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, thực hiện các nội dung trong từng giai đoạn đầu tư. Ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.


các giải pháp chung nêu trên trong quá trình đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp cụ thể trực tiếp tác động đến cuộc đấu tranh này, đó là xây dựng, kiện toàn, tăng cường hoạt động của lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật như cơ quan thanh tra các cấp, kiểm toán nhà nước, cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng trong lực lượng công an nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, tăng cường hoạt động giám sát của nhân dân và các đoàn thể tổ chức xã hội, công tác điều tra cơ bản bảo đảm chủ động phòng chống vi phạm pháp luật, đổi mới phương pháp thu thập, xử lý thông tin, tăng cường điều tra khám phá, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Các quan điểm giải pháp nêu trên, nhất là hoàn thiện pháp luật về đầu tư công, xử lý nghiêm túc kịp thời mọi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước có ý nghĩa là những khâu đột phá bảo đảm kỷ cương trật tự, phòng chống có hiệu quả vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này./.

Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam - 20


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Trịnh Quang Bắc (2009), "Tham nhũng và phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng: Những vấn đề đặt ra và giải pháp", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (256), tr.16-24.

2. Trịnh Quang Bắc (2009), "Cải cách pháp luật về đầu tư xây dựng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước", Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.65-67; 73.

3. Trịnh Quang Bắc (2009), "Những vướng mắc trong việc thực hiện Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ: Nguyên nhân và giải pháp", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (259), tr.76-80.

4. Trịnh Quang Bắc (2015), "Thực trạng vi phạm pháp luật trong lựa chọn nhà thầu xây lắp, nguyên nhân và kiến nghị" Tạp chí Giáo dục lý luận, (232), tr.49-50.

5. Trịnh Quang Bắc (2015), "Nhận diện thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước", Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.100-103.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Chính trị (2001), Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, vùng Đông nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2013), Báo cáo số 5527/BTC-ĐT ngày 06/5/2013 báo cáo tình hình chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2010) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2010 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2011, Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2011) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2011 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2012, Hà Nội.

6. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2012) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2012 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2013, Hà Nội.

7. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2013) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2013 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2014, Hà Nội.

8. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2014) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2014 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2015, Hà Nội.

9. Chính phủ (2010), Báo cáo số 142/BC-CP ngày 15/10/2010 tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2010 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2010, Hà Nội.

10. Chính phủ (2011), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2011 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2012, Hà Nội.

11. Chính phủ (2012), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2012 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2013, Hà Nội.

12. Chính phủ (2013), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2013 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2014, Hà Nội.

13. Chính phủ (2014), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2014 và dự kiến kế hoạch đầu tư phát triển năm 2015, Hà Nội.


14. Bùi Mạnh Cường, Đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Cổng thông tin phòng chống tham nhũng, http://chong thamnhung.thanhtra.gov.vn, [truy cập ngày 21/10/2011].

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

17. Trần Ngọc Đường (Chủ biên)(1999), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Elimazu - Vũ Thành Tự Anh (2005), Luật Đầu tư chung và sự phân hoá giữa các vùng và địa phương ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội.

19. Nguyễn Quốc Hoàn (2001), Cơ chế điều chỉnh pháp luật, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.

20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Tài liệu học tập, nghiên cứu môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, 2 tập, Hà Nội.

21. Lê Thị Hương (2001), “Pháp luật - công cụ chủ yếu và có hiệu quả nhất để quản lý nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (12).

22. Kiểm toán Nhà nước (2010), Báo cáo kiểm toán năm 2010, Tài liệu họp báo, Hà Nội.

23. Kiểm toán Nhà nước (2011), Báo cáo kiểm toán năm 2011, Tài liệu họp báo, Hà Nội.

24. Kiểm toán Nhà nước (2012), Báo cáo kiểm toán năm 2012, Tài liệu họp báo, Hà Nội.

25. Kiểm toán Nhà nước (2013), Báo cáo kiểm toán năm 2013, Tài liệu họp báo, Hà Nội.

26. V.I.Lênin (1970), Toàn tập, Tập 32, Nxb Sự thật, Hà Nội.

27. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

28. C.Mác và Ph.Ăngghen (1999), Toàn tập, Tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Mạnh (2008), “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong quan hệ với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xã hội dân sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9), trang 8.


30. Nguyễn Văn Mạnh (2010), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Hồ Chí Minh (1981), Thực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, Nxb Sự thật, Hà Nội.

32. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Hồ Chí Minh (2008), Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan liêu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Mai Quỳnh Nam (2003), “Công khai để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Cộng sản, (20), trang 10.

38. Phạm Hữu Nghị (2009), "Các điều kiện của việc xây dựng cơ chế giám sát và phán quyết các hành vi vi phạm hiến pháp ở Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5), trang 14.

39. Phùng Xuân Nhạ (1998), "Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN ở Việt Nam", Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (2), trang 9.

40. Nguyễn Văn Niên (1996), Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam - một số vấn đề lý luận thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo (1991), Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.

42. Nguyễn Tiến Phồn (2001), Dân chủ và tập trung dân chủ - Lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

43. Tào Thị Quyên (2009), "Vi phạm pháp luật và vi phạm Hiến pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (6), trang 15.

44. Quốc hội (2000), Bộ luật Hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Quốc hội (2002), Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


46. Quốc hội (2009), Nghị quyết số 36/2009/QH12, ngày 6/11/2009 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, Hà Nội.

47. Quốc hội (2009), Nghị quyết số 37/2009/QH12 ngày 13/11/2009 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2010, Hà Nội.

48. Quốc hội (2010), Nghị quyết số 51/2010/QH12 ngày 8/11/2010 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, Hà Nội.

49. Quốc hội (2010), Nghị quyết số 52/2010/QH12 ngày 10/11/2010 về dự toán Ngân sách nhà nước năm 2011, Hà Nội.

50. Quốc hội (2010), Nghị quyết số 53/2010/QH12 ngày 15/11/2010 về phân bổ Ngân sách trung ương năm 2011, Hà Nội.

51. Quốc hội (2011), Nghị quyết số 14/2011/QH13 ngày 10/11/2011 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, Hà Nội.

52. Quốc hội (2011), Nghị quyết số 16/2011/QH13 ngày 16/11/2011 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2012, Hà Nội.

53. Quốc hội (2011), Nghị quyết số 12/2011/QH13 ngày 9/11/2011 về kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.

54. Quốc hội (2012), Nghị quyết số 28/2012/QH13 ngày 21/6/2012 về bổ sung một số dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.

55. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ (2013), Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

56. Quốc hội (2013), Nghị quyết số 53/2013/QH13 ngày 11/11/2013 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Hà Nội.

57. Quốc hội (2013), Nghị quyết số 57/2013/QH13 ngày 12/11/2013 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Hà Nội.

58. Quốc hội (2013), Nghị quyết số 61/2013/QH13 ngày 15/11/2013 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2014, Hà Nội.

59. Quốc hội (2013), Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 28/11/2013 về phát hành bổ sung và phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014- 2016, Hà Nội.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí