Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi - 2

Bảng 3.13. Ma trận tương quan các biến quan sát trường hợp các NHTM nhà nước

.................................................................................................................................105

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá sự phù hợp của mô hình trường hợp các NHTM nhà nước 106

Bảng 3.15. Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình trường hợp các NHTM nhà nước 107

Bảng 3.16. Kết quả phân tích hồi qui trường hợp các NHTM nhà nước 107

Bảng 3.17. Ma trận xoay yếu tố ảnh hưởng đến VHDN tại các NHTM tư nhân 113

Bảng 3.18. Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình trường hợp các NHTM tư nhân 114

Bảng 3.19. Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình trường hợp các NHTM tư nhân 115

Bảng 3.20. Kết quả phân tích hồi qui trường hợp các NHTM tư nhân 116

Bảng 3.21. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN tại hai nhóm NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi 119

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Hình 2.1. Tổng hợp các loại hình văn hóa doanh nghiệp 53

Hình 2.2. Khung phân tích văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi 66

Hình 2.3. Mô hình đề xuất đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi 72

Hình 2.4. Qui trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi 73

Hình 3.1. Kết cấu mẫu nghiên cứu theo đơn vị 84

Hình 3.2. Loại hình văn hóa doanh nghiệp của các NHTM 94

Hình 3.3. Loại hình văn hóa doanh nghiệp của nhóm NHTM nhà nước ở tỉnh Quảng Ngãi 97

Hình 3.4. Loại hình văn hóa doanh nghiệp của nhóm NHTM tư nhân ở tỉnh Quảng Ngãi 99

Hình 3.5. Loại hình văn hóa doanh nghiệp của 2 nhóm ngân hàng 101

Hình 3.6. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN điều chỉnh sau phân tích nhân tố trường hợp các NHTM nhà nước tỉnh Quảng Ngãi 104

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh nhưng cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho lĩnh vực kinh doanh tài chính trên thế giới nói chung và các ngân hàng thương mại ở Việt nam nói riêng. Xu hướng cạnh tranh giữa các ngân hàng đang có sự thay đổi lớn. Trong khi các NHTM khối tư nhân đã tạo được hình ảnh và vị thế nhiều hơn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh hơn, các NHTM khối nhà nước (NHTM có vốn nhà nước chi phối) cũng thể hiện sự quyết tâm giữ vững thị phần. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với kinh nghiệm phát triển lĩnh vực dịch vụ ngân hàng lâu năm, cũng đang ngày càng chiếm lĩnh được thị trường và gây ra một sức ép lớn cho các ngân hàng nội địa. Như vậy, về cơ bản các ngân hàng đều đã và đang nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh bằng những đổi mới về công nghệ, dịch vụ, nhân lực và qui mô tài chính. Với sự khác biệt về danh mục sản phẩm, quy trình nghiệp vụ hay đặc thù công việc của các ngân hàng thương mại thường không lớn mà nằm ở những đặc trưng về phong cách phục vụ, nghi thức giao tiếp, văn hóa sáng tạo hay các biểu trưng bên ngoài như logo, khẩu hiệu, đồng phục và các quy định. Các yếu tố đó tạo nên nét văn hóa riêng biệt cho mỗi ngân hàng, là yếu tố nhận diện thương hiệu, thu hút và tạo niềm tin nơi khách hàng. Là một ngành kinh doanh đặc thù và nhạy cảm đối với toàn bộ đời sống kinh tế, bên cạnh xu hướng đầu tư vào công nghệ và mở rộng mạng lưới phân phối, việc chú trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng giúp các ngân hàng đảm bảo tăng trưởng bền vững trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.

Đến nay, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đã dần xây dựng cho mình thương hiệu vững chắc trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam còn chưa đồng bộ trong hệ thống, các giá trị văn hóa được thống nhất chung vẫn chưa hoàn toàn được thể hiện trọn vẹn và thống nhất tại các chi nhánh địa phương. Với tư cách là “tài sản vô hình” tạo nên năng lực cạnh tranh, văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động các ngân hàng thương mại cần phải tiếp tục giữ vai trò cốt yếu trong chiến lược phát triển thông qua các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, marketing, quản trị và điều hành… Mặt khác nhiều NHTM tại Việt Nam đã và đang thực hiện hoạt động tái

cấu trúc, hợp nhất, sáp nhập với ngân hàng khác theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Quy mô tài chính lớn hơn và số lượng nhân viên tăng nhanh chóng, ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ xung đột văn hóa của tổ chức và sự phức tạp trong các mối quan hệ giữa cán bộ nhân viên. Khu vực tài chính ngân hàng luôn diễn ra chu trình di chuyển lao động khá khắc nghiệt, từ các NHTM trong nước sang NHTM khối nhà nước Việt Nam và sang NHTM các nước trong khu vực. Do đó, các NHTM còn phải đối mặt với vấn đề quản trị nhân lực trong quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.

Quảng Ngãi là một tỉnh nằm ở vùng Duyên hải miền Trung, với tình hình kinh tế - xã hội những năm gần đây đạt được nhiều thành tựu tích cực, trong đó phải kể đến tổng vốn đầu tư tăng cao, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện đáng kể. Với nhu cầu vốn gia tăng, hệ thống các tổ chức tín dụng trong đó chủ yếu là hệ thống các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi phát triển nhộn nhịp, đồng thời cạnh tranh cũng trở nên gay gắt hơn khi hàng loạt các chi nhánh NHTM lần lượt thành lập và hoạt động trên thị trường tỉnh. Mặc dù tính tới năm 2019, chưa có sự xuất hiện của các ngân hàng thương mại có vốn nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi, nhưng hệ thống các ngân hàng thương mại đã tồn tại sự khác biệt về văn hóa doanh nghiệp cũng như sự chuyển dịch nhân lực và thị phần giữa hai nhóm chi nhánh NHTM Việt Nam khối nhà nước và tư nhân. Để có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững của toàn hệ thống ngân hàng dựa vào việc nâng cao nội lực cạnh tranh của ngân hàng, các NHTM tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay cần phải đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp, dựa trên cơ sở đó sẽ có những hướng đi phù hợp trong công tác quản trị, nhằm có những động thái tích cực để giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng cao, phát triển hoạt động kinh doanh và đặc biệt gia tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học trên nhiều hướng nghiên cứu khác nhau về văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại, nhưng tác giả nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM tại các nhóm NHTM khác nhau về loại hình sở hữu, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào liên quan đến văn hóa doanh nghiệp của NHTM tại tỉnh Quảng Ngãi. Với những lý do trên, đề tài “Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi” là vấn đề

có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài trên làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế, ngành Quản trị kinh doanh, mã số 9 34 01 01.

2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp của các NHTM, phân tích thực trạng VHDN tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp phát triển VHDN cho các NHTM ở Quảng Ngãi góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh bền vững cho các ngân hàng trong quá trình hội nhập quốc tế.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục đích đã đặt ra, nghiên cứu này hướng tới trả lời các câu hỏi:

(i) Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi biểu hiện như thế nào?

(ii) Xác định loại hình văn hóa doanh nghiệp hiện nay và kỳ vọng của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Quảng Ngãi là gì? Loại hình văn hóa doanh nghiệp giữa hai nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối và tư nhân có khác biệt gì?

(iii) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi?

(iv) Giải pháp và hàm ý nào cho các ngân hàng thương mại trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM, nghiên cứu thực trạng VHDN tại các NHTM đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất hệ thống giải pháp phát triển VHDN cho các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi.

Khách thể nghiên cứu của luận án là các NHTM chi nhánh tại tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm hai nhóm NHTM khối nhà nước và khối tư nhân.

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2011 đến năm 2018 và các hàm ý, giải pháp cho giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến 2030.

4. Phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Khung nghiên cứu

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của Luận án được tóm tắt dưới đây



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

NỘI DUNG

NGHIÊN CỨU CHÍNH

KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU CẦN ĐẠT ĐƯỢC


Chương 1

- Sưu tầm

- Phân tích

- Tổng hợp

Tổng quan nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tại ngân

hàng thương mại

Xác định khoảng trống nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp tại ngân

hàng thương mại



Chương 2


- Phân tích

- Tổng hợp

- Khái niệm, biểu hiện, các loại hình VHDN tại NHTM

- Các nhân tố ảnh hưởng đến VHDN

tại NHTM

- Cơ sở lý luận chung về VHDN tại NHTM


- Đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố

ảnh hưởng



Chương 3


- Phân tích

- So sánh

- Thống kê mô tả

- Biểu hiện của VHDN tại các NHTM tỉnh Quảng Ngãi

- Loại hình VHDN tại các NHTM tỉnh Quảng Ngãi

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến VHDN tại các NHTM tỉnh

Quảng Ngãi


Thực trạng VHDN tại các NHTM tỉnh Quảng Ngãi



Chương 4


- Dự báo

- Phân tích

- Tổng hợp

- Chọn lọc

- Định hướng phát triển VHDN tại các NHTM

- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển VHDN tại các

NHTM


Đưa ra quan điểm định hướng và các giải pháp nhằm phát triển VHDN tại các NHTM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi - 2

4.2. Dữ liệu nghiên cứu

4.2.1. Sử dụng cho nghiên cứu định tính

Tổng hợp tài liệu thứ cấp từ các nguồn chính thống, bao gồm các báo cáo tài chính hàng năm của các NHTM, các báo cáo thống kê và nghiên cứu của NHNN, các tổ chức quốc tế như UNESCO, Ngân hàng thế giới để thu thập các thông tin về khái niệm, các định hướng chiến lược và các xu hướng cạnh tranh của các NHTM hiện nay trên thế giới cũng như đánh giá chung tình hình phát triển và hội nhập của các NHTM trong thời gian qua.

4.2.2. Sử dụng cho nghiên cứu định lượng Khảo sát:

Trên cơ sở lý luận trình bày ở chương 2 và thực trạng áp dụng lý thuyết để phân tích và so sánh các ngân hàng thương mại tỉnh Quảng Ngãi ở chương 3, tác giả thực hiện một cuộc kháo sát chi tiết dựa trên các biến số có trong lý thuyết và các biến được sử dụng để phân tích biểu hiện văn hóa doanh nghiệp, nhận dạng mô hình văn hóa doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại tỉnh Quảng. Nội dung chi tiết các biến số và bảng hỏi sử dụng trong quá trình khảo sát được trình bày chi tiết trong phụ lục. Bảng khảo sát liên quan đến các biểu hiện chủ yếu, vai trò và các yếu tố có ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM. Mẫu khảo sát tập trung vào 2 nhóm đối tượng gồm: (i) nhân viên làm việc tại các NHTM; (ii) lãnh đạo và các cấp quản lý tại các chi nhánh NHTM. Bảng hỏi sẽ được gửi cho các đối tượng này theo 2 cách bao gồm email và phát trực tiếp. Quá trình gửi bảng hỏi được xác nhận trực tiếp từ người gừi và người nhận để xác thực kết quả khảo sát được thực hiện nghiêm túc. Sau khi thu các phiếu khảo sát về, số liệu được lọc và làm sạch để có thể sử dụng phân tích. Số liệu sau khi điều tra được phân tích với phần mềm SPSS và xử lý trực tuyến trên chuyên trang hỗ trợ điều tra của googledocs.

Chuyên gia: Một số kết quả phân tích của luận án được đánh giá thông quan quá trình phỏng vấn đối với các nhóm đối tượng có liên quan bao gồm các đại diện lãnh đạo và quản lý các NHTM, các nhân viên các NHTM và các nhà khoa học có kinh nghiệm nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp. Các nhận định của chuyên gia kết hợp với kết quả thống kê góp phần đưa ra những gợi ý quan trọng, củng cố hơn trong việc

xây dựng các giải pháp, đề xuất nhằm giúp các NHTM phát huy được văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.

Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu:

Các dữ liệu trong luận án được thu thập là nguồn thứ cấp từ các tài liệu có sẵn, nguồn sơ cấp thông qua điều tra, thực nghiệm, phi thực nghiệm bao gồm các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước, các báo cáo thường niên của các NHTM, chi nhánh NHTM tỉnh Quảng Ngãi, các báo cáo liên quan đến hệ thống NHTM Việt Nam… trên các trang web về các ngân hàng (chương 2,3,4).

Đối với các dữ liệu điều tra thực nghiệm, tổng thể chung của nghiên cứu này là toàn thể cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, được tác giả thống kê là 1526. Tổng thể mẫu là tập hợp các mẫu được chọn làm đại diện khảo sát. Khung mẫu nghiên cứu được rút ra từ tổng thể này, được xác định theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Đề tài nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi, tác giả tiến hành phân loại tổng thể theo nhóm, bao gồm: nhóm thứ nhất bao gồm 3 NHTM có yếu tố sở hữu nhà nước, nhóm thứ hai bao gồm 3 NHTM sở hữu tư nhân. Sau đó, tác giả dùng phương pháp chọn mẫu phán đoán, chọn 6 NHTM có tình hình kinh doanh tốt nhất trong thời gian nghiên cứu để tiến hành điều tra. Chọn mẫu thuận tiện, bằng cách phân bổ đối tượng điều tra tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi (BIDV, VietinBank, Vietcombank, Sacombank, SeABank, MB).

Theo Nguyễn Đình Thọ, kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết [23]. Hiện nay, các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý. Trong EFA, cỡ mẫu thường được xác định dựa vào 2 yếu tố là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Nhóm tác giả Hair và cộng sự (trích trong [23]) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/12/2023