Ưu – Nhược Điểm Và Điều Kiện Vận Dụng Mô Hình Abc

2.2.5. Ưu – nhược điểm và điều kiện vận dụng mô hình ABC

2.2.5.1. Ưu điểm

Để có một cái nhìn toàn diện hơn về phương pháp ABC phải xét đến những ưu điểm của phương pháp ABC:

- Phương pháp ABC sử dụng một hệ thống các tiêu thức phân bổ được xây dựng trên cơ sở phân tích chi tiết mối quan hệ nhân quả giữa chi phí phát sinh cho từng hoạt động và mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Theo đó, ABC sẽ giúp các nhà quản lý tránh được những quyết định sai lầm do sử dụng thông tin không chính xác về giá thành.

- Khả năng quản lý chi phí của phương pháp ABC được đánh giá là tốt hơn so với phương pháp TCA.

- Phương pháp ABC tập trung đa chiều vào chi phí, điều này có thể thấy rò ràng ở chi phí chung. Hầu hết hệ thống ABC cung cấp một báo cáo toàn diện, dễ hiểu về những cấu trúc chi phí, mà hệ thống TCA không thể cung cấp được.

- Quản lý các hoạt động sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc lại chuỗi giá trị với chi phí thấp nhất.

- Khả năng sinh lợi từ khách hàng được xem là một sự mở rộng hợp lý của phương pháp ABC, thông qua việc cung cấp những triển vọng khác nhau về lợi nhuận khi mà lợi nhuận thực sự mang lại từ khách hàng chứ không phải từ sản phẩm.

- Sự vận dụng hệ thống ABC yêu cầu cần phải có một sự hiểu biết thấu đáo về cấu trúc chi phí của một tổ chức, mà thiết lập mô hình chi phí (cost modelling) và chi phí mục tiêu (target costing) có thể thực hiện mà không có một yếu tố bất thường nào xảy ra.

- Một số quy trình quản lý như: quản lý chất lượng, quản lý thời gian và quản lý năng lực sản xuất được thực hiện một cách dễ dàng hơn bởi một hệ thống ABC.

- Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh có thể chuyển đổi từ quản lý theo chức năng sang quản lý theo quy trình, mà sẽ phản ánh tốt hơn về chức năng thực sự của tổ chức.

- Cơ sở phân bổ (cost driver) dựa trên những thủ tục rất chi tiết và hợp lý nên đảm bảo mức độ tin cậy rất cao vào chi phí.

- Thuận lợi quan trọng nhất của hệ thống ABC là sự hấp dẫn của nó với hệ thống xác định chi phí tiến bộ, phản ảnh một cách riêng biệt, duy nhất và tính

logic của các quy trình sản xuất kinh doanh. Nhiều hệthống ABC không được khai thác bởi kế toán mà do bởi những kỹ sư, nhân viên marketing, người quản lý hàng tồn kho...

- Đối với những nhà máy sản xuất sản phẩm với sản lượng biến động, phương pháp ABC sẽ tính được sự khác biệt về chi phí đối với các dây chuyền sản xuất khác nhau trong 2 trường hợp sản lượng thấp và sản lượng cao, trong khi đó phương pháp TCA sẽ cào bằng chi phí trong trường hợp này.

2.2.5.2. Nhược điểm

- Hệ thống ABC chắc chắn là phức tạp hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. Đặc biệt, điểm hạn chế nhất của việc áp dụng mô hình này là khối lượng công việc kế toán rất lớn và khá phức tạp.Để có thể cung cấp chi tiết về cấu trúc chi phí đòi hỏi một khối lượng công việc phân tích rất lớn được thực hiện. Kế hoạch phải được thiết lập một cách kỹ lưỡng và chu đáo, quy trình quản lý chi phí tỉ mỉ hơn sẽ gia tăng yếu tố đầu vào (tăng chi phí).

- Khi áp dụng phương pháp ABC, vẫn có nhiều trường hợp không thể phân bổ chi phí sản xuất chung chính xác, bởi vì nguyên nhân gây ra chi phí không thể tìm thấy hoặc rất khó để xác định, hoặc việc xác định chính xác đòi hỏi chi phí thu thập thông tin quá lớn.

- Phương pháp ABC đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp.

- Một hệ thống kế toán phức tạp hơn rất nhiều được triển khai trong khi tổ chức không có đủ nhân sự hoặc chuyên gia để quản lý, điều này dễ dàng dẫn đến sự thiếu tin tưởng vào hệ thống do bởi các thông tin thiếu tin cậy.

- Việc vận dụng phương pháp ABC đòi hỏi phương pháp tổ chức sản xuất của doanh nghiệp cũng phải đạt tới trình độ quản lý theo hoạt động.

2.2.5.3. Điều kiện vận dụng mô hình ABC

- Sản phẩm, dịch vụ được sản xuất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, phức tạp về kỹ thuật. Quy trình thực hiện sản phẩm dịch vụ trải qua nhiều công đoạn, nhiều hoạt động.

- Các sản phẩm phức tạp, khó sản xuất, được báo cáo có lợi nhuận cao, trong khi các sản phẩm đơn giản được xem là có lợi nhuận thấp hoặc bị lỗ.

- Doanh nghiệp chỉ sử dụng 1 hoặc 2 tiêu thức để phân bổ chi phí gián tiếp.

- Vài sản phẩm được báo cáo là có lợi nhuận cao trong khi không được cung ứng bởi nhà cung cấp khác.

- Chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành và tăng liên tục theo thời gian.

- Hầu hết chi phí gián tiếp được xác định như chi phí cấp đơn vị.

- Giá thành theo phương pháp truyền thống cung cấp không đủ độ tin cậy trong việc định giá sản phẩm, dịch vụ.

2.2.6. So sánh phương pháp ABC với phương pháp kế toán chi phí truyền thống (Traditional Costing Accounting - TCA)

Điểm giống nhau:

- Cả hai phương pháp tính giá đều trải qua hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất liên quan đến việc tập hợp chi phí đầu vào vào các trung tâm chi phí, giai đoạn thứ hai là phân bổ chi phí cho từng sản phẩm.

- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu: Được tập hợp trực tiếp vào đối tượng tính giá thành.

- Chi phí nhân công: Tiêu thức phân bổ chi phí gắn liền với số lượng sản xuất, hoặc kết hợp với định mức thời gian sản xuất sản phẩm.

- Có cùng đối tượng tính giá thành.

Điểm khác nhau:

Phương pháp tính giá truyền thống

Phương pháp tính giá ABC

Đối tượng tập hợp chi phí

Chi phí được tập hợp theo công việc, nhóm sản phẩm hay nơi phát sinh chi phí: phân xưởng, đội sản xuất…

Tập hợp dựa trên hoạt động.

Nguồn sinh phí

Có nhiều nguồn sinh phí đối tượng tập hợp chi phí.

- Nguồn sinh phí xác định rò ràng.

- Thường có một nguồn sinh phí cho mỗi hoạt động.

Tiêu thức phân bổ

Dựa vào một trong các tiêu thức phân bổ sau: Dựa trên sản lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc chi phí tiền lương của lao động trực tiếp đối với chi phí sản xuất chung, giờ máy…

- Dựa trên nhiều tiêu thức phân bổ.

- Tiêu thức lựa chọn là nguồn sinh phí ở mỗi hoạt động.

Tính chính xác và hợp lý

Giá thành được tính quá cao hoặc quá thấp.

Giá thành được tính với độ chính xác cao, do đó độ tin cậy trong việc ra quyết định lớn.

Kiểm soát chi phí

Kiểm soát trên cơ sở trung tâm chi phí: Phân xưởng, phòng ban đơn vị.

Kiểm soát chặt chẽ hơn theo từng hoạt động,cho phép những ưu tiên trong quản trị chi phí.

Chi phí kế toán và thực hiện

Đơn giản, ít tốn kém để thực hiện và duy trì hệ thống này.

Khá phức tạp, chi phí tương đối cao để thực hiện và duy trì hệ hống này.

Cung cấp

thông tin cho quản trị

Chỉ cung cấp thông tin về mức chi phí.

Cung cấp thông tin về quá trình và nguyên nhân phát sinh chi phí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động ABC tại Công ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lương Thực Hiếu Nhân - 5

Nội dung

2.2.7. Phương pháp tính giá ABC với việc quản trị dựa trên hoạt động (Activity Based Management – ABM)

Quản trị dựa trên hoạt động (ABM) được định nghĩa bởi CAM – I (Consortium for Advanced Management International) như sau: “Đó là một quy tắc tập trung vào việc quản trị các hoạt động để cải thiện các giá trị nhận được bởi khách hàng và lợi nhuận nhận được từ việc cung cấp các giá trị đó”. Hai thuật ngữ ABC và ABM không nên được dùng để thay thế cho nhau, đó là hai thuật ngữ riêng biệt. ABC chỉ là một công cụ để xác định chi phí của các hoạt động và các sản phẩm mà các hoạt động đó tạo ra. Trong khi đó, ABM là một triết lý quản trị tập trung vào việc lập kế hoạch, điều hành, đo lường các hoạt động và giúp Công ty tồn tại trong một thế giới kinh doanh đầy sự cạnh tranh. ABM sử dụng thông tin có được từ hệ thống ABC để giảm thiểu hoặc loại trừ các hoạt động không làm gia tăng giá trị, và kết quả là cải tiến toàn bộ quá trình. Mối quan hệ giữa ABC và ABM được trình bày theo sơ đồ 2.3. như sau:



Nguồn hoạt động

Quan điểm của ABM

Quan điểm của ABC


Tài nguyên


Các hoạt động


Cắt giảm chi phí


Hoàn thiện quá trình sản xuất

Đo lường hoạt động

Loại bỏ lãng phí


Nâng cao chất lượng

Benchmark



Đối tượng tính giá

- Tính giá sản phẩm.

- Tính giá mục tiêu.

Ra quyết định


Sơ đồ 2.4. Mối quan hệ giữa ABC và ABM

Các thông tin từ hệ thống ABC chỉ ra các hoạt động có khả năng cắt giảm chi phí cao nhất. Sau khi xác định được các hoạt động mục tiêu, nhà quản trị nên xác định các hoạt động tốn nhiều chi phí là do vấn đề về tính hiệu quả hay tính hữu hiệu gây ra, hay cả hai? Để giảm bớt chi phí, tính hữu hiệu phải luôn luôn được nhấn mạnh hơn tính hiệu quả. Nếu một công việc là một hoạt động không tăng giá trị thì nó không nên được vận hành dù cho nó vẫn đang vận hành hiệu quả. Nhà quản trị trước tiên phải cân nhắc có cần thiết tiến hành một hoạt động nào đó

hay không. Chỉ khi nhà điều hành cho rằng hoạt động đó là không thể loại trừ thì việc gia tăng hiệu quả mới được tính đến.

Nhà quản trị phải luôn thận trọng trong việc sử dụng các thông tin có được từ hệ thống ABC bởi vì việc sử dụng nguồn thông tin này một cách không hợp lý có thể làm cho hệ thống vận hành không tối ưu. Nhà quản trị không nên tối ưu hóa từng bộ phận, bởi vì tối ưu hóa từng bộ phận nghĩa là làm cho toàn hệ thống không được tối ưu. Việc cắt giảm chi phí của một quá trình này có thể làm tăng chi phí của một quá trình khác. Đây là điểm mà hệ thống ABM bị phê bình bởi vì nhà quản lý sử dụng các thông tin từ hệ thống ABC để cải tiến quá trình mà không cân nhắc đến các hậu quả tiêu cực khác như sự ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Xác định được chính xác giá thành sản phẩm dựa vào phương pháp ABC giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp:

- Đưa ra các quyết định về cơ cấu sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

- Triển khai các biện pháp giảm thiểu chi phí và cải tiến quy trình sản xuất.

- Có thể xác định được sản phẩm, dịch vụ nào cần được tiến hành các phương pháp cải thiện chi phí.

- Phân tích tốt hơn thị trường nào cần tập trung phát triển, đối tượng khách hàng nào cần hướng tới để có chính sách thay đổi về giá hoặc cung cấp dịch vụ.

2.2.8. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phương pháp ABC tại Việt Nam

2.2.8.1. Những thuận lợi

- Hầu hết hệ thống ABC cung cấp một báo cáo toàn diện, dễ hiểu về những cấu trúc chi phí.

- Quản lý các hoạt động sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc lại chuỗi giá trị với chi phí thấp nhất.

- Một số quy trình quản lý như: Quản lý chất lượng, quản lý thời gian và quản lý năng lực sản xuất được thực hiện một cách dễ dàng hơn bởi một hệ thống ABC.

- Cơ sở phân bổ (cost driver) dựa trên những thủ tục rất chi tiết và hợp lý nên đảm bảo mức độ tin cậy rất cao vào chi phí.

- Thuận lợi quan trọng nhất của hệ thống ABC là sự hấp dẫn của nó với hệ thống xác định chi phí tiến bộ, phản ảnh một cách riêng biệt, duy nhất và tính logic của các quy trình sản xuất kinh doanh.

2.2.8.2. Những khó khăn

- Cơ sở lý luận về phương pháp ABC chưa được nhiều người biết đến, các tài liệu liên quan đến phương pháp này nếu muốn tìm hiểumột cách đầy đủ phải đọc các tài liệu tiếng nước ngoài. Do vậy gây khó khăn cho việc nghiên cứu, tìm hiểu của các doanh nghiệp.

- Các quy định của báo cáo tài chính về phản ánh báo cáo chi phí theo phương pháp ABC cũng như các thông tư hướng dẫn khác chưa có.

- Tâm lý của người Việt Nam nói chung là khó thay đổi với thói quen nên vẫn muốn theo phương pháp cũ, chưa mạnh dạng trong việc áp dụng phương pháp mới.

- Hệ thống ABC chắc chắn là phức tạp hơn nhiều so với phương pháp truyền thống.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ABC TẠI CÔNG TY TNHH MTVKINH DOANH CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC HIẾU NHÂN

3.1. Giới thiệu khái quát về Công Ty TNHH MTV Kinh Doanh Chế Biến Lương Thực Hiếu Nhân

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công Ty TNHH Một Thành Viên Kinh Doanh Chế Biến Lương Thực Hiếu Nhân được thành lập vào ngày 01/11/2010 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư và Phát Triển cấp. Công ty thành lập dưới hình thức là một Công ty TNHH, là một đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Tên tiếng anh: CTY TNHH MTV KD CBLT HIẾU NHÂN.

MST: 1801167281 đăng ký và quản lý bởi Chi cục Thuế Huyện Cờ Đỏ. Số điện thoại: 0939.321.567

Địa chỉ: Ấp Thạnh Hưng 1 – Xã Trung Hưng - Huyện Cờ Đỏ - TP Cần Thơ

Ngành nghề kinh doanh: Xay xát, gia công, mua bán gạo, tấm, cám,… Trong đó buôn bán gạo là ngành nghề kinh doanh chính.

Loại thuế phải nộp: Giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, môn bài. Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng.

Giai đoạn mới thành lập Công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc quản lý và kinh doanh. Công ty phải đến từng hộ nông dân, cánh đồng mẫu trong địa phương để thu mua lúa. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức còn lỏng lẽo; nhân viên ít, thiếu kinh nghiệm; số lượng phương tiện vận chuyển ít, thiết bị máy móc còn hạn chế buộc phải thuê ngoài gia công nên chi phí cao dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Sau một thời gian không ngừng nổ lực, Công ty từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý, tuyển dụng thêm nhân sự, xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang, đầu tư hệ thốngdây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Công ty luôn chú trọng đến chất lượng những loại sản phẩm được sản xuất ra đảm bảo sạch không lẫn tạp chất, độ ẩm đúng theo tỷ lệ quy định, đúng quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty bắt đầu mở rộng thị trường sang các tỉnh thành lân cận nhằm đa dạng chủng loại, chất lượng sản phẩm và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp, Công ty hơn. Sau gần 7 năm xây dựng và phát triển, Công ty ngày càng lớn mạnh về quy mô cũng như chiều sâu, đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh chế biến lương thực và luôn được các đơn vị đối tác đánh giá tốt về chất lượng cũng như giá cả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022