Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo - 2

đã rất thành công trong nghiên cứu vấn đề con người; đóng góp triết học và xã hội của ông trong lĩnh vực này là to lớn.

c. Mặc dù vậy, cho đến nay, việc đánh giá thành công, giá trị khoa học, đóng góp lý luận và thực tiễn của Trần Đức Thảo trong nghiên cứu vấn đề con người còn chưa có sự thống nhất. Nếu như Hiện tượng học Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng của Trần Đức Thảo được giới học thuật coi là thành tựu đỉnh cao với những lý giải sâu sắc, có tính phát hiện, thì đánh giá thành công về Vấn đề con người của ông còn có tính dè dặt. Bên cạnh những ý kiến cho rằng, nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo là sự tìm tòi, khám phá, phát hiện triết học mới, đã làm sâu sắc và phát triển triết học Mác về con người, thì cũng có ý kiến cho rằng, vấn đề con người của Trần Đức Thảo chỉ là sự chú giải, phân tích rõ thêm các quan điểm của triết học Mác, không có phát hiện mới về mặt khoa học. Việc đánh giá đúng thành công và những đóng góp triết học của Trần Đức Thảo, do đó, là việc làm hết sức cần thiết, vì chí như vậy mới có thể ghi nhận thật sự cống hiến của nhà triết học, đưa nhà triết học vào đúng vị trí của mình trong nền triết học nước nhà.

d. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phát triển triết học Việt Nam hiện nay là nghiên cứu, khẳng định những đóng góp của các nhà tư tưởng, nhà triết học Việt Nam. Trần Đức Thảo là một triết gia hiếm hoi đứng trong hàng ngũ các triết gia lớn trên thế giới. Việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, nhằm đưa ra được những đánh giá khách quan, chính xác về thành công và đóng góp triết học của ông trong vấn đề con người, từ đó, đánh giá đúng tầm cỡ sự nghiệp triết học của ông trong phát triển triết học Việt Nam và thế giới là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Việc làm đó, theo nghiên cứu sinh, không có cách nào khác là, căn cứ vào toàn bộ tác phẩm về con người của ông, phân tích, chứng minh, khẳng định từng ý tưởng, nội dung, phương pháp, cách luận giải vấn đề trên tinh thần chính xác, khoa học và nhất là tinh thần trân trọng tinh lọc từng hạt “kim cương” ẩn chứa trong đó.

Với những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn: Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình, mong có được đóng góp nhỏ vào nhiệm vụ rất ý nghĩa nêu trên.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

- Mục đích:

Luận án phân tích, hệ thống, khái quát những nội dung chủ yếu của vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo, trên cơ sở đó, làm rõ thành công và hạn chế của ông trong nghiên cứu vấn đề con người.

- Nhiệm vụ:

+ Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và nêu những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu;

+ Làm rõ những tiền đề của sự hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

+ Phân tích, tổng hợp và khái quát những nội dung chủ yếu của vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo;

+ Đánh giá thành công và hạn chế của Trần Đức Thảo trong nghiên cứu vấn đề con người.

Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo - 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Luận án tập trung nghiên cứu ý tưởng, nội dung, quan điểm, logic triển khai vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo.

- Phạm vi: Để giải quyết được các nhiệm vụ, thực hiện được mục đích đề ra, luận án khai thác trực tiếp các công trình đã công bố trong và ngoài nước của Trần Đức Thảo về vấn đề con người.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác

- Lênin về con người; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển con người.

- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa; đặc biệt, phương pháp văn bản học được sử dụng xuyên suốt trong toàn luận án.

5. Đóng góp mới của luận án

- Làm rõ các tiền đề hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo: a/ Tiền đề lý luận với các trường phái triết học châu Âu đương thời như: hiện tượng học, triết học hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc mới, đặc biệt là chủ nghĩa Mác và triết học Mác về con người. b/ Tiền đề thực tiễn: phong trào đấu tranh cho độc lập, tự do của các dân tộc; công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. c/ Các giá trị nhân văn của dân tộc, dòng họ, gia đình và nhân cách Trần Đức Thảo.

- Khái quát những nội dung chủ yếu có tính hệ thống của vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo. a/ Sự hình thành con người, quá trình chuyển hóa từ hệ thần kinh sang hệ tâm thần, sự hình thành những tố chất người đầu tiên (tính

cách, tâm lý, sự hình thành ngôn ngữ, ý thức, nhân cách. b/ Những đặc điểm, những quy định của con người xã hội – con người chung (loài) và con người cụ thể, quan hệ xã hội và quan hệ giai cấp, cá nhân nhân cách và cá nhân lệ thuộc. c/ Bản chất con người (với các năng lực, tiềm năng của nó); con người tha hóa và giải tha hóa con người, xây dựng và phát triển con người.

- Đánh giá, khái quát một số nét chủ yếu về thành công và hạn chế của Trần Đức Thảo trong nghiên cứu vấn đề con người: a/ Thành công ở sự lựa chọn vấn đề con người làm đối tượng nghiên cứu, tính độc đáo về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. b/ Thành công trong bảo vệ và làm sâu sắc thêm về vấn đề con người trong triết học Mác. c/ Đóng góp quan trọng cả lý luận lẫn thực tiễn của việc giải phóng và phát triển con người trong xã hội Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa của luận án

- Ý nghĩa lý luận: Luận án đã chứng minh, sự nghiệp triết học Trần Đức Thảo, cuối cùng, tập trung ở vấn đề con người. Căn cứ nội dung vấn đề con người trong các tác phẩm của Trần Đức Thảo, luận án đã khái quát một cách hệ thống, theo một trật tự có tính logic ý tưởng, quan điểm của ông. Luận án làm rõ quan điểm xuyên suốt vấn đề con người của Trần Đức Thảo là: Từ sự hình thành con người thể chất đến con người tinh thần, từ con người xã hội với sự phát triển các phẩm chất, nhân cách, năng lực người đến các đặc điểm giai cấp, thời đại, từ bản chất con người đến sự tha hóa và giải tha hóa con người trong xã hội có giai cấp, giải phóng và xây dựng, phát triển con người.

Trong quá trình phân tích, khái quát những nội dung, những quan điểm về vấn đề con người của Trần Đức thảo, luận án đã so sánh những quan điểm của ông với quan điểm triết học Mác, đưa ra đánh giá về thành công, đóng góp và hạn chế trong nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo.

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp luận cứ khoa học cho ý tưởng, cách thức nghiên cứu về vấn đề con người, cũng như phương hướng giải phóng con người, không ngừng phát huy mọi tiềm năng con người, xây dựng và phát triển con người theo bản chất, năng lực, tiềm năng và sứ mệnh của con người. Luận án là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo triết học Trần Đức Thảo về vấn đề con người.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương với 10 tiết.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Nghiên cứu về tiền đề hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo

1.1.1. Về tiền đề lý luận

Về tiền đề lý luận của sự hình thành vấn đề con người trong tưởng triết học Trần Đức Thảo, có thể nói, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào có tính hệ thống như một chuyên khảo. Các nghiên cứu chủ yếu về chủ đề này được thể hiện ở các bài viết riêng lẻ trên một số tạp chí và trong một số kỷ yếu hội thảo; hơn nữa, các bài viết đó cũng đi vào các chủ đề khác nhau, thiếu tập trung và mỗi bài viết chỉ đề cập đến một phần nội dung này.

Một số công trình viết về quá trình học tập của Trần Đức Thảo ở trong và ngoài nước (Pháp); về quá trình trưởng thành và phát triển triết học, những bước thành công và trắc trở trên con đường công danh, sự nghiệp khoa học, nhất là những thách thức to lớn trong cuộc đời của triết gia Trần Đức Thảo. Bài Nhà triết học chiến đấu (1993) [57] của tác giả Jean Paul Jovary đề cập tới quá trình chuyển mình từ hiện tượng học Husserl sang triết học Mác của Trần Đức Thảo. Cùng viết về giai đoạn này, có bài đáng quan tâm là: Trần Đức Thảo - nhà mácxít gây xáo động (1993) [146] - đây là cảm nhận của một nhà báo – nhà triết học mácxít Pháp - Arnaud Spire trước những hành động mạnh mẽ và mạo hiểm trong cuộc đời của Trần Đức Thảo, khi ông thể hiện quan điểm chính trị của mình trước chính quyền thực dân Pháp về vấn đề độc lập, tự do, dân chủ… ở Đông Dương.

Trên tạp chí Triết học (số 4/2014), trong bài Giáo sư Trần Đức Thảo và những tác phẩm triết học [96], tác giả Võ Văn Thắng đã phân tích khá cụ thể và sâu sắc các bước chuyển đổi tư tưởng trong sự nghiệp triết học Trần Đức Thảo; giới thiệu khái quát những chủ đề trọng tâm với những nội dung chính từ các tác phẩm cơ bản của Trần Đức Thảo; đồng thời nêu một số thành tựu nghiên cứu khoa học của ông tại Việt Nam, đặc biệt là về vấn đề con người.

Trong công trình Tư tưởng triết học và giáo dục Trần Đức Thảo (2015) [24], một loạt bài viết về các khía cạnh khác nhau của quá trình tiếp thu, chuyển biến triết học của Trần Đức Thảo. Đáng lưu ý là các bài: Vài nét ghi lại về hành trình triết học của Trần Đức Thảo của học giả Trịnh Văn Thảo. Nội dung cốt lõi của bài viết phân tích rất sâu về con người, sự nghiệp triết học Trần Đức Thảo, về quá trình tiếp thu tư tưởng triết học phương Tây, sự chuyển biến tư tưởng của Trần Đức Thảo từ

hiện tượng học Husserl sang chủ nghĩa Mác; cuối cùng tác giả đánh giá tài năng và giá trị triết học của triết gia tài năng Việt Nam. Bài Nhà triết học mácxít Việt Nam – Trần Đức Thảo của tác giả Bùi Thị Tỉnh, trên cơ sở khái lược các bước ngoặt trong sự nghiệp triết học của Trần Đức Thảo, tác giả đã phân tích khá thuyết phục lý do Trần Đức Thảo rời bỏ hiện tượng học để đến với triết học Mác, phân tích nội dung một số công trình của ông, làm rõ những đóng góp triết học quan trọng đối với triết học Mác, nhất là xung quanh những nội dung về vấn đề con người. Bài Về lời nói đầu tác phẩm Sự hình thành con người [91], tác giả Nguyễn Thái Sơn đã ca ngợi tư duy sắc bén của Trần Đức Thảo trong nhận thức lịch sử hình thành con người theo quan điểm mácxít của Trần Đức Thảo, qua đó, phản ánh rõ sự chuyển biến triết học của ông từ hiện tượng học sang chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản.

Nhìn chung, các bài viết nêu trên đã tập trung chứng minh sự trăn trở, sự lựa chọn, đi đến khẳng định và chuyển tư tưởng triết học đúng đắn của Trần Đức Thảo; nhiều bài cho rằng, Trần Đức Thảo đã nhạy bén và nhanh chóng nhận thức được tính biện chứng và bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác, nhất là việc Trần Đức Thảo đánh giá cao bản chất triết học nhân văn của nó - từ khởi nguồn cho đến việc giải quyết các vấn đề trong nội dung triết học đó cuối cùng là vì con người. Và trên cơ sở triết học Mác, Trần Đức Thảo nhận thấy sự bóp méo chủ nghĩa Mác từ Stalin trong triết lý về xây dựng chủ nghĩa xã hội, hay phái Althusser đã xuyên tạc bản chất con người và vấn đề con người trong triết học Mác. Các bài viết cho rằng, đó là những động lực quan trọng để Trần Đức Thảo đi sâu nghiên cứu vấn đề con người trong triết học Mác. Và ông đã công bố một loạt tác phẩm nhằm phản bác các quan điểm sai lầm nêu trên, đồng thời bảo vệ và góp phần làm sâu sắc thêm nội dung của vấn đề con người trong triết học Mác.

Công trình Triết gia Trần Đức Thảo – Di cảo, khảo luận, kỷ niệm (2016)

[60] tập hợp nhiều bài nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước viết về nhiều khía cạnh, nội dung khác nhau trong triết học Trần Đức Thảo. Ở phần khảo luận của cuốn sách, hai bài Triết lý của Trần Đức Thảo đã đi đến đâu (2016) [62] (tác giả Phạm Trọng Luật) và Đọc lại Trần Đức Thảo (2016) [84] (tác giả Đặng Phùng Quân) đã bàn đến quá trình tìm kiếm con đường triết học của Trần Đức Thảo. Hai tác giả đưa ra nhiều dẫn chứng để chứng minh rằng, trong giai đoạn đầu (thời gian học tập tại Pháp), tư tưởng Trần Đức Thảo chịu ảnh hưởng lớn của các nhà triết học phương Tây đương thời như: Alexandre Kojève, Hyppolite, Cavaillès, Maurice Merleau Ponty, Jean Paul Sartre, v.v.. Hai nhà nghiên cứu này miêu tả chi

tiết rằng, ở cuối giai đoạn đầu, khi Trần Đức Thảo từ bỏ hiện tượng học, đi theo chủ nghĩa duy vật biện chứng mácxít, định hướng nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo có nguyên nhân từ sự phản ứng quan điểm triết học của chủ nghĩa cấu trúc mới và sự phủ nhận vấn đề con người trong triết học Mác của phái Althusser. Tác giả Phạm Trọng Luật nhận định rằng, trong những năm 1966 - 1986, khi trở về tham gia kháng chiến ở Việt Nam, Trần Đức Thảo đã phát hiện ra những sai lầm của Stalin, dẫn đến những sai lầm trong chỉ đạo thực tiễn xây dựng xã hội xa rời vấn đề con người ở Liên Xô. Đây cũng là thời điểm mà Trần Đức Thảo đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề nhân chủng học duy vật biện chứng. Đó là một chủ đề quan trọng được ông trăn trở ngay từ thập niên 40 của thế kỷ XX.

Trong công trình nêu trên, tác giả người Pháp, Alexandre Féron với bài Trần Đức Thảo, hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng [31] đã phân tích làm rõ quá trình chuyển biến tư tưởng và định hướng triết học của Trần Đức Thảo qua các giai đoạn: từ hiện tượng luận sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và nghiên cứu vấn đề con người. Alexandre Féron cho rằng, hướng triết học đó của Trần Đức Thảo có thể được coi như định hướng đầu tiên và được định nghĩa như một nỗ lực tổng hợp giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh [Xem 31, tr.622], là một định hướng triết học “kép” ở Trần Đức Thảo. Bước chuyển thực tế của Trần Đức Thảo thể hiện rõ là khi ông tham gia vào các hoạt động ủng hộ chính phủ Việt Minh (những năm 1946-1947), thời kỳ ông chuyển hẳn sang nghiên cứu triết học duy vật biện chứng [Xem 31, tr.628]. Theo Féron, tới năm 1948, Trần Đức Thảo đã xác định một định hướng triết học mới mà ông đi sâu nghiên cứu cho đến cuối cuộc đời mình: Vấn đề con người theo mácxít [Xem 31, tr.629]. Féron đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể từ các bài viết của Trần Đức Thảo trong từng giai đoạn trên để luận chứng cho sự thay đổi định hướng nghiên cứu đó của Trần Đức Thảo.

Cũng trong công trình nêu trên (Triết gia Trần Đức Thảo…), có bài viết rất đáng quan tâm, đó là Alexandre Kojève, Trần Đức Thảo và hai cơ hội cho triết học bị bỏ lỡ [59] của tác giả Nguyễn Trung Kiên. Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa triết học hiện sinh vô thần của A. Kojeve và sự suy ngẫm dẫn đến sự chuyển hướng sang nghiên cứu triết học duy vật biện chứng mácxít của Trần Đức Thảo, trong đó ông chú ý đến những lý giải về con người. Ở đây, Nguyễn Trung Kiên đã dẫn lời của hai tác giả Cù Huy Chử và Cù Huy Song Hà, người ghi lại tự thuật của Trần Đức Thảo khi ông nói về lý do tại sao ông chuyển hướng sang nghiên cứu vấn đề con người. Chính Trần Đức Thảo đã nói lên suy

nghĩ của mình: “…có độc lập dân tộc rồi thì phải phát triển dân chủ, tự do để giải phóng con người, tạo tiền đề cho con người phát triển toàn diện, làm cơ sở để con người và xã hội loài người phát triển toàn diện theo hướng ngày một tự do, dân chủ, nhân văn, nhân bản” [59, tr.877].

Một bài viết khác với tựa đề Triết gia Trần Đức Thảo trong sách trên, tác giả Cao Tôn đã phân tích để làm rõ các bước chuyển biến tư tưởng và các giai đoạn phát triển triết học của Trần Đức Thảo. Khẳng định thành công và đánh giá cao giá trị từ những đóng góp của Trần Đức Thảo vào tư tưởng triết học thế giới, tác giả Cao Tôn cũng thể hiện thái độ kính phục bản lĩnh, ý chí và tài năng của triết gia Trần Đức Thảo rằng, dù trong những hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn hết mình cống hiến cho khoa học.

Tác giả Đỗ Minh Hợp trong đề tài khoa học Trần Đức Thảo lĩnh hội triết học Mác (2019) [51] đã khái quát một cách hệ thống quá trình hình thành lập trường triết học của Trần Đức Thảo thông qua phân tích cụ thể và sâu sắc về sự lĩnh hội của Trần Đức Thảo đối với hiện tượng học của Husserl, triết học hiện sinh của Jean Paul Sartre, triết học hiện sinh duy vật của Alexandre Kojève, chủ nghĩa cấu trúc mới của Althusser; trong đó có các nội dung quan trọng là phần bàn về thái độ của Trần Đức Thảo đối với triết học Mác thông qua các cuộc luận chiến của Trần Đức Thảo đối với các đại diện của triết học phương Tây như: Husserl, Sartre, Kojève, Althusser với tính chất là bảo vệ triết học Mác. Nghiên cứu sinh cũng đã tham gia và viết 2 tiết trong đề tài này, tập trung vào sự phê bình của Trần Đức Thảo đối với Husserl. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu về tiền đề lý luận đối với sự hình thành triết học Trần Đức Thảo nói chung trong thời kỳ đầu. Đề tài này đã đưa ra những luận giải sâu sắc về khía cạnh con người và việc chuyển sang nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo.

Một số học giả trong và ngoài nước căn cứ vào Tiểu sử tự thuật, Lời nói đầu cuốn Sự hình thành con người và nhất là cuốn Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người của Trần Đức Thảo đã phân tích, làm rõ những suy nghĩ về quá trình chịu ảnh hưởng, sự chi phối tư tưởng chỉ đạo trong nghiên cứu triết học của Trần Đức Thảo. Đó là các quan điểm của hiện tượng học (Husserl), của chủ nghĩa hiện sinh (Jean Paul Sartre), chủ nghĩa hiện sinh duy vật (A. Kojève), (tác giả Đỗ Minh Hợp – Trần Đức Thảo lĩnh hội triết học Mác); Jean Paul Jovary – Trần Đức Thảo, nhà triết học chiến đấu), và sau đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác. Một số bài viết của các nhà khoa học, nhà văn, nhà báo như Trần

Văn Giàu với Trần Đức Thảo – Nhà triết học, Nguyễn Đình Thi với Người lữ hành vất vả, Tô Hoài với Một triết gia ngơ ngác giữa đời thường, Đỗ Chu với Bức điện gửi tổng thống Mỹ từ bưu điện Bờ hồ, v.v.. viết về giai đoạn khi Trần Đức Thảo trở về Việt Nam, tham gia kháng chiến, phục vụ chính phủ cách mạng Hồ Chí Minh. Trong các bài viết này, cùng với việc ca ngợi tinh thần khoa học trong sáng và tài năng với nhiệt tình cống hiến cho cách mạng, các tác giả bàn đến việc Trần Đức Thảo phát hiện ra những nhận thức méo mó, sai lệch về bản chất của chủ nghĩa Mác

- Lênin ở Stalin, Mao Trạch Đông, v.v.. nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những phát hiện đó tạo nên định hướng cho việc nghiên cứu triết học nói chung và nghiên cứu vấn đề con người nói riêng của Trần Đức Thảo. Đây là tiền đề lý luận quan trọng tạo nên bước chuyển nhận thức và định hướng sang nghiên cứu triết học về con người của Trần Đức Thảo. Nhưng rất tiếc, nội dung này chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức.

1.1.2. Về tiền đề thực tiễn

Tiền đề thực tiễn của sự hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo đã được một số học giả trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đó chỉ đi vào một số khía cạnh với một số bài viết lẻ tẻ, thiếu hệ thống và các bài viết đó cũng chỉ phản ánh một cách gián tiếp, ở các mức độ đậm nhạt khác nhau.

Nhân cách cá nhân Trần Đức Thảo là tiền đề quan trọng của sự hình thành ý tưởng nghiên cứu vấn đề con người của ông. Một số bài viết về quá trình Trần Đức Thảo nghiên cứu triết học ở Việt Nam, đồng thời thể hiện sự thông cảm và đáng tiếc cho một nhà nghiên cứu tài giỏi nhưng không gặp thời. Năm 2006, Nhà xuất bản Đại học quốc gia đã ấn hành cuốn sách Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo (2006)

[52] với mục đích tránh những hiểu nhầm và sự đồn thổi không đáng có trong dư luận đối với triết gia Trần Đức Thảo, với mong muốn tái hiện diện mạo tinh thần của một nhà khoa học chân chính. Cuốn sách tập hợp 26 bài viết, hầu hết là về kỷ niệm, hồi ức của những đồng nghiệp, nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, học trò và người hâm mộ vị triết gia này.

Trong cuốn sách trên, một loạt bài viết đã phân tích, làm rõ những phẩm chất, tính cách, nhân cách, bản lĩnh cao đẹp của con người Trần Đức Thảo qua các câu chuyện của họ về ông như: Cách cho của giáo sư Trần Đức Thảo (Hoàng Ngọc Hiến), Bức điện gửi tổng thống Mỹ từ bưu điện Bờ Hồ (Đỗ Chu), Câu chuyện khó quên ở phố Verrier (Nguyễn Đức Hiền), Nhà sư phạm tâm huyết - nhà triết học

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí