Ngoài ra, các phương pháp chứng từ, tài khoản,… cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.Kết quả nghiên cứu còn dựa trên cuộc phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý, bộ phận có liên quan và minh họa số liệu thực tế lấy từ Công ty.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về những vấn đề lý luận và ứng dụng phương pháp ABC vào thực tiễn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lương Thực Hiếu Nhân. Đồng thời, tiến tới nghiên cứu đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác tính giá tại Công ty.
1.4.2. Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: 06/02/2017 – 05/05/2017.
- Số liệu sử dụng trong đề tài: Tháng 12/2016.
1.4.3. Phạm vi không gian
Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động ABC vào điều kiện thực tế tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lương Thực Hiếu Nhân.
1.5. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan.
Chương 2:Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên cơ sở hoạt động (ABC).
Chương 3:Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và vận dụng phương pháp tính giá ABC tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lương Thực Hiếu Nhân.
Chương 4: So sánh và nhận xét phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp tính giá ABC tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lương Thực Hiếu Nhân.
Chương 5: Kết luận - kiến nghị.
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC)
(Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo QĐ48/2006/QĐ-BTC)
2.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh các DN phải bỏ ra các chi phí về vật chất (vật tư, máy móc…), hao phí về sức lao động. Những hao phí này luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh gọi là chi phí sản xuất. Vậy chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật chất và các hao phí cần thiết khác mà DN đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
Chi phí sản xuất được hình thành do có sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào sản phẩm sản xuất ra và được biểu hiện trên hai mặt:
-Về mặt định tính: Đó là bản thân các yếu tố vật chất phát sinh và tiêu hao tạo nên quá trình sản xuất để đạt được mục đích tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
-Về mặt định lượng: Đó là mức tiêu hao cụ thể của các yếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất và được biểu hiện qua thước đo phù hợp, mà thước đo tổng quát là tiền tệ.
Cả hai mặt định tính và định lượng của chi phí sản xuất chịu sự chi phối thường xuyên của quá trình tái sản xuất và đặc điểm sản xuất sản phẩmcủa DN.
2.1.1.2. Khái niệm giá thành sản phẩm
Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: Một mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà DN bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chỉ ra cho sản xuất và phải bù đắp đầy đủ để tái sản xuất tiếp theo.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý của các DN và của nền kinh tế. Giá thành sản phẩm trong các DN có các chức năng cơ bản như: Chức năng thước đo bù đắp chi phí, chức năng lập giá, chức năng đòn bẩy kinh tế.
2.1.1.3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, nó là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình.
-Đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà DN đã chi ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.
-Đều gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của DN.
Tuy vậy chúng vẫn có sự khác nhau trên các phương diện sau:
- Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí chi sản xuất sản phẩm, chi phí cho quản lý DN và tiêu thụ sản phẩm. Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí sản xuất ra sản phẩm (chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không cần biết nó thuộc loại sản phẩm nào, hoàn thành hay chưa hoàn thành. Còn giá thành sản phẩm luôn luôn gắn liền với một khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành nhất định.
- Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau:
= | CPSX dở dang đầu kỳ | + | CPSX phát sinh trong kỳ | - | CPSX dở dang cuối kỳ |
Có thể bạn quan tâm!
- Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động ABC tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lương Thực Hiếu Nhân - 1
- Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động ABC tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lương Thực Hiếu Nhân - 2
- Đối Tượng Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm
- Ưu – Nhược Điểm Và Điều Kiện Vận Dụng Mô Hình Abc
- Đặc Điểm Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá thành là cơ sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự tiết kiệm hoặc lãng phí của DN về chi phí sản xuất có ảnh hưởng
trực tiếp đến giá thành thấp hoặc cao từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của DN. Do đó tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế. Nó giúp cho DN cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường.
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí
CPSX phát sinh có cùng nội dung kinh tế được sắp chung vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và sử dụng vào mục đích gì. Hiện nay, chi phí được chia thành:
- Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ.
- Chi phí nhân công: Là tiền lương chính, phụ; các khoản trích theo lương và các khoản phải trả khác cho người lao động thuộc bộ phận sản xuất trong kỳ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị hao mòn của TSCĐ chuyển dịch vào chi phí sản xuất trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản tiền điện, tiền nước, điện thoại, thuê mặt bằng,…
- Chi phí bằng tiền khác: Là những chi phí sản xuất khác chưa được phản ảnh trong các chi phí trên những đã chi bằng tiền.
Phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí
CPSX được chia ra thành những khoản mục nhất định, có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Hiện nay, chi phí được phân thành:
- CPNVLTT: Là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể vật chất của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, vải,… và nguyên vật liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm. CPNVLTT được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí.
- CPNCTT: Là tiền lương chính, phụ; các khoản trích theo lương và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất. CPNCTT được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí.
- CPSXC: Là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể CPNVLTT và CPNCTT. CPSXC bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa chữa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng,…
Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí và được hạch toán vào đối tượng có liên quan. Thông thường chi phí trực tiếp là những chi phí đơn nhất cấu tạo bởi một số yếu tố như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương,… Chi phí trực tiếp thường được đo lường, ghi nhận chính xác cho từng đối tượng nên không tạo nên sự sai lệch về chi phí này khi tính giá thành sản phẩm.
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do đó nó được phân bổ vào các đối tượng có liên quan theo tiêu thức nhất định. Chi phí gián tiếp thường là những chi phí tổng hợp của nhiều chi phí đơn nhất. Chi phí gián tiếp rất khó đo lường, ghi nhận chính xác cho từng đối tượng vì vậy chi phí gián tiếp thường tạo nên sự khác biệt giữa thực tế phát sinh và mức phân bổ chi phí gián tiếp vào giá thành do sử dụng những tiêu thức, phương pháp phân bổ khác nhau.
Phân loại theo cách ứng xử của chi phí
Cách phân loại này căn cứ vào sự thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động kinh doanh để phân loại, chi phí được chia làm 3 loại:
- Biến phí: Là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Thông thường biến phí của một đơn vị hoạt động không đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động kinh doanh.
- Định phí: Là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi hoặc rất ít thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong một phạm vi phù hợp.
- Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của biến phí.
Các tiêu thức phân loại chi phí khác
Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với mức độ kiểm soát của nhà quản trị, chi phí được chia thành: Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.
- Chi phí kiểm soát được: Là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi quyền của các nhà quản trị đối với các khoản chi phí đó.
- Chi phí không kiểm soát được: Là các khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi kiểm soát của các cấp quản trị DN.
Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các quyết định kinh doanh, chi phí chia thành: Chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch, chi phí chìm.
- Chi phí cơ hội: Là lợi ích tiềm tàng bị mất đi do chọn phương án (hoặc hành động) này thay vì chọn phương án (hoặc hành động) khác. Chi phí cơ hội không thể hiện trên bất cứ sổ sách kế toán nào nhưng lại là cơ sở rất cần thiết để lựa chọn phương án kinh doanh.
- Chi phí chênh lệch: Là những chi phí có ở phương án này nhưng chỉ có một phần hoặc không có ở phương án khác. Đây là một khái niệm rộng về chi phí dùng để nhận thức, so sánh chi phí lựa chọn các phương án kinh doanh.
- Chi phí chìm: Là loại chi phí mà DN sẽ phải gánh chịu, bất kể đã lựa chọn phương án hoặc hành động nào. Chi phí chìm được xem như là khoản chi phí không thể tránh được cho dù người quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phương án nào. Vì vậy, chi phí chìm là loại chi phí không thích hợp cho việc xem xét, ra quyết định của người quản lý.
2.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Phân loại giá thành theo thời điểm
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: Làgiá thành tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch.
Giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức có mối quan hệ với nhau:
Giá thành kế hoạch = Giá thành
định mức
x Tổng sản phẩm theo
kế hoạch
- Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt được.
Phân loại giá thành theo nội dung kinh tế cấu thành giá thành
Giá thành sản xuất là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Giá thành sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí:
- CPNVLTT.
-CPNCTT.
- CPSXC.
2.1.2.3. Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,…) hoặc ở các đơn vị kinh doanh dịch vụ (vận tải, bưu điện, du lịch, khách sạn…), gia công chế biến hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.
- Chi phí sản xuất kinh doanh, hạch toán trên tài khoản 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trường,…), theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm: theo từng loại dịch vụ, theo từng công đoạn dịch vụ.
- Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên tài khoản 154. Để việc theo dòi được dễ dàng Công ty chia tài khoản 154 thành:
+ 1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp.
+ 1543 – Chi phí sản xuất chung.
Kết cấu tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Bên có | |
- Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ. | - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán. - Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng. - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. - Trị giá nguyên vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho. - Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. |
Số dư bên nợ Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ |