Hiệu Quả Bổ Sung Đa Vi Chất Dinh Dưỡng Và Bột Lá Riềng Ấm Đến Chỉ Số Miễn Dịch (Igg, Igm) Và Tình Trạng Nhiễm Khuẩn (Tiêu Chảy, Nhiễm Khuẩn Hô


4.3. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến chỉ số miễn dịch (IgG, IgM) và tình trạng nhiễm khuẩn (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp) của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái

4.3.1. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến chỉ số miễn dịch

Hệ thống miễn dịch là một trong những cơ chế tự bảo vệ quan trọng nhất của cơ thể, chống lại các yếu tố gây hại. Khi thay đổi đáp ứng miễn dịch thì cơ thể dễ mắc một số bệnh lý. N gược lại, khi cơ thể bị bệnh cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi đáp ứng miễn dịch. N hư vậy, sự thay đổi tình trạng miễn dịch vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của rất nhiều các rối loạn bệnh lý.

Sự phát triển của trẻ 36-59 tháng tuổi có vai trò rất quan trọng của hệ miễn dịch, giúp cho trẻ có thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đây là giai đoạn mà hệ miễn dịch vừa phát triển, vừa phải thực hiện nhiệm vụ của mình. Lúc này hệ thống miễn dịch mới sản xuất đầy đủ các kháng thể, hoàn thiện dần khả năng đề kháng chủ động giúp chống lại các bệnh lý nhiễm trùng. Trong giai đoạn này, trẻ phải đến trường mầm non, tiếp xúc với nhiều mầm bệnh như virus, vi khuNn, kí sinh trùng…nên trẻ có nguy cơ mắc các bệnh này cao. Vì thế, cần tăng cường dinh dưỡng và hỗ trợ từ bên ngoài để tối ưu hóa các chức năng của hệ miễn dịch của trẻ. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, trẻ em bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng thường dễ bị mắc bệnh nhiễm khuNn, đây là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của SDD và thiếu VCDD đối với hệ thống miễn dịch đã cho thấy cả miễn dịch đặc hiệu cũng như các cơ chế bảo vệ bNm sinh đều bị suy yếu [103].

N ghiên cứu này của chúng tôi nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm đến nồng độ IgG, IgM và tình trạng nhiễm khuNn (tiêu chảy và nhiễm khuNn hô hấp) của trẻ em 36-59 tháng tuổi.

Điểm đáng ghi nhận trong nghiên cứu này của chúng tôi là sự cải thiện có ý nghĩa về nồng độ IgG. Thời điểm ban đầu, nồng độ IgG của nhóm chứng và nhóm


can thiệp tương tự nhau. Thời điểm kết thúc nghiên cứu, IgM trung bình p50 của nhóm chứng giảm còn 835 (696;954) mg/dL, IgG trung bình p50 của nhóm can thiệp đạt 902,5 (725; 1121) mg/dL (p=0,071). Qua điều chỉnh các yếu tố nhiễu, mức tăng IgG trung bình của nhóm can thiệp đạt 10,1 ± 61,8 mg/dL, khác biệt rõ rệt so với của nhóm chứng bị giảm trung bình 89,7± 56,6 mg/dL (p<0,05).

Biện pháp can thiệp cũng cho thấy sự cải thiện về nồng độ IgG khi so sánh giá trị p50 tại thời điểm kết thúc can thiệp giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này tương tự với nghiên cứu ở Trung Quốc (2004) khi bổ sung lysine trong bột mì giúp cải thiện một số chỉ số miễn dịch (IgG, IgA, IgM) [123]. N hóm được bổ sung 3g lysine hàng ngày trong thời gian 3 tháng, IgG tăng từ 11,51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

± 4,53 g/L 12,34 ± 6,19 g/L (0<0,001), IgM tăng từ 1,57 ±0,76 g/L lên 1,97 ± 1,03g/L

(p<0,01). Có thể thấy, trong nghiên cứu ở Trung Quốc này, lysine đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng cường tổng hợp các yếu tố miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Kenji Gonda và cộng sự (2021) [20] đã chứng tỏ vai trò của các polyphenol có trong rau trên ở đảo Okinawa (trong đó có Alpinia zezumbet) kích thích khả năng tạo miễn dịch. 61 bệnh nhân ngoại trú ăn 200-300g rau đảo/ngày (tổng lượng polyphenol 100g/ngày) trong ≥ 300 ngày/năm so với những người không ăn thì mức độ IgA, IgG cao hơn đáng kể: IgA (688,68 ± 85,50 so với 279 ± 67,97 mg/dL; p <0,01) và IgG (2238,40 ± 863,75 so với 1295,52 ± 311,38 mg/dL, p <0,1).

Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La - 18

Điều này được giải thích là do polyphenol có thể được sử dụng để điều chỉnh các phản ứng miễn dịch, giúp duy trì sản xuất và làm tăng mức IgA, IgG, IgM. Vì thế, kết quả là những người ăn rau trên đảo có mức IgA, IgG, IgM cao.

Về nồng độ IgM trung bình của nhóm chứng tại thời điểm T6 có xu hướng giảm so với thời điểm T0, chỉ còn 130,6 (99,1:175,6) so với lúc đầu 150,3 (117,3; 175,6). IgM của nhóm can thiệp gần như không thay đổi 155,1 (126,4:19,4) và 157,7 (11,6; 180,8). Mặc dù thế, khi so sánh giá trị IgM của hai nhóm ở thời điểm T6 đã tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu về IgM của chúng tôi tương tự với kết quả của Rikimaru T. Và CS khi nghiên cứu miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào của 172 trẻ từ 8-36 tháng tuổi ở Ghana [187]. IgM là các kháng thể xuất hiện


đầu tiên của cơ thể đối với nhiễm khuNn mới hoặc kháng nguyên, cung cấp sự bảo vệ ngắn hạn (đáp ứng tiên phát). Các IgM tăng trong vài tuần và sau đó giảm dần khi có sự sản xuất IgG. N ồng độ IgM giảm thấp xuống của nhóm chứng có thể là do trong cơ thể của trẻ em nhóm chứng không có đủ nguyên liệu để tham gia bảo vệ trẻ.

Sự khác nhau giữa nồng độ IgG và IgM của trẻ em hai nhóm trong 6 tháng nghiên cứu có thể có được là nhờ một số vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin A, vitamin C và các hợp chất polyphenol có hoạt tính sinh học cao như axit chlorogenic, axit ferulic, quercetin, kaempferol... trong sản phNm bổ sung đã có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch ở trẻ em. Bởi lẽ, trẻ SDD và nguy cơ SDD thường thiếu nhiều loại chất dinh dưỡng cùng một lúc, đặc biệt là thiếu nhiều VCDD. Cơ thể đòi hỏi mức VCDD tối ưu cho chức năng miễn dịch hiệu quả, với các yêu cầu khác nhau trong mọi giai đoạn của cuộc đời. N hiều nghiên cứu đã chỉ ra việc thiếu hụt dinh dưỡng có thể làm giảm khả năng miễn dịch [188], [104]. Vì thế, việc bổ sung nhiều VCDD có vai trò hỗ trợ miễn dịch có thể điều chỉnh chức năng miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm khuNn. Các VCDD có bằng chứng hỗ trợ miễn dịch mạnh nhất là vitamin C, D và kẽm [37]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy các polyphenol có vai trò thúc đNy khả năng miễn dịch đối với các mầm bệnh ngoại lai thông qua nhiều con đường khác nhau. Các tế bào miễn dịch khác nhau biểu hiện nhiều loại thụ thể polyphenol nhận biết và cho phép tế bào hấp thu polyphenol, sau đó kích hoạt các đường truyền tín hiệu để bắt đầu các phản ứng miễn dịch [190], [191]. Chính vì thế, ngày càng có nhiều nghiên cứu về tác dụng của polyphenol trong miễn dịch, chống nhiễm khuNn.

Việc bổ sung đa VCDD và Bột lá Riềng ấm hàng ngày trong thời gian 6 tháng với sự có mặt của các vitamin, muối khoáng, L-Lysine và các polyphenol đã góp phần cải thiện nồng độ IgG của trẻ em can thiệp so với nhóm không được bổ sung. Điều đó chứng tỏ, biện pháp bổ sung sản phNm kết hợp nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ em tại cộng đồng là rất quan trọng và cần được áp dụng rộng rãi hơn nữa. Cần có những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm đến hệ thống miễn dịch và cũng cần có những nghiên cứu để chỉ rõ được vai trò của từng nhóm chất dinh dưỡng đến miễn dịch của cơ thể.

4.3.2. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến tình trạng


nhiễm khuẩn của trẻ

Mặc dù hệ miễn dịch không còn non yếu như giai đoạn 0-2 tuổi, nhưng các chức năng bảo vệ cơ thể còn chưa hoàn thiện, chính vì thế, trẻ 36-59 tháng tuổi vẫn thường bị nhiễm khuNn, đặc biệt là tiêu chảy và nhiễm khuNn hô hấp.

Tại thời điểm ban đầu, điều tra về tình hình bệnh tật của trẻ trong thời gian 2 tuần qua đã cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh về đường tiêu hóa và nhiễm khuNn hô hấp ở trẻ em hai nhóm là tương tự nhau. Trong suốt thời gian nghiên cứu, chúng tôi theo dõi và ghi chép đầy đủ thông tin về số ngày mắc nhiễm khuNn, kéo dài cho đến khi khỏi bệnh.

Sau 6 tháng nghiên cứu, can thiệp bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm cho trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố Sơn La chưa thấy tác dụng cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ em. Cụ thể: nhóm can thiệp có thời gian từ khi can thiệp đến khi mắc tiêu chảy lần đầu, số ngày mắc tiêu chảy, số đợt mắc tiêu chảy, số ngày mắc/đợt tiêu chảy cũng như tỷ lệ mới mắc tiêu chảy tích lũy theo thời gian không có sự khác biệt có ý nghĩa so với nhóm chứng (p>0,05).

Thời gian trung bình tính từ khi bắt đầu nghiên cứu cho đến khi mắc tiêu chảy lần đầu là 102 ngày ở nhóm chứng và 120 ngày ở nhóm can thiệp (p=0,4). Có 41 trẻ (63,1%) ở nhóm chứng và 38 trẻ (55,9%) nhóm can thiệp mắc tiêu chảy. Tổng số đợt mắc tiêu chảy của cả hai nhóm trong thời gian nghiên cứu là 149 đợt, số đợt mắc bệnh tiêu chảy trung bình trong 6 tháng nghiên cứu là 1(0-2) đợt/trẻ (p=0,372). Mỗi đợt mắc tiêu chảy của trẻ em nghiên cứu kéo dài từ 2-8 ngày (tiêu chảy cấp), trung bình trẻ mắc 3,5 (3,0-3,5) ngày/đợt ở nhóm chứng và 3,0 (3,0 –3,2) ngày/đợt ở nhóm can thiệp (p=0,11). Tổng số ngày mỗi trẻ mắc tiêu chảy là từ 2-16 ngày/trẻ, trung bình trẻ nhóm chứng mắc tiêu chảy trong 3 (0-7) ngày, trẻ nhóm can thiệp mắc 2,5 (0-5) ngày.

Sử dụng mô hình phân tích đơn biến cũng như mô hình phân tích đa biến (điều chỉnh các yếu tố nhiễu có thể ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp gồm đặc điểm của trẻ: giới tính, độ tuổi, cân nặng, chiều cao, nồng độ Hb, nồng độ IgG, IgM; đặc điểm của bà mẹ: tuổi, số lượng con, nghề nghiệp, học vấn; và kinh tế hộ gia đình) để đánh giá hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ mắc tiêu chảy lần đầu từ khi can thiệp và tỷ lệ mắc mới tiêu chảy theo thời gian, kết quả cho thấy: can thiệp bằng bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm trong thời gian 6 tháng chưa có tác dụng cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ em.


Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có điểm tương tự với nghiên cứu của tác giả Vũ Thanh Hương khi bổ sung sản phNm Davin-kid trên đối tượng trẻ từ 0 -24 tháng tuổi vùng ngoại ô huyện Sóc Sơn, Hà N ội [85]. Trong 6 tháng đầu can thiệp, khi so sánh nhóm can thiệp với nhóm chứng, tác giả cũng cho thấy sự khác nhau về số đợt tiêu chảy (1,2 đợt so với 1,3 đợt) và số ngày tiêu chảy trung bình (4,6 ngày so với 4,9 ngày) đều không có khác biệt có ý nghĩa thống kê. Khi thời gian can thiệp của nghiên cứu kéo dài đến 18 tháng thì số đợt tiêu chảy, số ngày tiêu chảy trung bình ở nhóm can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Lan trên trẻ SDD thấp còi 12-36 tháng dân tộc Vân Kiều, Pakoh tỉnh Quảng Trị cũng cho thấy can thiệp bổ sung đa vi chất đơn thuần chưa cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ [62]. Khi nhóm can thiệp được bổ sung phối hợp đa VCDD và tNy giun đã thu được hiệu quả rõ ràng trong tất cả các chỉ số về tiêu chảy so với nhóm chứng, nhóm tNy giun đơn thuần và nhóm bổ sung đa VCDD.

Tương tự với kết quả nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên ở Tây Bắc Bangladesh (2019) [82] bổ sung bột đa VCDD hàng ngày chứa 15 thành phần) trong mười hai tháng đối với 168 trẻ em dưới 5 tuổi cũng không làm giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy. Islam M. và CS nghiên cứu trên tổng số 2886 trẻ em được thực hiện từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 7 năm 2019 lại Bangladesh [192], tỷ lệ mắc và số ngày mắc tiêu chảy trung bình của tất cả trẻ em tham gia tương ứng là 1,21 đợt trên 100 ngày và 3,76 ngày trên 100 ngày. Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc hoặc số ngày mắc tiêu chảy giữa các nhóm can thiệp. Tác giả cho rằng, đã có một số yếu tố tác động đáng kể đến kết quả nghiên cứu. Do khu phố Mirpur của Dhaka, Bangladesh là một khu vực đông dân cư, tình trạng kinh tế xã hội thấp với điều kiện vệ sinh tương đối kém. Một số ít hộ gia đình của những người tham gia được tiếp cận với một nhà vệ sinh được bảo vệ và các thực hành vệ sinh chưa tối ưu, có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng đường ruột.

Kết quả nghiên cứu của tác giả N guyễn Thị Hải Hà [86] lại cho thấy tác dụng cải thiện khi bổ sung sản phNm đa vi chất và Lizin tới tiêu chảy. Số lần mắc bệnh tiêu chảy trung bình trong 6 tháng ở nhóm can thiệp (1,77 lần) thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nhóm chứng (2,53 lần). Số ngày mắc bệnh tiêu chảy trung bình trong 6 tháng ở nhóm can thiệp (3,98 ngày) thấp hơn rõ rệt so với nhóm chứng (5,36 ngày) (p<0,05). Tỷ lệ trẻ không bị mắc tiêu chảy ở nhóm can thiệp (32%) cao hơn có ý


nghĩa (p<0,05) so với nhóm chứng (49,3%). Với nhóm can thiệp, tỷ lệ trẻ có số lần mắc tiêu chảy trong 6 tháng >2 lần (30%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm chứng (49,3%). Tác giả giải thích rằng: sản phNm bổ sung chứa đa vi chất và Lyzin đã ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu chảy là do cải thiện chất lượng protein của khNu phần ăn chủ yếu từ ngũ cốc, do tác động kìm hãm tiêu chảy do nội tiết tố serotonin và kìm hãm vận chuyển opioid trong ruột non, và cơ chế thứ ba được giải thích là tác động gián tiếp tới tiêu chảy qua giảm tress.

Trái ngược với nhiều nghiên cứu trên thì tại Ethiopia (2018), trẻ em 6-23 tháng tuổi được can thiệp bởi đa VCDD giàu kẽm có nguy cơ bị tiêu chảy cao gấp 2,31 lần và có nguy cơ bị cảm cúm và cảm lạnh thông thường cao hơn 2,08 lần, nhưng những khác biệt này giảm dần về cuối can thiệp [193].

Mặc dù các kết quả nghiên cứu của các tác giả thực hiện ở các địa điểm khác nhau, cỡ mẫu khác nhau, nhóm tuổi khác nhau nhưng phần lớn đều thấy việc bổ sung đa VCDD trong thời gian ngắn chưa có nhiều cải thiện đối với tình trạng tiêu chảy ở trẻ em. Để giảm nguy cơ mắc tiêu chảy, đặc biệt là với trẻ SDD và nguy cơ SDD thì việc can thiệp bằng phương thức dinh dưỡng cần được nghiên cứu nhiều hơn và thực hiện lâu dài.

Qua tổng hợp các nghiên cứu cho thấy, ngoài tiêu chảy thì bệnh về đường hô hấp xảy ra rất phổ biến ở trẻ em [194]. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thể hiện rất rõ điều này.

Trong thời gian 6 tháng nghiên cứu, 100% (65/65) trẻ em nhóm chứng và 95,6% (65/68) trẻ em nhóm can thiệp mắc nhiễm khuNn hô hấp. Trung bình từ khi can thiệp đến khi trẻ mắc nhiễm khuNn hô hấp lần đầu là 22 (10,0-39,0) ngày ở nhóm chứng và 21 (10,75-40,25) ngày ở nhóm can thiệp. Tổng số đợt nhiễm khuNn hô hấp gặp phải trong 6 tháng là 478 đợt, trung bình mỗi trẻ nhóm chứng mắc 4 (3-8) đợt, mỗi trẻ nhóm can thiệp mắc 3 (2,75-4) đợt (p=0,152). Số ngày mắc bệnh trung bình trong mỗi đợt (thời gian hồi phục khi mắc nhiễm khuNn hô hấp) là 5,0 (4,67-5,33) ngày ở nhóm chứng, nhiều hơn đáng kể so với 5,5 (5,25-5,86) ngày mắc trung bình trong mỗi đợt ở nhóm can thiệp (p=0,025). Tổng số ngày mắc nhiễm khuNn hô hấp trong 6 tháng là 19 (16-24) ngày ở nhóm chứng, 16 (12-22) ngày ở nhóm can thiệp (p=0,006). N hư vậy, can thiệp bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm đã có hiệu quả


làm giảm số ngày/đợt mắc nhiễm khuNn hô hấp cũng như giảm được trung bình 3 ngày mắc nhiễm khuNn hô hấp trong thời gian 6 tháng so với không được can thiệp. Mặc dù, nhóm can thiệp có thời gian khi theo dõi đến khi mắc nhiễm khuNn hô hấp lần đầu dài hơn và số đợt mắc bệnh ít hơn nhóm chứng nhưng sự khác biệt chưa đủ lớn (p>0,05). Chính vì thế, tỷ lệ mắc mới nhiễm khuNn hô hấp lần đầu tích lũy từ khi can thiệp và tỷ lệ mắc mới nhiễm khuNn hô hấp tích lũy theo thời gian giữa hai nhóm chưa rõ rệt.

Liên quan đến kết quả làm giảm số ngày mắc nhiễm khuNn hô hấp trong 6 tháng và giảm số ngày mắc trong mỗi đợt có thể là do sự thay đổi nồng độ IgG trong huyết thanh của nhóm trẻ can thiệp. Có bằng chứng cho thấy trẻ SDD dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuNn bao bọc là do khiếm khuyết trong quá trình sản xuất kháng thể IgG. Tuy nhiên, SDD gây ra sự suy giảm sâu sắc đối với năng lực miễn dịch qua trung gian tế bào thu được, trong khi năng lực thể dịch ít bị ảnh hưởng hơn có thể dự đoán được. Một nghiên cứu cho thấy, hầu hết bệnh nhân bị thiếu hụt phân lớp IgA và/hoặc IgG có thể bị mắc nhiễm khuNn hô hấp thường xuyên [44]. N ồng độ IgA và IgG huyết thanh được đo ở 225 trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi bị tái phát nhiễm trùng phổi (44 ca nhiễm trùng đường hô hấp trên tái phát, 100 ca nhiễm trùng phổi tái phát nhiễm trùng và 81 với viêm tiểu phế quản tái phát). Việc giảm nồng độ IgG đã được được báo cáo trong 8% đến 57% trong nhiễm trùng phổi tái phát. Chính vì thế, việc bổ sung đa VCDD và các polyphenol trong bột lá Riềng ấm đã góp phần cải thiện nồng độ IgG, IgM của trẻ em SDD và nguy cơ SDD trong nhóm can thiệp nên đã có tác dụng cải thiện tình trạng mắc nhiễm khuNn hô hấp.

Hiệu quả bổ sung đa VCDD và bột lá Riềng ấm đã có tác dụng làm giảm tổng số ngày mắc và trung bình số ngày mắc trong mỗi đợt nhiễm khuNn hô hấp ở trẻ (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Lan khi bổ sung đa VCDD kết hợp với tNy giun cho trẻ em dân tộc Vân Kiều, Pakoh ở Quảng Trị [62]. N ghiên cứu của N guyễn Thị Hải Hà cũng cho thấy hiệu quả của bổ sung sản phNm giàu lysine giúp giảm số lần mắc, số ngày mắc trong 6 tháng và số ngày mắc trong 1 đợt nhiễm khuNn hô hấp [86]. N ghiên cứu của tác giả Vũ Thị Kim


Hoa (2017) [88] ở đối tượng trẻ em 25-36 tháng khi sử dụng sữa được bổ sung synbiotics có thể làm tăng khả năng miễn dịch, giúp trẻ giảm được cả số lần (0,5 lần ở nhóm synbiotic với 0,6 lần/trẻ ở nhóm chứng), và số ngày mắc bệnh nhiễm khuNn hô hấp (2,9 ngày/đợt với 3,4 ngày/đợt ở nhóm chứng). Tương tự, nghiên cứu của Ke Chen và CS (2010) [196] đã thu thập bằng chứng về ảnh hưởng của 3 chế độ ăn có bổ sung vi chất dinh dưỡng khác nhau đên tỷ lệ mắc nhiễm khuNn hô hấp ở 226 trẻ mẫu giáo. Trẻ được ngẫu nhiên vào ba nhóm chế độ ăn uống tăng cường khác nhau trong 6 tháng. N hóm I được tăng cường vitamin A; nhóm II và III được tăng cường vitamin A cùng với sắt và vitamin A cùng với sắt, thiamine, riboflavin, axit folic, niacinamide, kẽm và canxi. Kết quả thu được là triệu chứng sổ mũi, ho và sốt hơn và thời gian mắc các bệnh liên quan đến hô hấp và ho ở trẻ em nhóm III thấp hơn so với trẻ em trong nhóm I và II. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa hoặc quan trọng về mặt lâm sàng giữa trẻ em ở nhóm I và II. N ghiên cứu đã có tác dụng hữu ích đối với tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm trên 6 tháng, cùng với một số cải thiện về sinh hóa, làm nổi bật tiềm năng của bột nêm tăng cường vi chất dinh dưỡng này được cung cấp trong chế độ ăn cho trẻ mầm non.

Chhagan và cộng sự [118] nhận thấy rằng trẻ HIV thấp còi lúc ban đầu có tỷ lệ mắc tiêu chảy thấp hơn nhưng khi can thiệp bổ sung bằng vitamin A và kẽm, tỷ lệ tổng thể của tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp trên và viêm phổi cũng được cải thiện. Sazawal và CS [197] báo cáo giảm đáng kể tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường hô hấp trong một nghiên cứu về sữa tăng cường vi chất dinh dưỡng ở Ấn Độ. Trẻ em được uống sữa bổ sung dinh dưỡng có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi thấp hơn 26%, số ngày bị sốt cao ít hơn 7% và số ngày bị ốm ít hơn 15% so với nhóm không được uống sữa bổ sung. N ghiên cứu này đã theo dõi 633 trẻ em từ 1-3 tuổi được uống 3 phần/ngày sữa được tăng cường vitamin A, C, E và các nguyên tố vi lượng sắt, kẽm, selen và đồng.

Khác biệt với những kết quả của các nghiên cứu trên, một số can thiệp bổ sung

đa VCDD không cho thấy ảnh hưởng đến nhiễm khuNn hô hấp ở trẻ.

Một thử nghiệm ở Peru [198] có một xu hướng nhất quán về việc giảm tỷ lệ

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí