Tính Cấp Thiết Và Ý Nghĩa Thực Tiễn, Khoa Học Của Đề Tài Nghiên Cứu


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH‌


STT

TÊN BẢNG, BIỂU, HÌNH

Trang

Bảng 1.1

Trường hợp dự án được ân hạn trả gốc

15

Bảng 1.2

Trường hợp dự án được ân hạn trả gốc và lãi

16

Bảng 1.3

Các điều khoản của một hợp đồng vay TTDA

40

Bảng 2.1

Số lượng TCTD vận dụng phương thức TTDA ở Việt Nam

89

Bảng 2.2

Tình hình mở rộng TTDA tại các TCTD ở Việt Nam

91

Bảng 2.3

Các ngành nghề được tài trợ

93

Bảng 2.4

Các phương thức TTDA được các TCTD thực hiện

95

Bảng 2.5

Loại hình DNDA được tài trợ

97

Bảng 2.6

Tổng vốn đầu tư của dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2

100

Bảng 2.7

Lộ trình tăng giá vé thu phí cầu Phú Mỹ

108

Bảng 2.8

Tình tình cấp tín dụng cho các DAĐT từ năm 2008 – 2012.

113

Bảng 2.9

Tỷ lệ giữa Tổng mức đầu tư các DAĐT được các TCTD ở Việt Nam cấp tín dụng theo phương thức TTDA so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ năm 2002 – 2012

116

Bảng 3.1

Lịch trả nợ

142

Bảng 3.2

Dự toán kết quả kinh doanh hàng năm của dự án

143

Bảng 3.3

Cân đối nguồn trả nợ hàng năm của dự án

143

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 3


STT

TÊN BẢNG, BIỂU, HÌNH

Trang

Bảng 3.4

Dự trù VLĐ hàng năm của dự án

144

Bảng 3.5

Dự toán dòng tiền hoạt động hàng năm của dự án

144

Bảng 3.6

Lịch vay và trả nợ vay hàng năm của dự án trường hợp ân hạn gốc

145

Bảng 3.7

Dự toán dòng tiền hoạt động trong trường hợp có ân hạn trả nợ gốc ở năm hoạt động thứ 1

145

Hình 1.1

Khung phân tích DAĐT

6

Hình 1.2

Mô hình CTTC hai bên

24

Hình 1.3

Mô hình CTTC ba bên

25

Hình 1.4

Sự khác nhau giữa phương thức TTDA và tài trợ truyền thống

32

Hình 1.5

Cấu trúc tài trợ TBV

37

Hình 1.6

Các chủ thể tham gia vào phương thức TTDA

38

Hình 1.7

Cấu trúc cho vay TTDA giai đoạn xây dựng

42

Hình 1.8

Cấu trúc thanh toán sản phẩm giai đoạn xây dựng

43

Hình 1.9

Cấu trúc thanh toán sản phẩm giai đoạn hoạt động

44

Hình 1.10

Cấu trúc BOT giai đoạn hợp đồng

45

Hình 1.11

Cấu trúc TTDA BOT giai đoạn xây dựng

46

Hình 1.12

Cấu trúc TTDA BOT giai đoạn tài trợ

46

Hình 1.13

Cấu trúc TTDA BOT giai đoạn hoạt động

47

Hình 1.14

Cấu trúc cho thuê giai đoạn hợp đồng

49


STT

TÊN BẢNG, BIỂU, HÌNH

Trang

Hình 1.15

Cấu trúc cho thuê giai đoạn cho thuê

49

Hình 1.16

Cấu trúc cho thuê giai đoạn xây dựng

50

Hình 1.17

Cấu trúc cho thuê giai đoạn hoạt động

50

Hình 1.18

Cấu trúc cho thuê giai đoạn cuối

51

Hình 1.19

Cấu trúc đồng tài trợ với WB

53

Hình 1.20

Cấu trúc đồng tài trợ với IFC giai đoạn cấu trúc dự án

54

Hình 1.21

Cấu trúc đồng tài trợ với IFC giai đoạn tài trợ

54

Hình 2.1

Cấu trúc dự án Phú Mỹ 2.2

104

Biểu đồ 2.1

Tình tình cấp tín dụng cho các DAĐT tại các TCTD ở Việt Nam từ 2008 – 2012

114

Biểu đồ 2.2

Tỷ lệ giữa Tổng mức đầu tư các DAĐT được các TCTD ở Việt Nam cấp tín dụng theo phương thức TTDA so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ năm 2002 – 2012

117


MỞ ĐẦU‌


1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn, khoa học của đề tài nghiên cứu

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2011đến năm 2020 tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI đã xác định phương hướng nhiệm vụ đến năm 2020 cơ bản đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, Đại hội XI của Đảng cũng đã nêu ra rất nhiều giải pháp mang tính đồng bộ. Trong đó có giải pháp huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước đưa vào đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước.

Để triển khai nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Hội nghị Trung ương lần thứ 4 của Đảng về kết cấu hạ tầng cũng đã phân tích tình hình và nguyên nhân, nêu rõ quan điểm và mục tiêu, cũng như định hướng phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ.

Bên cạnh đó, các bộ ngành và địa phương cũng đã xây dựng chiến lược phát triển CSHT trên phạm vi quốc gia và địa phương. Cụ thể là theo số liệu đưa ra tại hội nghị về mô hình đầu tư theo hình thức PPP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 20/4/2012 tại Hà Nội, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHT của Việt Nam từ nay đến năm 2020 khoảng 15 tỷ USD/năm.

Với vai trò quản lý và điều hành toàn bộ nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam cũng đã đề ra rất nhiều giải pháp để huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, thực hiện nhiều biện pháp để kêu gọi và khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư vào lĩnh vực CSHT kỹ thuật và xã hội. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến là việc ban hành “Quy chế đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT” cũng như là đang triển khai thí điểm mô hình PPP.

TTDA, một phương thức tài trợ phi truyền thống bên cạnh các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT như: cho vay theo


DAĐT, cho vay hợp vốn và cho thuê tài chính được xem là: (1) cuộc cách mạng trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD ở nhiều quốc gia trên thế giới; (2) giải pháp tối ưu trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực phát triển CSHT ở những nước đang phát triển; (3) góp phần thúc đẩy mô hình PPP phát triển; (4) giảm gánh nặng đầu tư công cho ngân sách nhà nước; và (5) góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia.

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, khái niệm TTDA vẫn còn khá mới mẻ cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Về phương diện lý luận, hiện nay ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về phương thức TTDA tại các TCTD. Mặt khác, ở góc độ thực tiễn, hiện các TCTD ở Việt Nam cũng chưa có sự phân biệt rõ ràng về sự khác nhau cơ bản giữa phương thức TTDA với các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT trong hoạt động tín dụng của họ.

Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Vận dụng và mở rộng phương thức TTDA, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam” sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực cả về phương diện lý luận lẫn giá trị thực tiễn.

Về phương diện lý luận, luận án sẽ làm rõ sự khác nhau cơ bản giữa phương thức TTDA với các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống quen thuộc cho các DAĐT đang được thực hiện tại các TCTD ở Việt Nam, để cho thấy rõ những ưu nhược điểm của từng phương thức cấp tín dụng, cũng như là những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa chúng. Bên cạnh đó, luận án cũng sẽ cho thấy một cách rõ ràng vai trò thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia thông qua những lợi ích mà phương thức tài trợ này này mang lại.

Về phương diện thực tiễn, luận án góp phần làm rõ thực trạng vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD của Việt Nam, cũng như là những đóng góp còn khiêm tốn của phương thức tài trợ này đối với quá trình

xxi


tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất gói giải pháp hữu ích và cần thiết đối với các TCTD ở Việt Nam, để làm cơ sở cho việc vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ phi truyền thống này tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, để giúp các TCTD ở Việt Nam vận dụng và mở rộng được phương thức TTDA trong thời gian tới, luận án cũng đề xuất nhiều kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm Quốc Hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Những kiến nghị này, một mặt giúp các TCTD vận dụng và mở rộng được phương thức TTDA ở Việt Nam, mặt khác, cũng tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi cần thiết cho việc phát triển mô hình PPP tại Việt Nam trong thời gian tới.

Xuất phát từ những lý do trên đây, tác giả quyết định chọn đề tài: “Vận dụng và mở rộng phương thức TTDA, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam” cho luận án nghiên cứu sinh của mình.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Theo tác giả được biết thì cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào cả trong và ngoài nước về việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD, góp phần đẩy nhanh tiến trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia. Hầu hết các sách về TTDA được xuất bản trong gần hai thập kỷ qua của nhiều tác giả trên thế giới có thể chia thành các phương pháp tiếp cận như sau:

- Về thủ tục, chẳng hạn như quyển TTDA của Pahwa (1991) viết về chính sách, quy định và các thủ tục;

- Nghiên cứu tình huống, chẳng hạn quyển sách về TTDA của Lang (1998) và TTDA hiện đại: một quyển sách điển cứu của Esty (2004);

- Về tài trợ, chẳng hạn như TTDA của Finnerty (1996) và của Nevitt và Fabozzi (2000);


- Luật pháp, chẳng hạn như Luật và kinh doanh về TTDA quốc tế của Hoffman (2001);

- Tổng hợp về tài trợ, kỹ thuật, kinh tế, môi trường và luật pháp, chẳng hạn như sách về Tài trợ các dự án lớn của Khan và Parra (2003);

- Các bài báo phân tích mang tính hàn lâm trên các tạp chí học thuật, chẳng hạn như Shah và thakor (1997), Chemmanur và John (1996).

Ở Việt Nam, phương thức TTDA đã từng được Quỹ phát triển quốc gia trước năm 1975 nghiên cứu và xuất bản vào năm 1972 thành 2 tập sách có tựa đề “Phương thức nghiên cứu và tài trợ DAĐT”. Nội dung 2 tập sách này chủ yếu hướng dẫn các nhà đầu tư nghiên cứu soạn thảo DAĐT ở các phương diện bao gồm: thị trường, kỹ thuật công nghệ, tổ chức sản xuất, phân tích tài chính, lợi ích kinh tế - xã hội (tập 1) và phương thức TTDA (tập 2) bao gồm việc hướng dẫn lập kế hoạch tài trợ và các định chế tài chính TTDA trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kể từ sau năm 1975, phương thức TTDA không còn được nhắc đến trong hoạt động của các TCTD cũng như trong các chương trình giảng dạy bậc đại học ở Việt Nam.

Mãi đến năm 1995 khi chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ thì phương thức TTDA mới bắt đầu được đưa vào giảng dạy trong học phần tài chính phát triển. Kể từ thời điểm đó đến nay, ở Việt Nam cũng đã có một vài bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học trong nước như bài viết của tác giả Nguyễn Thu Hiền đăng trên Tạp chí phát triển kinh tế số 125 (2001) với tiêu đề: “Phương thức TTDA, Lối ra cho tư nhân hoá CSHT và tiện ích công cộng” và bài viết của tác giả Phạm Anh Dũng với tiêu đề: “TTDA sự cần thiết đối với doanh nghiệp Việt Nam” đăng trên Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 1 (2004), v.v.

Theo tác giả Nguyễn Thu Hiền thì “Phương thức tài trợ truyền thống có nhiều mặt hạn chế. Trong đó tiêu biểu là nó không cho phép các doanh nghiệp có năng lực tài chính hạn chế tiếp tục vay trên thực lực tài chính của mình (thông qua sự ràng buộc tỷ lệ nợ), ngoài ra quá khứ tín dụng của doanh


nghiệp là một yếu tố được nhà tài trợ xem xét một cách nghiêm khắc… Phương thức TTDA như là một cuộc cách mạng cho tín dụng khi nó khắc phục được các nhược điểm của phương thức tín dụng truyền thống. Lúc này, chính năng lực tài chính của dự án, tài sản của dự án, dòng tiền thu của dự án chứ không phải là năng lực tài chính của chủ đầu tư là yếu tố xem xét cấp tín dụng. Trong trường hợp dự án phá sản, khoản vay sẽ được thu hồi từ chính dự án cho đến đồng tài sản cuối cùng của dự án, trách nhiệm của chủ đầu tư (trách nhiệm hữu hạn khi tham gia vào dự án) tuy nhiên lại không bị truy cứu cho phần tài sản vượt quá lượng vốn đầu tư mà chủ đầu tư góp vào dự án… Tại Việt Nam, phương thức TTDA chưa thực sự được sử dụng rộng rãi”.

Cũng tương tự như bài viết của tác giả Nguyễn Thu Hiền, bài viết của tác giả Phạm Anh Dũng cũng tập trung làm rõ sự khác nhau giữa phương thức TTDA và phương thức cho vay theo DAĐT, đồng thời cho thấy sự cần thiết của việc vận dụng phương thức tài trợ này đối với các doanh nghiệp và các TCTD ở Việt Nam.

Nhìn chung thì những bài viết này chỉ mới dừng lại ở việc làm rõ sự khác nhau giữa phương thức TTDA với phương thức cho vay theo DAĐT và cho thấy rằng, phương thức TTDA còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

Trong lĩnh vực nghiên cứu, đề tài về lĩnh vực TTDA hầu như chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Vào năm 2005, tác giả của luận án này cũng đã bảo vệ thành công luận văn cao học của mình tại Đại học Kinh tế TPHCM với đề tài: “Vận dụng phương thức TTDA mở rộng tín dụng trung dài hạn trong điều kiện Việt Nam hiện nay”. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu của tác giả vào năm đó cũng chỉ mới dừng lại ở việc làm rõ sự khác nhau giữa phương thức TTDA với các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn cho các DAĐT, qua đó đề xuất các giải pháp phù hợp với bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam. Luận án này là sự kế thừa và tiếp nối những kết quả đã đạt được trong luận văn thạc sĩ trước đây của tác giả, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp mang tính toàn diện và đồng bộ hơn, phù hợp với bối cảnh hiện tại của Việt Nam đã có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022