Vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử trung ương và địa phương - 2

1.910 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2018.

Đạt được kết quả đó, công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Vĩnh Phúc đóng vai trò rất quan trọng. Thời gian qua, báo chí Trung ương và địa phương đã tích cực tuyên truyền, quảng bá về nội dung này. Sự đa dạng và phong phú trong cách thức tuyên truyền không chỉ làm cơ sở cho nhận thức cho người dân mà còn giúp các cấp lãnh đạo trong tỉnh thấy rõ thực trạng phát triển du lịch tại địa phương, từ đó có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong quá trình điều hành, chỉ đạo.

Mặc dù nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, song nhìn chung, việc tuyên truyền, quảng bá về du lịch Vĩnh Phúc trên báo chí Trung ương và địa phương còn một số hạn chế, bao gồm cả ở nội dung, hình thức thể hiện và tính hiệu quả của thông tin. Bên cạnh đó, du lịch Vĩnh Phúc dù có nhiều khởi sắc, song, doanh thu từ du lịch của tỉnh hiện vẫn thấp hơn so với các tỉnh có điều kiện phát triển du lịch và so với tiềm năng. Làm sao để tăng tỷ trọng của ngành du lịch trong GRDP của tỉnh là vấn đề được đặt ra cho du lịch tỉnh Vĩnh Phúc nhiều năm nay.

Trước thực trạng trên, là một nhà báo, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu, đánh giá kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Vĩnh Phúc, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nội dung và hình thức tuyên truyền, quảng bá, tạo bước đột phá trong phát triển du lịch Vĩnh Phúc trong thời gian tới là vấn đề cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì lý do đó, tác giả chọn đề tài “Vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học, với mong muốn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển.

Trong phạm vi nghiên cứu đề ra, tác giả luận văn lựa chọn việc tuyên truyền, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương. Bởi, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, báo điện tử dù “sinh sau đẻ muộn” so với những loại hình báo chí khác nhưng lại có tầm ảnh hưởng và mức độ quan trọng bậc nhất hiện nay. Nếu truyền hình sử dụng thế mạnh là hình ảnh, phát thanh sử dụng âm thanh, báo in là ngôn từ trên mặt báo thì báo điện tử có thể tích hợp đa phương tiện tất cả các thể loại báo chí trên. Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa

Thông tin Đỗ Quý Doãn cũng đã từng khẳng định: "Tất cả ưu việt của các loại hình báo chí đang hội tụ ở báo điện tử".

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tính đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học được công bố và đăng tải trên sách, báo, tạp chí của Trung ương, ngành, địa phương, các hội nghị, hội thảo, tác phẩm báo chí… bằng các cách tiếp cận khác nhau với nội dung phong phú, đa dạng đề cập đến vấn đề phát triển du lịch; hiệu quả, tác động của báo chí trong việc tuyên truyền, quảng bá về du lịch nói chung và du lịch ở Vĩnh Phúc nói riêng. Tiêu biểu như:

2.1. Sách và giáo trình

- Nguyễn Văn Dung, Chiến lược & chiến thuật quảng bá marketing du lịch (2009).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Cuốn sách giới thiệu các chiến lược và chiến thuật quảng bá, tiếp thị du lịch. Đặc biệt trong kỷ nguyên mới, với tiếp thị trước tuyến dựa trên công nghệ máy tính mạng internet và thương mại điện tử, tạo sự biến chuyển mạnh mẽ trong việc quảng bá, truyền thông, phân phối dịch vụ du lịch, các giao dịch du lịch (Hàng không, nhà hàng, khách sạn, đăng ký vé, du lịch kinh doanh).

- Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch (2006).

Vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử trung ương và địa phương - 2

Giáo trình đề cập đến những vấn đề khái quát như: Khái niệm về du lịch; nhu cầu, loại hình và các lĩnh vực kinh doanh du lịch; điều kiện phát triển du lịch; tính thời vụ trong du lịch. Đồng thời, giáo trình còn bao hàm cả những vấn đề kinh tế du lịch như: Lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật, chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế du lịch. Mặt khác, những vấn đề quản lý như phát triển du lịch, tổ chức và quản lý ngành du lịch ở Việt Nam và thế giới cũng được đề cập trong giáo trình này.

- Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững (2011).

giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường.

Cuốn sách đề cập đến sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch là một nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường ở các vùng du lịch; những tác động xấu ngày càng gia tăng khiến Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cũng như các nhà nghiên cứu du lịch phải tìm một cách thức, một chiến lược mới nhằm đảm bảo sự hài hòa


- Nguyễn Thế Đạt, Du lịch và du lịch sinh thái (2014).

Nội dung cuốn sách được chia làm 2 phần. Phần 1 trình bày tổng quan về ngành kinh tế du lịch Việt Nam, tài nguyên du lịch của Việt Nam và các loại hình du lịch của Việt Nam. Phần 2 trình bày các nội dung của loại hình du lịch sinh thái, các vấn đề phát triển nguồn nhân lực của du lịch, tổ chức và quản lý kinh tế du lịch…

- Nhóm Trí Thức Việt, Non nước Việt Nam 63 tỉnh thành (2017).

Cuốn sách giới thiệu một cách có hệ thống các thông tin cơ bản về 63 tỉnh thành; cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về tỉnh thành được giới thiệu: Khát quát ngắn gọn về vị trí địa lý, các đơn vị hành chính, dân số, dân tộc, văn hóa - du tịch… Ở mỗi tỉnh thành, cuốn sách điểm qua và mô tả tương đối kỹ các tuyến, điểm du lịch: Danh thắng tự nhiên, công trình kiến trúc văn hóa - nghệ thuật, bảo tàng, làng nghề thủ công, lễ hội truyền thống, các chợ...

2.2. Luận án, luận văn

- Lê Thị Lan Hương, “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội” (2005).

Dưới góc nhìn của nhà kinh tế, tác giả luận án đã nêu thực trạng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội, đề xuất các giải pháp nhằm thu hút ngoại tệ từ nguồn du khách này.

- Trần Thị Thảo, “Tổ chức thông tin tuyên truyền phát triển du lịch trên báo chí Vĩnh phúc” (2011).

Tác giả luận văn đã hệ thống hóa được thực trạng tuyên truyền phát triển du lịch trên báo chí Vĩnh phúc giai đoạn 2010-2011. Đồng thời, tác giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả mảng đề tài này trên báo chí Vĩnh Phúc.

- Nguyễn Thu Giang, “Vấn đề quảng bá du lịch trên Truyền hình (Khảo sát trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam, QTV3 Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh, thời gian từ tháng 4/2012 đến tháng 10/2012)(2013).

Luận văn đã có những phân tích, đánh giá về những thành công của truyền hình trong nước với việc quảng bá du lịch, đồng thời tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác tuyên truyền về vấn đề này, từ đó, đề xuất một số giải pháp cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch trên truyền hình trong thời gian tiếp theo.

- Luyện Hồng Anh ,“Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc” (2013).

Luận văn trình bày một số vấn đề về du lịch văn hóa, điểm du lịch, cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch...; những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu du lịch văn hóa của tỉnh Vĩnh Phúc và những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa; nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc, tình hình khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa; đưa ra những nhận định và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch văn hóa Vĩnh Phúc.

- Trần Thị Hồng Hạnh, Phát triển du lịch làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc (2014). Tác giả luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch làng nghề để vận dụng vào địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; thu thập tư liệu, điều tra, khảo sát và phân tích các điều kiện phát triển cũng như thực trạng hoạt động du lịch tại một số làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó, đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh…

2.3. Hội thảo, tọa đàm

Cùng với các công trình nghiên cứu, đã có rất nhiều hội thảo, tọa đàm, diễn đàn khoa học trong nước, quốc tế liên quan đến vấn đề phát triển du lịch trong nước nói chung và du lịch Vĩnh Phúc nói riêng như:

- Diễn đàn cấp cao Du lịch Việt Nam (năm 2019): Diễn đàn là sự kiện gặp gỡ, đối thoại công - tư quy mô quốc gia nhằm tạo sự bứt phá, bền vững, cải thiện năng lực cạnh tranh. Đây cũng là nơi cung cấp thông tin cơ chế, chính sách, chiến lược, tiềm năng và tìm giải pháp quảng bá, thu hút du khách từ các thị trường mục tiêu.

- Hội thảo quốc tế về “Vai trò của báo chí với sự phát triển du lịch” (năm 2019): Nội dung hội thảo trung làm rõ về việc phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong việc tuyên truyền bảo vệ di sản và phát triển du lịch bền vững, tăng cường giao lưu văn hóa; khai thác lợi thế của các loại hình báo chí để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nhằm góp phần phát triển du lịch; kinh nghiệm quản lý và tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền nhằm hỗ trợ phát triển du lịch.

- Tọa đàm “Điểm đến du lịch Vĩnh Phúc” (năm 2014): Thông qua tọa đàm chỉ ra những điểm còn hạn chế cần khắc phục của du lịch Vĩnh Phúc; đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp thiết thực trong việc xây dựng và nâng cao

chất lượng các sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

- Tọa đàm “Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng Vĩnh Phúc” (năm 2019): Tọa đàm đã đánh giá, khai thác hợp lý tiềm năng, sản phẩm du lịch đặc trưng Vĩnh Phúc, thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh cũng như của khu vực; đồng thời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng Vĩnh Phúc trong thời gian tới, xác định hướng đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh trở thành một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn trong vùng và khu vực…

2.4. Tác phẩm báo chí

Có rất nhiều tác phẩm báo chí trên báo điện tử Trung ương và địa phương của các nhà báo chuyên viết về du lịch Vĩnh Phúc, có ý nghĩa là tài liệu tham khảo đối với tác giả luận văn. Có thể kể đến như:

- “Vĩnh Phúc tập trung phát triển du lịch bền vững” của tác giả Từ Giang, đăng trên Báo Du lịch Việt Nam năm 2017. Bài viết thông tin quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định Vĩnh Phúc chú trọng phát triển theo 3 hướng chính: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với vui chơi, giải trí; khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh; mở rộng các lĩnh vực du lịch - dịch vụ phục vụ hội thảo, kết hợp tham quan, học tập kinh nghiệm nhằm tạo ra những sản phẩm có thương hiệu, mang nét đặc trưng riêng dựa trên một định hướng chiến lược là phát triển bền vững.

- “Tam Đảo – nơi gặp gỡ đất trời”của tác giả Quỳnh Trang, Hương Chi đăng trên Báo Vnepress. Bài viết giới thiệu khá chi tiết đến bạn đọc về Tam Đảo - nơi khách du lịch có thể chiêm ngưỡng biển mây bồng bềnh, thưởng thức đồ ăn tươi ngon và khám phá nhiều điểm dừng chân lý thú.

- “Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch” của tác giả Ngọc Lan, đăng trên Báo điện tử Vĩnh Phúc ngày 10/8/2018. Tác giả thông tin, những năm gần đây, du lịch Vĩnh Phúc có sự phát triển vượt bậc. Bên cạnh hạ tầng du lịch ngày càng hiện đại, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng, góp phần đưa ngành du lịch dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.

- “Phát triển du lịch làng nghề” của tác giả Bạch Nga, đăng trên Báo điện tử Vĩnh Phúc ngày 10/6/2019. Bài viết nhận định: Vĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch làng nghề. Song, hiện nay, những tiềm năng này chưa được

khai thác tương xứng để phát triển kinh tế. Theo nhiều chuyên gia, muốn phát triển du lịch làng nghề, cần sự thay đổi mang tính bước ngoặt, tổng hòa từ nhiều yếu tố, trong đó, thay đổi tư duy làm nghề được cho là yếu tố tiên quyết.

- “Thu hút du khách đến với Tây Thiên” của tác giả Hà Trần trên Báo điện tử Vĩnh Phúc ngày 7/11/2018. Tác giả cho biết: Nhờ làm tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo vệ sinh môi trường nên số lượng du khách, phật tử đến với Khu danh thắng Tây Thiên ngày càng tăng. Hết tháng 9/2018, Khu danh thắng Tây Thiên đã đón gần 850 nghìn lượt người, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2017; nộp ngân sách Nhà nước gần 21 tỷ đồng…

Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch; hiệu quả, tác động của báo chí trong việc tuyên truyền, quảng bá về du lịch trong nước nói chung và du lịch ở Vĩnh Phúc nói riêng, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập trực tiếp một cách có hệ thống hoặc nghiên cứu chuyên sâu về lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương. Tác giả sẽ kế thừa và tiếp thu một cách có chọn lọc các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có liên quan để tập trung làm rõ vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương. Qua đó, đóng góp thêm vào lý luận chung về vấn đề báo điện tử tham gia tuyên truyền, quảng bá du lịch; đồng thời đưa ra cách nhìn mới, toàn diện, khoa học về cách thức tuyên truyền, quảng bá du lịch trên báo điện tử ở một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh cho phát triển du lịch như Vĩnh Phúc.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3. 1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương.

- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng về vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương, chỉ ra những thành công, hạn chế trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc và nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó.

- Từ những vấn đề đặt ra, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu, khảo sát vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên Báo Du lịch Việt Nam (baodulich.net.vn), Báo Vnexpress (vnexpress.net) và Báo điện tử Vĩnh Phúc (baovinhphuc.com.vn).

- Báo Du lịch Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Du lịch, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền về chính sách, pháp luật và hoạt động của ngành Du lịch.

- Báo Vnexpress là tờ báo có số lượng bạn đọc nhiều hàng đầu tại Việt Nam với hơn 30 triệu lượt người đọc thường xuyên và có chuyên mục riêng về du lịch.

- Báo điện tử Vĩnh Phúc là cơ quan ngôn luận của tỉnh Vĩnh Phúc và diễn đàn của người dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Qua những kênh truyền thông này sẽ thuận tiện cho việc đánh giá vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương.

Thời gian nghiên cứu, khảo sát vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương từ tháng 6/2018 – 6/2019. Đây là khoảng thời gian du lịch Vĩnh Phúc có nhiều sự kiện đặc biệt và có những bứt phá ngoạn mục.

5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, chính

quyền tỉnh Vĩnh Phúc có liên quan đến lĩnh vực báo chí, truyền thông và phát triển du lịch.

5.2. Cơ sở thực tiễn

Thực trạng vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương.

5.3. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành phát 300 phiếu bảng hỏi tới độc giả là khách du lịch đến Vĩnh Phúc, tiếp cận bằng cách gửi thông tin bảng hỏi qua dữ liệu khách du lịch đến Vĩnh Phúc từ một số công ty du lịch trong tỉnh. Qua bảng hỏi, tác giả muốn biết hiệu quả của việc tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương trên báo điện tử Trung ương và địa phương tới đông đảo công chúng.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được dùng để tiếp cận các giáo trình, tài liệu và các công trình nghiên cứu của những người đi trước nhằm rút ra những vấn đề lý luận cần thiết.

- Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích các bài viết về du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương trong diện khảo sát.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện để thu thập ý kiến đánh giá của lãnh đạo các cơ quan báo chí trong diện khảo sát và lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch Vĩnh Phúc, phóng viên viết bài về du lịch Vĩnh Phúc. Qua đó, nhằm đánh giá ưu – nhược điểm, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương.

- Phương pháp so sánh: Được thực hiện để đánh giá hiệu quả thông tin du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương. Thông qua luận văn góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương. Trên cơ sở đó, đề ra một số giải

Ngày đăng: 18/04/2023