nhiều thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đang triển khai thí điểm mô hình PPP, một lĩnh vực mà nếu không có sự phát triển của phương thức TTDA, cũng sẽ hạn chế rất nhiều sự phát triển của mô hình PPP tại Việt Nam trong thời gian tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận án là để cho thấy rằng, phương thức TTDA là một trong những giải pháp tối ưu để thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong và ngoài nước, tham gia vào việc đầu tư phát triển CSHT của các quốc gia, nhất là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Mặt khác, mục đích nghiên cứu của luận án cũng nhằm phân tích khả năng vận dụng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển cho nền kinh tế Việt Nam.
Với những mục tiêu nghiên cứu như trên, thiết nghĩ kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho các TCTD vận dụng được phương thức TTDA vào hoạt động cấp tín dụng trung dài hạn đối với những TCTD nào ở Việt Nam chưa thực hiện phương thức tài trợ này. Đối với những TCTD nào ở Việt Nam đang thực hiện phương thức TTDA thì cần mở rộng việc thực hiện phương thức tài trợ này trong thời gian tới, vì những lợi thế mà nó mang lại cho các TCTD cũng như là những lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế Việt Nam. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước (như chính phủ và NHNNVN) cũng sẽ thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam sẽ tác động như thế nào đến ngân sách nhà nước, cũng như là giúp phát triển mô hình PPP ở Việt Nam như thế nào trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng về việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án
xxv
cũng nghiên cứu về khả năng vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm!
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 1
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 2
- Tính Cấp Thiết Và Ý Nghĩa Thực Tiễn, Khoa Học Của Đề Tài Nghiên Cứu
- Các Phương Diện Phân Tích Của Một Dự Án Đầu Tư
- Trường Hợp Dự Án Được Ân Hạn Trả Gốc Và Lãi
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 7
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của luận án cũng được giới hạn trong phạm vi các hoạt động TTDA do các TCTD ở Việt Nam thực hiện trong khoảng thời gian từ 2002 - 2012. Các TCTD ở Việt Nam trong luận án này bao gồm các TCTD trong nước, các TCTD được thành lập ở nước ngoài nhưng có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua việc thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàng liên doanh, Văn phòng đại diện của các TCTD nước ngoài ở Việt Nam, kể cả các TCTD quốc tế như WB hay ADB đang có các hoạt động TTDA tại Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu
Luận án sử dụng cơ sở lý luận mang tính tổng quan về DAĐT bao gồm khái niệm và các đặc trưng cơ bản của một DAĐT, các loại DAĐT và các phương diện nghiên cứu của một DAĐT. Bên cạnh đó, luận án cũng đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận về các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT và phương thức TTDA và phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa phương thức TTDA. Đồng thời nhấn mạnh những ưu nhược điểm của từng phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT cũng như là phương thức TTDA.
Các giả thuyết nghiên cứu và giả thuyết khoa học mà tác giả sử dụng trong luận án này là dựa trên các khái niệm và các đặc điểm của một khoản TTDA đã được các nhà nghiên cứu và hoạt động ngân hàng thực tiễn ở các nước phát triển thống nhất nhau trong những năm gần đây. Theo đó, thuật ngữ TTDA sẽ được sử dụng một cách giới hạn hơn để chỉ các cấu trúc tài trợ chỉ dựa trên tính khả thi và triển vọng thành công của dự án, mà không phải dựa trên tài sản bảo đảm hoặc các hỗ trợ của người khởi xướng dự án là chủ yếu để đưa ra các quyết định tín dụng như trong các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các DAĐT của các TCTD. Chính vì lẽ đó nó đòi hỏi các TCTD phải
thẩm định các DAĐT một cách chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, lợi ích mà nó mang lại cho các TCTD cũng hấp dẫn hơn so với các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT của các doanh nghiệp.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong luận án này, tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp mô tả được sử dụng để mô tả một cách chi tiết về các phương thức cấp tín dụng truyền thống và phương thức TTDA cho các DAĐT;
- Phương pháp thống kê được sử dụng trong việc thống kê về mặt số lượng các DAĐT tiêu biểu được các TCTD ở Việt Nam tài trợ theo phương thức TTDA từ 2002-2012;
- Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích những ưu điểm và những hạn chế của từng phương thức cấp tín dụng cho các DAĐT, phân tích tình hình vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2002 - 2012;
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để cho thấy tất cả các phương thức cấp tín dụng và tài trợ cho các DAĐT mà các TCTD ở Việt Nam đang sử dụng;
Nguồn thông tin và số liệu sử dụng trong luận án được thu thập từ các TCTD ở Việt Nam và cơ quan quản lý là NHNNVN, kể các các thông tin và số liệu thu thập từ các phương tiện truyền thông. Tất cả các nguồn thông tin và số liệu sử dụng trong luận án đều có chú thích nguồn trích dẫn một cách đầy đủ và rõ ràng.
7. Những kết quả mới đạt được trong nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể chỉ ra được những điểm mới sau
đây:
- Cho thấy được các TCTD ở Việt Nam chưa có sự phân biệt rõ ràng về sự khác nhau giữa phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn cho các DAĐT thông qua việc quảng bá sản phẩm tín dụng trên các trang tin điện tử của chính các TCTD. Qua đó giúp cho các TCTD ở Việt Nam quảng bá sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế hơn;
- Cơ quan quản lý là NHNNVN cũng chưa có sự phân biệt về phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn cho các DAĐT trong “Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng” và “Quy chế cấp tín dụng hợp vốn của các TCTD đối với khách hàng”. Qua đó, giúp cho NHNNVN có cơ sở để sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới;
- Cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA sẽ góp phần tạo ra được những nhân tố cơ bản cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia như: khai thác tài nguyên, tạo ra tư bản, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đổi mới tư duy và thể chế kinh tế, v.v;
- Phân tích được khả năng vận dụng phương thức TTDA của từng loại hình TCTD ở Việt Nam;
- Cho thấy được thực trạng vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam;
- Cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020;
- Chỉ ra được những điều kiện cần thiết cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay;
- Các giải pháp được trình bày một cách đồng bộ và bám sát với thực trạng về năng lực thẩm định và thực hiện TTDA tại các TCTD ở Việt Nam;
- Các kiến nghị là cần thiết và khả thi và phù hợp với thực trạng hệ thống pháp luật có liên quan của Việt Nam.
8. Những hạn chế của công trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận án cũng gặp phải những khó khăn nhất định, đó là việc cơ quan quản lý là NHNNVN cho đến nay vẫn chưa công bố số liệu thống kê chính thức về tình hình thực hiện các khoản TTDA tại Việt Nam. Bên cạnh đó, do các TCTD của Việt Nam chưa phân biệt được sự khác nhau giữa phương thức TTDA với các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT, nên họ cũng chưa có được số liệu thống kê chính thức về tình hình thực hiện các khoản TTDA do TCTD thực hiện. Chính vì những khó khăn này đã dẫn đến việc tác giả không có đủ cơ sở dữ liệu để thực hiện các phương pháp nghiên cứu định lượng. Đây là một hạn chế của kết quả nghiên cứu trong luận án của tác giả. Tuy nhiên, hạn chế này đã được khắc phục nhờ vào những số liệu thống kê của chính tác giả từ nhiều nguồn khác nhau để cho thấy được phần nào thực trạng hoạt động của chúng. Có thể khẳng định rằng, hạn chế này là hoàn toàn xuất phát từ nguyên nhân khách quan của nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới và không vì thế mà làm giảm đi tính thực tiễn cũng như những giá trị mà luận án đã đóng góp được.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, kết cấu luận án được cấu trúc thành 3 chương theo lối kết cấu truyền thống như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự cần thiết của việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA đối với tiến trình phát triển kinh tế của các quốc gia;
Chương 2: Thực trạng vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam;
Chương 3: Giải pháp vận dụng và mở rộng phương thức TTDA, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam.
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC CẤP TÍN DỤNG TRUYỀN THỐNG CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư
1.1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư
Một DAĐT có thể được hiểu theo quan điểm tĩnh hay động. Theo quan điểm “tĩnh”, DAĐT được hiểu là: “Sự hình tượng về một tình huống (một trạng thái) mà chúng ta muốn đạt tới” [6]. Các tình huống hay trạng thái trong khái niệm này còn được hiểu là các đối tượng mà một DAĐT muốn nhắm tới, chẳng hạn như: các công trình xây dựng hay máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, v.v. Tuy nhiên, khái niệm như vậy không thể cho ta biết được các yếu tố hay là các đặc trưng cơ bản của một dự án là gì. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu thêm một vài khái niệm khác về DAĐT theo quan điểm “động”.
WB, một định chế tài chính đa quốc gia rất nổi tiếng trong lĩnh vực tài trợ dự án ở khắp nơi trên thế giới đã nêu ra khái niệm về DAĐT như sau:
DAĐT là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định [71].
Theo quan điểm của chính phủ Việt Nam được nêu trong “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 thì DAĐT được hiểu là:
Một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhằm đạt được sự
tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định [16].
Từ hai khái niệm đã nêu trên cũng như là từ nhiều khái niệm khác về DAĐT cho thấy một DAĐT thường mang các đặc trưng cơ bản sau:
- Vốn đầu tư ban đầu. Để thực hiện dự án, trước hết các chủ đầu tư phải huy động được vốn đầu tư ban đầu, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Vốn đầu tư ban đầu này được sử dụng để trang trải các khoản chi phí đầu tư ban đầu bao gồm: chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chi phí xây dựng, lắp đặt thiết bị và VLĐ ban đầu cho dự án. Vốn đầu tư ban đầu bỏ ra có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau như: tiền, giấy tờ có giá, bất động sản, máy móc thiết bị, tài sản vô hình, v.v.;
- Các mục tiêu mà DAĐT có thể đạt được. Suy cho cùng thì các mục tiêu này bao gồm hai nhóm mục tiêu: (1) Mục tiêu gia tăng giá trị doanh nghiệp cho chủ đầu tư và/hoặc (2) Các lợi ích về mặt kinh tế và xã hội đóng góp quốc gia. Trong trường hợp cả hai nhóm mục tiêu này không cùng đạt được, các cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các công cụ cần thiết (như thuế, tiền sử dụng đất, trợ cấp, v.v) để cho hai mục tiêu này hoặc là: (1) cùng đạt được để dự án nhanh chóng được đưa vào thực hiện; hoặc (2) là không cùng đạt được để ngăn chặn nó ra đời;
- Phải xác định thời gian tiến hành từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc dự án. Khoảng thời gian này thường được gọi là chu trình dự án và nó được diễn ra qua các giai đoạn như sau: Nghiên cứu cơ hội đầu tư – Nghiên cứu tiền khả thi và/hoặc khả thi – Thực hiện dự án – Vận hành dự án – Kết thúc dự án.