Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang Hình 1.1 Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp và Hộ gia đình trên thị trường 17

Hình 1.2 Cân bằng cung - cầu yếu tố sản xuất 25


Hình 1.3 Giá cả cân bằng 26


Hình 1.4 Đường cong Lorenz của hai vùng 77


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

MỞ ĐẦU


Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam - 2

1. Tính cấp thiết của luận án


Ngày nay, nước ta đã chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong giai đoạn này, dường như hệ thống xã hội cũ gắn với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung vẫn song song tồn tại. Trong đó, còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thiện hệ thống phân phối sao cho phù hợp với mô hình kinh tế thị trường mới.

Trong nền kinh tế thị trường, công cụ để thực hiện phân phối thu nhập là cung cầu và giá cả hàng hoá, dịch vụ trên các thị trường. Các doanh nghiệp chấp nhận cạnh tranh của kinh tế thị trường, chấp nhận sức lao động là hàng hoá và chấp nhận thực hiện phân phối thu nhập chưa công bằng theo các quy luật của kinh tế thị trường. Song trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước với quyền điều hành nền kinh tế của mình có thể có các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp nhằm hạn chế mức độ chênh lệch về thu nhập và sự bóc lột lao động nhằm đảm bảo và duy trì trong công bằng 3 loại lợi ích của 3 chủ thể: người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước.

Đã có nhiều nghiên cứu về đề tài phân phối thu nhập. Chẳng hạn, ở nước ngoài, các tác giả D. Acemoglu và J. Ventura trường Đại học công nghệ Massachusetts Mỹ, nghiên cứu bức tranh phân phối thu nhập của thế giới cho thấy có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các nước. Ví dụ, các nước như Hoa Kỳ hay Canada giàu gấp hơn 30 lần so với các nước như Mali hay Uganda. Mặc dù đã có những phát triển diệu kỳ nhưng phân phối thu nhập của thế giới tương đối ổn định từ năm 1960, độ chênh lệch thu nhập không thay đổi nhiều trong thời gian qua [58].


Ximing Wu và Jeffrey M. Perloff, trường Đại học California, Berkeley nghiên cứu “Phân phối thu nhập của Trung Quốc thời kỳ 1985 – 2001” cho biết, cùng với sự tăng trưởng kinh tế gây ấn tượng bất bình đẳng về thu nhập của Trung Quốc cũng tăng lên do bất bình đẳng trong các khu vực thành thị và nông thôn tăng lên và khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn rộng ra [64].

Hafiz A. Pasha và T. Palanivel (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc) nghiên cứu “Chính sách và tăng trưởng vì người nghèo, kinh nghiệm Châu Á”, đã tập hợp một cách có hệ thống số liệu sẵn có của các nước Châu Á,sau đó phân tích quan hệ giữa tăng trưởng và nghèo đói trong một khoảng thời gian dài. Nghiên cứu này đưa ra một số khuyến nghị về chính sách tài khóa có lợi cho người nghèo, hiệu quả của đầu tư công, phát triển khu vực tư nhân bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải cách hành chính nhằm đạt được tăng trưởng nhanh, bền vững và có lợi cho người nghèo, giúp người nghèo tham gia mạnh mẽ hơn vào quá trình phát triển [17].

Ở trong nước, các tác giả John Weeks, Nguyễn Thắng, Rathin Roy và Joseph Lim (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc) trong Báo cáo “Kinh tế vĩ mô của giảm nghèo: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam, tìm kiếm bình đẳng trong tăng trưởng” nghiên cứu các chính sách vĩ mô có thể dẫn tới mô hình tăng trưởng “vì người nghèo”, với ý nghĩa cụ thể là lợi ích của tăng trưởng được phân phối đều hơn trước kia (tức là giảm bất bình đẳng trong thu nhập). Thông điệp chính của báo cáo này là chính sự gia tăng bất bình đẳng ở Việt Nam là trở ngại lớn nhất cho tiến trình xoá đói giảm nghèo bền vững, và có lẽ cũng kìm hãm sự ổn định chính trị - xã hội [20].

Các nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phân phối thu nhập, thu nhập của dân cư và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Hoặc trong cuốn “Phân phối thu nhập trong nền kinh tế


thị trường: Lý luận, thực tiễn, vận dụng ở Việt Nam” PTS. Mai Ngọc Cương và Đỗ Đức Bình (Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái bình Dương) đã nghiên cứu những vấn đề chung về phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường và phân phối thu nhập ở Việt Nam. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn đề về tiền lương, lợi nhuận và địa tô ở Việt Nam những năm đầu đổi mới (1989 - 1993) [10].

Mới đây (2003), Tiến sỹ Nguyễn Công Nhự cùng tập thể tác giả của Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà nội đã nghiên cứu “‰Vấn đề phân phối thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam”Š, phân tích thực trạng, nêu ra một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện việc phân phối thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Song, nghiên cứu này chưa có điều kiện đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập và phân phối thu nhập của các doanh nghiệp, cũng như những biến động của chúng theo thời gian [36]. Luận án “Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam”, ngoài việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phân phối thu nhập, sẽ sử dụng một số phương pháp thống kê (truyền thống và hiện đại) để phân tích các mối quan hệ và các nhân tố ảnh hưởng đến phân phối thu nhập của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây. Luận án đã hệ thống hoá lý luận về phân phối thu nhập, chỉ ra hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp thống kê để mô tả, phân tích vấn đề thu nhập và phân phối thu nhập trong doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích số liệu từ mẫu điều tra (2001-2003) của Tổng cục Thống kê và mẫu điều tra (2005) của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội luận án cho thấy tình hình phân phối thu nhập của các doanh nghiệp công nghiệp theo loại hình kinh tế và ngành công nghiệp cấp I, ảnh hưởng của các nhân tố lao động, vốn, lợi nhuận và thu nhập lần đầu của lao động đến biến động thu nhập, đặc điểm


phân bố lao động theo mức thu nhập và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập theo loại hình doanh nghiệp. Luận án nêu kiến nghị về quan điểm và giải pháp cả ở góc độ vĩ mô và vi mô tiếp tục hoàn thiện chính sách phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp công nghiệp. Vì vậy, đề tài luận án mang tính cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp một phần quan trọng vào việc hoàn thiện chế độ phân phối thu nhập phù hợp với mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là:


a. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thu nhập và phân phối thu nhập làm cơ sở cho việc xác định hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê nghiên cứu thu nhập và phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.

b. Vận dụng một số phương pháp thống kê để nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây. Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện chế độ phân phối thu nhập đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nhằm góp phần phục vụ đổi mới chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam.

3. Phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở các tài liệu lý thuyết và số liệu điều tra mẫu về doanh nghiệp trong những năm gần đây, luận án sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, hoàn thiện các khái niệm về thu nhập và phân phối thu nhập; qua đó xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê về thu nhập, phân phối thu nhập và lựa chọn một số phương pháp thống kê để nghiên cứu, phân tích tình hình phân phối thu nhập của các doanh nghiệp ngành công nghiệp những năm gần đây (2000-2005).


4. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đề nêu ra, luận án sử dụng một số phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các phương pháp thống kê (truyền thống và hiện đại) và một số phương pháp của toán kinh tế, cụ thể:

a. Nghiên cứu tư liệu, kinh nghiệm và phân tích tình hình phân phối thu nhập của các doanh nghiệp trong nước và của một số nước trên thế giới.

b. Thu thập các số liệu điều tra doanh nghiệp gần đây; sử dụng các chương trình phần mềm phân tích thống kê để nghiên cứu, phân tích số liệu.

c. Phương pháp mô tả và phân tích định lượng.

d. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện chế độ phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.

5. Kết cấu của luận án


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có kết cấu gồm 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phân phối thu nhập và phương pháp nghiên cứu thống kê phân phối thu nhập trong doanh nghiệp

Chương 2: Nghiên cứu thống kê tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam

Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chế độ phân phối thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.

Để có được sự thành công của luận án tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của tập thể các giáo viên hướng dẫn, của các thầy cô giáo trong khoa Thống kê trường Đại học kinh tế quốc dân Hà nội, các đồng nghiệp ở Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP


1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP

1.1.1 Khái niệm về thu nhập và phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường

Lý thuyết về thu nhập và phân phối thu nhập đă được nhiều nhà kinh tế học khác nhau nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện trong hơn 250 năm qua, từ Adam Smith (1723-1790) tới Karl Marx (1818-1883), John Maynard Keynes (1883-1946) và Pual Antony Samuelson (1915-). Nhín một cách tổng quát, lý luận về phân phối thu nhập có liên quan đến cơ chế vận động của các chủ thể tham gia thị trường, đồng thời nó gắn chặt với quan điểm giải quyết vấn đề công bằng xă hội.

Xuyên suốt tiến trình lịch sử phát triển sản xuất hàng hoá, mọi hình thái kinh tế - xã hội đều phải đối mặt với một vấn đề kinh tế cơ bản là việc quyết định phải sản xuất cái gì?, và sản xuất cho ai?, trong điều kiện mà các nguồn tài nguyên bị giới hạn và ngày càng cạn kiệt. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thị trường được xem như một hệ thống thống nhất của cả quá trình tái sản xuất xă hội, trong đó sản xuất - kinh doanh được gắn kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy có thể hiểu: Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh, là nơi phát sinh và giải quyết các mối quan hệ giữa cung và cầu.

Xét theo mối quan hệ giữa cung và cầu, người ta phân chia thị trường thành hai loại: Thị trường "Đầu vào" và thị trường "Đầu ra". Thị trường "Đầu vào" diễn ra các hoạt động mua bán các yếu tố dùng vào quá trình sản xuất như lao động, đất đai, vốn, công nghệ... Vì đây là những yếu tố đầu vào của


quá trình sản xuất nên gọi là thị trường "Đầu vào". Bên cạnh thị trường yếu tố đầu vào là thị trường mua bán những kết quả do quá trình sản xuất tạo ra. Đây là thị trường hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ hay còn gọi là thị trường “Đầu ra”.

Hai thị trường này độc lập với nhau, nhưng chúng lại gắn liền nhau thông qua các chủ thể tham gia thị trường, đó là nhà sản xuất (doanh nghiệp) và người tiêu dùng (hộ gia đình). Doanh nghiệp (DN) là người sản xuất hàng hoá để bán trên thị trường đầu ra. Trên thị trường "Đầu ra", DN sản xuất là sức cung. Tuy nhiên, để có các yếu tố sản xuất hàng hoá đầu ra, DN phải mua chúng trên thị trường yếu tố sản xuất - thị trường "Đầu vào". Vì vậy trên thị trường này DN là sức cầu.

Ngược lại, hộ gia đình (hộ tiêu dùng) là người mua hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ. Vì vậy trên thị trường "Đầu ra", hộ tiêu dùng là sức cầu. Nhưng để có tiền mua hàng tiêu dùng và dịch vụ, hộ tiêu dùng phải "bán" sức lao động (nếu anh ta là công nhân), hoặc đất đai (nếu là chủ đất), hoặc vốn (nếu là người sở hữu vốn). Vì vậy trên thị trường yếu tố sản xuất, hộ gia đình tiêu dùng lại biểu hiện sức cung.

Chính việc đóng các vai trò khác nhau trên thị trường của DN và hộ gia đình như vậy đã nối liền và khép kín hai loại thị trường, đưa hàng hoá luân chuyển trong một chu trình vận động khép kín, với sự hỗ trợ của đồng tiền. Cùng với sự luân chuyển của hàng hoá, đồng tiền đi từ tay hộ tiêu dùng lên thị trường hàng tiêu dùng dịch vụ, qua quan hệ cung cầu và giá cả hàng hoá, nó về tay DN. Và lại từ DN nó gia nhập vào thị trường yếu tố sản xuất để mua các yếu tố sản xuất và thông qua quan hệ cung cầu, giá cả hàng hoá mà nó trở về tay hộ tiêu dùng (Hình 1.1).

Hàng hoá bán trên các thị trường nói trên có giá cả và mang lại thu nhập cho những người chủ của nó. Các DN bán hàng có được thu nhập gọi là doanh thu của DN. Hộ gia đình bán hàng có được thu nhập.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2022