Vận dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Bắc Ninh - 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

3

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

4

THCS

Trung học cơ sở

5

THPT

Trung học phổ thông

6

TP

Thành phố

7

UBND

Uỷ ban nhân dân

8

UNESCO

Tổ chức Liên hợp quốc

9

USD

Đô la Mỹ

10

VHTT&DL

Văn hóa thể thao và du lịch

11

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Vận dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Bắc Ninh - 2


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, hoạt động Marketing không chỉ dừng lại ở phạm vi doanh nghiệp, một ngành nghề, hay một lĩnh vực hoặc sản phẩm nào đó, mà nó đang được phát triển ngày các tăng mạnh mẽ trong phạm vi một vùng, khu vực, địa phương và quốc gia.

Các địa phương ngày nay phải tự thân vận đông như một doanh nghiệp theo định hướng thị trường. Các nhà lãnh đạo cần biết xây dựng địa phương mình thành một sản phẩm hấp dẫn, đồng thời cần biết cách quảng bá các nẹt đặc thù của “sản phẩm” này một cách hiu quả đến các thị trường mục tiêu của mình

Chiến lược Marketing đòi hỏi địa phương không chỉ nắm vững nhu cầu của khách hng mà còn hiểu biết sâu sắc các quy trình ra quyết định của khách hàng để có giải pháp thích hợp thu hút khách hàng về với địa phương.

Marketing ở đâu được hiểu với ý nghĩa rộng nhất. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các cư dân, khách du lịch, các tổ chức chỉ đến những nơi chào mời đúng cái họ cần.

“Tương lai phát triển các địa phương không tùy thuộc và vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. Tương lai phát triển của địa phương tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại “địa phương” (Philip Kotler)

Bắc Ninh là một mảnh đất cổ lâu đời với nhiều nét truyền thống văn hóa đặc sắc. Các di tích lịch sử gắn liền với những quá trình hình thành phát triển của đất nước; là quê hương của nhiều nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc. Bên cạnh đấy, tỉnh Bắc Ninh nằm sát với thủ đô Hà Nội, giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường sắt. Nhìn chung, tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch nhân


văn phong phú, có giá trị lịch sử văn hóa cao. Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh còn có những đặc trưng riêng mà không phải nơi nào cũng có. Ví dụ như hệ thống chùa lớn hàng đầu trong nước; nhiều làng nghề truyền thống với sản phẩm có giá trị cao đem lại nguồn lợi không nhỏ… Cần có sự định hướng tốt và triển khai phù hợp để du lịch có thể phát triển mạnh mẽ, để có thể biến vùng đất Kinh Bắc không chỉ là một cái nôi văn hóa – lịch sử, mà còn là địa điểm du lịch hấp dẫn, đặc biệt không chỉ ở khu vực miền Bắc mà là cả của Việt Nam và thế giới.

Từ ngày tái lập tỉnh đến nay, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh phát triển với tốc độ nhanh, đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế tự nhiên, xã hội do một số bất cập trong hoạch định, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển… nhưng chủ yếu là do những yếu kém, hạn chế trong việc xác định chiến lược, kế hoạch phát triển từ góc độ vận dụng Marketing để luôn có thể am hiểu tốt tình hình và đề ra kế hoạch, giải pháp phù hợp, khả dụng. Vì vậy cần thiết phải có sự nghiên cứu, phân tích và hoạch định chiến lược một cách bài bản, chi tiết với góc nhìn Marketing địa phương. Từ đó xây dựng được mô hình marketing địa phương cho các tỉnh thành và các giải pháp thực hiện.

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần phải tiến hành nghiên cứu một cách khoa học và chi tiết. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, rất nhiều câu hỏi nảy sinh cần được làm rõ:

Cơ sở lý luận về Marketing địa phương cụ thể trong phát triển du lịch?

Thực trạng áp dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch trường hợp nghiên cứu tỉnh Bắc Ninh

Để hoàn thiện Marketing địa phương nhằm phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh cần tiến hành các giải pháp gì?


Quản trị Marketing là một phần không thể tách rời khỏi Quản trị kinh doanh hay Quản trị doanh nghiệp. Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi nhận ra rằng cần thiết phải xây dựng một chiến lược Marketing bài bản, khoa học ngày từ đầu không chỉ đối với Doanh nghiệp mà còn cần thiết với cả một địa phương, vùng hay một quốc gia. Đó là lý do lựa chọn Marketing địa phương với cụ thể trường hợp tỉnh Bắc Ninh làm đề tài của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: Đề xuất các giải pháp Marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh

- Nhiệm vụ:

+ Hệ thống hóa về lý luận liên quan đến Marketing địa phương làm khung lý thuyết cho phân tích thực trạng và đề suất giải pháp.

+ Phân tích đánh giá thực trạng vận dụng Marketing địa phương và tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh

+ Hoàn thiện Marketing địa phương cho tỉnh Bắc Ninh và đề suất giải pháp thực hiện nhằm phát triển du lịch.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : Áp dụng Marketing địa phương để phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu Marketing địa phương để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2011 – 2015; Đề xuất giải pháp Marketing cho giai đoạn 2016 – 2020

4. Dự kiến đóng góp của luận văn

Việc thực hiện nghiên cứu đề tài ‘‘Vận dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Bắc Ninh’’ của tác giá với mong muốn đóng góp:


+ Tập hợp và hệ thống hóa kiến thức, lý luận liên quan đến Marketing địa phương làm khung lý thuyết cho việc phân tích thực trạng, xây dựng chiến lược Marketing địa phương và đề suất giải pháp thực hiện

+ Phân tích, đánh được thực trạng áp dụng Marketing địa phương, tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh, qua đó khai thác được tối đa nguồn lực, khả năng phát triển của du lịch tỉnh nhà.

+ Đề suất những định hướng mới, chiến lược Marketing địa phương, giải pháp thực hiện làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh một cách bền vững, phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh trong giai đoạn 2016 -2020.

5. Kết cấu của luận văn Lời mở đầu Phần giới thiệu

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận về Marketing địa phương

Chương 2 : Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu

Chương 3 : Thực trạng vận dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.

Chương 4 : Giải pháp Marketing địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.

Kết luận

Tài liệu tham khảo


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Philip Kotler(2004), Philip Kotler được coi là cha đẻ của Marketing hiện đại, Philip Kotler cũng là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Marketing lãnh thổ/địa phương. Xung quanh chủ đề “Marketing Place – Marketing địa phương”, P.Kotler (cùng đồng nghiệp) đã công bố nhiều công trình và đó là những đóng góp quan trọng, cả về lý thuyết và thực tiễn về Marketing địa phương. Trong đó, không thể không nhắc đến Bài giảng “Marketing địa phương – Marketing Asian Places” trong chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Công trình đã cung cấp cho tác giả cơ sở lý thuyết vững chắc để làm căn cứ xây dựng chiến lược Marketing địa phương cho tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể là:

- Làm rõ các chủ thể của Marketing địa phương

- Xác định đội tượng hay khách hàng mục tiêu mà Marketing địa phương hướng đến

- Quá trình xây dựng chiến lược Marketing cho một địa phương bao gồm những giai đoạn nào?

- Các chiến lược cụ thể để phát triển một địa phương

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) tại thành phố Hồ Chí Minh, với việc sử dụng ba cuốn giáo trình về marketing địa phương

„„Fulbright Economics Program, 1999, Marketing places : Readings, Fulbright, Ho Chi Minh City‟‟ „„Fulbright Economics Teaching Progam, 1999, Marketing places: Syllabus, Handouts, Problem sét and Exams, Fulbight, Ho Chi Minh City‟‟ Đây là chương trình học về năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế nhìn từ góc độ kinh tế học vi mô. Mục tiêu của chương


trình học này là nhằm trả lời câu hỏi : Làm thế nào để một địa phương xây dựng năng lực cạnh tranh để đạt được mục tiêu của mình

Joyce (2013) đã nghiên cứu lý thuyết về Marketing địa phương dựa trên kinh tế địa phương. Lý thuyết của học giả cho rằng một doanh nghiệp có thể thu được lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp thực hiện các chiến lược (tạo ra giá trị) dựa trên nguồn lực đặc biệt của địa phương mà các đối thủ cạnh tranh không thuộc địa phương đó rất khó có thể thực hiện được.

Lý thuyết này có thể được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải thích (và đưa ra kiến nghị quản lý) cho sự phát triển vững mạnh và lâu bền của các tổ chức và doanh nghiệp.

Royer(2012) đã nghiên cứu sâu về cơ sở lý luận Marketing địa phương. Đề tài nghiên cứu và đề cao đến trách nhiệm, năng lực và quá trình đổi mới của các cơ quan chức năng. Nghiên cứu và sử dụng các mô hình lý thuyết, mô hình định lượng để xem xét nên đưa ra chiến lược Marketing như thế nào là phù hợp trong một địa phương.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, với các công trình nghiên cứu về Marketing địa phương trên thế giới, đã khẳng định được thế mạnh, sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của việc áp dụng các lý thuyết Marketing địa phương nhằm tạo một sự khác biệt, tạo dấu ấn cho địa phương bằng các chiến lược và các bước đi cụ thể, để mỗi địa phương có hướng đi và sự phát triển của riêng mình.

Hoang Thi Thanh Van(2010) đã nghiên cứu cụ thể về việc quy hoạch cũng như xây dựng một mô hình ứng dụng của Marketing địa phương cho các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng trên nhiều tỉnh thành trong cả nước, góp phần định hướng về phương pháp – mô hình nghiên cứu cho bài luận văn.


1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Vấn đề Marketing địa phương đã được khá nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Với đề tài xây dựng chiến lược Marketing cho địa phương, trong nước ta cũng có khá nhiều các công trình nghiên cứu có thể kể đến như:

Nguyễn Châu Hùng Vũ (2011) đã đi sâu vào đánh giá toàn diện hiện trạng kinh tế xã hội Tỉnh Quảng Ngãi. Với mong muốn đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của quê hương Quảng Ngãi, tác giả đã xác định thực hiện đề tài với tinh thần làm việc khoa học và nghiêm túc để xây dựng được một tư liệu có giá trị giúp cho chính quyền tỉnh có thể nghiên cứu và vận dụng vào điều kiện thực tiễn của địa phương. Đề tài đã đưa ra được những giải pháp mang tính hệ thống, có tính khả thi cao, là nguồn tài liệu có giá trị cho chính quyền tham khảo. Một số giải pháp có thể kể ra như:

Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản trị Marketing địa phương

Thành lập bộ phận nghiên cứu, phát triển thị trường và sản phẩm

Tổ chức lại bộ phận thông tin

Phát triển nguồn nhân lực thực hiện chiến lược Marketing

Đổi mới, nâng cào chất lượng tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực.

Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Bố trí sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lức

Quản lý nguồn vốn đối ứng của địa phương

Phan Thị Bích Hằng(2010) đã định hướng mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý thuyết về loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch tại Đà Lạt – Lâm Đồng, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh doanh, phân tích các số liệu thống kê để đánh giá hiệu quả kinh doanh; từ đó tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị, những định hướng phát triển và tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại và đẩy mạnh những ưu điểm để ngành

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí