Phong Trào Đấu Tranh Cho Độc Lập, Tự Do Của Các Dân Tộc Trên Thế Giới

vượt quá biện chứng, nơi sự thật được thực hiện” [115, tr.66]. Sau khi tìm hiểu về chủ nghĩa duy vật biện chứng, Trần Đức Thảo đưa ra mối quan hệ giữa hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh với triết học Mác qua đánh giá sau: “Hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh là những nỗ lực có nhiều triển vọng nhất, trong sự trở về với cái cụ thể, chính là ở trong phép biện chứng nội tại của chúng mà chúng ta sẽ tìm thấy một sự dẫn dắt tự nhiên đi tới các khái niệm học thuyết của Mác” [115, tr.151]. Càng về sau, Trần Đức Thảo càng xa rời hai học thuyết này để đứng về phía duy vật biện chứng [Xem 115, tr.14].

Lịch sử quá trình hình thành triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung, đã chứng minh rằng, con người là mục đích cao nhất của triết học Mác và con người hiện thực là tiền đề xuất phát của toàn bộ lịch sử nhân loại. Trong Báo cáo tốt nghiệp trung học, C.Mác viết về nội dung định hướng nghề của thanh niên phải xuất phát từ hạnh phúc của số đông nhân dân và từ suy nghĩ việc hoàn thiện bản thân mình. Con người chỉ có hạnh phúc từ việc cống hiến cho nhân loại, nghề nghiệp là phương tiện giúp con người tiếp cận với mục đích. Và chính cuộc đời C.Mác đã thể hiện rất rõ tinh thần trên với tư cách là nhà khoa học và nhà cách mạng.

Những nguyên lý triết học Mác nói chung và chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng đều có tiền đề xuất phát là con người. Triết học Mác xuất phát từ con người với tính cách là tiền đề của lịch sử, con người có tính hiện thực chứ không chỉ tồn tại trong lời nói, ý nghĩa hay tưởng tượng. Tính hiện thực của con người được quy định bởi sản xuất vật chất - là hình thức biểu hiện phương thức sinh sống của con người. Đây cũng là điều khác biệt căn bản nhất của triết học Mác với tất cả các triết học trước đó. C.Mác nghiên cứu quá trình sản xuất vật chất của xã hội, từ đó vạch ra quy luật khách quan của lịch sử. Nguyên nhân của sự phát triển xã hội là sự phát triển lực lượng sản xuất. Sự phát triển cao của lực lượng sản xuất là tiền đề thực tiễn cần thiết để khắc phục sự tha hóa của con người. Lịch sử loài người là lịch sử tiến lên của các phương thức sản xuất, thay thế nhau từ thấp tới cao. Dựa trên luận điểm đó, triết học Mác có được quan niệm khoa học về giai cấp và đấu tranh giai cấp, đi tới lý luận khoa học về nhà nước, về cách mạng xã hội, v.v..

Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, C.Mác đã nghiên cứu bản chất con người xuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn và thông qua hoạt động quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau nhưng thống nhất: hệ thống các quy luật tự nhiên; hệ thống quy luật tâm lý, ý thức như hình thành tình cảm, niềm tin, ý chí và hệ thống các quy luật xã hội quy định, quan hệ xã

hội quy định quan hệ xã hội giữa người và người. Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh vật và mặt xã hội.

Theo C.Mác, “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [66, tr.11]. Luận điểm này đã thể hiện:

Triết học Mác khẳng định, không có con người trừu tượng, thoát ly khỏi các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử/ một thời đại cụ thể, nhất định. Bằng hoạt động thực tiễn, con người tạo ra các giá trị vật chất và giá trị tinh thần để tồn tại và phát triển về thể lực và tư duy. Ở trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội (quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại, quan hệ cá nhân, xã hội, v.v..) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Thứ quyết định hình thành bản chất con người là quan hệ sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các quan hệ khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội lại có một kiểu quan hệ sản xuất nhất định chi phối, tạo nên bản chất con người trong giai đoạn lịch sử đó. Quan hệ xã hội không chỉ xét ở từng hình thái xã hội riêng biệt, mà còn cả quan hệ xã hội hiện tại và quan hệ xã hội truyền thống, bởi trong lịch sử của mình thì con người phải kế thừa di sản của những thế hệ trước nó.

C.Mác thừa nhận ý nghĩa quyết định của mặt xã hội trong việc hình thành bản chất con người, nhưng cũng không coi nhẹ cái sinh vật trong yếu tố cấu thành bản chất con người: “Giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên” [71, tr.135]. Với triết học Mác, con người là sản phẩm của giới tự nhiên, là sự phát triển tiếp tục của giới tự nhiên. Con người là một thực thể xã hội được tách ra như một lực lượng đối lập với giới tự nhiên. Sự tác động qua lại giữa mặt sinh vật và mặt xã hội trong con người tạo thành bản chất người. Tư tưởng quan trọng mà triết học Mác khẳng định là: con người là một thực thể tự nhiên - xã hội.

Triết học Mác cũng đề cập tới mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Con người tồn tại qua những cá nhân người. Cá nhân là cá thể người riêng rẽ, là phần tử tạo thành cộng đồng xã hội, là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách, chỉ được hình thành và phát triển trong quan hệ xã hội. Còn nhân cách là khái niệm để chỉ tổng

hợp những phẩm chất xã hội tạo nên sự khác biệt những yếu tố bên trong riêng biệt với toàn bộ hoạt động sống của nó, của cá nhân này với cá nhân khác. Đó là thế giới của “cái tôi” do tác động tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý học, xã hội tạo nên đặc trưng riêng có của cá nhân, đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình. Xã hội là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng các cá nhân trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau, trong đó xã hội giữ vai trò quyết định, với nền tảng là quan hệ lợi ích. Xã hội là điều kiện, là môi trường để lợi ích cá nhân được thực hiện. Cá nhân không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể của sự phát triển xã hội, của hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội khác. Với tư cách là chủ thể của lịch sử, cá nhân không hành động riêng rẽ mà với tư cách là một bộ phận của tập thể xã hội. Sự tác động của cá nhân và xã hội mang hình thức đặc thù, tùy thuộc vào các chế độ xã hội và trình độ văn minh thời kì đấy [Xem 61, tr.202-212].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung, tư tưởng về con người nói riêng trong triết học Mác đã làm thay đổi tư duy triết học của Trần Đức Thảo. Sau này, nhìn lại con đường triết học của mình, trong Tiểu sử tự thuật, Trần Đức Thảo đã viết: “Trong hành trình của tôi, tôi đã được đưa đến Chủ nghĩa Mác qua 2 con đường: Thứ nhất, đó là cuộc đấu tranh đòi tự do cho dân tộc của chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, việc nghiên cứu triết học và lịch sử triết học đã cho tôi thấy rằng chỉ có duy nhất chủ nghĩa Mác - Lênin mới vạch ra con đường đúng đắn để giải quyết những vấn đề cơ bản về phần lý luận khoa học” [111, tr.143-144]. Cũng trong Tiểu sử tự thuật, Trần Đức Thảo nhận định, sau khi được tiếp xúc với những tác phẩm nguyên bản của Chủ nghĩa Mác, ông rất ngạc nhiên về những nhận xét trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản về khả năng chuyển qua giai cấp vô sản của một bộ phận tri thức tư sản trong thời kỳ khủng hoảng toàn bộ của Chủ nghĩa tư bản qua việc nghiên cứu lịch sử thế giới. Ông nhận định rằng: “Điều đó đã định hướng cho các nghiên cứu triết học của tôi từ những vấn đề đơn thuần là trừu tượng đến việc suy xét một cách toàn diện về tính chân thực của vận động lịch sử, của tự nhiên lý, hóa đối với cuộc sống, với xã hội và ý thức” [110, tr.144] Đây cũng là thời khắc ông chuyển từ hiện tượng học sang chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Từ trước đó, khi nghiên cứu hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, so sánh hai triết học này với nhau, Trần Đức Thảo đã khẳng định, chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng mới khắc phục được những hạn chế của hiện tượng học,

Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo - 7

nó là công cụ nhận thức thế giới và giải quyết những vấn đề xã hội và đời sống thực tế, nó vượt qua hiện tượng học về mọi mặt. Sản phẩm của tư duy đó về sau được thể hiện ở công trình nổi tiếng của Trần Đức Thảo là Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Trong Triết lý đã đi đến đâu, Trần Đức Thảo đã xem xét sự ra đời, sự tiến triển của các học thuyết triết học gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội. Sau cùng, ông lựa chọn chủ nghĩa Mác cùng phép biện chứng duy vật, với lý do: “Chủ nghĩa Mác được chúng tôi xem là giải pháp duy nhất có thể hình dung cho những vấn đề mà chính hiện tượng học nêu ra” [115, tr.244]. Ông cho rằng, với chủ thể nhận thức thì "chỉ duy nhất phép biện chứng duy vật cho phép chủ thể tự hiểu mình và tự làm chủ bản thân mình trong hiện thực thực sự của tồn tại của nó" [115, tr.520].

Trần Đức Thảo muốn áp dụng logic biện chứng vào việc phân tích của mình, nhưng bị ảnh hưởng của sự biến dạng chủ nghĩa Mác những năm 1960-1970. Cho tới 1983, sau bài báo của Andropov kỷ niệm 100 năm ngày Mác từ trần, Trần Đức Thảo cảm thấy được giải thoát khỏi các điều cấm kỵ triết học đã điều khiển sự xuyên tạc chủ nghĩa xã hội sau Lênin [110, Xem tr.14-15]. Ông viết: “Tôi đã có thể vận dụng một cách nhất quán các tuyên ngôn của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học trên nền móng của nó là phép biện chứng của Hêghen mà chủ nghĩa Mác đã lấy lại “hạt nhân hợp lý” trong việc sáng tạo ra phép biện chứng duy vật hiện đại. Tôi đã trình bày bản tiểu luận đầu tiên theo chiều hướng đó trong công trình của tôi về “Phép biện chứng logic trong sự sinh thành bộ Tư bản” (La Pensée, số 240, tháng 7-1984)” [110, tr.15].

Sự tiếp thu triết học Mác và chủ nghĩa Mác của Trần Đức Thảo, một mặt, đã tạo nền tảng lý luận khoa học cho Trần Đức Thảo phản bác các quan điểm sai lầm của triết học mà ông đã tiếp xúc trước đây (hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc mới, v.v..). Mặt khác, nó giúp ông tiếp tục nghiên cứu vấn đề con người theo quan điểm về con người mà C.Mác đã nêu lên, phân tích sâu và giải thích rõ thêm những quan điểm đó trong triết học của ông, nhất là trong vấn đề con người. Chính triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung, đã là tiền đề lý luận quan trọng nhất, không chỉ trong quá trình hình thành vấn đề con người trong triết học của Trần Đức Thảo, mà cả những đặt vấn đề, những câu hỏi và những quan điểm về nghiên cứu con người trong triết học Trần Đức Thảo.

2.2. Tiền đề thực tiễn

2.2.1. Phong trào đấu tranh cho độc lập, tự do của các dân tộc trên thế giới

Quá trình hình thành triết học Trần Đức Thảo cũng là quá trình hình thành tư tưởng về vấn đề con người - không chỉ là con người sinh học, mà quan trọng hơn là con người xã hội - con người nhân cách - con người đấu tranh cho lý tưởng nhân văn. Ngay từ thời kỳ đầu - thời kỳ học tập, nghiên cứu triết học, bản thân Trần Đức Thảo đã là con người chính trị - người tham gia tích cực các tổ chức, các phong trào đấu tranh cho giải phóng con người nô lệ bị áp bức bóc lột, cho giải phóng thuộc địa, đòi độc lập tự do cho con người, cho bình đẳng và bác ái; ông tích cực đấu tranh cho độc lập tự do của con người – nhân dân Việt Nam cũng như Đông Dương.

Trần Đức Thảo lựa chọn tiếp xúc với chính trị dưới hình thức cấp tiến nhất – hình thức chính trị cách mạng, dấn thân toàn diện và đam mê tri thức, tất cả gắn chặt vào suốt cuộc đời ông. Học giả nước ngoài cũng đồng tình rằng, đối với Trần Đức Thảo thì: “Cuộc cách mạng và bộ máy lịch sử của nó ở Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản dân tộc, là hai thách thức đặt vấn đề cho nghiên cứu triết học” [39, tr.76-77].

Tinh thần đó được biểu hiện rất rõ ở câu trả lời đầy ý chí và nghị lực của một con người chân chính trên báo chí Pháp: “Khi quân đội Pháp đổ bộ vào Đông Dương, người Đông Dương sẽ làm gì?” Trần Đức Thảo trả lời: “Phải nổ súng!” [111, tr.137]. Đặc biệt là thời kỳ Trần Đức Thảo đi theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Việt Bắc tham gia cách mạng. Đây cũng là thời kỳ Trần Đức Thảo suy tư nhiều nhất về vấn đề con người xã hội, con người chính trị, về con người chân chính, về vấn đề giải tha hóa con người, về mục đích, lý tưởng và con đường để con người giải phóng xã hội, giải phóng chính mình để đi tới con người thực sự là mình.

Đời sống thực tế sôi động này tác động sâu sắc không chỉ đến tư tưởng tiến bộ về mặt nhận thức chính trị - xã hội mà đến cả tư tưởng và tình cảm cách mạng, tư tưởng nhân văn của nhà triết học vốn hết sức nhạy cảm với những vấn đề đó. Chính thực tiễn lớn lao này, nhất là những thất bại trong các cuộc đấu tranh, sự đàn áp các phong trào cách mạng và tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng đã hình thành nên quan niệm sống, lý tưởng sống và hành động đầy chất nhân văn của Trần Đức Thảo sau này.

Sau Thế chiến I, các nước đế quốc đều tăng cường các chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa để xử lý các khó khăn tại chính quốc. Đông Nam Á nhanh chóng trở thành vùng đất màu mỡ cho các đế quốc nhắm tới. Đời sống nhân dân

ngày càng trở nên cùng cực. Cùng với sức ảnh hưởng lớn của Cách mạng tháng Mười Nga, ở Đông Nam Á bùng nổ một cao trào cách mạng mới nhằm đấu tranh giành lại độc lập tại các quốc gia nơi đây. Trong giai đoạn này, hàng loạt các Đảng Cộng sản trong khu vực đã xuất hiện, mở đầu là Đảng Cộng sản Indonesia (5/1920), mào đầu sự xuất hiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Philippin, v.v.. trong thời gian kế tiếp.

Năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á, và trở thành mục tiêu mũi nhọn cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân nơi đây. Các mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang cách mạng được thành lập liên tục. Mở đầu là Việt Nam độc lập đồng minh (5/1941) và các đội Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, từ 1942 – 1944 là Đồng minh dân chủ Philippin với đội quân Hukbalahap, Liên hiệp nhân dân Mã Lai chống Nhật, v.v..

Thất bại của chủ nghĩa phát xít toàn thế giới, thời điểm quân Nhật đầu hàng đồng minh là thời cơ vô giá, “có một không hai”, tạo tình thế thuận lợi cho phong trào giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Ở Indonesia, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, đại diện các đảng phái và đoàn thể yêu nước đã soạn thảo và kí vào Tuyên ngôn độc lập (17/8/1945). Trước cuộc mít tinh của đông đảo quần chúng ở thủ đô Jakarta, Sukarno đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập nước Cộng hòa Indonesia. Ngày 4-9-1945, chính phủ Indonesia được thành lập, đứng đầu là Sukarno. Hiến pháp mới của Indonesia được thông qua, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Indonesia.

Cùng thời điểm đó, ngày 23/8/1945, nhân dân Lào đã nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày 12/10/1945, nhân dân thủ đô Vientiane khởi nghĩa giành chính quyền, chính phủ Lào tuyên bố trước thế giới nền độc lập của Lào. Đó là bước khởi đầu cho cuộc chiến tranh lâu dài, gian khổ chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong nhiều năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai của các nước Việt Nam, Lào, Indonesia.

Ở nhiều nước khác, lực lượng yêu nước và quân đội vũ trang cũng đứng lên chống phát xít Nhật, giải phóng nhiều vùng miền trong nước. Tuy vậy, thời cơ giành độc lập ở các nước này đã bị bỏ lỡ khi quân Mỹ trở lại Philippin, quân Anh trở lại Myanmar, Malaysia Singapore và Brunei [Xem 94].

Ở Việt Nam, thực tiễn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã thôi thúc không chỉ tư tưởng mà cả hành động của Trần Đức Thảo. Thời điểm cuộc Cách mạng Tháng 8 cũng là thời điểm xuất hiện lối rẽ mang tính quyết định với Trần Đức

Thảo. Ông tiếp xúc với chính trị dưới hình thức cấp tiến: hình thức chính trị cách mạng. Tới Paris thì chiến tranh thế giới xảy ra, ông nhanh chóng cảm nhận không khí cách mạng. Đế quốc Pháp bị đè bẹp về quân sự vào giữa năm 1940 với hậu quả là lãnh thổ bị phân cắt, vị thế bị rơi xuống gần như một đất nước bị bảo hộ. Cùng lúc đó, ở Đông Nam Á nổi lên làn sóng đòi phá bỏ chế độ thuộc địa. Đầu năm 1945, sự thất bại của đế quốc kéo theo chính quyền thuộc địa Pháp bị lật đổ vào ngày 9/3. Vua Bảo Đại ngày 11/3 đã ký tuyên cáo Việt Nam độc lập , hủy bỏ mọi ràng buộc chính trị với Pháp với sự hậu thuẫn của Nhật. Nhanh chóng sau đó vào tháng 7, lúc Nhật sắp đầu hàng đồng minh thì ở Việt Nam nổi lên một làn sóng cách mạng - sự kiện “Cách mạng tháng 8”. Tới 19/8, Việt Minh giành chính quyền ở Hà Nội và Huế, lan rộng khắp các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Tới 2/9, Hồ Chí Minh tuyên bố sự độc lập và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

Mặc dù từ năm 1942, sự liên lạc trực tiếp giữa chính quốc và Đông Dương có nhiều gián đoạn, nhưng những trí thức trẻ Việt Nam tại Pháp không thể không cảm nhận và trải nghiệm từ xa của một Việt Nam mới như vậy, không thể không sẻ chia trách nhiệm xã hội và quốc gia của giới trí thức bị áp bức, đặc biệt tình trạng xa quê, gián đoạn liên lạc càng khơi sâu cảm giác ấy. Năm 1939 - 1940, theo kế hoạch Mandel hình thành ở Pháp một dòng nhập cư mới từ Việt Nam là những người thợ lao động tay chân, công nhân không chuyên môn, nông dân... chuyển đến nhà máy của chính quốc. Hầu hết họ bị kẹt lại chính quốc cả chục năm do ảnh hưởng chiến tranh [Xem 39, tr.80]. Đầu năm 1944, theo sáng kiến của nhóm nhỏ Trotsky Việt Nam tại Paris, những người lính thợ Đông Dương nhanh chóng cùng 6500 chiến sĩ tại Pháp hình thành môi trường hoạt động chính trị bí mật. Những năm 1944 - 1945, nhóm cho xuất bản những tập san bí mật (Vô sản, Tiền đạo, v.v.. ) nhằm tuyên truyền những biến cố ở Đông Dương cũng như những cuộc đàm phán Pháp - Việt bắt đầu diễn ra từ cuối năm 1945 [Xem 39, tr.80].

Trần Đức Thảo từ đầu năm 1944 đã trở thành nhân tố của trào lưu chính trị hóa tập thể. Ông tham gia hoạt động cổ vũ chống thực dân do các chiến sĩ Trotsky điều hành và hướng dẫn, thu hút được sự quan tâm của các chiến sĩ và phần còn lại của người Việt nhập cư tại Pháp. Tháng 11/1944, Trần Đức Thảo cùng Võ Quý Huân và Bửu Hội đến đại sứ quán Mỹ để tìm hiểu về quan điểm của Mỹ. Mục đích để xem họ có cách nào tạo nên một tương quan thăng bằng lực lượng giữa họ với Pháp về vấn đề Đông Dương, làm cho ta bớt lệ thuộc vào thực dân Pháp hay không. Tuy nhiên, buổi gặp không đi đến đâu do viên công chức Mỹ không trả lời cụ thể.

Trần Đức Thảo nhận ra rằng, Mỹ dù có cạnh tranh với Pháp như thế nào thì cũng không mang lại gì có lợi cho Việt Nam. Ông nhận ra rằng quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định vấn đề dân tộc của Việt Nam.

Tới tháng 8/1944, Đại hội những người Đông Dương với 40 thành viên (trong đó có Trần Đức Thảo) đại diện cho 25.000 người Việt tại Pháp đã diễn ra trong 3 ngày, nhằm cung cấp thông tin về những biến cố đang diễn ra tại Đông Dương. Trần Đức Thảo được giao nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề chính trị, nhằm thực hiện Cương lĩnh. Cuối tháng 12/1944, Trần Đức Thảo tham gia Đại hội kiều dân Đông Dương ở Avignon và viết dự thảo Cương lĩnh dân chủ. Tư tưởng của Trần Đức Thảo là nhằm độc lập hoàn toàn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, vấn đề độc lập chưa đủ điều kiện để thực hiện. Vì vậy, ông tập trung viết về chủ đề dân chủ trước.

Đầu năm 1945, Trần Đức Thảo cùng Lê Viết Hường đến gặp Maurice Thorez (Quốc vụ khanh và Bí thư của Đảng Cộng sản Pháp) với hi vọng có thể hợp tác với Đảng Cộng sản Pháp trên cơ sở Cương lĩnh dân chủ mới thông qua ở Avignon, theo tinh thần Liên minh dân chủ chống phát xít. Tuy nhiên, khi ông định trình bày Cương lĩnh thì Maurice Thorez gạt đi, nói rằng sau cuộc chiến tranh này thì cả thế giới sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản, nên nội dung cương lĩnh đòi thiết lập chế độ dân chủ ở Đông Dương không có ý nghĩa gì nữa. Tới tháng 7, quân Đồng minh thắng lợi ở Viễn Đông, Trần Đức Thảo viết truyền đơn ký Ban Tổng Đại diện Kiều dân Đông Dương ở Pháp, đòi độc lập dân tộc. Trong cuộc họp báo của Ban Tổng Đại diện Kiều dân Đông Dương, một nhà báo hỏi nhân dân Việt Nam sẽ đón tiếp quân đội viễn chinh như thế nào, ông đã nói: “Phải nổ súng” (A coups de fusil!) [Xem 111, tr.137].

Phát ngôn trên đã khiến các cơ quan tình báo giám sát theo dõi, bắt quả tang và bỏ tù vì ông tham gia buổi liên đoàn phát động lời kêu gọi đến nhân dân Pháp đòi độc lập cho Việt Nam. Sau khi được thả tự do, ông vẫn tiếp tục hoạt động mặc cho chính quyền nghi ngờ và theo dõi. Từ bình diện kép lý luận và chính trị, Trần Đức Thảo có bước chuyển mình về tư tưởng trong thời gian này: Xác định quan điểm ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh; Bác bỏ quan điểm sai lệch của những người Trotsky; Viết những công trình đầu tiên về chủ nghĩa Mác, về thuyết hiện sinh và về hiện tượng học, viết bài phê phán Kojève tranh luận cùng Jean Paul Sartre.

2.2.2. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và của Việt Nam

Thách thức kế tiếp trong nghiên cứu triết học của Trần Đức Thảo là việc đóng góp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ông muốn vận dụng chủ nghĩa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022