Vai Trò Của Du Lịch Vĩnh Phúc Đối Với Phát Triển Kt-Xh Địa Phương

thuật sơn mài và điêu khắc sống động giữa các cung đường, siêu tổ hợp dịch vụ độc đáo cùng dịch vụ và phong cách chuyên nghiệp, Flamingo Đại Lải Resort đã được bình chọn nằm trong top 10 khu nghỉ dưỡng đẹp nhất hành tinh, "Khu nghỉ dưỡng chuẩn xanh 2018 - 2020" cùng nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế về bất động sản nghỉ dưỡng tốt nhất, kiến trúc cảnh quan đẹp và độc đáo nhất.

Hồ Xạ Hương: Cũng giống như hồ Đại Lải, hồ Xạ Hương là một hồ nước nhân tạo được tạo ra từ năm 1984 với diện tích 80 hecta, là nơi cung cấp nước sạch cho toàn khu vực. Tuy là hồ nước nhân tạo nhưng cảnh sắc của hồ thực sự khiến cho mọi người đều choáng ngợp. Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi qua các mùa càng góp phần tô điểm vẻ đẹp trữ tình, nên thơ và lãng mạn của hồ. Ngắm nhìn hồ Xạ Hương từ trên cao, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ của hồ nước trong xanh này. Khi ấy, hồ Xạ Hương tựa như một tấm gương thần kỳ khổng lồ soi bóng cảnh vật lung linh đang hiện hữu xung quanh - đẹp đến mê hồn!

Đầm Vạc: Đầm Vạc là đầm tự nhiên có từ hàng nghìn năm nay, có 23 nhánh chính tạo ra những hồ, lạch nhỏ có chu vi 14km, chiều rộng trung bình 1km, diện tích mặt nước rộng gần 500ha, đáy sâu nhất 4,5m, trung bình 3,8m. Đầm vạc trong xanh và rộng mênh mông, nơi lý tưởng để ngắm chim vạc, bồ nông, cò, vịt trời... bay lượn tìm thức ăn. Đến đây, du khách tham quan di tích đền Và, Khu du lịch sinh thái Sông Hồng Thủ đô…; thưởng thức các món ăn chế biến từ tôm, cá đánh bắt ngay tại đầm; đặc biệt nhất là món đặc sản tép dầu đầm Vạc.

Đầm Rưng: Đầm thuộc địa bàn xã Tứ Trưng, Vĩnh Tường. Nơi đây có diện tích mặt nước lớn, vừa dùng để nuôi trồng thủy sản, vừa dùng để làm khu du lịch sinh thái. Sáng sớm thức dậy dạo quanh Đầm Rưng, du khách sẽ được tận hưởng mùi thơm ngan ngát của hương Sen, được hít thở bầu không khí trong lành đã được thanh lọc bởi một "chiếc điều hòa khổng lồ” của Đầm Rưng. Hương Sen thoang thoảng trong gió bên Đầm tạo ra một hương vị rất riêng như một đặc trưng của vùng đất này.

Vườn cò Hải Lựu: Vườn cò Hải Lựu thuộc thôn Dừa Lễ, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm Hà Nội 110 km. Vườn cò được bao bọc bởi dòng sông Lô hiền hòa, êm ả. Vườn cò là một khu sinh thái còn sót lại trên nền rừng Hải Lựu. Khu vườn có diện tích khoảng 15 ha, trong đó có đến 7 ha là nơi

chim cò hội tụ, sinh sống. Nhiệt độ hàng năm của vườn cò Hải Lựu thay đổi theo mùa, nhiệt độ trung bình là 28 độ C và lượng mưa trung bình là hàng năm là 1.650 mm. Đến đây, du khách sẽ được khám phá vô số loài chim, cò quý hiếm.

1.2.2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc bộ Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước. Trải qua quá trình phát triển thăng trầm của lịch sử cho đến ngày nay, trên địa bàn tỉnh có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn phong phú mang giá trị cao như:

Tây Thiên: Cách khu nghỉ mát Tam Đảo khoảng 25km là khu danh thắng Tây Thiên, đây là một quần thể kiến trúc cổ hoà với cảnh thiên nhiên của núi rừng. Tây Thiên nằm trên một thế phong thủy vững chãi, lưng tựa vào mạch núi Tam Đảo, tỏa ra đồng bằng rộng mở và hướng về biển lớn. Giữa khung cảnh núi rừng nguyên sơ là những ngôi cổ tự như đền Thượng bề thế, đền Thỏng với cây đa chín cội linh thiêng... hay đền Cô, đền Cậu là nơi để cầu tài, phúc, lộc, thọ và tình duyên, con cái. Tây Thiên còn có cáp treo hiện đại để du khách thỏa thích ngoạn cảnh thiên nhiên tươi đẹp từ trên cao...

Thiền Viện Trúc Lâm: Đây là một thiền viện thuộc dòng Trúc Lâm yên tử nằm cạnh khu danh thắng Tây Thiên, trên nền ngôi chùa Thiên cổ. Không chỉ có kiến trúc hoành tráng nhất miền Bắc, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên còn là một trong ba thiền viện lớn nhất nước ta. Nơi đây còn được xem là nơi khởi thủy của tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam, Thiền Viện có vẻ đẹp bề thế mà vẫn hài hòa với thiên nhiên, tọa lạc trên sườn ca, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn rừng núi bao la trùng điệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Làng gốm Hương Canh: Làng gốm Hương Canh là làng gốm cổ sành, có tuổi đời hơn 300 năm và nổi tiếng với những sản phẩm như chum, vại, nồi niêu, ấm chén... độ bền cao và có nét đặc trưng riêng. Nếu dùng đựng trà thì sẽ giữ nguyên mùi thơm đặc trưng, đựng rượu không giảm nồng độ, hay đựng hạt giống sẽ không bị ẩm mốc... tiếng lành nhờ đó mà vang xa. Giữa làng là ngôi Đình Hương Canh có kiến trúc cổ bề thế, được chạm trổ tinh ti điêu luyện, và độc đáo về mỹ thuật gỗ dân gian.

Tháp Bình Sơn: Đây là một di tích lịch sử ở Vĩnh Phúc mang kiến trúc độc đáo thời Lý – Trần còn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Tháp nằm ngay

Vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử trung ương và địa phương - 4

cạnh chùa Vĩnh Khánh (chùa Then), có độ cao gần 16m gồm 11 tầng, mỗi tầng đều có mái nhô ra. Lòng tháp rỗng và bệ tháp có hình vuông mỗi cạnh là 4,45m. Tháp được thu nhỏ dần từ bệ lên đến đỉnh.

Chùa Tích Sơn: Chùa Tích Sơn là một trong những điểm đến tâm linh được rất nhiều du khách ghé thăm. Chùa có cấu trúc kiến trúc đồ sộ nối liền nhau như tam quan, gác chuông, nhà Tổ, chánh điện và mộ tháp, tất cả tạo nên một hệ thống chùa Tích Sơn thiêng liêng, bề thế. Đặc biệt ở chùa Tích Sơn có hình tượng Phật A Di Đà bằng đồng nguyên khối cao 1 mét, ở tư thế ngồi thiền, trên tòa sen toát lên vẻ cân đối, hài hòa, thể hiện sự tinh xảo và vẻ uy nghiêm cho chùa.

Di tích khảo cổ học Đồng Đậu: Di tích khảo cổ học Đồng Đậu có diện tích khoảng 8,5 ha, nằm trên một gò đất cao hơn 6 mét, xung quanh là vùng trũng. Tính đến nay, di tích khảo cổ này đã qua 6 lần khai quật với tổng diện tích 758 m2 và đã phát hiện được nhiều di vật cổ, hàng nghìn tiêu bản hiện vật, đa dạng về chủng loại, chất liệu, kiểu dáng. Trong đó phải kể đến các di vật làm bằng đá như hàng trăm chiếc rìu, đục và rất nhiều đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi…

Cùng với đó, Vĩnh Phúc còn nổi tiếng với các lễ hội truyền thống (lễ hội Tây Thiên, lễ hội Chọi trâu, lễ hội đền Thính…); các làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo (hát Trống Quân, hát Soọng cô, hát Sịnh ca…) và các sản phẩm thủ công, làng nghề truyền thống (làng mộc Thanh Lãng, làng rắn Vĩnh Sơn, làng rèn Lý Nhân, nghề đá Hải Lựu...); trò chơi dân gian đặc sắc cùng nhiều món ăn đặc sản mang đậm màu sắc văn hóa địa phương.

1.2.3. Vai trò của du lịch Vĩnh Phúc đối với phát triển KT-XH địa phương

Trong kế hoạch phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đặt rõ mục tiêu phát triển mạnh ngành du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn. Phát huy lợi thế “vùng đất vàng” cho phát triển du lịch, trong vòng 5 năm trở lại đây, lượng du khách đến tham quan và du lịch tại Vĩnh Phúc luôn giữ tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15%. Tổng lượng khách du lịch đến với tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến hết năm 2019 là trên 31,3 triệu lượt khách; trong đó, khách nội địa chiếm 99,12%; số ngày lưu trú bình quân khoảng 1,5 ngày.

Doanh thu du lịch tăng trưởng ổn định qua các năm. Trong năm 2019, doanh thu du lịch đạt 1.910 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2018 và tăng đến 92,18% so với năm 2011.

Du lịch phát triển đã góp phần tích cực đẩy mạnh tăng trưởng KT-XH trên địa bàn tỉnh, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh. Nếu như năm 1997, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng - dịch vụ - du lịch chiếm 48%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tới 52% thì đến năm 2019, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng - dịch vụ - du lịch đã chiếm tới 91,83%; trong khi khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống còn 8,17%.

Thành tựu đạt được của ngành “công nghiệp không khói” cũng thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, bởi đây là hoạt động kinh doanh cần sự hỗ trợ liên ngành. Có thể thấy rõ, rất nhiều khu vực đã hưởng lợi thông qua hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ du lịch như: Xây dựng, in ấn và xuất bản, bảo hiểm, vận tải, lưu trú, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính…

Ngành du lịch phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn người dân trong tỉnh. Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, năm 2019, ngành du lịch giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động trực tiếp và hơn 5.000 lao động gián tiếp tại địa phương. Từ đó, giúp giải quyết tốt nhiều vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động du lịch khởi sắc cũng góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách địa phương. Ở các làng nghề truyền thống, các địa phương có sản vật đặc trưng, người dân tận dụng thế mạnh sẵn có để phát triển kinh tế bằng việc giới thiệu bán các sản phẩm thủ công, sản vật nổi tiếng. Việc bán hàng không chỉ cho các khách du lịch đến thăm quan, mà đây còn là cơ hội tăng thu nhập địa phương bằng hình thức xuất khẩu.

Cùng với đó, có thể khẳng định, du lịch là phương thức hiệu quả mang hình ảnh đất và người, truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương giới thiệu với bạn bè năm châu...

Như vậy, du lịch đã và đang ngày càng đóng vai trò then chốt đối với phát triển KT-XH ở Vĩnh Phúc.

1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và chính sách của địa phương về phát triển du lịch

1.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, ngày 22/6/1993, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 45/CP về “Đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch”. Theo đó khẳng định: “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng. Trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, góp phần tích cực tham gia thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa, xã hội giữa các vùng trong cả nước và hợp tác quốc tế, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau”.

Tới Đại hội VI, VII, VIII, Đảng và Nhà nước ta đã có những định hướng phát triển du lịch đúng đắn, đầy sáng tạo, xác định rõ du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước.

Tại Đại hội XI, Đảng ta cũng xác định: “Phát triển du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu sau năm 2020 Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng, góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ”. Đây được coi là một định hướng chiến lược trong sự nghiệp phát triển KT-XH, phát quy lợi thế của đất nước và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.

Đặc biệt, ngày 22/1/2013, Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” với quan điểm và mục tiêu phát triển:

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.

Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.

Phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn

hóa dân tộc, giữ gìn quang cảnh, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự xã hội; đảm bảo hài hòa trong tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.

Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển trên thế giới.

1.3.2. Chính sách của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển du lịch địa phương

Trong những năm qua, nhận thức và quan điểm phát triển du lịch Vĩnh Phúc đã được nâng lên một tầm mới, có bước chuyển biến rõ rệt. Đảng và chính quyền địa phương trước kia xác định du lịch là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KH-XH của địa phương, những năm gần đây, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, XV, XVI đều xác định mục tiêu xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Song song với chủ trương trên là các văn bản, đề án, kế hoạch, quy hoạch, chương trình… về phát triển du lịch Vĩnh Phúc được xây dựng, phê duyệt và thông qua: Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, dịch vụ; Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; Quy hoạch chi tiết ba khu Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải... Theo đó, một số nhóm chính sách phát triển du lịch đã được tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng triển khai:

Chính sách khuyến khích du lịch: Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong và ngoài nước đến Vĩnh Phúc; tăng cường năng lực, ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân vào các lĩnh vực, ngành nghề du lịch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch; khuyến khích phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù, sản phẩm/dịch vụ mang tính chiến lược (nghỉ dưỡng); tăng cường du

lịch MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, khen thưởng, hội họp và triển lãm), chú trọng du lịch cao cấp…

Chính sách kiểm soát chất lượng du lịch: Nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống kiểm định, công nhận chất lượng; thúc đẩy xây dựng thương hiệu; hình thành và tôn vinh hệ thống danh hiệu, nhãn hiệu.

Chính sách tăng cường hợp tác đối tác: Liên kết giữa đại diện nhà nước với khu vực tư nhân theo mô hình tham gia, đại diện, góp vốn, chuyển giao; tham gia trong tư vấn hoạch định chính sách (đơn vị tư vấn quy hoạch); chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện chương trình phát triển (xúc tiến, quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực); huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân, xã hội hoá đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; huy động doanh nghiệp tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động đầu tư, xúc tiến du lịch.

Chính sách phát triển du lịch bền vững: Khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phương; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch; khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm xã hội và môi trường.

Chính sách ưu tiên đầu tư cho các khu du lịch trọng điểm có sức cạnh tranh cao trong khu vực: Ưu đãi bằng các công cụ tài chính, thu hút FDI, hỗ trợ trực tiếp của nhà nước về cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm, phân cấp quản lý

Chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng địa phương có sức cạnh tranh: Tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm; khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lược; hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch, sản phẩm đặc trưng; liên kết khai thác giá trị văn hóa, sinh thái và những tài nguyên du lịch nổi bật

Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch: Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”; xây dựng nếp sống văn minh du lịch.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch: Khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ; thu hút chuyên gia, nhân tài, nghệ nhân trong và ngoài nước phục vụ cho đào tạo du lịch; tăng cường chuẩn hóa kỹ năng, chương trình đào tạo; đẩy mạnh thẩm định, công nhận kỹ năng; sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực.

Chính sách về xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: Tăng cường nghiên cứu thị trường, phân đoạn các thị trường mục tiêu; hỗ trợ về tài chính đối với thị trường trọng điểm; liên kết, tập trung nguồn lực cho xúc tiến quảng bá tại thị trường trọng điểm; chiến dịch quảng bá tại các thị trường trọng điểm.

Chính sách phát triển du lịch cộng đồng: Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch nông thôn, nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng; tăng cường năng lực tham gia của động đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mô hình nghỉ tại nhà dân (homestay); tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích với cộng đồng; hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở các vùng nông thôn.

Thực hiện đồng bộ các chính sách trên, du lịch Vĩnh Phúc đã có bước chuyển mình rõ rệt. Tuy nhiên, bước chuyển đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có.

1.4. Thế mạnh và hạn chế của báo điện tử trong việc thông tin về phát triển du lịch

1.4.1. Thế mạnh của báo điện tử

Thứ nhất là khả năng tích hợp các yếu tố đa phương tiện: Tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử được thể hiện ở sự tích hợp nhiều phương tiện truyền thông tin như văn bản, hình ảnh động, hình ảnh tĩnh, đồ họa, âm thanh, video và các chương trình tương tác. Có thể coi tính đa phương tiện là ưu điểm nổi trội nhất của báo điện tử.

Khi đọc một trang báo điện tử, độc giả sẽ thấy sự xuất hiện của cả loại hình báo phát thanh, truyền hình và báo in. Không chỉ dễ dàng đọc nội dung thông tin, độc giả còn có thể nghe một bản nhạc, xem một đoạn phim ngắn hay một seri ảnh động, tĩnh… Báo điện tử tích hợp thế mạnh riêng của từng loại hình báo chí, khắc phục

Ngày đăng: 18/04/2023