Tăng Cường Công Tác Giám Sát Của Nhân Dân Và Các Đoàn Thể Quần Chúng Nhằm Phòng Ngừa, Đấu Tranh Chống Vi Phạm Pháp Luật Trong Đầu Tư Xây Dựng Cơ


nội bộ và quản trị điều hành của đơn vị, giúp đơn vị được kiểm toán đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến kiểm toán vi phạm nguyên tắc độc lập mà pháp luật quy định như nguy cơ tư lợi, có quan hệ ruột thịt, bị đơn vị đến kiểm toán đe dọa... trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là tư lợi và năng lực yếu kém…

Do vậy, nhận thức đúng về vai trò của KTNN trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác. Đồng thời phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo tính độc lập, đặc biệt là nhận thức đầy đủ về các quyền và nhiệm vụ của KTVNN liên quan đến việc bảo đảm tính độc lập trong quá trình thực hiện kiểm toán; Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chú ý cập nhật, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp, rèn luyện tính chuyên nghiệp và bản lĩnh nghề nghiệp; Chấp hành tốt các chuẩn mực và nguyên tắc về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp; Chủ động trao đổi thông tin với các cấp quản lý trong đoàn hoặc cấp trên về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và tính khách quan của Đoàn kiểm toán hay bản thân từng KTVNN khi thực hiện kiểm toán ở đơn vị; KTV là trưởng đoàn kiểm toán càng phải chú trọng đến việc đảm bảo tính độc lập, đồng thời luôn nhắc nhở các thành viên của Đoàn chú trọng đến tầm quan trọng của tính độc lập và yêu cầu họ phải hành động phù hợp với cam kết về tính độc lập.

Về phía KTNN, cần tiến hành rà soát, bổ sung các quy định về cơ cấu Đoàn kiểm toán theo hướng đảm bảo tính độc lập. Các chính sách và thủ tục kiểm tra và bảo vệ tính độc lập của KTV và Đoàn kiểm toán cần được quy định rõ trong các văn bản, tài liệu, trong đó chỉ ra các nguy cơ và cách xác định nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập; cách đánh giá tầm quan trọng của các nguy cơ này và việc xác định và áp dụng các biện pháp bảo vệ để loại bỏ hoặc làm giảm các nguy cơ trọng yếu ảnh hưởng đến tính độc lập xuống đến mức có thể chấp nhận được; Bên cạnh đó, lãnh đạo KTNN luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính độc lập và yêu cầu các KTVNN phải ký cam kết đảm bảo tính độc lập và phải hành động phù hợp với cam kết và sự quan tâm của công chúng. Phân công một thành viên trong ban lãnh đạo


chịu trách nhiệm soát xét tổng thể sự phân công các Đoàn kiểm toán và các biện pháp bảo vệ; Đồng thời bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định về thủ tục soát xét, kiểm soát chất lượng kiểm toán của Đoàn kiểm toán, trong đó chú ý kiểm tra các yêu cầu về tính độc lập của KTV trong Đoàn kiểm toán; Thường xuyên trao đổi, thảo luận với các Trưởng đoàn kiểm toán về các chính sách và thủ tục của KTNN, kể cả vấn đề giáo dục và đào tạo thường kỳ cho các Trưởng đoàn và KTVNN về đảm bảo và tăng cường tính độc lập. Ngoài ra, cần có các phương thức thông báo cho người Lãnh đạo phụ trách soát xét, Trưởng đoàn kiểm toán và các KTV trong đoàn về đơn vị được kiểm toán và các đơn vị liên quan mà họ cần phải giữ tính độc lập; Bổ sung, hoàn thiện các chính sách và thủ tục kiểm soát nội bộ để giám sát việc tuân thủ các chính sách và thủ tục của KTNN có liên quan đến tính độc lập; Tăng cường cơ chế kỷ luật nhằm nâng cao sự tuân thủ các chính sách và chuẩn mực kiểm toán đã ban hành; Có chính sách và thủ tục khuyến khích và bảo vệ KTV khi KTV trao đổi thông tin với các cấp quản lý của KTNN về các vấn đề về tính độc lập và tính khách quan có liên quan đến họ hoặc đến các KTVNN trong đoàn khi họ phát hiện các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến tính độc lập. Có như vậy mới nâng cao được năng lực của kiểm toán viên, cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành các biện pháp, hoạt động kiểm toán khách quan, minh bạch, phát hiện các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.

4.2.2.2. Tăng cường công tác giám sát của nhân dân và các đoàn thể quần chúng nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách của nhà nước

- Tăng cường hoạt động giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân, Giám sát của cộng đồng. Muốn vậy, cần tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân đối với việc bảo vệ tài sản của Nhà nước trong mọi lĩnh vực là vấn đề rất cần thiết. Quần chúng nhân dân trong XDCB bao gồm từ những cán bộ công nhân viên chức làm việc trong các cơ quan, công ty xây dựng, các công nhân trực tiếp thi công trên các công trình xây dựng, những người cung cấp, vận chuyển vật tư, thiết bị phục vụ cho hoạt động xây dựng, những người làm việc trong bộ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

máy cơ quan nhà nước có khả năng điều kiện phát hiện vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách của nhà nước. Giáo dục để quần chúng tự giác tham gia bảo vệ tài sản và tích cực tố giác tội phạm.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra của từng cấp uỷ đảng trong các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Đồng thời, gắn hoạt động của các cấp ủy đảng và các tổ chức quần chúng trong các đơn vị xây dựng để chủ động phổ biến và tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách của nhà nước. Các cấp uỷ đảng và đảng viên cần chú trọng công tác dân vận, tuyên truyền cho các đơn vị xây dựng hiểu biết về phương thức thủ đoạn, biểu hiện vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách của nhà nước và cách phát hiện ra các thủ đoạn đó, những biểu hiện nghi vấn phạm tội, những bất minh về kinh tế từ đó cung cấp cho lực lượng Công an để có biện pháp đấu tranh.

Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam - 19

- Hoạt động giám sát của nhân dân và kiểm tra của Đảng, giám sát của Mặt trận tổ quốc cần gắn với việc thực hiện và giám sát thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, với các chương trình khác của các cấp các ngành. Cần tập trung vào các địa bàn trọng điểm, các công trình xây dựng giá trị lớn. Nội dung giám sát chú ý tập trung vào việc triển khai Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu Tư công, Luật Ngân sách, đồng thời gắn với giám sát về trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của công dân trong bảo vệ tài sản của nhà nước và tố giác tội phạm. Đồng thời, giám sát thực hiện pháp luật cần gắn với phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tích cực tham gia phòng chống tội phạm dưới mọi hình thức như: Tổ chức các đường dây nóng, bố trí các hòm thư tin báo tố giác về tội phạm.

- Kịp thời khen thưởng gương người tốt, việc tốt, những người có thành tích trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Thông qua phong trào này lựa chọn những quần chúng tốt để xây dựng vào mạng lưới bí mật phục vụ công tác phát hiện, điều tra khám phá các vụ án tham nhũng trong xây dựng cơ bản đạt hiệu quả cao.

- Đổi mới các hình thức tuyên truyền về trách nhiệm và nội dung giám sát như tập trung phối hợp với đơn vị chủ quản (chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng) lồng


ghép vào các hội nghị, cuộc họp đơn vị như: Các cuộc họp Công đoàn, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Tiến hành công khai hóa các dự án đầu tư xây dựng, các công trình xây dựng, chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, nguồn vốn, vật tư thiết bị… để quần chúng biết và tham gia giám sát, theo dõi. Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền tập trung vào các đối tượng sau: Cán bộ công nhân viên thuộc chủ đầu tư, chủ thầu xây lắp, các đơn vị trực tiếp thi công; những người tham gia giám sát thi công, giám sát chất lượng công trình và những người làm công tác tư vấn, quần chúng nhân dân sống ở khu vực có công trình xây dựng.

4.2.2.3. Tăng cường công tác điều tra cơ bản bảo đảm chủ động phòng ngừa, khám phá tội phạm tham nhũng trong đầu tư xây dựng

Chú ý tập trung vào các công trình trọng điểm như cầu, đường, các khu nhà cao tầng, các khu chung cư, khu đô thị mới... tập trung nhiều nguồn vốn của ngân sách nhà nước và đặc biệt là các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư có thể chuyển hóa tài sản của Nhà nước thành tài sản của tư nhân (BTO, BOT, BOO…).

Điều tra cơ bản lĩnh vực xây dựng có vốn ngân sách nhà nước chúng ta phải làm rõ các vấn đề:

+ Xác định được các đặc điểm, vị trí địa lý, địa hình, lập được sơ đồ, mô hình, cơ cấu tổ chức của chủ đầu tư, của đơn vị nhận thầu xây lắp, của đơn vị trực tiếp thi công.

+ Thu thập các thông tin, số liệu, tài liệu về nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình, đơn vị trúng thầu, về tình hình chính trị, văn hóa, tâm lý của nhân dân đối với công trình xây dựng.

+ Thu thập các thông tin, số liệu về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật, các sự việc, hiện tượng, đối tượng ở trong địa bàn xây dựng cơ bản được phân công phụ trách.

+ Hệ thống hóa các thông tin, tài liệu thu thập được theo từng công trình xây dựng để phân tích đánh giá tình hình, xác định hệ loại các địa bàn trọng điểm, phức tạp cần tập trung đấu tranh; phát hiện ra những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.


Điều tra cơ bản chúng ta phải nắm được:

Đơn vị chủ quản theo quyết định thành lập, chức năng nhiệm vụ của chủ đầu tư, địa bàn hoạt động, trụ sở chính, các đơn vị trực thuộc, số điện thoại, khả năng tài chính, tài khoản ở ngân hàng.

Danh sách cán bộ công nhân viên, thành phần, ban lãnh đạo của công ty như: Giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó các phòng ban, cán bộ làm công tác kế hoạch, kế toán, thủ kho, thủ quỹ, tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên.

Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị chủ quản, hoạt động sản xuất kinh doanh, các dự án xây dựng, các công trình đang thi công, vốn đầu tư, nguồn vốn.

Dự án đầu tư xây dựng và luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được duyệt, bản vẽ thiết kế chi tiết, lý do thay đổi thiết kế hoặc phát sinh những hạng mục mới.

Các đơn vị tư vấn, đơn vị cung ứng vật tư thiết bị. Các hợp đồng kinh tế, đơn giá hợp đồng.

Tình hình đền bù giải phóng mặt bằng và phản ứng của nhân dân về vấn đề này. Đơn vị thi công bên B hay B, tư cách pháp nhân, các mối quan hệ giữa A và B.

Tình hình an ninh trật tự ở địa bàn, các vụ việc hiện tượng liên quan đến an ninh trật tự, tình hình khiếu kiện, dư luận nhân dân về các vấn đề đó.

Tình hình về chấp hành các quy định về bảo về tài sản, về chất lượng công trình, về hợp đồng kinh tế, về thủ tục thanh quyết toán…

Hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện như thế nào; công tác bảo vệ tài sản có vấn đề gì nổi lên; các sự cố công trình…

Tình hình vi phạm pháp luật nói chung và tình hình tội phạm kinh tế ở địa bàn xây dựng cơ bản, diễn biến và thủ đoạn hoạt động của tội phạm.

Tình hình và kết quả thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công an, mối quan hệ phối hợp với các lực lượng trong quản lý địa bàn.

Trước khi tiến hành một hoạt động nghiệp vụ nào nhất thiết chúng ta phải có những thông tin trên. Do đó trong quản lý địa bàn xây dựng cán bộ điều tra, trinh sát phải tiến hành điều tra cơ bản theo những nội dung trên đồng thời tiến hành phân tích đánh giá tình hình một cách khoa học từ đó có biện pháp đấu tranh cho phù hợp.


Về phương pháp tiến hành điều tra cơ bản:

Trước hết cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý địa bàn về xây dựng cần mở hồ sơ và xây dựng kế hoạch cho công tác điều tra cơ bản và tiến hành thu thập tình hình.

Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu thông qua các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác, đặc biệt là công tác bảo vệ cơ quan, bảo vệ tài sản của đơn vị, của doanh nghiệp xây dựng.

Nghiên cứu tài liệu thanh tra, kiểm tra, kiểm kê.

Nghiên cứu nắm tình hình báo chí, đài phát thanh, truyền hình phản ánh về các hiện tượng tiêu cực, sự việc tiêu cực có liên quan đến tham nhũng trong xây dựng cơ bản.

Chủ động đi sâu, đi sát quần chúng để nắm tình hình.

Thu thập thông tin tổng hợp tình hình thông qua kết quả hoạt động nghiệp vụ của cán bộ phụ trách địa bàn với các hoạt động của các lực lượng khác có liên quan.

Thường xuyên tiến hành điều tra cơ bản, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu vào hồ sơ điều tra cơ bản xác định những vấn đề cần tập trung giải quyết ngay.

4.2.2.4. Đổi mới phương pháp thu thập và xử lý thông tin, tăng cường công tác điều tra khám phá tội phạm tham nhũng trong xây dựng cơ bản

Về tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm: Trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, thu thập được những thông tin phản ánh hoạt động của các tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những cơ sở đề ra chương trình đấu tranh chống tội phạm có hiệu quản trong từng thời kỳ; ở phương diện phản ánh, những thông tin về tội phạm chính là kết quả phản ánh của những tội phạm đó trong hiện thực khách quan, sự tồn tại của những thông tin này mang tính quy luật.

Tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm là hoạt động của những cơ quan theo luật định, được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự nhằm ghi nhận, kiểm tra những tin báo, tố giác về tội phạm và những vụ việc có tính chất hình sự do công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chuyển đến hoặc được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên cơ sở đó ra quyết định khởi tố vụ án nếu có những tài liệu cần và đủ chỉ ra những dấu hiệu cơ bản của tội phạm trên thực tế đã xảy ra và những quyết định xử lý cần thiết khác.


Khi tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác về các tội phạm tham nhũng trong xây dựng cơ bản chúng ta phải làm rõ hai nhiệm vụ:

+ Xác định cơ sở và căn cứ để ra quyết định thanh tra xác minh xem xét vụ việc hoặc quyết định khởi tố vụ án.

+ Tiến hành những biện pháp cấp bách để ngăn chặn tội phạm, hậu quả của tội phạm và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh tra, điều tra tiếp theo.

Chúng ta phải đặc biệt chú ý đến nguyên tắc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm như:

- Phải luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm.

- Khai thác mọi thông tin hiểu biết của chủ thể của tin báo, tố giác về vụ việc xảy ra.

- Ưu tiên tiến hành những biện pháp cấp bách có tính chiến đấu trước những công việc sự vụ hành chính.

- Chấp hành nghiêm túc những yêu cầu của pháp luật về trình tự, thủ tục tiếp nhận, quyền và nghĩa vụ của những người có tin báo, tố giác về tội phạm.

Chúng ta phải đặc biệt chú ý đến thời hạn giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm. Thực trạng hiện nay hầu như ở các đơn vị đều diễn ra tình trạng kéo dài, vi phạm thời hạn trong giải quyết đơn thư.

Vụ án tham nhũng trong xây dựng cơ bản có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lực lượng thì phải thành lập Ban chuyên án để tiến hành điều tra, đây là sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan để phục vụ công tác điều tra.


Kết luận chương 4


Để phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay cần phải quán triệt đồng bộ các quan điểm: Của Đảng cộng sản Việt Nam về đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; bảo đảm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và định hướng phát triển bền vững và bảo đảm hội nhập quốc tế và thực hiện đồng bộ các giải pháp chung: Nâng cao nhận thức về vai trò của công cuộc đấu


tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, bố trí, đề bạt sử dụng cán bộ làm công tác đầu tư xây dựng; hoàn thiện các chính sách, pháp luật về xây dựng tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực xây dựng nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các nội dung trong từng giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng và các giải pháp cụ thể: tăng cường hoạt động của lực lượng đấu tranh phòng, chống tội vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; tăng cường hoạt động giám sát của nhân dân và các đoàn thể quần chúng đối với vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; tăng cường công tác điều tra cơ bản bảo đảm chủ động phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước đổi mới phương pháp thu thập và xử lý thông tin, tăng cường công tác điều tra khám phá vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023