Ảnh Hưởng Của Chất Chiết Xuất Từ Cây Hoàng Kỳ Lên Các Chỉ Tiêu Huyết Học Của Cá Tra Cảm Nhiễm Vi Khuẩn E. Ictaluri.


đều tăng có ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức có bổ sung Hoàng kỳ và nghiệm thức tiêm vắc-xin so với các nghiệm thức không bổ sung Hoàng Kỳ.


Hình 4 2 Bạch cầu đơn nhân A tiểu cầu B bạch cầu trung tính C tế bào 1

Hình 4.2 Bạch cầu đơn nhân (A), tiểu cầu (B), bạch cầu trung tính (C), tế bào lympho (D) và tế bào hồng cầu (E) (100X).


Tổng bạch cầu

Sau 2 tuần cho ăn hoàng kỳ, số lượng tổng bạch cầu (TBC) ở NT2 và NT4 cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức NT1 và NT3. Sau khi tiêm vắc-xin ở tuần thứ 3 thì số lượng TBC ở NT3 tăng và khác biệt so với nghiệm thức 1. Sau 5 tuần cho ăn thì số lượng TBC ở NT4 là cao nhất, kế đến là NT3 và NT2, thấp nhất ở NT1. Sự khác biệt giữa NT2 và NT3 là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Còn sự khác biệt giữa NT4 đối với NT2 và NT3 là có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Hình 4.3). Điều này chứng tỏ khi bổ sung hoàng kỳ kết hợp tiêm vắc-xin ở tuần thứ 3 đã có tác dụng tốt nhất trong việc kích thích và làm gia tăng hoạt động của bạch cầu. Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Yến Nhi và Đặng Thị Hoàng Oanh (2010) là số lượng TBC của cá ở NT cho ăn thức ăn bổ sung hoàng kỳ tăng dần qua các tuần và cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với cá ở NT không cho ăn thức ăn bổ sung hoàng kỳ.

Tương tự, khi bổ sung sản phẩm Nutribull 0,1% vào khẩu phần thức ăn cho cá tra đã có tác dụng tốt nhất trong việc kích thích và làm gia tăng hoạt động của bạch cầu, từ đó nâng cao đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ở cá do thành phần nucleotide và β-1,3-1,6 glucan có trong sản phẩm Nutribull (Lê Thị Nga và ctv., 2009).


Tế bào lympho

Số lượng tế bào lympho ở nghiệm thức cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ và tiêm vắc-xin ở tuần thứ 3 (NT4) là cao nhất, kế đến là NT2 và khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với NT1 và NT3. Ngoài ra số lượng tế bào lympho ở NT3 tăng ở tuần thứ 3 và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NT1. Sau 5 tuần thí nghiệm thì số lượng tế bào lympho ở NT2, NT3 và NT4 đều tăng và khác biệt so với NT1 (p<0,05) (Hình 4.4). Qua đó cho thấy khi bổ sung hoàng kỳ vào khẩu phần thức ăn đã kích thích sự gia tăng số lượng tế bào lympho, từ đó kích thích hoạt động của bạch cầu và nâng cao đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ở cá.

Theo Engstad và Robertsen (1994), β-1,3-1,6 glucan kết hợp đặc biệt với một receptor trên bề mặt bạch cầu. Khi receptor được gắn bởi β-1,3-1,6 glucan, tế bào trở nên hoạt động hơn, tiêu diệt và dung giải tế bào vi khuẩn với cường độ cao hơn. Và cùng lúc đó chúng tiết ra những phân tử báo hiệu kích thích sự hình thành bạch cầu mới. Các nghiên cứu trên một số loài cá cho thấy có sự gia tăng hoạt động thực bào của đại thực bào và bạch cầu trung tính khi các hợp chất này được bổ sung vào thức ăn (Trích Lê Thị Nga và ctv., 2009).


Bạch cầu đơn nhân

Số lượng tế bào bạch cầu đơn nhân tăng ở NT4, NT2 và NT3 sau 5 tuần cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ, nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên các nghiệm thức này lại khác biệt với NT1 (p<0,05) (Hình 4.5).


Bạch cầu trung tính

Số lượng tế bào bạch cầu trung tính của NT1 là thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với NT2, NT3 và NT4 ở tuần 3 và tuần 4, tuy nhiên không khác biệt so với tuần 5 (p>0,05) (Hình 4.6).


Tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu ở NT4 là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại, ở các NT có bổ sung hoàng kỳ số lượng tiểu cầu tăng đều qua


5 tuần và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bổ sung hoàng kỳ (Hình 4.7).





Hình 4.3 Biểu đồ số lượng tổng bạch cầu ở cá tra sau 5 tuần. NT1: Cho ăn thức ăn không bổ sung hoàng kỳ. NT2: Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ. NT3: Cho ăn thức ăn không bổ sung hoàng kỳ và tiêm vắc-xin ở tuần thứ 3. NT4: Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ và tiêm vắc-xin ở tuần thứ 3. (*) Thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)






Hình 4.4 Số lượng tế bào lympho sau 5 tuần. NT1: Cho ăn thức ăn không bổ sung hoàng kỳ. NT2: Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ. NT3: Cho ăn thức ăn không bổ sung hoàng


kỳ và tiêm vắc-xin ở tuần thứ 3. NT4: Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ và tiêm vắc-xin

ở tuần thứ 3. (*) Thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).





Hình 4.5 Số lượng tế bào bạch cầu đơn nhân sau 5 tuần cho ăn Hoàng Kỳ. NT1: Cho ăn thức ăn không bổ sung hoàng kỳ. NT2: Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ. NT3: Cho ăn thức ăn không bổ sung hoàng kỳ và tiêm vắc-xin ở tuần thứ 3. NT4: Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ và tiêm vắc-xin ở tuần thứ 3. (*) Thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)





Hình 4.6 Số lượng tế bào bạch cầu trung tính sau 5 tuần cho ăn Hoàng Kỳ. NT1: Cho ăn thức ăn không bổ sung hoàng kỳ. NT2: Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ. NT3: Cho ăn thức ăn không bổ sung hoàng kỳ và tiêm vắc-xin ở tuần thứ 3. NT4: Cho ăn thức ăn có bổ


sung hoàng kỳ và tiêm vắc-xin ở tuần thứ 3. (*) Thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).



Hình 4.7 Số lượng tế bào Tiểu cầu sau 5 tuần cho ăn Hoàng Kỳ. NT1: Cho ăn thức ăn không bổ sung hoàng kỳ. NT2: Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ. NT3: Cho ăn thức ăn không bổ sung hoàng kỳ và tiêm vắc-xin ở tuần thứ 3. NT4: Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ và tiêm vắc-xin ở tuần thứ 3. (*) Thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).


Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Yến Nhi và Đặng Thị Hoàng Oanh (2010) cho thấy các loại bạch cầu đều tăng có ý nghĩa thống kê sau 5 tuần đối với các NT cho ăn hoàng kỳ so với NT không cho ăn hoàng kỳ, nhưng sự tăng này không ổn định qua các tuần và chỉ có ý nghĩa thống kê sau 5 tuần cho ăn. Yin et al. (2004) cho rằng hoàng kỳ có ảnh hưởng tích cực đến hệ thống miễn dịch của cá chép do nó tác động như là một yếu tố làm tăng cường hoạt động hô hấp của các tế bào bạch cầu. Ngoài ra khi phân tích cho thấy hoàng kỳ có chứa polysacharides, monosacharides, flavonoid và alkaloid cùng với choline, betanine, axit falic…và các chất khoáng vi lượng như selen, kẽm, sắt đó là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho con người và động vật nhằm kích thích hệ thống miễn dịch không đặc hiệu. Ngoài ra qua kết quả của Jeney et al. (2008) cho thấy trộn thảo dược Hoàng kỳ (Astragalus radix) và Kim ngân (Lonicera japonica) vào thức ăn có thể tăng cường hệ miễn dịch ở cá chép và cá rô phi chống lại vi khuẩn A. hydrophila. Như vậy có thể kết luận rằng hoàng kỳ


giúp tăng cường hệ thống miễn dịch không đặc hiệu trên cá thông qua nhiều con đường như tăng cường hoạt động hô hấp của tế bào thực bào (Yin et al., 2006), tăng cường chống lại vi khuẩn (Jeney et al., 2008), tăng cường số lượng tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu (Trần Thị Yến Nhi và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2010).

4.2 Ảnh hưởng của chất chiết xuất từ cây Hoàng Kỳ lên các chỉ tiêu huyết học của cá tra cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri.

4.2.1 Hồng cầu

Các nghiệm thức gây cảm nhiễm sau 5 tuần cho ăn là NT2, NT3, NT4 và NT5. Kết quả so sánh số lượng hồng cầu của cá trước và sau cảm nhiễm cho thấy ở NT5 có số lượng hồng cầu sau cảm nhiễm giảm nhiều nhất (0,87x106 tế bào/ml, giảm 42%) so với trước cảm nhiễm (1,51x106 tế bào/ml) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Số lượng hồng cầu ở NT4 sau cảm nhiễm giảm thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NT2 và NT3, tuy nhiên số lượng hồng cầu giữa NT2 và NT3 có giảm nhưng không khác biệt nhau (p>0,05) mà khác biệt với NT5 (p<0,05)

(Bảng 4.2). Từ đó cho thấy số lượng hồng cầu của cá có bổ sung hoàng kỳ kết hợp tiêm vắc-xin là cao nhất, kế đến là nhóm chỉ bổ sung hoàng kỳ hoặc chỉ tiêm vắc- xin.


Bảng 4.2 Số lượng hồng cầu trước và sau cảm nhiễm


106 tế

NT1

NT2

NT3

NT4

NT5

NT6

Trước cảm 1,52±0,05b


1,71±0,16c


1,65±0,17c


1,82±0,15d


1,51±0,06b


1,67±0,11c

Sau cảm 1,50±0,04b


Tỷ lệ giảm


1,24±0,05a


27


1,27±0,04a


23


1,62±0,05c


10


0,87±0,09a


42


1,65±0,06c

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

bào/ml


nhiễm


nhiễm


(%)

Các giá trị trong cùng 1 hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). NT1 (Cho ăn thức ăn không bổ sung hoàng kỳ). NT2 (Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ). NT3 (Cho ăn thức ăn không bổ sung hoàng kỳ và tiêm vắc-xin ở tuần 3). NT4 (Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ và tiêm vắc- xin ở tuần thứ 3). NT5 (Cho ăn thức ăn bình thường, tiêm vi khuẩn, không tiêm vắc-xin). NT6 (Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ, tiêm Nacl, không tiêm vắc-xin).


Trần Thị Yến Nhi và Đặng Thị Hoàng Oanh (2010) cũng ghi nhận có sự giảm đáng kể số lượng hồng cầu sau cảm nhiễm ở nghiệm thức không cho ăn hoàng kỳ là 1,45 x 106 tế bào/ml so với nghiệm thức cho ăn hoàng kỳ là 1,65x106 tế bào/ml.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Liễu và ctv. (2009) thì số lượng hồng cầu trên cá khỏe có số lượng hồng cầu 2,05x106 tế bào/ml nhưng ở cá bệnh chỉ còn 0,75x106 tế bào/ml, giảm 2,73 lần (63,4%) so với cá khỏe, ngoài ra cũng giống với nghiên cứu của Phạm Thanh Hương và ctv. (2009) trên cá bệnh vàng da. Đối với cá tra bị trắng gan trắng mang (TGTM) Từ Thanh Dung (2010) cho rằng mật độ hồng cầu giảm dần từ cá không có biểu hiện TGTM (giảm khoảng 30%) đến cá nhiễm TGTM nhẹ (giảm còn 18,7%) và thấp nhất ở cá nhiễm nặng (4,57%).

Theo Hibiya (1982) khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cá sẽ làm tổn thương đến tế bào máu, tuy nhiên vấn đề này còn tùy thuộc theo loài cá. Ngoài ra mầm bệnh còn tấn công các cơ quan như: thận, tỳ tạng. Khi mầm bệnh tấn công vào thận làm cho thận bị hoại tử làm giảm chức năng bài tiết chất thải trong quá trình trao đổi chất. Khi cơ thể bị viêm nhiễm thì quá trình trao đổi chất đặc biệt tăng mạnh, đồng thời tăng cường sản sinh các loại bạch cầu và đại thực bào. Ngoài ra do mô tạo máu nằm xen kẽ với các tế bào kẽ và các tế bào nội tiết của thận cũng bị hủy hoại làm cho máu trong cơ thể giảm sút. Tỳ tạng bị hoại tử dẫn đến mất khả năng tạo hồng cầu và phá hủy hồng cầu già cũng như không thể sản xuất các tế bào lympho, và bạch cầu (Nguyễn Quốc Thịnh, 2002). Do đó đây cũng chính là nguyên nhân làm cho số lượng hồng cầu của cá sau cảm nhiễm giảm so với trước cảm nhiễm. Nhưng mức độ giảm của cá có bổ sung hoàng kỳ thấp hơn cá không bổ sung hoàng kỳ.

4.2.1 Bạch cầu

Tổng bạch cầu, lympho ở NT ĐC dương thấp hơn so với các NT ĐC âm, NT2 , NT3, NT4 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính ở NT4 cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so với NT3, NT2 và NT6. Ngoài ra số lượng tiểu cầu ở các NT gây cảm nhiễm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 4.3). Qua kết quả ở bảng 4.3 cho thấy các loại bạch cầu ở NT gây cảm nhiễm có bổ sung hoàng kỳ đều cao hơn NT gây cảm nhiễm không bổ sung hoàng kỳ.


Bảng 4.2 Số lượng các loại bạch cầu sau cảm nhiễm


Loại tế


bào (x 103

NT1

NT2

NT3

NT4

NT5

NT6

tế bào/ml







TBC

134,90±6,2b

137,52±5,3b

138,34±7,2b

153,52±7,8c

93,11±6,9a

151,81±4,8c

Lympho

112,83±6,6b

112,79±5,1b

115,26±7,5b

127,65±8,5c

77,89±6,6a

130,10±4,3c

Đơn nhân

8,20±0,9b

10,17±0,5cd

8,56±1,7b

10,58±1,6d

5,44±0,8a

8,80±0,9bc

Trung tính

7,54±0,8b

8,64±0,9bc

9,27±2,5bc

10,49±2,1c

5,12±0,9a

7,14±1,0ab

Tiểu cầu

6,34±0,6c

5,93±0,9bc

5,39±0,9abc

4,80±1,2ab

4,67±0,6a

5,77±0,7abc

Các giá trị trong cùng 1 hàng có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). NT1 (Cho ăn thức ăn không bổ sung hoàng kỳ). NT2 (Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ). NT3 (Cho ăn thức ăn không bổ sung hoàng kỳ và tiêm vắc-xin ở tuần 3). NT4 (Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ và tiêm vắc- xin ở tuần thứ 3). NT5 (Cho ăn thức ăn bình thường, tiêm vi khuẩn, không tiêm vắc-xin). NT6 (Cho ăn thức ăn có bổ sung hoàng kỳ, tiêm Nacl, không tiêm vắc-xin).


Kết quả này tương tự với kết quả của Trần Thị Yến Nhi và Đặng Thị Hoàng Oanh (2010) và Nguyễn Thị Thúy Liễu (2009) số lượng TBC, tế bào lympho, tiểu cầu ở các NT cá bệnh điều giảm so với các NT cá khỏe trong khi đó số lượng bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính lại tăng tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (Phạm Thanh Liêm và ctv., 2008; Đặng Thụy Mai Thy, 2010). Qua đó cho ta thấy rằng bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính là thành phần đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch không đặc hiệu của cá vì vậy khi cá bị nhiễm vi khuẩn thì hoạt động của hệ bạch huyết gia tăng nhằm tiêu diệt vi khuẩn.

Toida et al. (2003) cho rằng do sự tập trung nhanh chóng tế bào lympho ở những vùng bị viêm làm cho quá trình cung cấp bổ sung tế bào này ở vùng ngoại vi của máu bị giảm. Bạch cầu đơn nhân gia tăng số lượng trong 24 giờ và đại thực bào trong vòng 3 ngày và có vai trò quan trọng trong việc hình thành hàng rào bảo vệ chống lại các tác nhân cơ hội gây bệnh (trích dẫn bởi Đặng Thụy Mai Thy, 2010).

4.3 Lysozyme

Phương trình đường chuẩn của lysozyme được trình bày ở hình 4.8 ở đó trong cùng một khoảng thời gian ở nồng độ lysozyme càng cao thì khả năng phân giải vi khuẩn Micrococcus lysodeikticus càng nhanh. Từ phương trình đường chuẩn suy ra nồng độ lysozyme cho mẫu cần phân tích.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022