Một Số Kinh Nghiệm Và Nghiên Cứu Về Mô Hình Xếp Hạng Tín Dụng Doanh Nghiệp

transduction và learning to learn. Mỗi nhóm này có một chức năng khác nhau, ở đây em quan tâm đến nhóm supervised learning, mà các thuât toán của nó sau đây, đang được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm trên thế giới như là những kỹ thuật riêng lẻ tốt nhất: lân cận gần nhất K (K-nearest neighbor) và mạng nơron thần kinh (neural network).

Lân cận gần nhất K một trong số những thuật toán machine learning đơn giản nhất. Thuật toán này phân loại dựa trên phương pháp chọn những quan sát gần nhau trong không gian véc tơ đa chiều của các biến độc lập tạo thành một nhóm, mức độ gần nhau của các quan sát phụ thuộc vào K. K là một số nguyên dương và có đặc trưng là nhỏ. Tương tự đối với hồi quy, bằng cách phân giá trị của quan sát gần với trung bình giá trị của nhóm các quan sát nằm trong khoảng lân cận gần nhất K giá trị của biến nào càng gần mức trung bình thì tỷ trọng của nó càng lớn.

Mạng nơron thần kinh là một kỹ thuật phân tích khác để xây dựng mô hình dự báo. Mạng nơron thần kinh có thể bắt chước và nhận thức được các trạng thái thực đối với dữ liệu đầu vào không đầy đủ hoặc dữ liệu với một số lượng biến rất lớn. Kỹ thuật này đặc biệt phù hợp với mô hình dự báo mà không có công thức toán học nào được biết để miêu tả mối quan hệ giữa các biến đầu vào và đầu ra. Hơn nữa nó hữu dụng khi mục tiêu dự báo là quan trọng hơn giải thích.

Nhận xét:

Một trong những thuận lợi của mô hình mạng là nó có thể giải quyết mối quan hệ phi tuyến. Mô hình ước lượng và dự báo dựa trên phương pháp lân cận gần nhất K và mạng nơron thần kinh tốt hơn mô hình Logit và Probit, sau đó mới là phương pháp DA. Nhưng do mạng nơron đòi hỏi dữ liệu đầu vào lớn, tối thiểu thường từ 500 quan sát trở lên, các phương pháp này cũng rất phức tạp và chưa phổ biến ở nước ta.

Ngoài các phương pháp trên còn một số phương pháp khác như phương pháp giải thuật di truyền (Genetic Algorithm) và phương pháp cây phân loại (Classification Tree Analysis).

1.2.3.3. Phương pháp XHTD theo mô hình kết hợp

Những phân tích và nhận xét về các phương pháp XHTD cá nhân cho thấy không có phương pháp nào tỏ ra toàn năng mà mỗi phương pháp có thể áp dụng thích hợp cho một số nội dung đánh giá nhất định, Vì vậy, để tận dụng những ưu điểm và

hạn chế nhược điểm của mỗi phương pháp, người ta có thể áp dụng phương pháp kết hợp.

Nội dung của phương pháp kết hợp là việc áp dụng nhiều phương pháp trong quá trình đánh giá và với mỗi nội dung cần đánh giá chỉ áp dụng những phương pháp đánh giá phù hợp với tiêu thức đó. Căn cứ vào nội dung của phương pháp, các yêu cầu chủ yếu của một mô hình cũng trong thực tế XHTD, các mô hình miêu tả ở phần trên ít khi sử dụng dưới các dạng thuần túy của nó. Các mô hình thường được kết hợp với một trong 2 dạng mô hình khác. Phương pháp kết hợp này thể hiện có nhiều lợi thế vì chúng bổ sung cho nhau.

1.3. Một số kinh nghiệm và nghiên cứu về mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

1.3.1. Một số nghiên cứu về xếp hạng tín dụng

Theo quan điểm lý thuyết, sự vỡ nợ (bankruptcy) là một khái niệm tương đối đơn giản. Sự vỡ nợ xảy đến bất cứ khi nào mà dòng tiền hiện tại hoặc dòng tiền hiện tại cộng với giá trị kỳ vọng của dòng tiền tương lai ít hơn các nghĩa vụ nợ. Ý niệm này là một phần của mô hình cấu trúc vốn tối ưu sớm nhất. Sau đây là một số nghiên cứu về mô hình xác định rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp.

Theo đó, Wilcox (1971) đã phát triển một khuôn khổ của sự thất bại trong kinh doanh (the failure framework) dựa trên sự phá sản nổi tiếng của những người đầu cơ đầu cơ (gambler’s ruin). Scott (1981) đã mở rộng khuôn khổ này. Ý tưởng cơ bản của nó đó là nếu dòng tiền hiện tại dự đoán chính xác tình hình tài chính, khi đó dòng tiền trong quá khứ và hiện tại có thể là một thước đo cho khả năng vỡ nợ. Đó là, chúng ta nên dự đoán cấu trúc dòng tiền để phân biệt giữa các công ty vỡ nợ và công ty không vỡ nợ. Một vài công trình nghiên cứu như của Casey và Bartczak (1985), Gentry (1985) và Aziz (1988) đã sử dụng biến dòng tiền trong mô hình của họ như là một đặc điểm mang tính lý thuyết được xác định để dự đoán khả năng vỡ nợ của công ty.

Mô hình Logit và Probit của Martin (1977) và Ohlson (1980), mô hình phân chia đệ quy Frydman (1985) và Thang tỷ lệ đa chiều của Mar Molinero và Ezzamel (1991), học thuyết Catatrophe của Gregory năm 1991, mạng Neural của Tam (1991), hàm logit đa thức của Johnsen và Melicher (1994) và phương pháp Multicriteria decision aid của Zopounidis và Doumpos (1999) là những ngiên cứu gần đây về mô hình xác định rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp.

1.3.2. Mô hình chỉ số Z của Edward I. Altman

Dạng tổng quát của mô hình:

𝒁 = 𝒄 + ∑ 𝒄𝒊𝒓𝒊

Trong đó: c – là hằng số; ri – là các tý suất tài chính và chỉ tiêu phi tài chính được sử dụng như những biến số, ci – là các hệ số của mỗi biến số trong mô hình.

Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5.

Chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968), Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. Chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Mặc dù chỉ số Z được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao như Mexico, Indian... Chỉ số này dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân tích biệt số đa yếu tố (MDA).


Công thức


Ý nghĩa

Vốn luân chuyển

X1=

Tổng tài sản

Vốn luân chuyển = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Những khoản thua lỗ trong HĐKD sẽ làm giảm tỷ số X1


Lợi nhuận giữ lại

X2=

Tổng tài sản

Đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian

Sự trưởng thành của công ty cũng được đánh giá qua tỷ số này. Các công ty mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận. Theo một nghiên cứu của Dun & Bradstreet (1993), khoảng 50% công ty phá

sản chỉ hoạt động trong 5 năm


𝐸𝐵𝐼𝑇

X3=

Tổng tài sản

Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Atlman thể hiện tốt hơn các thước đo tỷ suất sinh lợi


X4= GTT của vốn cổ phần

GSS của nợ

GTT : giá trị trường, GSS: giá sổ sách

Nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn

Vốn cổ phần = cổ phần thường + cổ phần ưu đãi

Tỷ số này cho biết giá trị tài sản của công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Đây là một phiên bản đã được sửa đổi của một trong các biến được Fisher sử dụng khi nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của trái phiếu (1959). Nếu tỷ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất công ty phá sản là rất cao.

Đối với công ty chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị sổ sách của vốn cổ phần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Ứng dụng mô hình Logit nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng quốc tế chi nhánh Hoàn Kiếm - 5

Doanh thu

X5=

Tổng tài sản

Đo lường khả năng quản trị của công ty để tạo ra doanh thu trước sức ép cạnh tranh của các đối thủ khác.

Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong mô hình nhưng nó là một tỷ số quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô hình được nâng cao.

X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác

nhau và các quốc gia khác nhau.


Bảng 1.3: Mô hình điểm số Z áp dụng với 1 số loại hình doanh nghiệp:


Doanh nghiệp

Mô hình

Ý nghĩa


Doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất


Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3

+ 0.64X4 + 0.999X5

Nếu Z >2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1.8< Z <2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong

vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.


Doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z' = 0.717X1 + 0.847X2 +

3.107X3 +

0.42X4 +

0.998X5

Nếu Z' > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

Nếu 1.23 < Z' < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z' <1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.


Các doanh nghiệp khác


Z" = 6.56X1 + 3.26X2 +

6.72X3 +

1.05X4

Nếu Z" >2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1.2 < Z" < 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z <1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được đưa ra.

2

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương I đã khái quát và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về XHTD, cũng như XHTD doanh nghiệp:

Tổng quan về XHTD:

- Một số khái niệm về XHTD và chấm điểm tín dụng

- Đối tượng của XHTD gồm 3 đối tượng: XHTD người đi vay gồm cá nhân và doanh nghiệp; XHTD quốc gia và XHTD công cụ đầu tư.

- Đặc điểm của XHTD gồm 03 đặc điểm

- Cơ sở của XHTD gồm 04 cơ sở.

- Nguyên tắc XHTD

- Mục đích XHTD

- Tầm quan trọng của XHTD

- Quy trình xếp hạng tín dụng

Các nhân tố cần được xem xét khi XHTD doanh nghiệp:

- Yếu tố tài chính của doanh nghiệp

- Yếu tố phi tài chính của doanh nghiệp

- Yếu tố độ tin cậy của thông tin.

Một số phương pháp XHTD:

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp mô hình toán học

Mô hình phân biệt tuyến tính DA

Mô hình Logit và Probit

Mô hình lân cận gần nhất K và mạng neutral

- Phương pháp kết hợp.

Một số kinh nghiệm, nghiên cứu về mô hình XHTD

- Các nghiên cứu về mô hình XHTD

- Mô hình chỉ số Z của Edward I. Altman

Những nội dung lý luận về XHTD tạo lập được trên cơ sở lý thuyết để vận dụng vào việc phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu về XHTD trước đây, cũng như thực trạng ở Việt Nam và là cơ sở hoàn thiện hơn hệ thống XHTD doanh nghiệp của NH Quốc Tế Việt Nam.

Chương 2

THỰC TRẠNG XHTD TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ (VIB) – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

Mục tiêu nghiên cứu của chương này nhằm khái quát về các hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam. Trong chương này, đề tài nghiên cứu cũng cố gắng trình bày tương đối tổng quát về hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của NHTM trong nước, cũng như của ngân hàng Quốc tế Việt Nam VIB. Qua đó, có thể đúc kết được những kinh nghiệm và phương pháp có giá trị xem xét đề xuất áp dụng hoàn thiện cho hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng Quốc tế VIB

2.1. Thực trạng hoạt động XHTD trên thế giới và tại Việt Nam

Hệ thống XHTD doanh nghiệp đã có mặt trên thế giới từ rất lâu và được nhiều tổ chức tài chính lớn xây dựng và ứng dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện có rất ít NHTM tự xây dựng cho mình một hệ thống XHTD doanh nghiệp, hầu như hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các NHTM đều dựa trên cơ sở các mô hình mà các tổ chức tài chính quốc tế đã áp dụng. Trong những năm gần đây một số ngân hàng đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống XHTD cho mình bằng cách thuê các tổ chức tài chính lớn trên thế giới về tư vấn thiết kế cho mình. Sau đây, em xin điểm qua một số hệ thống XHTD doanh nghiệp trên thế giới và tại một số ngân hàng Việt Nam.

2.1.1. Thực trạng hoạt động XHTD trên thế giới

2.1.1.1. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Fitch:

Fitch xếp hạng doanh nghiệp dựa trên phân tích định tính và phân tích định lượng. Phương pháp phân tích của Fitch bao gồm phân tích dữ liệu tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ít nhất là 5 năm. Mục tiêu chủ yếu trong cách tiếp cận của Fitch là phân tích so sánh mà Fitch sử dụng để đánh giá sức mạnh của mỗi doanh nghiệp và rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trong cùng một nhóm các doanh nghiệp tương đồng. Thêm vào đó, phân tích độ nhạy cũng được thực hiện thông qua một vài kịch bản để đánh giá khả năng của doanh nghiệp khi đương đầu với những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Một nhân tố xếp hạng then chốt theo Fitch là tính linh hoạt tài chính mà nó

dựa phần lớn vào khả năng tạo ra dòng tiền tự do từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích định tính:

Phân tích định tính gồm có phân tích rủi ro ngành, môi trường kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trong ngành, năng lực của ban quản trị, phân tích kế toán.

- Rủi ro ngành: Fitch xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp trong bối cảnh chung của ngành mà nó hoạt động. Những ngành tăng trưởng thấp, cạnh tranh ở mức cao, đòi hỏi vốn lớn, có tính chu kỳ hay không ổn định thì rủi ro vốn có sẽ lớn hơn các ngành ổn định với ít đối thủ cạnh tranh, rào cản gia nhập ngành cao, nhu cầu có thể dự báo dễ dàng.

- Môi trường kinh doanh: Fitch khảo sát tỉ mỉ những rủi ro và cơ hội có thể tác động đến ngành từ sự thay đổi tập quán tiêu dùng, dân số, khoa học kỹ thuật... Ví dụ, kết cấu dân số ngày càng già đi cho thấy một sự sụt giảm trong triển vọng ngành bán lẻ và một sự gia tăng triển vọng của ngành dịch vụ tài chính

- Vị thế công ty: một vài nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sự xuất hiện các sản phẩm thay thế, khả năng mặc cả với người mua và người bán. Để duy trì vị thế của mình các công ty phải dựa vào sự đa dạng hóa sản phẩm, bán hàng trải đều khắp các khu vực, đa dạng hóa KH và người cung ứng, quản lý tốt chi phí sản xuất....

- Về năng lực của ban quản trị: các đánh giá về chất lượng quản trị thường mang tính chủ quan do đây là một yếu tố định tính. Nên người ta thường thông qua các chỉ tiêu tài chính để làm thước đo năng lực ban quản trị, điều này sẽ khách quan và dễ so sánh hơn. Fitch cũng đánh giá thành tích của ban quản trị thông qua khả năng tạo ra sự hài hòa về mọi mặt trong doanh nghiệp, duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh và củng cố vị thế công ty trên thị trường.

- Về kế toán: mục tiêu của phân tích kế toán là nghiên cứu chính sách kế toán như nguyên lý kế toán, phương pháp định giá hàng tồn kho, phương pháp khấu hao, nhận diện thu nhập, cách xử lý tài sản vô hình và kế toán ngoài bảng. Sau đó điều chỉnh và trình bày lại báo cáo tài chính của doanh nghiệp để có thể so sánh với các công ty khác, tránh xảy ra tình trạng khác biệt về chính sách kế toán

Phân tích định lượng:

Trong phân tích định lượng, Fitch nhấn mạnh đến thước đo dòng tiền của thu nhập, các khoản đảm bảo (coverage) và đòn bẩy. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp sự đảm bảo rủi ro tín dụng nhiều hơn là từ nguồn tài trợ bên ngoài. Và Fitch quan tâm tới phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ số hơn việc phân tích bất kỳ một tỷ số riêng lẻ nào.

mạnh vai trò của EBITDA - một thước đo quan trọng về khả năng tạo ra thu nhập chưa tính đến đòn bẩy tài chính và được sử dụng phổ biến trong quá trình định giá. Sau đây là những thước đo chính mà Fitch dùng để phân tích rủi ro tín dụng:

Fitch sử dụng một cách đa dạng các thước đo định lượng về dòng tiền, thu nhập, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng. Fitch cũng nhấn


Bảng 2.1 Các chỉ số tài chính sử dụng trong XHTD của Fitch

Tỷ số đảm bảo

Nợ thuần = Nợ - tiền mặt và các khoản tương đương tiền

FFO + lãi vay + Cổ tức cổ phần ưu đãi

FFO interst coverage =

Lãi vay phải trả + cổ tức cổ phần ưu đãi

FCF + lãi vay + Cổ tức cổ phần ưu đãi

FCF dept - service coverage =

Lãi vay + cổ thức cổ phần ưu đãi + Nợ NH + Nợ DH đến hạn trả

Các thước đo đòn bẩy

Tổng nợ + tài sản thuê ngoài + cổ phần ưu đãi

FFO adjusted leverage =

FFO + Lãi vay+ cổ tức cổ phần ưu đãi + CF thuê ngoài

Tổng nợ + Tài sản thuê ngoài EBITDAR

Tổng nợ

Tổng mức vốn hóa thị trường

Các thước đo khả năng sinh lời

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh Doanh thu thuần

EBITDA

Doanh thu thuần

Nguồn: Các phương pháp XHTD DN điển hình trên thế giới phần 2 - Lê Tất Thành -

www.rating.com.vn

2.1.1.2. Phương pháp XHTD của Moody’s

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 17/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí