mô quốc gia của vùng du lịch Bắc Bộ. Các tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị của tiểu vùng là điểm du lịch cụm đình Hương Canh, chùa Quảng Hựu và các làng nghề truyền thống như: gốm Hương Canh, mộc Thanh Lãng...
Khả năng khai thác các loại hình du lịch: DLVH, nghỉ dưỡng cuối tuần, thương mại, hội nghị.
(7) Tiểu vùng đồng bằng Vĩnh Tường - Yên Lạc
Tiểu vùng đồng bằng Vĩnh Tường - Yên Lạc là nơi có nhiều tài nguyên du lịch nhưng quy mô nhỏ và không có giá trị cao cho mục đích du lịch. Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên, tiểu vùng có các điểm tài nguyên như: đầm Dưng, vực Xanh nhưng thực tế hiện nay tại các nguồn tài nguyên này chưa được đưa vào khai thác phát triển du lịch. Tài nguyên nhân văn đáng kể có di chỉ khảo cổ Đồng Đậu. Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật, lưu trú, dịch vụ của tiểu vùng còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách. Mặc dù có ranh giới giáp với thủ đô Hà Nội - một trong những trung tâm gửi khách du lịch lớn nhất của cả nước, nhưng tiểu vùng chưa tận dụng được lợi thế này để thu hút khách du lịch cũng như tạo được những liên kết với các điểm du lịch của Hà Nội. Hệ thống giao thông đường thủy qua sông Hồng chưa thực sự phát triển cũng là những hạn chế đối với phát triển du lịch của vùng. Tài nguyên du lịch của tiểu vùng chưa được đầu tư, khai thác, phát huy hết thế mạnh nên đến nay tại tiểu vùng đồng bằng Vĩnh Tường - Yên Lạc tài nguyên du lịch vẫn ở dạng tiềm năng.
Khả năng khai thác các loại hình du lịch: DLVH, du lịch thương mại, hội nghị, điền dã nông thôn.
Người thành lập: Phan Quốc Chinh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Viết Khanh
Hình 3.1. Bản đồ đánh giá tài nguyên theo vùng cho phát triển du lịch Vĩnh Phúc
Có thể bạn quan tâm!
- Các Làng Nghề Và Sản Phẩm Thủ Công Truyền Thống
- Hệ Thống Phân Vị Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc
- Các Cấp Phân Vị Và Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Vùng
- Bản Đồ Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc
- Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh Vĩnh Phúc - 15
- Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh Vĩnh Phúc - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
3.2. Định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025
3.2.1. Cơ sở xây dựng định hướng
3.2.1.1. Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước
Mục tiêu phát triển đến năm 2020, du lịch trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh, Vĩnh Phúc sẽ trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng cũng như cả nước. Năm 2030 du lịch Vĩnh Phúc phát triển toàn diện, có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, có nhiều khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt khai thác tiềm năng DLST, nghỉ dưỡng và du lịch văn hoá, tâm linh. Mở rộng thêm các lĩnh vực du lịch, dịch vụ phục vụ hội thảo, phát triển mô hình du lịch kết hợp với tham quan học tập kinh nghiệm. Tạo ra những sản phẩm du lịch có thương hiệu mang nét đặc trưng riêng của du lịch Vĩnh Phúc.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã tổ chức không gian du lịch Vĩnh Phúc theo 5 cụm du lịch: Vĩnh Yên
- Tam Dương, Tam Đảo, Phúc Yên - Bình Xuyên, Yên Lạc - Vĩnh Tường, Lập Thạch
- Sông Lô.
3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Dựa trên việc phân tích hiện trạng và kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch, luận văn đưa ra những nhận định khách quan, phân tích SWOT về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.
a) Điểm mạnh
- Tính đa dạng về tài nguyên du lịch
Tự nhiên phân hóa đa dạng, địa hình nằm trên một bán bình nguyên bóc mòn, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam đã tạo cho Vĩnh Phúc nhiều dạng tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đặc biệt tại khu vực VQG Tam Đảo. Bên cạnh đó, cùng với bề dày lịch sử, Vĩnh Phúc là tỉnh mang đậm nét văn hóa truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhiều di tích văn hóa gắn với các giá trị lịch sử, cách mạng, tâm linh; nhiều lễ hội truyền thống và nhiều làng nghề lâu đời.
Nhờ sự phong phú về các dạng tài nguyên du lịch, Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù, không trùng lặp với nhiều địa phương khác. Điều này đã mang lại cho tỉnh Vĩnh Phúc sức hấp dẫn du lịch riêng.
- Tài nguyên vị thế
Nhờ có vị thế thuận lợi, Vĩnh Phúc được xác định là tỉnh có vai trò động lực phát triển kinh tế của vùng KTTĐBB; là một tỉnh trong tiểu vùng du lịch Bắc Bộ và là vị trí cầu nối trong tuyến du lịch quốc gia giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng núi phía Bắc. Điều này đã tạo cho Vĩnh Phúc những vị thế thuận lợi trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt là du lịch trong mối quan hệ với thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc.
b) Điểm yếu
- Chất lượng lao động trong ngành du lịch
Đội ngũ lao động trong ngành du lịch của Vĩnh Phúc còn hạn chế cả về số lượng, trình độ quản lý, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong xu thế hội nhập du lịch của Việt Nam hiện nay. Tỷ lệ lao động được qua đào tạo cơ bản về quản lý và nghiệp vụ du lịch còn thấp. Nhiều doanh nghiệp du lịch còn sử dụng lao động chưa qua đào tạo. Hạn chế này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của du lịch mà còn ảnh hưởng tới vai trò là cầu nối trong tuyến du lịch quốc gia giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng núi phía Bắc
- Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch của tỉnh mang tính “mùa vụ” rõ nét do chịu ảnh hưởng của đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng mang tính xã hội như: mùa lễ hội; mùa nghỉ hè, mùa du lịch,... Theo số liệu thống kê, nếu trong mùa du lịch cao điểm (từ tháng 5 đến tháng 9) lượng khách đến Tam Đảo chiếm khoảng 65,3% tổng lượng khách trong năm, công suất sử dụng phòng trung bình đạt khoảng 58,4% thì trong mùa thấp điểm những chỉ tiêu này chỉ đạt trên 30,6 % và 45,5% [52]. Vì vậy, tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến số ngày lưu trú trung bình và mức độ chi tiêu vốn rất thấp của khách du lịch khi đến Vĩnh Phúc.
- Khả năng liên kết phát triển du lịch
Với vai trò là một điểm đến quan trọng trong vùng du lịch Bắc Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với thủ đô Hà Nội - trung tâm du lịch và là trung tâm phân phối khách lớn nhất của vùng thì việc liên kết du lịch giữa Vĩnh Phúc với các địa phương trong vùng, đặc biệt với Hà Nội là rất quan trọng. Việc liên kết không chỉ thúc đẩy sự phát triển du lịch của Vĩnh Phúc, mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch chung của cả vùng, làm tăng sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của các sản phẩm du lịch mang tính vùng. Tuy nhiên thời gian qua, du lịch Vĩnh Phúc chưa chủ động tạo ra sự liên kết này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của các dòng khách đến Vĩnh Phúc, cũng như chưa tạo được hình ảnh du lịch đặc trưng.
c) Cơ hội
- Chiến lược marketing định vị Việt Nam là điểm đến độc đáo, hấp dẫn và an toàn
Nhằm tạo dựng hình ảnh của du lịch Việt Nam, Chính phủ đã xây dựng chương trình xúc tiến du lịch quốc gia cho giai đoạn 2015 - 2020, với Chiến lược marketing định vị Việt Nam là điểm đến độc đáo, hấp dẫn và an toàn. Với mục tiêu, thông qua truyền thông nâng cao nhận thức về sự đa dạng của sản phẩm du lịch Việt Nam nhằm tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách, thu hút khách quay lại với nhiều trải nghiệm khác biệt. Đồng thời, tạo cơ hội hợp tác marketing du lịch giữa nhiều thành phần, hướng tới các phân đoạn thị trường đang tăng trưởng cao cũng như các thị trường mới nổi. Đây chính là cơ hội cho du lịch Vĩnh Phúc khẳng định hình ảnh du lịch của mình đối với du lịch trong nước và quốc tế.
- Nhu cầu du lịch trong nước, quốc tế ngày một gia tăng
Do tình hình an ninh, chính trị ổn định, Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế khi quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. Thực tế những năm qua, các thị trường trọng điểm của du lịch Vĩnh Phúc như các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Bắc Mỹ,... đều có sự gia tăng về số lượng khách. Đối với thị trường khách du lịch nội địa, đặc biệt là từ thủ đô Hà Nội - thị trường phân phối khách lớn nhất ở khu vực phía Bắc, nhu cầu du lịch những năm gần đây cũng tăng nhanh cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước và việc gia tăng số ngày nghỉ của lao động. Như vậy có thể thấy du lịch
Vĩnh Phúc đang đứng trước cơ hội phát triển ngày một tăng cao từ góc độ “cầu” của thị trường khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
d) Thách thức
- Khả năng cạnh tranh của du lịch Vĩnh Phúc
Trong bối cảnh phát triển du lịch của Việt Nam hiện nay, sự cạnh tranh về các sản phẩm du lịch là một thách thức rất lớn của các địa phương, trong đó có Vĩnh Phúc. Có thể thấy một số tỉnh, thành trong vùng du lịch Bắc Bộ phát huy được lợi thế về các giá trị di sản quốc gia, quốc tế cho phát triển du lịch, như: Phú Thọ có hát xoan
- di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, có Quốc giỗ Hùng Vương - di sản văn hóa đặc biệt cấp quốc gia; Quảng Ninh có di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; Bắc Ninh với Hội Lim;...
Do Vĩnh Phúc không có các di sản nên không tạo được sức cạnh tranh cao trong hoạt động du lịch. Đây là một trong những yếu tố khách quan, ảnh hưởng đến vị trí của du lịch tỉnh Vĩnh Phúc trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như trong chiến lược phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng và của du lịch Việt Nam nói chung.
- Sử dụng và khai thác bền vững tài nguyên du lịch
Luôn là thách thức đối với du lịch của cả nước nói chung và của Vĩnh Phúc nói riêng. Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch là những tác động không nhỏ tới tài nguyên, môi trường và văn hóa bản địa. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở nhiều điểm du lịch có giá trị của Vĩnh Phúc với sự xuống cấp của các di tích lịch sử văn hoá, sự suy giảm đa dạng sinh học đặc biệt ở VQG Tam Đảo, do hoạt động khai thác không được quản lý.
3.2.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
Sự đầu tư của tỉnh và các doanh nghiệp cho du lịch, dịch vụ Vĩnh Phúc từ nay đến năm 2025 là rất lớn (giai đoạn 2016 - 2020 là 18.154,56 tỉ đồng, giai đoạn 2021 - 2025 là 11.848,26 tỷ đồng), sự kết nối giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh xung quanh sẽ rất thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, sinh thái theo hướng bền vững. Trong những năm tới, xu hướng phát triển thị trường khách du lịch là:
- Khách du lịch quốc tế: tiếp tục tăng trưởng, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và khách đến từ Bắc Mỹ, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), Tây Âu, Ấn Độ,...
- Thị trường khách nội địa: Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh,... và khách trong tỉnh.
Người thành lập: Phan Quốc Chinh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Viết Khanh
Hình 3.2. Bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch Vĩnh Phúc
3.2.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch
3.2.3.1. Định hướng phát triển du lịch theo tiểu vùng
Định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện theo các tiểu vùng với không gian và quy mô phù hợp, sẽ phát huy được thế mạnh của tài nguyên, tạo cơ sở cho việc định hướng TCLTDL trên địa bàn của tỉnh. Dựa trên kết quả đánh giá tài nguyên cũng như tiềm năng và thế mạnh riêng của từng tiểu vùng, luận văn xác định hướng phát triển du lịch và các không gian ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc theo các tiểu vùng như sau:
(1) Tiểu vùng núi thấp Bắc Sông Lô - Lập Thạch
Tiểu vùng núi thấp Bắc Sông Lô - Lập Thạch được xác định là khu vực phát triển mở rộng trong tương lai. Mặc dù tiểu vùng có nhiều tiềm năng, nhưng hiện nay vẫn chưa tạo được không gian thuận lợi cho phát triển du lịch, vì vậy, đây sẽ là một trong các khu vực cần được ưu tiên đầu tư. Tại đây, ngoài việc đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật du lịch cũng cần đầu tư phát triển nhằm tạo trục liên kết đường thủy qua hệ thống sông Lô, sông Hồng; khai thác các điểm tài nguyên trọng điểm của tiểu vùng như: khu vực núi Sáng, thác Bay, hồ Vân Trục và vườn cò Hải Lựu. Nhằm tạo được các sản phẩm DLST đặc thù của tiểu vùng.
(2) Tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo
Tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo được xác định là vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc nhờ các ưu thế nổi bật về điều kiện địa lý và tài nguyên cũng như cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật khá đồng bộ. Tiểu vùng cần ưu tiên đầu tư cho phát triển và bảo tồn tại khu di tích danh thắng Tây Thiên và VQG Tam Đảo. Định hướng phát triển của tiểu vùng theo hướng DLST và DLVH, tâm linh.
(3) Tiểu vùng núi thấp Đông Tam Đảo
Tiểu vùng núi thấp Đông Tam Đảo được xác định là không gian bổ trợ của tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo. Tuy nhiên, cũng như ở các tiểu vùng khác đây là khu vực có thể hình thành được các sản phẩm du lịch liên kết, đa dạng trong không gian phát triển chung của toàn vùng núi Tam Đảo với nòng cốt là các điểm di tích lịch sử, cách mạng hiện có của tiểu vùng và đang rất cần được ưu tiên đầu tư, đưa vào khai thác cho mục đích du lịch. Định hướng phát triển của tiểu vùng là phát triển DLST và DLVH tìm hiểu cội nguồn.