+ Đất nuôi trồng thủy sản: 23.91 ha.
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 261.96 ha.
+ Đất ở: 40.2 ha.
+ Đất chuyên dùng: 163.38 ha.
- Diện tích đất chưa sử dụng: 114.68 ha.
- Theo thực tế hiện trạng sử dụng đất đai hiện nay tại xã rất phức tạp, các thửa đất biến động rất nhiều do chuyển mục đích, chuyển nhượng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch giao thông, thủy lợi.v.v.
4.2. Thành lập mảnh bản đồ địa chính xã Quỳnh Lập từ số liệu đo chi tiết
4.2.1. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ
4.2.1.1. Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu
- Trước khi thi công, các thiết bị đo đạc được kiểm tra, hiệu chỉnh toàn diện các hạng mục theo quy định.
- Do địa bàn đo vẽ trong xã rộng, nằm rải rác theo khu vực thung lũng hoặc đan xen giữa các chân núi, nên công tác xây dựng lưới khống chế đo vẽ áp dụng công nghệ GPS đo từng cặp điểm thông hướng nhau đảm bảo yêu cầu về độ chính xác và mật độ điểm trạm đo khi đo vẽ chi tiết.
- Lưới khống chế đo vẽ gồm 100 điểm đo được bố trí dưới dạng lưới tam giác, tứ giác đo bằng công nghệ GPS tạo thành các cặp điểm thông hướng nhau và thông với điểm địa chính, được đánh số từ 1QL-1 đến 1QL-107. Các thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu về độ chính xác và mật độ điểm trạm đo khi đo vẽ chi tiết.
- Tính toán bình sai được tiến hành trên máy vi tính bằng phần mềm chuyên dụng được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép.
- Đo đạc lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc, đo vẽ trực tiếp trên mặt đất; dùng máy toàn đạc điện tử để đo vẽ. Ở những khu vực thông
thoáng, điều kiện cho phép còn áp dụng tăng dày mật độ điểm trạm đo bằng phương pháp điểm dẫn, giao hội.
- Trên bản đồ địa chính, thể hiện trọn thửa đất, các đối tượng chiếm dụng đất nhưng không tạo thành thửa đất (Đất giao thông, đất thủy lợi, sông, suối, đất chưa sử dụng nằm xen kẽ giữa các loại đất trong khu vực thành lập bản đồ địa chính), các yếu tố quy hoạch đã có quyết định phê duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trên nguyên tắc mỗi mảnh bản đồ địa chính gốc biên tập thành một mảnh bản đồ địa chính.
Bảng 4.2. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính
Các yếu tố cơ bản của đường chuyền | Chỉ tiêu kỹ thuật | |
1 | Góc ngoặt đường chuyền | ≥ 300 |
2 | Số cạnh trong đường chuyền | ≤ 15 |
3 | Chiều dài đường chuyền: - Nối 2 điểm cấp cao - Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút - Chu vi vòng khép | ≤ 8 km ≤ 5 km ≤ 20 km |
4 | Chiều dài cạnh đường chuyền: - Cạnh dài nhất - Cạnh ngắn nhất - Chiều dài trung bình một cạnh | ≤ 1400 m ≥ 200 m 500 m - 700 m |
5 | Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc | ≤ 5 giây |
6 | Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép) | ≤ 5 n giây |
7 | Sai số khép giới hạn tương đối fs/ [s] | ≤ 1: 25.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Và Phương Pháp Chia Mảnh Bản Đồ Địa Chính
- Phương Pháp Đo Vẽ Bản Đồ Địa Chính Bằng Máy Toàn Đạc Điện Tử
- Quy Trình Thành Lập Bản Đồ Địa Chính Trên Phần Mềm Famis
- Phần Mềm Chạy Ra Các Số Liệu Đo Được Trong Máy
- Mảnh Bản Đồ Sau Khi Được Biên Tập Hoàn Chỉnh
- Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử trong thành lập bản đồ địa chính mảnh bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An - 9
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
(Nguồn: TT25-2014 ngày 19.5.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường )
- Một vài thông số kỹ thuật được quy định trong Thông tư 25/2014/TT-BTNMT:
+ Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo (ms) không vượt quá 10 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km), được đo 3 lần riêng biệt, mỗi lần đo phải ngắm chuẩn lại mục tiêu, sốchênh giữa các lần đo không vượt quá 10 mm.
+ Góc ngang trong đường chuyền được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai sốtrung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 5 giây, đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hướng trởlên hoặc theo hướng đơn (không khép vềhướng mở đầu).
Bảng 4.3. Số lần đo quy định
Loại máy | Số lần đo | |
1 | Máy có độ chính xác đo góc 1 - 2 giây | ≥4 |
2 | Máy có độchính xác đo góc 3 - 5 giây | ≥6 |
(Nguồn: TT25-2014 ngày 19.5.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường)
Bảng 4.4. Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ chính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định
Các yếu tố đó góc | Hạn sai (giây) | |
1 | Số chênh trị giá góc giữa các lần đo | 8 |
2 | Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo | 8 |
3 | Dao động 2C trong 1 lần đo (đối với máy không có bộ phận tự cân bằng) | 12 |
4 | Sai số khép về hướng mở đầu | 8 |
5 | Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “0” (quy không) | 8 |
(Nguồn: TT25-2014 ngày 19.5.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường)
Bảng 4.5. Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ
Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới khống chế đo vẽ | Chỉ tiêu kỹ thuật | ||
Lưới KC đo vẽ cấp 1 | Lưới KC đo vẽ cấp 2 | ||
1 | Sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai so với điểm gốc | ≤5 cm | ≤7 cm |
2 | Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai | ≤1/25.000 | ≤1/10000 |
3 | Sai số khép tương đối giới hạn | ≤1/10000 | ≤1/5.000 |
(Nguồn: TT25-2014 ngày 19.5.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường)
- Chọn điểm, đóng cọc thông hướng:
+ Vị trí chọn điểm kinh vĩ phải thông thoáng, nền đất chắc chắn ổn định, các điểm khống chế phải tồn tại lâu dài đảm bảo cho công tác đo ngắm và kiểm tra tiếp theo.
+ Sau khi chọn điểm xong dùng cọc gỗ có kích thước 4*4 cm, dài 30 - 50 cm đóng tại vị trí đã chọn, đóng đinh ở đầu cọc làm tâm, dùng sơn đỏ đánh dấu cho dễ nhận biết.
+ Kích thước cọc và chỉ tiêu kĩ thuật phải tuân theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT.
Trong quá trình chọn điểm kinh vĩ đã thu được kết quả như sau: Tổng số điểm địa chính: 3
Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 100 điểm Tổng số điểm cần đo: 103 điểm
4.2.1.2. Công đoạn đo đạc, lập bản đồ địa chính thực hiện theo trinh tự sau
4.2.1.2.1. Xây dựng lưới khống chế đo vẽ
Lưới khống chế đo vẽ được đo bằng công nghệ GPS; lưới được xây dựng thành mạng lưới tam giác dày đặc gồm 103 điểm(03 điểm gốc, 100 điểm mới); mật độ điểm lưới được rải đều trong khu đo, tạo thành cặp cạnh thông hướng với nhau.
- Điểm khởi tính của lưới là các điểm địa chính, điểm địa chính cơ sở.
- Dùng các loại máy GPS đo tĩnh nhãn hiệu loại máy X20 HUACE để đo, thời gian đo trên mỗi trạm đo tối thiểu là 45 phút.
- Sử dụng phần mềm DPSurvey để bình sai lưới. Các công đoạn đo đạc lưới được thực hiện đúng các yêu cầu, trình tự theo đúng quy định, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Khu vực khó khăn tăng dầy điểm trạm đo bằng đường chuyền treo, phương pháp điểm dẫn để đo vẽ chi tiết.
4.2.1.2.2. Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính
- Trước khi đo vẽ chi tiết, đơn vị sản xuất phối hợp với cán bộ địa chính xã, trưởng các thôn xóm, các khu dân cư, các chủ sử dụng đất để tổ chức xác định ranh giới, mốc giới thửa đất bằng cách đánh dấu sơn đối với các điểm góc thửa là tường xây, và đánh dấu bằng cọc sắt, cọc gỗ đối với những điểm góc thửa là hàng rào, đất trống. Lập bản mô tả ranh giới mốc giới thửa đất có xác nhận của chủ sử dụng đất giáp ranh (cho các thửa đất thổ cư); thu thập các giấy tờ liên quan đến thửa đất. Trường hợp thửa đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo hồ sơ, giấy tờ. Sau khi xác định ranh giới, mốc giới thửa đất xong, tiến hành đo vẽ chi tiết.
- Tại mỗi trạm máy đều có đo điểm kiểm tra, số lượng điểm kiểm tra không dưới 2 điểm mỗi trạm. Ngoài ra còn phải đo thể hiện các công trình chính trong thửa đất. Các đối tượng giao thông, thủy hệ, đối tượng kinh tế,
văn hóa xã hội khác. Tại mỗi trạm phải vẽ lược đồ, ghi chú thông tin thửa đất và sổ nhật ký trạm đo. Kết quả đo ngắm mỗi ngày được trút sang máy vi tính để xử lý.
- Để tăng dày mật độ điểm trạm đo, đơn vị sử dụng các phương pháp điểm dẫn, giao hội... kết quả đo ngắm và tính toán được thực hiện trên máy đo, độ chính xác đạt quy định cho phép.
Sau khi đã xác định được khu vực đo vẽ, tiến hành xác định các điểm lưới khống chế hạng cao nhà nước và tiến hành đo lưới bằng máy đo GPS.
Sau khi đo đạc xong mỗi khu, mỗi thôn, tiến hành in và kiểm tra đối soát hình thể thửa đất và cập nhật bổ sung thông tin thửa đất. Kiểm tra đường ĐGHC, tiếp biên, biên tập bản đồ.
Hình 4.1: Sơ đồ lưới khống chế đo vẽ xã Quỳnh Lập
4.2.1.2.3. Biên tập bản đồ
Bản đồ địa chính được biên tập, tính toán bằng phần mềm ứng dụng TMV-MAP, FAMIS.
- Kết quả bình sai được thể hiện qua bảng dưới:
Bảng 4.6. Số liệu điểm gốc
Tên điểm | Tọa độ | ||
X(m) | Y(m) | ||
1 | 232404 | -1632666.869 | 5795814.669 |
2 | 232413 | -1633799.721 | 5797747.984 |
3 | 23225 | -1636553.537 | 5797925.801 |
(Nguồn: Số liệu đo đạc Chi nhánh công ty CP tư vấn đầu tư và công nghệ môi trường HQ Miền Trung)
Bảng 4.7. Bảng kết quả tọa độ phẳng và độ cao bình sai
HỆ TỌA ĐỘ PHẲNG VN-2000 KINH TUYẾN TRỤC : 104°45'
ELLIPSOID : WGS-84
Tên | Tọa độ | Độ cao | Sai số vị trí điểm | |||||
TT | điểm | X(m) | Y(m) | h(m) | (mx) | (my) | (mh) | (mp) |
1 | 232404 | 2136646.156 | 603038.569 | 16.224 | ------ | ------ | ------ | ------ |
2 | 232413 | 2130082.475 | 603641.994 | 15.292 | ------ | ------ | ------ | ------ |
3 | 23225 | 2127665.308 | 606258.201 | 139.229 | ------ | ------ | ------ | ------ |
4 | 1QL-100 | 2132421.990 | 610091.380 | 3.495 | 0.018 | 0.012 | 0.019 | 0.022 |
5 | 1QL-101 | 2131658.584 | 607711.395 | 8.384 | 0.015 | 0.011 | 0.017 | 0.018 |
6 | 1QL-102 | 2131750.328 | 607482.325 | 17.248 | 0.014 | 0.010 | 0.016 | 0.017 |
7 | 1QL-103 | 2130741.436 | 606524.759 | 53.491 | 0.012 | 0.010 | 0.016 | 0.016 |
8 | 1QL-104 | 2130690.791 | 606837.078 | 42.482 | 0.015 | 0.011 | 0.017 | 0.019 |
9 | 1QL-105 | 2132834.460 | 609851.717 | 8.601 | 0.010 | 0.008 | 0.015 | 0.013 |
(Trong bảng chỉ là trích dẫn một số điểm tọa độ sau khi bình sai. Số liệu cụ thể được thể hiện ở phần phụ lục.)
Tổng số điểm địa chính, điểm lưới kinh vĩ của toàn bộ khu đo tại xã Quỳnh Lập:
Tổng số điểm địa chính: 3 điểm Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 100 điểm Tổng số điểm cần đo: 103 điểm
4.2.2. Ứng dụng phần mềm FAMIS và Microstation thành lập bản đồ địa chính
Sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp, tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ địa chính.
Quá trình được tiến hành như sau.
4.2.2.1. Quá trình trút máy
Máy toàn đạc được kết nối với máy tính thông qua cổng trút USB. Khởi động phần mềm TOP2AS. Chọn kiểu trút Recevied and convert FC5 data to ASC format Nhập tên file (tên file là ngày đo) Nhập tốc đột trút (Ấn F2 nhập 1200, 2400, 4800,...) Nhập độ dài ký tự (Ấn F4 nhập 8 byte). thao tác trên máy toàn đạc: Từ menu F3(memory MGR) F1(data transfer)
F1(Send data).
Hình 4.2: Làm việc với phần mềm T-COM