Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới - 22

KẾT LUẬN

1. Văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu XIX là một giai đoạn văn học đặc biệt bởi đây là thời kì kết tinh thành tựu đặc sắc so với các giai đoạn trước đó. Nghiên cứu văn học giai đoạn này từ góc độ giới tính/ phái tính là hướng đi đã được triển khai nhưng còn khá phân tán. Việc duy trì hướng nghiên cứu này mở ra các khả thể mới trong việc tiếp nhận, đánh giá một giai đoạn văn học có sự bung tỏa các quan niệm mới mẻ, nhân văn về con người cá nhân.

2. Phát triển trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động, văn học Việt Nam giai đoạn này chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nhân tố mới: sự phát triển kinh tế kéo theo sự lớn mạnh của thành thị và sự hình thành cộng đồng thị dân có nhu cầu tiếp nhận, hưởng thụ các loại hình nghệ thuật của văn hóa bác học; trào lưu chủ tình, phong trào Thực học ảnh hưởng từ Trung Quốc tác động đến sự hình thành xu hướng văn học “ngôn tình” thay cho dòng văn học “ngôn chí” truyền thống, đồng thời tác động mạnh mẽ đến sự bung tỏa ý thức về con người cá nhân; việc tiếp nhận sách vở và các tác phẩm văn học thị dân ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đề tài và phương thức thể hiện con người trong sáng tác; ý thức nghệ thuật trong sáng tác, tiếp nhận thay đổi theo hướng coi “tình” làm nguyên tắc hàng đầu; phụ nữ trở thành đối tượng chính của nền văn học với giọng điệu căn bản là cảm thương. Những nhân tố này đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành diễn ngôn về giới (gender discourse) trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu XIX.

3. Trình hiện về nam giới và quan niệm về nam tính trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX được kiến tạo từ điểm nhìn tự khắc họa của tác giả nam giới và từ cả điểm nhìn nữ giới. Khuynh hướng tự biểu đạt bao gồm cả hai xu hướng: vừa nỗ lực duy trì cấu trúc nam tính truyền thống với quan niệm về chí làm trai, về việc “bảo toàn” các biểu tượng dương tính; vừa chỉ ra trạng thái suy mòn, thất bại, bi quan, mất mát… của thế hệ nhà nho đắm chìm trong biến suy của thời đại. Khuynh hướng ấy làm nảy nở các sáng tác có yếu tố tự thuật cả trong thơ trữ tình, truyện thơ Nôm và văn xuôi trung đại của các tác giả nam. Sự dịch chuyển trong cấu trúc nam tính thời kỳ này có thể nhận thấy qua sự dung hợp yếu tố văn – võ trong cấu trúc nam tính thể hiện qua kiểu tác giả nhà nho tài tử, hình tượng tài tử và hình tượng anh hùng. Tuy nhiên, sự dung hợp này không có tính chất cố kết mà tiềm tàng tính chất lỏng, linh hoạt bởi nó thâu chứa cả những đặc điểm dung hợp, chuyển hóa giữa các cấu trúc với nhau.

Và bên cạnh đó, từ điểm nhìn nữ giới dẫu còn ít ỏi và ít nhiều đã bị cài đặt, ghi dấu các giá trị nam quyền; nhân vật nam giới đã lần đầu bị chỉ ra trạng thái thấp kém, lần đầu chịu cái nhìn khá trực diện vào thân thể và đồng thời bị tác giả nữ “hạ bệ” trong tương quan với thế giới nhân vật nữ.

3. Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX mặc dù ghi nhận tiếng nói của các tác giả văn học nữ và sự “lên ngôi” của hình tượng người phụ nữ, nhưng diễn ngôn về nữ giới/ nữ tính nhìn chung vẫn chịu sự quy ước của truyền thống văn học cổ và sự chế ước của diễn ngôn nam quyền. Các tác phẩm của tác giả nam giới thời kỳ này đã kiến tạo nữ giới/ nữ tính song song ở cả phương diện chính thống và phi chính thống. Dưới sự chiếu xạ của các quan niệm mỹ học và đạo đức truyền thống, các tác phẩm như Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm khúc và nhiều truyện Nôm vẫn xây dựng bộ khung tiêu chuẩn có tính ước lệ về vẻ đẹp ngoại hình đối với các nhân vật nữ, đồng thời đề cao sự tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và vai trò giới (gender role) mà kết tinh đậm đặc nhất ở kiểu hình tượng liệt nữ. Do vậy, mặc dù thấm đẫm cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, các sáng tác thời kỳ này vẫn kiến tạo nữ tính như là tập hợp của những khiếm khuyết: nhân vật nữ mất tiếng nói, thân thể bất toàn và bị biểu tượng hóa, thân phận nổi nênh, vô định, phụ thuộc; chịu nhiều đau khổ, bất công. Đồng thời, nữ sắc vẫn bị xem như mối hiểm họa đối với con đường công danh của nhà nho nam giới. Tuy nhiên, bên cạnh diễn ngôn có tính độc đoán, mang nặng định kiến về nữ giới, điểm sáng của các tác phẩm thời kỳ này là đã khám phá ra những khía cạnh mới mẻ, nhân văn chưa từng có tiền lệ ở thế giới nhân vật nữ: sắc đẹp phi thường gắn với tài năng xuất chúng; tài năng là điểm tựa, là công cụ giúp nhân vật nữ đấu tranh đòi quyền sống và nâng đỡ họ trong biến cố; sự khám phá và tự ý thức về thân thể gắn với xác thịt, với tính dục và quyền tự giải về tính dục. Cảm quan giới đặc trưng của văn học thời kỳ này là sự là tính phản đề, theo đó, nhân vật nữ dù tự do đến mức độ nào cũng không thể vượt thoát được khung giá trị của xã hội nam quyền đè nặng; trái lại, ngay ở những nhân vật nữ có sự tuân thủ cao độ các tiêu chuẩn của Nho giáo lại dường như tiềm tàng những tư tưởng phản kháng, vượt qua lễ luật. Điều này tạo ra sự đa thanh trong diễn giải, tạo ra độ “nhiễu” khi muốn cố kết các đặc điểm về giới trong một vài nét đại thể. Chính vì vậy, quan niệm về giới nói chung và nam tính - nữ tính nói riêng chỉ là sự ghi nhận có tính tương đối các biểu hiện được tạo ra trong diễn giải.

4. Văn học giai đoạn này cũng ghi nhận sáng tác của nữ giới với xu hướng tự thuật, tự biểu đạt mình như một bản năng tự phát và ghi dấu tiếng nói đòi quyền sống như một phản kháng với chế độ nam quyền. Trong sáng tác của các tác giả nữ, đặc biệt là trong thơ Hồ Xuân Hương, những phương diện cấm kỵ như tình dục, thân thể… lần đầu tiên được công nhiên bày tỏ một cách riết róng, mạnh mẽ, truyền cảm hứng về giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới.

5. Diễn ngôn nam tính hay diễn ngôn nữ tính không phải là những tri thức và trình hiện được cố định, đóng khung. Trong quá trình phát triển của nền văn học, diễn ngôn nam tính và diễn ngôn nữ tính xuyên thấm vào nhau, tạo ra hiện tượng hoán vị

diễn ngôn, giao cắt diễn ngôn nhằm chất vấn tính ổn định của các cấu trúc, các cặp nhị nguyên như nam - nữ, văn - võ, âm – dương; đồng thời làm xuất hiện những hiện tượng tính dục đặc biệt như nam tính mềm, giả trang/ đảo trang, đồng tính và biến đổi giới…cùng một số thủ pháp biểu thị diễn ngôn giới đặc thù: mượn giọng, nhãn quan nam giới, mặt nạ tác giả… Những hiện tượng và thủ pháp ấy sẽ chất vấn tính nhị nguyên của sự phân chia giới tính trong văn hóa, văn học trung đại, làm sản sinh các tư tưởng, các yếu tố “vượt rào” và các phương tiện né tránh cấm kỵ về giới mà xã hội nam quyền đã đặt định. Những biểu hiện đó góp phần thúc đẩy cái nhìn đa chiều về giới, củng cố thêm quan niệm giới tính/ phái tính là sự trình diễn, biểu hành.

6. Nhìn chung, trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, các biểu hiện của diễn ngôn giới tương đối phong phú, sống động, bao gồm hai mặt vừa thống nhất vừa đối lập: vừa duy trì hệ giá trị nam quyền vừa đề cao sự bung tỏa về thân xác, quyền sống, cái tôi cá nhân. Cái nhìn về giới đã có sự đa diện chứ không đơn nhất, không còn lấy nam giới làm trung tâm. Sự phân chia thành hai hướng nghiên cứu chính về nam giới/ nam tính và nữ giới/ nữ tính trong thế lồng ghép cũng nhằm mục đích chỉ ra tính chất đa diện, đa thanh ấy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Luận án đã phân tích, khái quát các đặc điểm chung, đồng thời trên cơ sở đó chỉ ra sự xuyên thấm giữa quan niệm về nam giới/ nam tính và nữ giới/ nữ tính trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Tuy nhiên, do hạn chế về tư liệu nên những nội dung nghiên cứu trên vẫn chưa thể đánh giá một cách toàn diện, triệt để hơn vấn đề đặt ra. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, phạm vi tư liệu cần được mở rộng, đào sâu hơn; đồng thời cần phải lý giải thêm những nguyên nhân dẫn đến độ “vênh” trong sự tiếp nhận các sách vở, tư tưởng về giới tính/ phái tính trong văn học Việt Nam so với một số quốc gia khu vực Đông Á cùng thời kỳ. Thêm vào đó, việc khẳng định tính chất khả thi của việc vận dụng các lý thuyết hiện đại để soi chiếu những vấn đề văn học cổ trung đại cũng cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng đề tài của luận án sẽ là gợi ý cho những hướng nghiên cứu sau đây:

Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới - 22

Thứ nhất, nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam từ các biểu tượng phái tính.

Thứ hai, nghiên cứu sự chi phối của văn hóa Đông Nam Á đến việc hình thành diễn ngôn giới tính/ phái tính trong văn học trung đại Việt Nam và sự khác biệt về trình hiện giới giữa văn học dân gian và văn học viết.

Thứ ba, đào sâu, mở rộng các nghiên cứu về nam giới và nam tính trong các giai đoạn văn học trung đại khác.

Thứ tư, nghiên cứu dòng văn chương tự thuật có yếu tố tự trào cùng các thủ pháp giễu nhại trong việc thể hiện quan niệm về giới trong văn học Việt Nam thế kỷ XIX.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Vũ Thị Thu Hường (2017), “Mấy đặc điểm diễn ngôn nam tính - nữ tính trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Số 16 – Khoa học xã hội và Giáo dục, tr.30-42.

2. Vũ Thị Thu Hường (2017), “Nam tính bá quyền Đông Á và con đường khúc xạ qua văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Số 398, tr.80-83.

3. Vũ Thị Thu Hường (2020), “Cảm thức “bất toàn” của giới nữ trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Số 9 (88), tr.104-112.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đào Duy Anh (2000), Từ điển Truyện Kiều, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Vân Anh (2012), “Lý thuyết phê bình nữ quyền cần phải là lý thuyết lịch sử”, Tham luận Tọa đàm ―Văn xuôi nữ trong bối cảnh văn học Việt Nam đương đại‖, Viện Văn học ngày 29/11/2012.

3. Lại Nguyên Ân (2010), “Mặt nạ tác giả - một gợi ý cho việc tiếp cận một vài hiện tượng văn học sử Việt Nam”, Tạp chí Sông Hương, (252)&(253).

4. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu, Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao - Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

5. Simone de Beauvoir (1996), Giới nữ, Tập I, Nguyễn Trọng Định – Đoàn Ngọc Thanh dịch, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

6. Gustave le Bon (2008), Tâm lý học đám đông, Nxb Tri thức, Hà Nội.

7. Pierre Bourdieu (2011), Sự thống trị của nam giới, Lê Hồng Sâm dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội.

8. Lại Ngọc Cang (1960) khảo thích và giới thiệu, Sơ kính tân trang - Phạm Thái,

Nxb Văn hóa - Viện Văn học, Hà Nội.

9. Lại Ngọc Cang (2007), Chinh phụ ngâm: Khảo thích và giới thiệu, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

10. Trần Hữu Chất (2019), Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ XVIII

– XIX, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

11. Phạm Tú Châu (1978), “Những nhân vật nữ trong Hoàng Lê nhất thống chí”, Tạp chí Văn học, số 1 năm 1978.

12. Phạm Tú Châu (1999), “Vài suy nghĩ về tiểu thuyết tình dục chữ Hán của Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm, (3), tr.38-45.

13. Jean Chevalier – Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới,

Nxb Đà Nẵng - Trường viết văn Nguyễn Du, Đà Nẵng – Hà Nội.

14. Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Đức Hiểu, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên) (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội.

15. Đặng Thị Vân Chi (1998), Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học quốc tế lần thứ nhất, Hà Nội 15-17/7/1998, tập 4, Nxb Thế giới 2001.

16. Nguyễn Khoa Chiêm (2016), Nam triều công nghiệp diễn chí, Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga dịch, chú và giới thiệu, Tái bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Chiến (1993), Hình tượng nhân vật phụ nữ trong truyện Nôm tài tử giai nhân, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.

18. Nguyễn Đình Chú (1999), “Vấn đề ngã và phi ngã trong văn học Việt Nam trung cận đại” - Tạp chí Văn học, (5).

19. Nguyễn Dữ (1999), Truyền kì mạn lục, Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch, Trần Thị Băng Thanh giới thiệu và chỉnh lí, Tái bản, Nxb Văn học, Hà Nội.

20. Lương Văn Đang, Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Lộc (1987) giới thiệu, biên khảo, chú giải, Những khúc ngâm chọn lọc, Tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

21. Trịnh Bá Đĩnh tuyển chọn (2003), Nguyễn Du, về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Lê Quý Đôn (2006), Vân đài loại ngữ, Trần Văn Giáp biên dịch và khảo thích, Cao Xuân Huy hiệu đính và giới thiệu, Trần Văn Khang làm sách dẫn, Tái bản từ bản in năm 1961, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

23. Sigmund Freud (2001), Nguồn gốc của văn hóa và tôn giáo (Vật tổ và cấm kị),

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

24. Betty Friedan (2015), Bí ẩn nữ tính, Nguyễn Văn Hà dịch, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

25. Đoàn Lê Giang (2011), “Hồ Xuân Hương từ cái nhìn hậu hiện đại”, Tạp chí

Nghiên cứu văn học (6), tr.56 – tr.63.

26. Đoàn Lê Giang (2015), “Nhà nho tài tử, nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn học trung cận đại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (4), tr.91-99.

27. Nguyễn Thạch Giang (1995) khảo đính và chú giải , Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. A. Ja. Gurevich (1996), Các phạm trù văn hóa trung cổ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Gary Gutting (2017), Dẫn luận về Foucault, Thái An - Trịnh Huy Hóa dịch, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

30. Jack D. Harris (1998), “Đưa nam giới vào nghiên cứu giới tính người Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất, trang 72-81.

31. Đặng Thị Thái Hà (2012), “Con đường chính thống hóa lý thuyết – phê bình nữ quyền”, Tham luận Tọa đàm Văn xuôi nữ trong bối cảnh văn học Việt Nam đương đại‖, Viện Văn học ngày 29/11/2012.

32. Đỗ Thị Hảo (Chủ biên), (1996), Những gương mặt phụ nữ Việt Nam (qua tư liệu Hán Nôm), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

33. Đỗ Thị Hảo (Chủ biên), (2010), Các nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

34. Phạm Thị Minh Hằng, Phạm Thanh Trà, Phạm Kim Ngọc, Cao Hồ Thu Thủy, Nguyễn Việt Hà, Ngô Thu Hằng, Vũ Thành Long (2013), Thanh niên và giới (Quan điểm của thanh niên Việt Nam về nam tính, nữ tính), Đề tài nghiên cứu Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) & Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED).

35. Đỗ Thu Hiền (2018), Điển phạm và vấn đề điển phạm hóa trong văn học Việt Nam, nghiên cứu trường hợp Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

36. Quách Thị Thu Hiền, Đặng Thị Thái Hà (2019), “Cách trình hiện thân thể trong các văn bản văn hóa đại chúng”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia Văn học và Giới – Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.

37. Trần Ngọc Hiếu (2014), “Văn học đồng tính ở Việt Nam – từ những hình thức ngụy trang đến các tự thuật thú nhận”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (6), tr.96-112.

38. Trần Ngọc Hiếu (2015), “Tự sự học nữ quyền luận và khả năng ứng dụng đối với thực tiễn văn học Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (7), tr40-45.

39. Trần Ngọc Hiếu (2019), “Lý thuyết Queer: một thể nghiệm đọc”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia Văn học và Giới – Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.

40. Kiều Thu Hoạch (2007), Truyện Nôm - lịch sử phát triển và thi pháp thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

41. Nguyễn Văn Hoài (2012), “Cách hiểu khái niệm “Tiểu thuyết tài tử giai nhân” của học giới Trung Quốc”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, số chuyên đề Bình luận văn học, niên giám 2012, tr. 254-267.

42. Nguyễn Văn Hoài (2015), “Thi pháp truyên thơ Nôm tài tử giai nhân và một số tiểu loại truyên thơ Nôm khác: Nhìn từ góc độ nhân vật, mô thức cốt truyện”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4, tr.100 – 111.

43. Phạm Đình Hổ (1989), Vũ trung tùy bút, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch, Nguyễn Quảng Tuân khảo đính và chú thích, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

44. Phạm Đình Hổ - Nguyễn Án (2012), Tang thương ngẫu lục, Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch, Trương Chính giới thiệu và chú thích, Tái bản, Nxb Hồng Bàng, Gia Lai.

45. Nguyễn Quang Huy (2013), “Đường mơ về tự ngã trong thơ văn Phạm Thái”, Tạp chí Sông Hương, (292), tr.6-13.

46. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb Văn học, Hà Nội.

47. Chu Trọng Huyến (1996), Nguyễn Công Trứ - thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội.

48. Tạ Thị Thanh Huyền (2011), Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm nhìn từ quan điểm giới, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

49. Mai Thu Huyền (2020), “Lý thuyết hóa nam tính Trung Quốc: Xã hội và giới tính ở Trung Quốc của Kam Louie và những gợi ý cho việc nghiên cứu các hình mẫu nam nhân trong văn học Việt Nam”,

Nguồn: http://www.vanhoanghean.com.vn/, truy cập lần cuối ngày 01/03/2021.

50. Phạm Văn Hưng (2016), Tự sự của trinh tiết – Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại thế kỷ X-XIX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

51. Phạm Văn Hưng (2019), Văn hóa tính dục ở Việt Nam thế kỷ X-XIX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

52. Nguyễn Thị Hưởng, Ý thức nữ quyền và thơ nữ Việt Nam đương đại (từ 1986 đến nay), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

53. Trần Đình Hượu (1996), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

54. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

55. Trần Đình Hượu (2007), Các bài giảng về Tư tưởng phương Đông, Lại Nguyên Ân biên soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

56. Trúc Khê (2015), Cao Bá Quát, Tái bản từ bản in lần đầu năm 1940, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

57. Trần Thiện Khanh (2012), “Bước đầu nhận diện diễn ngôn, diễn ngôn văn học, diễn ngôn thơ”, Nguồn: http://vanhoanghean.com.vn/, truy cập lần cuối ngày 01/03/2021.

58. Lê Thành Khôi (2014), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XX (bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Nghị, Nguyễn Thừa Hỷ hiệu đính), Nxb Thế giới, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022