Tiềm Năng Và Vai Trò Của Du Lịch Vĩnh Phúc Đối Với Phát Triển Kt-Xh Địa Phương

pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền về phát triển du lịch Vĩnh Phúc.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp báo điện tử Trung ương và địa phương có thêm những thông tin đánh giá chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc. Thông qua đó, có cách tiếp cận mới phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về vấn đề này.

Tác giả cũng hy vọng luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các độc giả quan tâm tới vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương.

Chương 2: Thực trạng vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương.

CHƯƠNG 1:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

CƠ SỞ Ý UẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĨNH PHÚC TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

Vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử trung ương và địa phương - 3

1.1.1. Phát triển

- Theo Từ điển Oxford: Phát triển là sự gia tăng dần của một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn. [4, tr.25]

- Theo Từ điển Tiếng Việt: Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. [11, tr. 17]

- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong… Nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”. [24, tr.97]

- Theo GS Bùi Đình Thanh - một trong những cây đại thụ của làng xã hội học Việt Nam, một nhà xã hội học có uy tín trong giới nghiên cứu xã hội học thế giới thì “Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc, trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ”.

1.1.2. Du lịch

Cho đến nay, vẫn có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm du lịch tại các quốc gia. Giáo sư, Tiến sĩ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Khái niệm du lịch được hiểu khác nhau theo các cách tiếp cận và quan điểm riêng.

Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh như sau: “Du lịch là

sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí. Ở đây, sự giải trí là động cơ chính”.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Hunziker và Giáo sư, Tiến sĩ Krapf – hai nhà khoa học đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời”.

Năm 1994, Tổ chức Du lịch Thế giới đưa ra khái niệm: “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức...”.

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường sử dụng định nghĩa du lịch của nhà khoa học người Belarus – I.I.Pirojnik (năm 1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, tại Điều 3, Chương I: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.

Cũng theo Điều 3, Chương I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2007, các khái niệm liên quan tới hoạt động du lịch được hiểu như sau:

Hoạt động du lịch: Là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.

Khách du lịch: Hay còn gọi là khách, là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thu nhập ở nơi đến. Bao gồm hai loại: khách du dịch nội địa và khách du lịch quốc tế.

Tài nguyên du lịch: Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -

văn hóa để có thể sử dụng đáp ứng nhu cầu du lịch.

Tiềm năng du lịch tự nhiên: Bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

Tiềm năng du lịch nhân văn: Bao gồm những của cải vật chất và tinh thần do con người tạo ra từ xưa đến nay có thể thu hút khách du lịch đến thưởng thức như: Các di tích lịch sử, di tích văn hoá; lễ hội truyền thống; làng nghề truyền thống; ẩm thực; âm nhạc…

Xúc tiến du lịch: Là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.

Phát triển du lịch bền vững: Là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

Các loại hình du lịch ở Việt Nam hiện nay khá đa dạng và phong phú, dựa vào từng tiêu chí mà có các loại hình du lịch khác nhau. Căn cứ vào mục đích của chuyến đi, tác giả Trần Đức Thanh trong Nhập môn khoa học du lịch phân loại:

Du lịch văn hóa: Là loại hình du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn, chủ yếu tập trung khai thác tài nguyên nhân văn.

Du lịch thiên nhiên: Là các hoạt động du lịch diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của con người. Trong đó, có loại hình du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn... (hoặc một số chuyên gia du lịch dùng thuật ngữ du lịch sinh thái, du lịch xanh).

Du lịch tham quan: Nhằm giúp con người nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là tài nguyên du lịch tự nhiên (cảnh quan kỳ thú, danh lam thắng cảnh...) hoặc là tài nguyên du lịch nhân văn (di tích, công trình lịch sử, văn hóa, cơ sở nghiên cứu khoa học, viện bảo tàng)...

Du lịch giải trí: Du khách muốn tìm đến những nơi yên tĩnh, có không khí trong lành để thư giãn, nghỉ ngơi, bứt ra khỏi những công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe, vui chơi giải trí.

Du lịch nghỉ dưỡng: Mục đích của chuyến du lịch kết hợp với việc nghỉ dưỡng

nhằm phục hồi sức khỏe. Người ta thường chọn những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, phong cảnh hữu tình như các bãi biển, các vùng ven hồ, vùng núi…

Du lịch khám phá: Chuyến đi nhằm mục đích khám phá thế giới xung quanh.

Du lịch mạo hiểm: Dựa trên nhu cầu tự rèn luyện và khám phá bản thân mình, nhất là giới trẻ như leo núi, lặn biển...

Du lịch lễ hội: Các chuyến du lịch kết hợp với việc tham gia vào lễ hội, như giỗ tổ Hùng Vương (Phú Thọ), Lễ hội Tây Thiên (Vĩnh Phúc)...

Du lịch tâm linh: Chuyến đi nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống về tinh thần.

Du lịch MICE: Đây là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác.

Mặc dù, mỗi loại hình du lịch có đặc trưng riêng, nhưng trong thực tế thường không thể hiện nguyên một dạng mà có thể kết hợp một vài loại hình du lịch với nhau trong cùng một chuyến đi.

1.1.3. Phát triển du lịch

Từ khái niệm về du lịch và phát triển, tác giả luận văn đồng tình với quan điểm của Tiến sĩ Dương Hoàng Hương, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII về khái niệm phát triển du lịch như sau: “Phát triển du lịch là sự tăng lên về thu nhập, quy mô của ngành du lịch cùng với sự thay đổi chất lượng và cơ cấu ngành du lịch theo hướng tiến bộ và hiệu quả. Phát triển du lịch đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách, đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng cao và mở rộng lợi ích cho địa phương, nước làm du lịch, cho doanh nghiệp hoạt động du lịch và người dân”.

1.1.4. Báo điện tử

Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper) và báo mạng điện tử. Trong đó, báo điện tử là khái niệm được sử dụng thông dụng ở nước ta.

Theo Điều 3, Luật Báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X quy định: “Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên

mạng thông tin máy tính”.

Theo Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung số 103/2016/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 5/4/2016 (gọi tắt là Luật Báo chí năm 2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2017) định nghĩa: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng”.

1.1.5. Trung ương, địa phương

- Trung ương: Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước.

- Địa phương: Là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; là xã, phường, thị trấn, thôn dân cư. Trong luận văn, tác giả sử dụng khái niệm địa phương để nói về tỉnh Vĩnh Phúc.

1.1.6. Tuyên truyền, quảng bá

Báo điện tử Trung ương và địa phương thực hiện chức năng tuyên truyền, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc tới đông đảo công chúng, do vậy, luận văn sẽ sử dụng hai khái niệm này.

- Tuyên truyền

Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo định hướng, những mục tiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra.

Theo Từ điển Tiếng Việt: Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo. [12, tr. 1068].

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền bị thất bại.

- Quảng bá

Ngày nay, khái niệm quảng bá được sử dụng rất rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng lẫn các phương tiện truyền thông mới. Nhiều tài liệu nghiên cứu, các lĩnh vực nghiên cứu, ngành nghề có liên quan đến quảng bá xây dựng hình ảnh, thương hiệu nhưng khái niệm quảng bá vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và chính thức.

Trong Từ điển Hán Việt, quảng bá là một từ ghép được ghép từ hai từ “quảng” với ý nghĩa là rộng lớn và “bá” có nghĩa là làm lan rộng. Chúng ta có thể hiểu với sự tách nghĩa thuật ngữ này, “quảng bá” là lan truyền rộng rãi một thông tin, một vấn đề, một sự việc. [19, tr. 802].

Theo Từ điển Tiếng Việt: Quảng bá là sự phổ biến rộng rãi về một đối tượng nào đó bầng các phương tiện chuyển tải thông tin, nhằm thu hút sự chú ý, từ đó tạo ra nhu cầu tiêu dùng. [12, tr. 12]

1.2. Tiềm năng và vai trò của du lịch Vĩnh Phúc đối với phát triển KT-XH địa phương

1.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc

Về vị trí địa lý: Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.231 km2, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 2 thành phố, 7 huyện; 137 xã, phường, thị trấn.

Đặc điểm địa hình: Phía bắc Vĩnh Phúc có dãy núi Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểm cực bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km, phía tây nam được bao bọc bởi sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và chia tỉnh thành ba vùng có địa hình đặc trưng: Đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình.

Khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc.

Sông ngòi: Vĩnh Phúc có bốn con sông chính chảy qua, gồm: sông Hồng, sông Lô, sông Đáy và sông Cà Lồ. Lượng nước hằng năm của các sông này rất lớn, có thể cung cấp nước tưới cho 38.200 ha đất canh tác nông nghiệp, được chia làm hai hệ thống sông chính: hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cà Lồ.

Tài nguyên rừng: Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 9.358,8 ha, chiếm 32,81%, tập trung chủ yếu ở huyện Tam Đảo với diện tích 6.978,3 ha, chiếm 74,49% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh; đây cũng là nơi có Vườn Quốc gia Tam Đảo. Hiện tại, phần lớn rừng tự nhiên do Ban Quản lý rừng của tỉnh giám sát, kiểm tra và quản lý.

Mật độ dân số: Vĩnh Phúc là tỉnh có dân số đứng thứ 37/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so với năm 2009. Mật độ dân số xếp thứ 10/63 tỉnh/thành với 932

người/km2, cao hơn 642 người/km2 so với mật độ dân số bình quân cả nước.

Như vậy, dựa vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, sự phân hóa về địa hình, thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu, thủy văn… Vĩnh Phúc có tiềm năng phong phú để đẩy mạnh phát triển du lịch.

1.2.2. Tiềm năng du lịch Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc được đánh giá là "vùng đất vàng" cho phát triển du lịch. Nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc Việt Nam, khu vực trung du, vì vậy, Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái: Đồng bằng ở phía nam tỉnh, trung du ở phía bắc tỉnh và vùng núi ở huyện Tam Đảo. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển du lịch ở địa phương.

1.2.2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên

Vĩnh Phúc nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Địa hình như vậy tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như:

Tam Đảo: Nơi đây là vùng đất tuyệt đẹp với khung cảnh thơ mộng, mây mù bao phủ quanh năm được ví như “Đà Lạt của miền Bắc”. Không chỉ sở hữu vẻ hoang sơ hùng vĩ, huyền ảo giữa mây trời, Tam Đảo còn trải trên mình một thảm thực vật rộng lớn, phong phú là lá phổi xanh điều hòa khí hậu cho Thủ đô và các khu vực lân cận. Ngày nay, mặc dù đã có nhiều điểm đến du lịch khác được đầu tư xây dựng nhưng Tam Đảo vẫn là một địa điểm du lịch hàng đầu của Vĩnh Phúc nói riêng và miền Bắc nói chung.

Hồ Đại Lải: Đây là một hồ nước nhân tạo lớn, nằm ở chân núi Tam Đảo thuộc địa phận xã Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Hồ Đại Lải được xem là một sự kết hợp hài hòa của thiên nhiên và bàn tay con người, khi mà cảnh sắc thiên nhiên trở nên vô cùng sinh động nhờ những công trình nhân tạo. Điều tạo nên sự hấp dẫn của điểm du lịch Hồ Đại Lải đó chính là nét thơ mộng, êm đềm của dòng nước, mặt hồ xanh ngắt in bóng dãy Tam Đảo cùng với cảnh sắc xinh tươi hai bên hồ tạo nên bức tranh thiên nhiên đây hữu tình.

Flamingo Đại Lải Resort: Với hàng nghìn biệt thự được thiết kế theo phong cách hiện đại bậc nhất châu Âu, hệ thống 5.000 cây xanh bao quanh tòa nhà Forest in the Sky với vườn hoa hồng treo, đường dạo trên cao, hàng trăm tác phẩm nghệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023