Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN TUẤN ANH


VẤN ĐỀ CON NGƯỜI

TRONG TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo - 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN TUẤN ANH


VẤN ĐỀ CON NGƯỜI

TRONG TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO


Chuyên ngành: Triết học Mã số: 9 22 90 01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. NGUYỄN TÀI ĐÔNG


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các tư liệu sử dụng trong Luận án là trung thực, những kết quả nghiên cứu và kết luận trong Luận án này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.


Nghiên cứu sinh


Nguyễn Tuấn Anh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6

1.1. Nghiên cứu về tiền đề hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo 6

1.1.1. Về tiền đề lý luận 6

1.1.2. Về tiền đề thực tiễn 10

1.2. Nghiên cứu về nội dung vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo 15

1.2.1. Về sự hình thành con người, hình thành ngôn ngữ và ý thức 15

1.2.2. Về bản chất con người, con người chung và con người cụ thể, con người xã hội và con người giai cấp 20

1.2.3. Về con người tha hóa và giải tha hóa con người 22

1.3. Nghiên cứu về thành công và hạn chế của Trần Đức Thảo và những vấn đề đặt ra đối với luận án 25

1.3.1. Về thành công và hạn chế 25

1.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với luận án 31

CHƯƠNG 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO 34

2.1. Tiền đề lý luận 34

2.1.1. Triết học phương Tây hiện đại và hiện tượng học Husserl 34

2.1.2. Chủ nghĩa hiện sinh 36

2.1.2.1. Triết học hiện sinh Heidegger về con người 36

2.1.2.2. Triết học hiện sinh của Jean Paul Sartre 37

2.1.2.3. Chủ nghĩa hiện sinh vô thần của Alexandre Kojève 39

2.1.3. Chủ nghĩa Mác cấu trúc (Chủ nghĩa cấu trúc mới) của Louis Althusser 41

2.1.4. Chủ nghĩa Mác và triết học Mác về con người 42

2.2. Tiền đề thực tiễn 47

2.2.1. Phong trào đấu tranh cho độc lập, tự do của các dân tộc trên thế giới 47

2.2.2. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và của Việt Nam 50

2.2.3. Yếu tố gia đình, dòng tộc, bản thân con người Trần Đức Thảo 54

CHƯƠNG 3: NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO 58

3.1. Sự hình thành con người với những phẩm chất người đầu tiên 58

3.1.1. Quá trình tiến hóa từ con vật thành con người 58

3.1.2. Sự hình thành những tố chất người đầu tiên 62

3.1.2.1. Về sự di truyền tính cách, cấu tạo tâm lý - tiền đề cho sự hình thành ý thức 62

3.1.2.2. Tự ý thức và sự hình thành các yếu tố nhân cách đầu tiên 65

3.1.3. Sự hình thành ngôn ngữ và ý thức 66

3.1.3.1. Các yếu tố và cơ chế khởi nguồn ngôn ngữ và ý thức 66

3.1.3.2. Sự hình thành ngôn ngữ với tư cách là “vỏ vật chất” của ý thức 69

3.1.3.3. Các bước thực hành của ý thức – ý thức cá nhân và ý thức tập thể 74

3.1.3.4. Lao động với sự hình thành ý thức “trí tuệ, sáng tạo” 76

3.2. Những đặc điểm và những quy định của con người xã hội 79

3.2.1. Con người chung (với tư cách loài) và con người riêng (cá nhân cụ thể) 79

3.2.2. Quan hệ xã hội và quan hệ giai cấp của mỗi cá nhân 82

3.2.3. Cá nhân nhân cách và cá nhân lệ thuộc vào điều kiện giai cấp 86

3.2.3.1. Cá nhân nhân cách lệ thuộc điều kiện giai cấp 86

3.2.3.2. Sự lệ thuộc điều kiện giai cấp và sự phản kháng điều kiện giai cấp trong nhân cách người vô sản 88

3.3. Bản chất và tiềm năng con người, sự tha hóa và giải tha hóa con người .. 90

3.3.1. Bản chất con người và những tiềm năng con người 90

3.3.1.1. Về bản chất con người 90

3.3.1.2. Các tầng bản chất con người 92

3.3.1.3. Bản chất con người là cái chứa đựng năng lượng và tiềm năng con người. 95

3.3.2. Con người tha hóa trong xã hội có giai cấp 96

3.3.3. Sự giải tha hóa con người 100

CHƯƠNG 4: NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CON NGƯỜI CỦA TRẦN ĐỨC THẢO 110

4.1. Những thành công trong nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo

................................................................................................................... 110

4.1.1. Lựa chọn vấn đề con người và cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 110

4.1.1.1. Sự đúng đắn trong việc lựa chọn vấn đề con người làm đối tượng nghiên cứu...110

4.1.1.2. Tính độc đáo trong cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu vấn đề con người114

4.1.2. Bảo vệ và làm sâu sắc thêm vấn đề con người trong triết học Mác 119

4.1.2.1. Bảo vệ quan điểm của vấn đề con người trong triết học Mác 119

4.1.2.2. Làm sâu sắc thêm quan điểm về vấn đề con người trong triết học Mác ...125

4.1.3. Về giải phóng và phát triển con người 132

4.1.3.1. Về giải phóng con người trong xã hội 132

4.1.3.2. Về phát triển con người trong thời đại ngày nay 135

4.2. Những hạn chế trong nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo 139

KẾT LUẬN 145

NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

a. Con người là một trong những đối tượng và vấn đề trung tâm (cùng với giới tự nhiên và xã hội) của triết học; thành tựu nghiên cứu, khám phá và hiểu biết về bản chất và những nội dung căn cốt của vấn đề con người cũng như chính bản thân con người gắn liền với lịch sử nhận thức và phát triển lâu dài của tất cả các ngành khoa học, trong đó có triết học. Ngay từ thời cổ đại, triết gia lỗi lạc Socrates đã nhận thấy tính chất phức tạp và ý nghĩa quan trọng của vấn đề con người và đã đặt ra cho loài người nhiệm vụ: “Hãy tự nhận thức chính mình” [Dẫn theo 85, tr.109].

Qua hàng ngàn năm nghiên cứu, tìm kiếm, khám phá, nhận thức về vấn đề con người, triết học đã tích lũy được kho tàng tri thức vô cùng phong phú, “nhận biết” ngày càng sâu sắc về con người. Song thực tế cho thấy, khi tầm hiểu biết của loài người đã phát triển rất cao, khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã tiến sâu vào vũ trụ, tạo ra được cả trí tuệ nhân tạo, v.v.. thì trong nội dung vấn đề con người vẫn tồn tại nhiều điều bí ẩn. Cho đến thế kỷ XXI hiện nay, con người dường như đã làm chủ tất cả, nhưng những câu hỏi như: Con người là ai, nó từ đâu đến? Sứ mệnh của con người là gì và nó có thể làm được gì? Con người sẽ đi về đâu? v.v.. vẫn đang được đặt ra.

Nghiên cứu, tìm kiếm, khám phá thế giới đầy bí ẩn của con người, giải đáp những câu hỏi lớn về con người, thực hiện sứ mệnh của loài người vẫn luôn là vấn đề nóng và cấp thiết của các khoa học, trong đó có triết học.

b. Trần Đức Thảo (1917 –1993) được giới triết học châu Âu và thế giới, trong đó có Việt Nam, đánh giá là một triết gia hàng đầu về hiện tượng học, người có tầm tri thức và năng lực sáng tạo ngang hàng các nhà hiện tượng học hiện đại; có công lớn trong việc phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng lên chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản [Xem [4], [22], [25], [63]].

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề con người trong triết học và xã hội, mặc dù đã rạng danh trong hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, Trần Đức Thảo đã dành toàn bộ thời gian (từ 1955 về sau), tâm huyết và trí tuệ, tập trung nghiên cứu vấn đề con người, nhằm một mặt góp phần làm rõ những bí ẩn của con người, bảo vệ và làm sâu sắc thêm tư tưởng về con người trong triết học Mác, mặt khác, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển con người ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu vấn đề con người được Trần Đức Thảo công bố trong một loạt công trình triết học trên các tạp chí khoa học lớn trong và ngoài nước (chủ yếu ở Pháp), trong đó chứa đựng nhiều ý tưởng, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và cách luận giải độc đáo với những nội dung phong phú và sâu sắc; tư tưởng chủ đạo và nội dung cốt lõi của vấn đề con người được ông cô đúc trong ba công trình lớn: Sự hình thành con người [110], Tìm cội nguồn ngôn ngữ và ý thức [112], Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người [118]. Các công trình nêu trên được công bố ở các thời điểm khác nhau và không theo một trật tự; nhưng từ cách nhìn hệ thống, sắp xếp theo trình tự, ta thấy nội dung vấn đề con người trong triết học của ông là một hệ thống quan điểm cơ bản và chặt chẽ: Nguồn gốc con người; Sự hình thành những tố chất người (tâm thần, tính cách, tâm lý); Sự hình thành ngôn ngữ, ý thức, nhân cách; Những đặc điểm, những quy định của con người xã hội (con người chung - loài và con người riêng - cá nhân cụ thể; Bản chất con người (với năng lực, tiềm năng của nó); Sự tha hóa và giải tha hóa con người, xây dựng và phát triển con người. (Ông có 23 công trình, trong đó 8 công trình chưa được công bố nghiên cứu về chủ đề con người1(*)).

Với những nội dung, quan điểm, logic triển khai, phương pháp nghiên cứu vấn đề con người như trên của Trần Đức Thảo, có thể khẳng định, Trần Đức Thảo


(*) Nguồn gốc ý thức trong sự tiến hóa của hệ thần kinh (1955), trên Tập san Đại học sư phạm; Biện chứng pháp của hệ thần kinh (1955), trên Tập san Đại Học Sư Phạm; Le mouvement de l’indication comme forme originaire de la conscience (động tác chỉ dẫn như hình thức gốc của ý thức cảm quan), (1966), trên La Pensée; 3 kỳ Du geste de l’index à l’image typique (Từ động tác định hướng đến hình ảnh điển hình) (1969-1970), trên La Pensée; Tìm cội nguồn ngôn ngữ và ý thức (1973), sách in tại NXB Xã hội Paris; 2 kỳ De la phénoménologie à la dialectique matérialiste de la conscience [Từ hiện tượng học đến biện chứng duy vật của ý thức (1974-1975), trên La Nouvelle Critique; Hành động giải thích chính là cấu tạo của tính xác thực cảm tính (1981), trên tạp chí La Pensée; Le mouvement de l’indication comme constitution de la certitude sensible (Động tác chỉ dẫn như hình thức gốc của xác thực cảm quan) (1981), trên tạp chí La Pensée; La naissance du premier homme (Sự phát sinh con người đầu tiên) (1986), trên tạp chí La Pensée; La formation de l’homme (Sự hình thành con người), (1986), lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Pháp; Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người (1988), sách in tại Nxb TP HCM; Sự hình thành con người (2004), sách in tại Nxb ĐH Quốc gia; v.v..

Hơn 8 bài viết bằng tiếng Pháp, Đức chưa công bố về chủ đề này, viết trong giai đoạn 1985-1993: Introduction à la genèse de l’homme (Giới thiệu nguồn gốc loài người); La naissance du langage (Sự ra đời của ngôn ngữ); Le concept de l’homme (Khái niệm về loài người); La naissance de la production, du langage, de la conscience et de la propriété (Sự hình thành sản xuất, ngôn ngữ, ý thức và sở hữu); Introduction à l’origine de la société, du langage et de la conscience (Giới thiệu về nguồn gốc xã hội, ngôn ngữ và ý thức); La dialectique de l’aliénation et le développement humain (Biện chứng của sự tha hóa và sự phát triển của con người); Le concept de la nature humaine dans les textes classifies du marxisme-léninisme (Khái niệm bản chất loài người trong những văn bản phân loại của chủ nghĩa Mác - Lênin); Die Bewegung des Zeigens als Konstitution der sinnilichen Gewibheit (Động tác chỉ trỏ - hình thức của cảm quan xác thực), v.v.. [Xem 153].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022