Chủ Nghĩa Mác Cấu Trúc (Chủ Nghĩa Cấu Trúc Mới) Của Louis Althusser

- Hiện tượng học Husserl

Ngay từ những ngày đầu tới Pháp, Trần Đức Thảo đã được tiếp xúc với hiện tượng học của nhà triết học nổi tiếng Husserl (1859 - 1938) và chính nó đã cuốn hút ông lao vào nghiên cứu, thực hiện luận văn thạc sĩ về hiện tượng học Husserl.

Hiện tượng học do Franz Brentano (1838 - 1917) khởi xướng nhưng được Husserl (1859 - 1938) hệ thống hóa và sáng lập chính thức. J. M. Bochensky - nhà biên soạn lịch sử triết học nhận xét về hiện tượng học do Edmund Husserl sáng lập, đã cho rằng nó “có thể xếp vào hàng một nguồn suối cổ điển cho triết học ngày mai” và ảnh hưởng của nó “lan rộng khắp tất cả triết học hiện đại” [5, tr.219]. Đến Trần Đức Thảo thì ông cũng là một người tiếp tục bơi theo “nguồn suối cổ điển” đó và chịu ảnh hưởng rất lớn từ triết học Husserl. Hiện tượng học Husserl thuộc trường phái hiện tượng học ý thức. Theo ông, để đem lại tự do cho con người, phải có phương pháp đặc biệt để nhận thức ý thức. Husserl phê phán quan điểm cái bản ngã của Descartes (Tôi tư duy, tôi tồn tại) - cái ngã chi phối mọi hoạt động của con người (chủ nghĩa chủ quan). Theo Husserl, ý thức là một dòng chảy, nghiên cứu nó, phải “chảy” theo nó. Ý thức chứa đựng những kết cấu có tính chỉnh thể, đó là các Phénomène (Hiện tượng), có tính ý hướng (về cái gì). Đây là cấu trúc có tính kiến tạo. Hoạt động kiến tạo là năng lực của ý thức - tư duy về cái ngã thuần túy, tính chủ quan thuần túy, mặt khác là tư duy liên chủ thể.

Hiện tượng học Husserl có một vị thế rất quan trọng trong lịch sử triết học phương Tây hiện đại, được xem là trào lưu có giá trị tư tưởng mở đường cho chủ nghĩa hiện sinh. Từ đây, chủ nghĩa hiện sinh mới có được một quy chế triết học, ảnh hưởng tới các người kế thừa chủ nghĩa hiện sinh như Heidegger, Merleau Ponty, Jean Paul Sartre.

Năm 1939, Trần Đức Thảo vào học tại Trường Đại học Sư phạm phố Ulm, được Jean Cavaillès hướng dẫn và ông đã nhận bằng cử nhân triết học với đề tài “Phương pháp hiện tượng học của Husserl”, tiếp tục trở thành chuyên gia nghiên cứu Husserl và là người đầu tiên truyền bá học thuyết của Husserl vào Pháp. Về vấn đề con người, với Hiện tượng học của mình, Husserl coi bản chất con người là bản chất tinh thần, là bản chất tinh thần phi lý tính. Cái tinh thần phi lý tính đó tồn tại trong con người cá nhân, biểu hiện cái tôi chủ thể, đồng thời lại biểu hiện như bản chất của thế giới. Trần Đức Thảo cho rằng, quan điểm đấy cùng với sự lý giải của Husserl không có căn cứ rõ ràng. So sánh với triết học Mác về bản chất con người, cách lý giải đó của hiện tượng học là rất hạn chế. Nó phản ánh sự bế tắc trong nhận thức về vấn đề con người.

Đối với Trần Đức Thảo, giải pháp cho sự khủng hoảng của vấn đề con người phương Tây nằm trong chủ nghĩa duy vật biện chứng. Vì thế nên phần sau của cuốn sách Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng có tên là “biện chứng của vận động thực tế”. Sự suy xét của Husserl cần lộn ngược lại, bỏ đi chủ nghĩa hình thức mang tính duy tâm của nó, xây dựng một lý tính mới. Theo Trần Đức Thảo: “Học thuyết của Husserl thiếu một sự tạo lập về vật không quy giản được nó thành một cái tương đương trong ý thức” [102, tr.108]. Có thể nói, Hiện tượng học Husserl là nguồn cảm hứng đầu tiên và là câu hỏi lớn đặt ra vấn đề nghiên cứu về ý thức, nghiên cứu con người - sự hình thành vấn đề con người trong Triết học của ông.

2.1.2. Chủ nghĩa hiện sinh

2.1.2.1. Triết học hiện sinh Heidegger về con người

Martin Heidegger (1889-1976), triết gia Đức, người sáng lập triết học hiện sinh, trên cơ sở tiếp thu hiện tượng học của Husserl về tính ý hướng. Nhân lõi triết học hiện sinh của Heidegger là con người. Tư tưởng triết học đó gồm thuyết Đặc sinh (Existentiell Philosophy) - tìm hiểu nếp sống và mô tả thái độ cơ bản của con người trên thế gian, và thuyết Phổ sinh (Existential Philosophy) - tìm hiểu cái thực tại “có đấy” của con người. Nói cách khác, thuyết Đặc sinh chú trọng vào miêu tả thực nghiệm của nhân sinh, còn thuyết Phổ sinh chú trọng vào phạm vi siêu hình, tìm ý nghĩa cơ bản của nhân sinh. Ở đây, Heidegger luận giải về Sự hiện hữu của con người, tương quan của con người với vũ trụ, với đấng Siêu việt và với tha nhân.

Theo Heidegger, sự hiện hữu của con người là cái nền cho sự hiện diện, tồn tại, phát triển của con người và cũng là cái nền của mọi sự hiện hữu khác; không có sự hiện hữu của con người thì không có vũ trụ. Chính sự hiện hữu đã giúp con người nhận ra “tôi là tôi”, tôi có quyền và bổn phận xây dựng cuộc sống của tôi, ý thức được “ý nghĩa cuộc sống”, “thức tỉnh nhân vị”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, sự hiện hữu của con người theo ông vừa bền vững vừa mong manh. Đời người có hạn là chân lý tuyệt đối, nó thuộc về bản thể, không có sự hoàn tất. Chính vì vậy, con người không bao giờ có thể trở thành “chủ nhân” của cuộc sống mình, mỗi bước sống là chịu lo âu, thách thức, là một bước đi về “cái chết”. Một mặt con người khẳng định mình, xây dựng cuộc sống cho mình, mặt khác, luôn trong trạng thái lo âu, bất ổn, bức bách. Đấng Siêu việt là nguyên nhân và là sự hiện hữu tuyệt đối của mọi sự hiện hữu đó. Sự hiện hữu của con người chỉ hoàn thiện khi nó được kết hợp và đặt trong sự hiện hữu tuyệt đối của đấng Siêu việt. Chính điều này khiến cho người ta luôn có xu hướng vượt lên “cái mình là”. Hiện hữu là “cái

đang là”, cuộc sống là hành trình đi về với “cái mình là” như là cái tuyệt đối. Hành trình này chỉ có kết quả là cái chết - chết là chân lý tận cùng. Tuy vậy, cái chết không làm cho con người hết khả năng hiện hữu, mà nó giúp anh ta đạt tới sự hiện hữu tuyệt đối, bởi vì cái chết vượt qua mọi không gian, thời gian, thể xác. Đây là sự hiện hữu vĩnh cửu, hiện hữu tuyệt đối.

Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo - 6

Triết học hiện sinh đó được Heidegger trình bày trong tác phẩm Hữu thể và Thời gian - chủ yếu làm rõ bản chất và nội dung cái Dasein (sự mở ra). Dasein là một tiên liệu về mình - đó là một dự phóng, một sự tự vượt, là phóng ra khỏi bản thân và đặt mình trên các sự vật - đó là tự do. Đây không phải là tự do tùy tiện, mà là tự tạo ra thế giới. Nếu con người chỉ là “cái đã là” thì còn gì là hiện sinh.

Vì vậy, Heidegger khuyên người ta sống thực với mình, không lẩn tránh cái chết với các lý lẽ ngụy tạo. Cái chết là tất yếu, là số phận con người, song vấn đề là chết như thế nào, phản ứng đối với nó ra sao. Phải chấp nhận số phận với tất cả sự sáng suốt, can trường của người biết suy tư, có trách nhiệm và có tự do; lấy trách nhiệm, tự do, sáng suốt để đổi lo âu, bất ổn, thành sự dũng cảm, đổi con người tầm thường thành con người thực thụ. Mỗi hiện hữu phải tương quan bên cạnh những hiện hữu khác - với vũ trụ và với tha nhân. Bản chất con người đối lập với sự khép kín. Cho nên, cùng với tha nhân và vũ trụ, không có nghĩa tôi trở thành nô lệ hay công cụ của tha nhân và vũ trụ, mà là cùng nhau xây dựng cuộc sống. Điều đó buộc ta phải ý thức và trách nhiệm với thế giới xung quanh. [Xem [137];[157]]. Chính tư tưởng hiện sinh đó đặt ra cho Trần Đức Thảo những suy tư và câu hỏi lớn về con người trong triết học của ông sau này.

2.1.2.2. Triết học hiện sinh của Jean Paul Sartre

Triết học hiện sinh của Jean Paul Sartre (1905-1980) là nguồn cảm hứng cho những vấn đề đặt ra đối với triết học về con người của Trần Đức Thảo. Jean Paul Sartre là triết gia, nhà báo Pháp. Ông đỗ vào đại học sư phạm phố Ulm năm 1924, là bạn đồng hành với Raymond Aron, Paul Nizan và Maurice Merleau Ponty [Xem 62, tr.655]. Ông là một trong những nhân vật quan trọng hàng đầu trong hệ thống triết học của chủ nghĩa hiện sinh, và là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với nền triết học Pháp thế kỷ XX. Ông từng từ chối giải Nobel văn học năm 1964.

Triết học hiện sinh của Jean Paul Sartre cũng tập trung giải quyết vấn đề ý thức của hiện tượng học, nhưng phủ định quan điểm và cách thức giải quyết vấn đề của Husserl. Sartre tìm cách giải quyết vấn đề ý thức con người bằng việc phủ định chủ nghĩa duy tâm, ông gọi triết học hiện sinh của ông là triết học về tính siêu việt. Vì

khách thể không mang tính nội tại đối với ý thức, mà mang tính siêu việt đối với ý thức. Sartre đưa ra ý tưởng kết hợp triết học hiện sinh với triết học Mác, thành lý luận về hoạt động thực hành: “Ông đề nghị một sự phân chia những vùng ảnh hưởng, Chủ nghĩa Mác có thẩm quyền trong một chừng mực nào đó, còn đối với những vấn đề xã hội chủ nghĩa hiện sinh mới có giá trị về mặt triết học” [111, tr.140].

Một trong những luận điểm quan trọng và có tính khác biệt của Jean Paul Sartre là tính ý hướng, phát triển từ Husserl [Xem 145, tr.39]. Theo ông, cuộc sống con người luôn nẩy sinh và tồn tại các mâu thuẫn, xung đột. Những mâu thuẫn, xung đột của tồn tại người sẽ được giải quyết bằng tính ý hướng. Sự thù địch, sự hiểm nguy, sự xa lạ của con người đối với thế giới, theo Sartre, là do bản thân những cấu trúc của quan hệ ý hướng quy định, bởi thế giới tồn tại bên ngoài con người. Cho nên sự thù địch của con người đối với thế giới là điều tất nhiên và vĩnh viễn, do đó, nguồn gốc của sự tha hóa con người và cuộc đấu tranh chống lại sự tha hóa đó là không thể được. Nó chỉ thể hiện ra trong ý thức mà thôi. Rõ ràng, quan điểm tính ý hướng của Sartre đi vào thần bí.

Triết lý hiện sinh Sartre không thuyết phục Trần Đức Thảo. Đó là động lực thúc đẩy sự hình thành vấn đề con người của Trần Đức Thảo. Năm 1950, Trần Đức Thảo có cuộc đối thoại với Jean Paul Sartre về chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa Mác. Hai nhà triết học với quan điểm khác nhau trong cách đặt vấn đề là: Jean Paul Sartre chỉ công nhận chủ nghĩa Mác có giá trị trên bình diện chính trị và lịch sử xã hội, không có giá trị về nhận thức triết học. Còn Trần Đức Thảo thì cho rằng chủ nghĩa Mác có giá trị về mặt triết học khi nó đề cập đến vấn đề nền tảng của mối quan hệ giữa ý thức và vật chất [Xem 42, tr.604]. Cuộc đối thoại cuối cùng đi đến bế tắc, hai bên không tìm được điểm chung, vì Jean Paul Sartre chưa đọc hết các tác phẩm của C.Mác, chưa thấu hiểu chủ nghĩa Mác. Sartre cũng chưa đọc hết tác phẩm của Husserl.

Cuộc tranh luận giữa Trần Đức Thảo và Jean Paul Sartre tuy không có kết quả cuối cùng, nhưng qua đó, Trần Đức Thảo đã ý thức được nguy cơ của việc nhận thức và phát triển sai lệch triết học Mác trong thời điểm ấy. Đó là động lực thúc đẩy việc hình thành vấn đề con người của Trần Đức Thảo. Từ bài báo Về hiện tượng luận Tinh thần và nội dung thực tế của nó và trong cuộc đối thoại với Jean Paul Sartre, Trần Đức Thảo đã dứt khoát đoạn tuyệt với chủ nghĩa hiện sinh và kiên trì hướng Hiện tượng luận Tinh thần (trong đó có hiện tượng luận của Husserl) về phía chủ nghĩa duy vật biện chứng.

2.1.2.3. Chủ nghĩa hiện sinh vô thần của Alexandre Kojève

Alexandre Kojève (1902-1968) là nhà triết học người Pháp gốc Nga. Ông làm luận án về triết lý tôn giáo của Vladimir Soloviev (Die religiöse Philosophie Wladimir Solowjews) và là người nổi tiếng nhất trong số bốn tác giả đã đưa triết lý của Hêghen vào Pháp (cùng với Hyppolite, Jean Wahl, Eric Weil) bằng giáo trình “Giới thiệu cách đọc Hêghen” (Introduction à la lecture de Hegel) do Raymond Queneau biên tập, tại Nxb. Gallimard. Mặc dù ban đầu các bài giảng về Hiện tượng luận tinh thần của Hêghen (La Phénoménologie de l’Espirit) có rất ít người tham gia nhưng học viên đều là các tên tuổi lớn của triết học Pháp sau này như Jean Hyppolite, Eric Weil, Jacques Lacan, Raymond Aron, Georges Bataille, Roger Caillois, Georges Gurvitch, Gaston Fessard, Maurice Merleau Ponty, Raymond Polin, v.v.. Cuốn giáo trình đã nhanh chóng trở thành tài liệu học chính thức về Hêghen cho các trường Đại học Pháp trong nhiều thập kỷ kế tiếp. Từ đây Kojève đã để lại tiếng vang và ảnh hưởng cho các thế hệ triết gia Pháp trưởng thành sau chiến tranh. Tuy nhiên, triết học Hêghen qua Kojève lại trở thành một biến thể mới, hướng triết học Hêghen về lối biện giải của chủ nghĩa hiện sinh. Kojève loại bỏ nhất nguyên luận của Hêghen.

Kojève sử dụng hình tượng một vòng nhẫn vàng để lập luận cho quan điểm nhị nguyên luận mang tính biện chứng của mình. Nhị nguyên luận của Kojève mang tính “thời gian”: Vàng là tự nhiên (Nature), lỗ hổng là con người (Homme) và vòng nhẫn là tinh thần (Espirit) [Xem 59, tr.863]. Vàng có thể tồn tại mà không cần lỗ hổng hay vòng nhẫn. Tự nhiên có trước hết, sau đó mới tới Tinh thần hoặc Con người. Theo thuyết này cái đứng đối lập với thực tại tự nhiên là con người có khả năng tự phủ định mình cũng như phủ định giới tự nhiên, khả năng đã bộc lộ ra trong lịch sử. Theo cách đó, chỉ có lịch sử mới phát triển một cách biện chứng, còn tự nhiên thì không có. Như vậy, Kojève đã bác bỏ triết học tự nhiên của Hêghen khi hoàn toàn tập trung vào những suy luận về triết học lịch sử. Biện chứng về chủ và tớ trở thành nền tảng triết học của Kojève. Từ đây, sản xuất, khoa học kỹ thuật đều trở thành công cụ để chiếm hữu giới tự nhiên.

Sự ảnh hưởng của triết học Kojève đối với Trần Đức Thảo là khi ông có dịp đứng trên chủ nghĩa Mác xem xét lại học thuyết của Kojève về Hêghen [Xem 62, tr.654], [Xem 59, tr.868]. Theo đề nghị của Maurice Merleau Ponty (1908 - 1961) - triết gia Pháp, đại biểu lớn của hiện tượng học - tổng biên tập tạp chí Les Temps modernes) nhằm giảm bớt quan điểm hiện sinh của Kojève, Trần Đức Thảo đã viết

một bài phê bình giáo trình này cho tạp chí của Ponty bằng một bài nghiên cứu hiện tượng luận tinh thần của Hêghen theo cách nhìn của C.Mác có tên “Nội dung thực chất của Hiện tượng luận Tinh thần”” (Sur la Phénoménologie de l’Espirit et son contenu réel). Bài báo này được cho rằng đã tóm tắt tinh thần bản luận án cao học của Trần Đức Thảo tại trường Đại học Sư Phạm Ulm từ năm 1943, trong đó ông nỗ lực phát triển mặt duy lý của hiện tượng luận. Trong bài viết này, Trần Đức Thảo đã nhấn mạnh Kojève không thật sự bám sát tư tưởng của Hêghen và chính Kojève cũng đã trả lời như vậy trong bức thư gửi Trần Đức Thảo: “...biết Hêghen thực sự muốn nói gì trong tác phẩm của ông là điều không làm tôi bận tâm lắm; tôi đã soạn một giáo trình về nhân chủng học hiện tượng luận từ các văn bản của Hêghen, song chỉ nói ra những gì tôi cho là chân xác, và loại bỏ tất cả những gì có vẻ như sai lầm đối với tôi” [62, tr.655]. Nếu như trong văn bản của Hêghen, quan hệ chủ - tớ là “hai mặt đối lập của ý thức”, một bên là “tồn tại cho ta” (ý thức bản ngã), một bên là “tồn tại cho kẻ khác” (cuộc đời sinh vật) (Trần Đức Thảo); thì ở Kojève, “tớ” trở thành “nô lệ”, và biện chứng “chủ nô/ nô lệ” được đem áp dụng cho các thực thể xã hội lịch sử, trong một học thuyết mácxít - Kojève [Xem 62, tr.654].

Trần Đức Thảo cho rằng: “...diễn giải toàn bộ nội dung của Hiện tượng luận Tinh thần bằng biện chứng chủ nô/ nô lệ là điều quá đáng” [Xem 62, tr.654]. Mặc dù vậy, ông vẫn ca ngợi tác phẩm của Kojève: “Đây là lần đầu tiên người ta đứng trước một giải thích thực hiệu, nó mang cho tác phẩm một ý nghĩa cụ thể bằng các liên hệ văn bản với những sự kiện có thực. Dưới sự chuyển biến của ý thức bản ngã, Mác đã nhận ra sự vận động của lịch sử loài người; nhưng còn phải vạch ra cái nội dung ấy trong chi tiết. Quyển bình giảng của Kojève cho chúng ta một thử nghiệm vừa đặc sắc hiếm có, vừa độc đáo sâu sắc” [62, tr.654]. Điều này dẫn tới một cuộc tranh luận qua thư riêng của hai triết gia (42 năm sau nội dung bức thư mới được công bố bởi thư kí của Kojève). Tác giả Phạm Trọng Luật cho rằng, bài báo của Trần Đức Thảo đã dẫn tới luận án tiến sĩ triết học của Raymond Brouilet của Đại học Lovain (Thụy Sỹ): Về Biện chứng pháp: Đối chiếu hai lối biện giải Hiện tượng luận Tinh thầncủa Hêghen từ Alexandre Kojève và Trần Đức Thảo [Xem 62, tr.655].

Bằng bài bình luận học thuyết của Kojève về Hêghen, Trần Đức Thảo đã thể hiện việc không đồng tình và không tiếp thu quan điểm của Kojève. Với Trần Đức Thảo: “Bài báo đó cho phép tôi tự giải thoát khỏi quan điểm duy tâm của Husserl. Nó chính là cây cầu giúp tôi đi từ hiện tượng học Hêghen đến với chủ nghĩa duy vật biện chứng” [110, tr.140]. Trong Hồi ký, ông nhận định rằng bài báo này đánh dấu

việc từ giã chủ nghĩa hiện sinh và gia nhập chủ nghĩa Mác. Nghiên cứu triết học Mác về bản chất con người, về bản chất của ý thức con người, về hoạt động và phát triển con người trong xã hội là những nhận thức quan trọng của Trần Đức Thảo về con người và nghiên cứu vấn đề con người.

2.1.3. Chủ nghĩa Mác cấu trúc (Chủ nghĩa cấu trúc mới) của Louis Althusser

Chủ nghĩa cấu trúc là một trào lưu triết học bắt nguồn từ Ferdinand de Saussure (1875-1913), được phát triển bởi các triết gia Claude Lévi Strauss (1908- 2009), Michel Foucault (1926-1984), v.v.. Sự phát triển của chủ nghĩa cấu trúc cũng ảnh hưởng đến chủ nghĩa Mác. Với Chủ nghĩa Mác cấu trúc mới, Louis Althusser đã phủ nhận vấn đề con người trong triết học Mác, những mâu thuẫn trong lập luận của triết gia này đã dẫn tới sự hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo. Louis Althusser (1918 - 1990) là nhà triết học mácxít Pháp, đảng viên Đảng

Cộng sản Pháp, có nhiều học trò không những ở Pháp mà cả ở Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, đặc biệt là các nước Mỹ Latinh. Ông được xem là đầu đàn của trường phái Mác cấu trúc (Mácisme structuraliste). Ông có ý định dùng chủ nghĩa cấu trúc để giải thích chủ nghĩa Mác. Sự nghiệp của ông ở giai đoạn đầu gắn liền với việc kiến giải chủ nghĩa Mác với tư cách là “học thuyết viết hoa”, “học thuyết về thực tiễn lý luận”, hình thành trong cuộc luận chiến chống lại việc thực dụng hóa chủ nghĩa Mác, tuy nhiên, ông chống lại sự thực dụng hóa, những cách lý giải và vận dụng chủ nghĩa Mác một cách xơ cứng. Ông chủ trương phát triển chủ nghĩa duy vật không phải với tính cách là triết học, mà là khoa học cụ thể. Ông chống lại việc giải quyết những vấn đề chính trị trước mắt với tình trạng quá lạc hậu của những công trình nghiên cứu lý luận, chống lại những cách kiến giải chủ nghĩa Mác đang thống trị nước Pháp sau chiến tranh, như lập trường của chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa nhân cách, hiện tượng học cũng như của triết học Ki tô giáo.

Đặc trưng trong cách kiến giải chủ nghĩa Mác của Althusser là dựa vào học thuyết của C.Mác “trưởng thành” thời kỳ “Tư bản”, được ông xem là đối lập với những quan niệm chủ quan chủ nghĩa Mác thời trẻ. Ông kết luận rằng, con người không thể là nguyên tắc giải thích khi nghiên cứu chỉnh thể xã hội. Althusser nhận thấy có “sự gián đoạn tri thức luận” giữa C.Mác “thời trẻ” có định hướng nhân bản học và C.Mác “trưởng thành”. Trong quá trình đọc “lướt qua” bộ “Tư bản”, Althusser xét thấy rằng luận điểm về sự tự quy định lập trường của chủ nghĩa Mác bằng con người “lật ngược” phép biện chứng của Hêghen trong trường hợp tốt nhất

cũng chỉ là một ẩn dụ. Chỉ có việc nghiên cứu “các cơ cấu cùng với điểm yếu” có tính đến “quyết định luận từ trên xuống dưới” hay nói cách khác, có tính đến việc quy những mâu thuẫn thống trị trong giai đoạn lịch sử này hay khác – mặc dù không phải quyết định giữa các lĩnh vực chính trị, tôn giáo, đạo đức – về mâu thuẫn kinh tế mang ý nghĩa quyết định, mới cho phép chủ nghĩa Mác tìm thấy bản thân mình sau khi khắc phục Hêghen một cách thực sự [Xem 137].

Trần Đức Thảo không đồng tình quan điểm của Althusser. Bởi vì, theo Trần Đức Thảo, triết học Mác gắn liền với những vấn đề về con người - chính vì con người (cụ thể là người công nhân - vô sản) bị áp bức bóc lột đến không còn là con người, mà C.Mác nghiên cứu học thuyết giải phóng con người và học thuyết xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, đáp ứng lý tưởng tốt đẹp của con người. Chỉ bằng tư tưởng đó thôi đã thấy rõ, triết học Mác là triết học về con người. Bản chất nhân văn của triết học Mác thể hiện qua quan niệm về bản chất con người, được C.Mác trình bày trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 (Phần này sẽ trình bày thêm ở tiết sau).

Althusser cho rằng, triết học Mác vắng bóng con người. Theo triết gia này thì con người chỉ là con người giai cấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân để Trần Đức Thảo đi sâu nghiên cứu về con người, đi từ những vấn đề cốt lõi như nguồn gốc con người; sự hình thành ngôn ngữ và ý thức; v.v.. Học thuyết của Althusser, đặc biệt về việc khẳng định triết học Mác không có con người là pháo đài lý luận kiên cố nhất bảo vệ chủ nghĩa quan liêu Stalin - Mao, ngăn chặn tất cả mọi cố gắng đổi mới, phục hưng truyền thống nhân bản chân chính của các nhà sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Thậm chí, theo Trần Đức Thảo, từ chủ nghĩa Althusser còn mọc ra một quái thai, là chủ nghĩa diệt chủng của Polpot - Ieng Sary, giáo dục Khmer đỏ thành một đội cuồng tín giết người. Trần Đức Thảo không tiếp thu quan điểm của Althusser, mà chỉ phê phán tư tưởng của triết gia này.

2.1.4. Chủ nghĩa Mác và triết học Mác về con người

Càng đi sâu vào hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc mới, Trần Đức Thảo càng phát hiện ra những hạn chế và bất hợp lý về mặt triết học của chúng. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác đối với Trần Đức Thảo thể hiện lần đầu tiên khi ông xem xét mối quan hệ giữa các học thuyết của hiện tượng học với chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trần Đức Thảo nhận định rằng: “...hiện tượng học chỉ mới là lời kêu gọi của cảm thức hành động hơn là sự hướng dẫn cho một hành động thực tế” [115, tr.54], trong khi đó “…bản chất của phân tích mácxít, với tư cách là phân tích thực tiễn, chủ yếu là để rút ra, từ sự phân tích thực tại, đòi hỏi của một sự

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí