Các Giải Pháp Tổng Hợp Để Kiểm Soát Dịch Bệnh Trên Cây Hồ Tiêu Và Sản Xuất Bền Vững

* Mức độ thiệt hại của tuyến trùng gây ra trên cây hồ tiêu

Cho đến nay, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne đã trở thành đối tượng nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà tuyến trùng học do phân bố địa lý, phổ ký chủ rất rộng và có khả năng làm suy giảm năng suất và sản lượng của nhiều loại cây trồng. Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne có khả năng ký sinh trên hầu hết các loại cây trồng, lên tới 5500 loại cây khác nhau, bao gồm từ cây một lá mầm đến cây hai lá mầm [69]. Một số loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne có phạm vi ký chủ rộng như M. incognita,

M. arenaria có khả năng ký sinh trên nhiều loại cây so với các loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne khác. Thiệt hại kinh tế hàng năm liên quan đến tuyến trùng sần rễ ước tính lên tới hàng trăm tỷ đô la. Trên hồ tiêu, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne làm suy giảm sự sinh trưởng của cây, gây ra bệnh vàng lá, chết chậm cho cây. Điều tra ở Braxil năm 1976 ghi nhận 91% cây hồ tiêu bị nhiễm tuyến trùng trong đó M. incognita là loài được bắt gặp nhiều nhất [70]. Tại Malaysia, M. incognita M. javanica được báo cáo là nguyên nhân làm giảm sinh trưởng và gây triệu chứng vàng lá trên cây hồ tiêu, nhiều cánh đồng trồng tiêu đã bị chết trụi do tuyến trùng sần rễ gây ra, hai loài này cũng đã được ghi nhận trên hồ tiêu ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Brunei, Philipin, Braxil và Việt Nam[71]. Năm 2000, loài M. piperi được mô tả là loài mới trên hồ tiêu tại Ấn Độ [72].

1.4. Các giải pháp tổng hợp để kiểm soát dịch bệnh trên cây hồ tiêu và sản xuất bền vững

Hiện tại không có biện pháp đơn lẻ nào có thể phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm một cách hiệu. Vì vậy, quản lý bệnh hại tổng hợp là cách duy nhất để hạn chế tác hại của bệnh gây ra.

1.4.1. Thiết kế vườn trồng hồ tiêu

Chọn đất trồng hồ tiêu là loại đất tơi xốp, dễ thoát nước, không úng nước vào mùa mưa, độ dày tầng đất canh tác tối thiểu 70cm, pH của đất khoảng 5,5- 7,0 là thích hợp cho cây hồ tiêu. Đất cần được cày bừa kỹ và xử lý nấm bệnh trước khi trồng, trên đất chua cần bón vôi trước khi trồng 2-4 tuần.

Vườn trồng hồ tiêu phải được thiết kế một cách khoa học đảm bảo có khả năng thoát nước tốt. Vườn phải có hệ thống mương rãnh thoát nước để đảm bảo không quá ẩm ướt trong mùa mưa, nước từ vườn bệnh không chảy sang vườn khỏe. Hệ thống thoát nước được thiết kế cùng thời điểm với thời điểm trồng trụ hồ tiêu, khoảng 10-

15m đào một rãnh thoát nước vuông góc với hướng dốc chính, rãnh sâu 15-20cm, rộng 20cm, giữa hai hàng trụ hồ tiêu. Dọc theo hướng dốc chính, khoảng 30-40m, thiết kế một mương sâu 30-40cm, rộng 40cm, giữa hai hàng trụ hồ tiêu, mương thẳng góc với rãnh thoát nước [73].

1.4.2. Vệ sinh đồng ruộng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Đối với vườn mới bắt đầu trồng phải phơi đất và xử lý vôi trước khi trồng để tiêu diệt nguồn bệnh. Hằng năm phải xử lý vôi cho vườn hồ tiêu đầu mùa mưa trước khi bón phân từ 7-10 ngày. Nếu phát hiện cây bị bệnh cần tiêu hủy (đốt bỏ) và bón vôi vào gốc cây bệnh để tiêu độc dịch bệnh, liều lượng 1kg/gốc. Trường hợp các cây bị bệnh nặng, thu nhặt hết gốc, rễ, thân và lá hồ tiêu bệnh đem đốt. Sau khi xử lý thuốc hóa học, vôi bột, để đất hoang 8 tháng mới trồng lại hồ tiêu.

Ngoài ra, sau mỗi vụ thu hoạch cần tiến hành tỉa bỏ cành lươn, cành quả mọc ở gốc tiêu sát mặt đất để làm thông thoáng phần gốc khoảng 30- 50cm, làm cỏ và loại bỏ các ký chủ của nấm bệnh. Rong tỉa cây che bóng và cây trụ sống để vườn thông thoáng và có ánh sáng chiếu xuống đất trong mùa mưa nhằm hạn chế sự phát triển của nấm bệnh [73].

Tuyển chọn, nghiên cứu đặc tính kháng tác nhân gây bệnh và tạo chế phẩm phòng trừ bệnh rễ của các chủng vi khuẩn vùng rễ cây hồ tiêu Piper nigrum L. tại Tây Nguyên - 5

1.4.3. Sử dụng giống chống chịu bệnh

Sử dụng nguồn giống sạch bệnh để trồng, không lấy giống từ các vùng có tiền sử nhiễm bệnh. Sử dụng giống hồ tiêu ghép sẽ tăng khả năng kháng với nấm bệnh. Giống hồ tiêu Piper columbrium kháng tuyến trùng và Phytophthora được sử dụng làm gốc ghép [74]. Tại Brazil, đã sử dụng loài tiêu Piper columbrium mọc hoang dại trong rừng Amazon làm gốc ghép kháng tuyến trùng và bệnh thối rễ Phytophthora sp. Hai loại gốc ghép Piper colubrinum Piper arboreum kháng bệnh chết nhanh và tuyến trùng [75]. Theo Vanaja và cộng sự (2007), việc ghép và phục hồi hồ tiêu (Piper nigrum) trên gốc tiêu dại (Piper colubrinum) có khả năng chống chịu được với bệnh hại về rễ cây, đặc biệt có khả năng kháng được bệnh do Phytophthora. Thời gian ghép nên được tiến hành vào tháng 2, tháng 3 trong năm và tỷ lệ cây ghép sống đạt trên 90 % [75].

1.4.4. Sử dụng phân bón cân đối, hợp lý cho cây hồ tiêu

Cây hồ tiêu sinh trưởng mạnh là yếu tố quan trọng để hạn chế tác hại của các loại sâu bệnh hại đặc biệt là đối với bệnh vàng lá chết chậm. Cùng với việc nghiên cứu các công thức phân bón phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu thì nhiều

tác giả đã quan tâm về các loại phân bón có tác dụng ngăn chặn được tình trạng gây hại của tuyến trùng và nấm bệnh chết nhanh, chết chậm. Các nghiên cứu về phân bón cho cây hồ tiêu cho thấy, phân hữu cơ là loại phân cơ bản không thể thiếu được trong nghề trồng hồ tiêu. Lượng phân bón cân bằng cho 1 ha hồ tiêu có năng suất 3 tấn/ha là 400 N - 200 P2O5 - 500 K2O + 10 tấn phân hữu cơ và một lượng vôi nhất định [74]. Theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Cây gia vị Ấn Độ, liều lượng phân bón áp dụng cho cây hồ tiêu trên đất đỏ vùng nhiệt đới có hàm lượng dinh dưỡng các nguyên tố chính trong đất từ thấp đến trung bình là 140g N, 55g P2O5, 270g K2O kết hợp 600g vôi và 10 kg phân chuồng/ trụ/năm. Tỷ lệ N-P-K được khuyến cáo áp dụng là 2,5-1-5, với mức bón lân thấp, kali gấp 2 lần đạm.

Ngoài ra, bón vôi để làm thay đổi pH đất không thích hợp cho nấm bệnh phát sinh và phát triển và vôi còn cung cấp chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển, lượng vôi bón từ 40-50 kg/sào [74].

1.4.5. Phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật

Đối với Phytophthora: Phun hay quét thuốc gốc đồng (COC 85WP, Supper Cook 85WP, Champion 37,5FL) hoặc Mancozeb (Mancozeb 80WP) vào gốc để tiêu diệt nấm bệnh, bảo vệ phần gốc sát mặt đất. Sử dụng thuốc Agrifos để phòng trừ bệnh cho vườn trồng hồ tiêu bằng kỹ thuật tưới thuốc vào gốc và ngâm rễ trong dung dịch hòa tan thuốc [73],[76].

Đối với tuyến trùng: Sử dụng hỗn hợp Sincosin + Agrispon làm giảm mật độ tuyến trùng rất hiệu quả và ngoài ra còn cải thiện chức của bộ rễ cây trồng. Cũng có thể sử dụng các thuốc trừ tuyến trùng như Mocap 10G, Nokarph 10G, Oncol 20ND, Marshal 200SC, Map Logic 90WP, Cazinon 10GR, Anrogen 0.3GR, Vifusuper 5GR xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất từ 2 - 4 lần trong mùa mưa, mỗi lần xử lý cách nhau một tháng [73].

1.4.6. Biện pháp sinh học

Biện pháp sinh học cũng đang rất được chú trọng nghiên cứu để phòng trị các bệnh hại nguy hiểm trên cây hồ tiêu với hiệu quả lâu dài. Đây là biện pháp sử dụng những sinh vật hoặc những sản phẩm của chúng để ngăn chặn hay giảm thiệt hại do vi sinh vật có hại gây ra [73]. Kết quả nghiên cứu về phòng trừ sinh học ở Ấn Độ đã xác định được nấm Trichoderma harzianum có tác dụng tốt trong việc phòng trừ bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu. Các mô hình trình diễn trên diện rộng ở các nông hộ (200

ha) đã cho thấy chỉ số bệnh giảm đáng kể khi được xử lý Trichoderma. Có khoảng 80 % nông dân được điều tra đã công nhận hiệu quả của biện pháp phòng trừ sinh học [77]. Sử dụng chế phẩm sinh học có thể rải quanh gốc tiêu hoặc trộn với phân hữu cơ để bón cho cây trồng.

Mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để hạn chế những tổn thất do nấm bệnh và tuyến trùng gây ra. Tuy nhiên do sự hình thành các nang bảo vệ, chất nền gelatin và khả năng thích nghi với điều kiện sống, tuyến trùng có thể sống sót mà không cần có cây chủ, làm cho phương pháp luân canh, xen canh và cày sâu không đem lại hiệu quả. Sử dụng các thuốc hóa học thường đem lại hiệu quả trong kiểm soát tuyến trùng tuy nhiên chúng lại có chi phí cao, gây ra các vấn đề về môi trường và các mối nguy hại cho sức khỏe con người. Trong khi đó, việc trồng liên tục các giống kháng bệnh trên cùng một mảnh đất sẽ làm giảm sức đề kháng của cây chủ do xuất hiện nhiều kiểu lây bệnh theo thời gian [73].

Kiểm soát sinh học là biện pháp đem lại hiệu quả nhất để vượt qua áp lực trong kiểm soát bệnh ở thực vật với mục đích bảo vệ cây trồng an toàn hơn [78]. Mục đích chính của kiểm soát sinh học là làm giảm quần thể sinh vật gây hại bằng cách tăng các loài thiên địch trong đất. Đất là kho chứa hệ vi sinh vật rất đa dạng về thành phần và hoạt động của vi sinh vật trong đất. Hệ vi sinh vật trong vùng rễ đóng vai trò là cơ chế bảo vệ đầu tiên chống lại một số mầm bệnh và có thể được khai thác như các tác nhân kiểm soát sinh học lý tưởng [79]. Sử dụng các sinh vật hữu ích giúp duy trì cân bằng sinh thái và không gây ô nhiễm môi trường. Sau khi đưa vào sử dụng, tác nhân sinh học vẫn có hiệu lực trong đất trong thời gian dài [80]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh vi khuẩn vùng rễ (PGPR) có khả năng kiểm soát bệnh đồng thời kích thích sinh trưởng cho cây trồng.

1.5. Vai trò của các chủng vi khuẩn vùng rễ trong kiểm soát sinh học

1.5.1. Vùng rễ và vi khuẩn vùng rễ

Vùng rễ: Lớp đất mỏng bao quanh rễ cây đóng vai trò cực kỳ quan trọng và tích cực cho hoạt động của rễ và sự trao đổi chất (rhizosphere). Khái niệm “ vùng rễ” lần đầu tiên được Hiltner (người Đức) mô tả năm 1904 dùng để chỉ lớp đất hẹp bao quanh rễ cây có một quần thể vi sinh vật duy nhất chịu ảnh hưởng do các chất được tiết ra từ rễ cây [81]. Khái niệm này sau đó được mở rộng để chỉ vùng đất xung quanh rễ mà tại đó có sự thay đổi các tính chất vật lý, hóa học và sinh học bởi sự sinh trưởng

và hoạt động của rễ [82].

Vi khuẩn vùng rễ: Là những vi khuẩn tự nhiên trong đất tồn tại xung quanh rễ thực vật. 2-5% vi khuẩn vùng rễ là vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật (PGPR - plant growth promoting rhizobacteria) [83].

1.5.2. Sự phân bố của vi khuẩn vùng rễ

Theo mức độ liên kết với tế bào rễ thực vật, các vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật được chia làm hai loại là vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật ngoại bào (ePGPR - extracellular plant growth promoting rhizobacteria) và vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật nội bào (iPGPR - intracellular plant growth promoting rhizobacteria). Các vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật ngoại bào sống ở vùng rễ, trên rễ hoặc trong khoảng không gian giữa các tế bào rễ. Nhóm này bao gồm các chi Agrobacterium, Arthrobacter, Azotobacter, Azospirillum, Bacillus, Burkholderia, Caulobacter, Chromobacterium, Erwinia, Flavobacterium, Micrococcous, Pseudomonas và Serratia. Trong khi đó, các vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật nội bào sống bên trong cấu trúc nốt sần của tế bào rễ. Nhóm này bao gồm Allorhizobium, Bradyrhizobium, Mesorhizobium, và Rhizobium, cũng như các loài Frankia [83].

1.5.3. Cơ chế kháng bệnh rễ trên cây hồ tiêu của vi khuẩn vùng rễ

1.5.3.1. Cơ chế trực tiếp

Sản xuất kháng sinh: Kháng sinh là các hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp được sản xuất bởi các vi sinh vật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sinh học một số loài gây hại bằng cách cạnh tranh và ký sinh. Pseudomonads huỳnh quang sản xuất kháng sinh để ức chế lại mầm bệnh. Hầu hết các vi khuẩn vùng rễ kháng tuyến trùng ký sinh thực vật bằng cách sản xuất độc tố, sản phẩm phụ trao đổi chất và enzyme [84]. Một số chủng vi khuẩn như Fluorescent pseudomonads được phân lập và tuyển chọn từ rễ cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) nhằm sản xuất các hợp chất dễ bay hơi và không bay hơi và ức chế sự phát triển của Phytophthora capsici, tác nhân gây bệnh chết nhanh. Các chủng Fluorescent pseudomonads còn sản xuất hydro cyanide (HCN), ức chế sự phát triển của P. capsici [25]. Ngoài ra P. fluorescens sản xuất các chất chuyển hóa thứ cấp như 2-4-diacetylphloroglucinol làm giảm mật độ tuyến trùng [85]. Một số chủng vi khuẩn vùng rễ bao gồm Pseudomonas japonica chủng NBRC 103040, Bacillus megaterium chủng CtST3.5, Pseudomonas sp.

Chủng Gamma 81, Pseudomonas chủng ATCC33618, Pseudomonas chlororaphis chủng Lzh-T5 và Pseudomonas mosselli chủng CV25 có khả nảng sản xuất HCN tác động lên tuyến trùng Meloidogyne incognita trong điều kiện in vitro [86].

Enzyme phân giải: Nhiều loại vi sinh vật có thể ức chế hoạt động ký sinh, tấn công mầm bệnh bằng cách bài tiết các enzyme phân giải thành tế bào [87]. Chủng Bacillus subtilis phân lập từ vùng rễ của cây ớt có khả năng kháng Phytophthora capsici. Chủng này có khả năng tổng hợp siderophore, hydrogen cyanide và các enzyme phân giải như chitinase, protease, cellulase hoặc glucanase có khả năng phá vỡ thành tế bào của nấm [22]. Ngoài ra, chủng Sinorhizobium fredii KCC5 và Pseudomonas fluorescens được phân lập từ đất vùng rễ cây cà chua có khả năng tổng hợp enzyme chitinase và β-1,3-glucanase ức chế sinh trưởng của nấm Fusarium udum [88]. Devapriyanga và cộng sự (2011) cũng ghi nhận enzyme peroxidase (PO), polyphenol oxidase (PPO), phenylalanine ammonia lyase (PAL) của chủng Pseudomonas (Pf 123) và Bacillus (Bs 214) phân lập từ cây hồ tiêu có khả năng kháng tuyến trùng Meloidogyne incognita trong điều kiện nhà lưới [89]. Nguyen,

V.B. và cộng sự (2019) đã chứng minh chủng vi khuẩn vùng rễ phân lập từ cây hồ tiêu thuộc chi Bacillus có khả năng tổng hợp enzyme chitinase và protease ức chế tuyến trùng Meloidogyne incognita [90]. Ba chủng vi khuẩn vùng rễ Bacillus weihenstephanensis FB25M, Pseudomonas fluorescens FP805PU và Brevibacterium frigoritolerans FB37BR có khả năng tổng hợp collagenase, chitinase, protease và lipase tác động lên trứng và tuyến trùng Meloidogyne ethiopica tuổi 2 [91].

Kích kháng hệ thống: Kích kháng là khả năng phòng vệ thực vật tăng cường, có được sau khi kích thích thích hợp chống lại sâu hại và mầm bệnh phổ rộng. Phản ứng phòng vệ tăng lên do tác nhân gây kích thích sau khi nhiễm mầm bệnh được gọi là tính kích kháng hệ thống (Induced Systemic Resistance -ISR) hoặc kích kháng toàn thân (SAR) [92]. Tính kích kháng hệ thống (Induced Systemic Resistance, ISR) là một dạng kháng chủ động, toàn cây, phổ rộng hình thành sau khi cơ chế tự phòng vệ của cây được hoạt hóa bởi một tác nhân có khả năng kích kháng, giúp cây bị nhiễm bệnh nhẹ hơn so với cây không được kích kháng. ISR có thể được gây ra bởi vi khuẩn vùng rễ, trong khi đó tính kháng gây ra bởi các mầm bệnh khác được gọi là SAR. Ngoài ra, ISR còn là “một biện pháp bảo vệ lâu dài” và “kháng bệnh phổ rộng” kháng lại các vi khuẩn gây bệnh khác nhau, động vật ăn cỏ, côn trùng và dịch hại từ đất như

M. incognita, M. javanica, Heterodera glycines, H. cajani và Globodera pallida [93]. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng vi khuẩn vùng rễ làm giảm mức độ nghiêm trọng của tuyến trùng bằng cách kích kháng hệ thống ở thực vật. Kích kháng bằng cách tăng tính cơ học và vật lý của thành tế bào có nghĩa làm dày thành tế bào, lắng đọng callose và tích lũy hợp chất phenolic hoặc bằng cách tổng hợp một số hợp chất sinh hóa nhằm tăng phản ứng bảo vệ như PR proteins, phytoalexin, lipopolysaccharides (LPS’s), siderophores, axit salicylic (SA), axit jasmonic (JA), PO, chitinase và các chất chuyển hóa thứ cấp khác [84], [94]. Các chủng vi khuẩn vùng rễ khác nhau như Bacillus spp. và Pseudomonas spp., gồm có B. subtilis, B. amyloliquefaciens P. fluorescens đã được chứng minh là những chủng tiềm năng có khả năng gây kích kháng hệ thống trên cây hai lá mầm (Arabidopsis, đậu (Fabaceae spp.), cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.), dưa chuột (Cucumis sativus L.), củ cải (Raphanus sativus L.), thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) và cà chua (Solanum lycopersicum L.)) cũng như cây một lá mầm (lúa, ngô và mía) kháng lại tuyến trùng kí sinh thực vật [93].

1.5.3.2. Cơ chế gián tiếp

Vi khuẩn vùng rễ thúc đẩy sinh trưởng thực vật bằng cách sản xuất các phytohormone (auxins, cytokines, ethylene, abscisic acid và các hợp chất điều hòa sinh trưởng thực vật khác) và siderophore, cải thiện sự hấp thu / sẵn có chất dinh dưỡng cho cây bằng cách cố định đạm, hòa tan phốt phát, khoáng hóa các hợp chất hữu cơ trong đất.

Sản xuất phytohormone

Phần lớn các chủng vi khuẩn vùng rễ có thể tạo ra các hợp chất kích thích sinh trưởng thực vật, điều chỉnh sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật sản xuất một số loại phytohormone / chất điều hòa sinh trưởng thực vật như auxin (axit indole acetic, axit indole, axit indole butyric và axit phenylacetic), cytokine (isopentenyl adenosine, isopentenyl adenine riboside, transzeatin ribose and zeatin), gibberellic acid, abscisic acid, ethylene, polyamines, brassinosteroids, jasmonates, salicyclic acid, strigolactones và các hợp chất điều hòa sinh trưởng thực vật khác, có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và chuyển hóa của thực vật [95]. Trong số các phytohormone, IAA là loại phytohormone phổ biến nhất. Phytohormone do vi khuẩn vùng rễ sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thực vật và tương tác giữa vi khuẩn và thực vật. Vai trò chính của

phytohormone vi sinh vật là tăng cường sự phát triển của thực vật bằng cách kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào, mở rộng mô và tác dụng có lợi cho sự tăng trưởng và năng suất của cây [96 -97]. Singh và Siddiqui (2010) đã tuyển chọn được các chủng Bacillus B5, B11, B4 and B1 có khả năng tổng hợp IAA cao hơn các chủng còn lại. Các chủng này được sử dụng để kiểm soát tuyến trùng M. incognita gây bệnh trên cây cà chua [98].

Cố định Nitơ

Nitơ là chất dinh dưỡng quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, có liên quan đến quá trình quang hợp, vật liệu xây dựng trong tổng hợp protein và thành phần chính của acid nucleic ở dạng bazơ nitơ. Đất nông nghiệp chứa lượng nitơ hạn chế. Tuy nhiên, thực vật không thể sử dụng nitơ trực tiếp từ khí quyển. Do đó, vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng thực vật đóng vai trò chính trong việc cố định đạm và bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Aggangan và cộng sự (2013) đã báo cáo rằng việc bổ sung vi khuẩn cố định đạm thúc đẩy đáng kể sự phát triển của chuối giúp ngăn chặn quần thể Meloidogyne incognita Radopholus similis [99]. El-Sayed và cộng sự (2014) chứng minh các chủng vi khuẩn vùng rễ cố định đạm kháng tuyến trùng thuộc các chi Rhizobium, Bradyrhizobium, Sinorhizobium, Mesorhizobium Frankia có khả năng cố định nitơ trong khí quyển, cung cấp cho thực vật và kích thích tăng trưởng thực vật [100].

Hấp thụ phốt phát và Kali

Phốt phát là một nguồn dinh dưỡng chính khác cho sự phát triển của cây, sau nitơ. Phốt phát đóng một số vai trò quan trọng trong sự phát triển của thực vật như thành phần axit nucleic, tổng hợp protein, phân chia tế bào. Hợp chất phốt phát có sẵn thường ở dạng không hòa tan. PGPR có khả năng phân giải phốt phát như Azotobacter, Bacillus, Burkholderia, Enterobacter, Erwinia, Kushneria, Paenibacillus, Ralstonia, Rhizobium, Rhodococcus, Serratia, Bradyrhizobium, Salmonella, Sinomonas Thiobacillus [102]. El-Hadad và cộng sự (2011) đã ghi nhận việc bổ sung vi khuẩn hòa tan phốt phát B. megaterium làm tăng chiều dài chồi, trọng lượng khô của rễ và hàm lượng N, P, K của cây cà chua và làm giảm quần thể M. Incognita ở rễ [102].

Kali là một chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng cho cây sau nitơ và phốt phát. Kali đóng vai trò quan trọng trong các chức năng sinh hóa và sinh lý để thúc đẩy sinh trưởng ở thực vật. Tuy nhiên, số lượng tối đa kali chứa khoáng chất (muscovite,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/12/2022