Thực Trạng Sản Xuất Hồ Tiêu Của Việt Nam Và Các Tỉnh Tây Nguyên

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về cây hồ tiêu

1.1.1. Vị trí phân loại

Hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., thuộc giới Plantae, lớp Equisetopsida, bộ Piperales, họ Piperaceae. Họ hồ tiêu (Piperaceae) thuộc loại cây thân thảo đứng hoặc leo bò trên vách đá hay bám trên các cây thân gỗ khác nhờ rễ bám. Thân lá có mùi thơm cay, lá hình tim. Hiện nay, ở nước ta cây hồ tiêu được trồng phổ biến từ tỉnh Quảng Trị trở vào phía Nam, thích hợp ở độ cao dưới 800m [27-28].

1.1.2. Đặc điểm thực vật học cây hồ tiêu

* Thân, cành, lá

Cây hồ tiêu thuộc loại cây thân thảo, mềm dẻo, mỗi nhánh được phân thành nhiều đốt, mỗi đốt có một lá đơn. Lá có cuống, phiến lá hình trái tim, mọc cách. Ở nách lá có các mầm ngủ có thể phát sinh thành các cành tược, cành lươn, cành quả tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây hồ tiêu [27].

Dây thân (cành tược) phát triển từ mầm nách lá ở những cây hồ tiêu nhỏ hơn 1 năm tuổi. Từ một dây thân chính sẽ có những dây thân cấp thấp phát sinh. Cành tược có độ phân cành thấp, chỉ dưới 45o nên cành dường như mọc thẳng hướng lên trên. Dây thân sinh trưởng khỏe, có lóng ngắn, phần đốt thường có rễ có tác dụng giúp dây tiêu bám vào trụ. Dây thân thường dùng để làm hom giống nhờ khả năng phát triển rễ mạnh giúp cây sinh trưởng tốt [27].

Dây lươn (cành lươn) được phát sinh ở mầm nách tại các đốt nằm gần sát gốc, cành thường có lóng dài và nằm dài ra đất. Dây lươn không cho quả nhưng lại có khả năng sinh trưởng khỏe, thích hợp sử dụng để giâm, chiết cây. Tuy nhiên thời gian ra quả chậm hơn là dây thân, nhưng thời gian khai thác được lâu dài hơn.

Nhánh ác (cành quả) là những cành mang trái, số lượng cành quả trên trụ sẽ quyết định đến năng suất của cây hồ tiêu, tuy nhiên mỗi nách lá chỉ có một mầm ngủ có khả năng phát triển thành cành quả. Cành quả có độ góc phân cành lớn, lóng ngắn. Độ dài cành thường chỉ đạt dưới 1m, cành khúc khuỷu. Từ những lóng ngắn của cành quả sẽ có những mầm ngủ có thể phát sinh thành những cành quả cấp 2, cấp 3.

Lá hồ tiêu thuộc lá đơn, hình trái tim, mọc cách. Cuống lá dài 2 – 3 cm, phiến lá dài 10cm đến 25 cm, rộng 5 cm đến 10 cm tùy thuộc vào giống. Lá cũng là bộ phận để nhận diện giống, trên phiến lá có 5 gân lá hình lông chim, mặt trên bóng láng và xanh đậm hơn mặt dưới [27].

*Rễ: Rễ cây hồ tiêu thuộc loại rễ chùm, ăn sâu vào đất. Trong hệ thống cây hồ tiêu thường có tới 3 - 6 rễ cái và rất nhiều chùm rễ phụ. Ngoài ra các đốt rễ trên dây lươn sẽ giúp cây bám vào trụ và vươn lên.

- Rễ cái: Đây là rễ quan trọng nhất của cây hồ tiêu với tác dụng hút nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Rễ cái phát triển mạnh và ăn sâu vào trong lòng đất. Rễ cái thuộc loại háo khí và không chịu được ngập úng nên phải ăn sâu vào lòng đất.

- Rễ phụ: Các rễ phụ được mọc thành chùm và có khả năng phát triển theo chiều ngang, các rễ nhỏ mọc dày đặc tại những đốt rễ cái và phân bố nhiều ở tầng đất từ 15- 40 cm. Nhiệm vụ chính của rễ phụ là hút nước và chất dinh dưỡng. Rễ phụ cũng không chịu được ngập úng do đó cần chú ý các biện pháp cải tạo, thoát nước và giúp đất được tơi xốp vì tầng rễ phụ mọc rất dễ bị ngập úng. Nếu trong vòng 12- 24 giờ mà rễ bị ngập úng sẽ dẫn tới hư thối và chết dần.

- Rễ bám: Rễ bám là những chân rễ mọc tại các đốt của dây lươn có tác dụng chủ yếu là giúp cây bám vào trụ, tường hay bề mặt để giúp cây vươn lên. Rễ bám thường ngắn và chỉ dài từ 1- 3 cm nên không có tác dụng trong việc hút nước và chất dinh dưỡng [27].

* Hoa và quả: Hoa của cây hồ tiêu mọc theo dạng hoa tự hình gié, dài từ 7- 12 cm tùy từng giống hồ tiêu và điều kiện chăm sóc. Trên mỗi hoa có bình quân từ 20- 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc, hoa lưỡng tính và đơn tính. Thông thường những giống hồ tiêu có hoa lưỡng tính sẽ cho năng suất cao nhờ khả năng tự thụ phấn. Độ ẩm cao của môi trường sẽ giúp hoa thụ phấn được cao hơn. Quả hồ tiêu thuộc loại quả hạch, không có cuống và chỉ mang 1 hạt hình cầu bám vào giá.

Thời gian phát triển từ khi hoa thụ phấn đến khi hạt chín mất từ 7- 10 tháng chia làm 3 giai đoạn gồm:

- Hoa hình thành trên gié và có đầy đủ các bộ phận mất 1 – 1,5 tháng.

- Hoa thụ phấn và phát triển trái trong khoảng 4- 5,5 tháng. Trong giai đoạn này hạt phát triển nhanh chóng, kích thước lớn tối đa sau 5 tháng. Giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng để hạt phát triển tối đa.

-Trái chín trong khoảng từ 2-3 tháng hạt bắt đầu phát triển.

*Hột tiêu: Cấu tạo bởi 2 lớp, bên ngoài gồm có vỏ hạt và bên trong chứa phôi nhũ và các phôi (đây là bộ phận tiêu dùng) [27].

1.2. Thực trạng sản xuất hồ tiêu của Việt Nam và các tỉnh Tây Nguyên

1.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên

Diện tích trồng hồ tiêu nước ta trong những năm qua có xu hướng tăng mạnh, năm 2010 cả nước chỉ có 51 nghìn ha và sản lượng đạt 105,4 nghìn tấn, đặc biệt đến năm 2017, tổng diện tích hồ tiêu cả nước tăng lên 151,982 nghìn ha (trong đó có 93,5 nghìn ha cho sản phẩm) (bảng 1.1). Tuy nhiên, đến năm 2020, tổng diện tích hồ tiêu của cả nước giảm xuống còn 140,2 nghìn ha trong khi đó diện tích cho sản phẩm ngày càng tăng với 112,9 nghìn ha. Sản lượng hồ tiêu tăng từ 105,4 nghìn tấn vào năm 2010 đến 270,2 nghìn tấn vào năm 2020 (tăng hơn 164,6 nghìn tấn) [29].

Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam từ năm 2010-2019


Năm

Diện tích (1000 ha)

Sản lượng (1000 tấn)

2010

51,000

105,400

2011

52,500

111,960

2012

54,500

120,280

2013

61,500

125,020

2014

85,500

151,760

2015

97,500

176,790

2016

105,000

216,430

2017

151,982

238,157

2018

148,744

246,096

2019

140,000

240,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

(Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 2019)

Đắk Nông: Diện tích hồ tiêu năm 2019 là 32.286 ha (bảng 1.2), tăng lên 34.957 ha (năm 2020), chiếm 39,95% diện tích toàn vùng. Năng suất đạt 20,5 tạ/ha. Sản lượng đạt 44,750 ngàn tấn (chiếm 26,19 % toàn vùng). Bên cạnh đó, Đắk Nông đã ban hành Nghị quyết số 05/ NQ-HĐND ngày 02/8/2018 về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 02/8/2019 về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2035; trong đó đã định hướng phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 ổn định diện tích là 27.000 ha. Đến năm 2030 diện tích không thay đổi [30].

Đắk Lắk: Diện tích hồ tiêu năm 2019 là 36.396 ha (bảng 1.2). Năm 2020 diện tích hồ tiêu là 34.500 ha (chiếm 40,1% diện tích toàn vùng), giảm 1.896 ha so với năm 2019, trong đó diện tích cho sản phẩm 30.150 ha; năng suất trên diện tích cho sản phẩm 25,15 tạ/ha; sản lượng 75.818 tấn (chiếm 43,3% toàn vùng), tăng 1.696 tấn so với năm 2019. Diện tích hồ tiêu giảm nguyên nhân là do giá bán hạt tiêu thấp và một số diện tích tiêu bị bệnh chết, người dân chuyển sang trồng cà phê và cây ăn quả [31].

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu một số vùng chính ở Việt Nam



Tỉnh

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Tổng

Thu hoạch

Đăk Lăk

36.396

29.865

49.750

Đăk Nông

32.286

28.484

42.893

Bình Phước

16.216

14.201

34.941

Đồng Nai

18.191

14.546

30.000

Bà Rịa Vũng Tàu

13.161

11.337

23.837

Gia Lai

13.731

11.604

42.900

(Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 2019) Gia Lai: Năm 2019, diện tích hồ tiêu toàn tỉnh đạt 13.731 ha (Sản lượng 42.900 tấn) tuy nhiên đến năm 2020, diện tích hồ tiêu toàn tỉnh đạt 14.682 ha, chiếm 16,77% diện tích toàn vùng Tây Nguyên (2020). Gia Lai là tỉnh có năng suất cao nhất

đạt 37,9 tạ/ha. Sản lượng đạt 45,287 ngàn tấn (Chiếm 26,5% toàn vùng) [30].

Các tỉnh Đông Nam Bộ: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu diện tích hồ tiêu cũng đạt lần lượt 16.216ha, 18.191ha và 13.161ha với sản lượng đạt 34.941 tấn, 30.000 tấn, 23.837 tấn (bảng 1.2). Đây là những vùng trồng hồ tiêu trọng điểm của cả nước cùng với 03 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai).

1.2.2. Tình hình sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu ở Tây Nguyên

Đắk Lắk: Năm 2020, bệnh vàng lá chết chậm có diện tích nhiễm là 86,8 ha (giảm 423,8 ha so với năm 2019); Bệnh chết nhanh có diện tích nhiễm là 20,3ha (giảm 766,3 so với năm 2019). Ngoài bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu còn xuất hiện một số đối tượng gây hại khác như: Bệnh đốm tảo với tỷ lệ bệnh 5-25%, diện tích nhiễm 24 ha (Krông Buk, Krông Năng); Tỷ lệ bệnh do tuyến trùng: 2-35% diện tích, diện tích nhiễm 29,2 ha (Buôn Hồ, Ea H’leo, Ea Kar, Krông Pắk); Tỷ lệ bệnh do Bọ xít lưới 2-25%, diện tích nhiễm 26 ha (Krông Buk, Krông Năng, Ea Kar, Krông Pắk); và một số sâu, bệnh khác gây hại rải rác [31].

Đắk Nông: Tổng diện tích hồ tiêu nhiễm bệnh toàn tỉnh đến ngày 31/12/2018 là 2.698,9 ha (chiếm 7,7% tổng diện tích hồ tiêu của tỉnh). Trong đó, diện tích nhiễm nhẹ là 1.317,7 ha, nhiễm trung bình là 815 ha, nhiễm nặng là 566,2 ha. Diện tích tiêu bị chết toàn tỉnh là 1.827,7 ha (chiếm 5,22% tổng diện tích của tỉnh) cụ thể: huyện Đắk Song 653 ha, Tuy Đức 586,2 ha, Đắk R’Lấp 304,3 ha, thị xã Gia Nghĩa 46,3 ha, Đắk G’Long 46,2 ha, Cư Jut 90 ha, Krông Nô 63,8 ha, Đắk Mil 37,9 ha. Diện tích nhiễm bệnh chết chậm là 1.289,9 ha, diện tích nhiễm bệnh chết nhanh là 1.026.4ha và diện tích nhiễm bệnh đen lá là 352.6ha [32]

Gia Lai: Năm 2020, bệnh vàng lá chết chậm có diện tích nhiễm là 2.281,2 ha (giảm 639ha so với năm 2019); Bệnh chết nhanh có diện tích nhiễm là 244,7 ha (giảm 1.007,2 so với năm 2019). Tuyến trùng rễ gây hại có diện tích nhiễm là 2.240,2 ha (giảm 768,6 ha so với năm 2019). Rệp sáp gốc gây hại có diện tích nhiễm là 1.303,3 ha (tăng 412,3ha so với năm 2019) [33].

1.3. Bệnh hại rễ trên cây hồ tiêu

1.3.1. Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu do Phytophthora

* Phân loại: Phytophthora thuộc giới: Chromista; ngành: Oomycota; lớp Oomycetes; Bộ: Peronosporales; Họ: Peronosporaceae; Chi Phytophthora [34].

Bệnh chết nhanh do Phytophthora gây hại ở hầu hết các nước trồng hồ tiêu trên thế giới. Theo Manohara và cộng sự (2004), tại Lampung, Malaysia, năm 1965 bệnh chết nhanh gây chết 32% tổng số cây hồ tiêu [35]. Thomas và Naik (2017) tiến hành điều tra tỷ lệ hồ tiêu nhiễm bệnh Phytophthora ở các địa điểm khác nhau tại tiểu bang Karnataka, Ấn Độ cho rằng tất cả các địa điểm điều tra đều xuất hiện cây hồ tiêu nhiễm bệnh chết nhanh. Tuy nhiên, tỷ lệ cây nhiễm bệnh ở mỗi địa điểm là khác nhau trong đó địa điểm nhiễm thấp nhất tỷ lệ cây bệnh chiếm 5%, địa điểm nhiễm cao nhất lên đến 65% tổng số cây điều tra [36].

*Đặc điểm hình thái

Túi bào tử: Hình thái túi bào tử (hình dạng, kích thước, chiều dài, chiều rộng), hệ gai của túi, tính rụng sớm của chúng; chiều dài của cuống trên túi bào tử; sự tăng sinh của túi bào tử; nhánh của túi bào tử mà trên đó túi bào tử sinh ra. Phytophthora capsici được chia thành hai loài: P. capsici P. tropicalis sp.nov., dựa trên sự khác biệt về kích thước và hình thái bào tử nang và cây ký chủ đặc trưng, giải trình tự chuỗi rDNA đoạn ITS của 2 loài và đề xuất loài P. tropicalis có thể là một dạng chuyển tiếp trong quá trình tiến hoá của loài P. capsici [37 -38].

Bào tử nang (sporangia): Bào tử nang có nhiều hình dạng khác nhau gồm hình bầu dục, hình cầu, hình bán cầu, hình trứng rộng, hình xoắn ngược, hình thoi, hình quả lê [39]. Kích thước khác nhau, tỷ lệ dài và rộng biến thiên từ: 1,3:1 đến 2,1:1. P. capsici có bào tử nang rộng, tỷ lệ chều dài/rộng nhỏ hơn 1,8, phần cuống bào tử rộng, không có mặt bào tử hậu, phát triển tốt ở nhiệt độ 35oC và thường gây bệnh cho cây ớt. P. tropicalis sp.nov., có bào tử hẹp tỷ lệ chều dài/rộng lớn hơn 1,8, phần cuống bào tử thót lại, có mặt bào tử hậu, phát triển tốt ở nhiệt độ 35oC, gây bệnh cho hồ tiêu, ca cao, macadamia, đu đủ và một số cây nhiệt đới khác [37].

Chlamydospore và sự trương phồng sợi nấm: Chlamydospore là bào tử có chức năng như một bào tử nghỉ. Hình thái của Chlamydospore không khác biệt nhiều giữa các loài. Vì vậy, sự hiện diện hay sự vắng mặt của nó có thể xác định ở mức độ loài.

Cấu trúc sinh sản hữu tính: Khoảng một nửa các loài Phytophthora ở dạng đồng tản, chúng sẽ sản xuất bộ phận sinh dục đực, bộ phận sinh dục cái và bào tử động trên cùng một môi trường. Phần còn lại là dạng dị tản với hai kiểu lai A1 và A2 [34].

* Đặc điểm cấu tạo: Hệ sợi khuẩn ty hình ống, gồ ghề, trong suốt, phân nhánh và cùng tán, tuy nhiên vách ngăn có thể phát triển ở giống già, khuẩn ty nói chung là gian bào nhưng giác mút được thành lập và thâm nhập vào tế bào chủ. Nhánh khuẩn ty thông thường cho thấy thắt eo tại điểm gốc của nó, khuẩn ty có bề rộng là 3 - 8 μm. Vách khuẩn ty chủ yếu cấu tạo bởi glucan và có ít hoặc không có cellulose, tế bào chất của khuẩn ty chứa ty thể, mạng lưới nội chất, ribô thể, nhiều hạt dầu, không bào lớn và nhân; Một phần khuẩn ty có gian bào phình ra trong vách tế bào chủ dạng mảnh, chồi bên phát triển trong một giác mút, chỗ phình ra trước tiên mở to ra trong đầu có hình gậy chứa vùng eo hẹp, gọi là cuống; Nơi phình ra của khuẩn ty hoặc giác mút non cho vào ống bao màng tế bào chất của vật chủ; Giác mút vẫn được bao quanh bởi bao do một màng bên ngoài của giác mút và tế bào chất của tế bào vật chủ. Ở P. infestans giác mút có những nơi phồng lên giống ngón tay [40].

Hình 1 1 Vòng đời của Phytophthora capsici 41 Vòng đời của Phytophthora Vòng 1


Hình 1.1. Vòng đời của Phytophthora capsici [41]

* Vòng đời của Phytophthora: Vòng đời của nấm là một trong những yếu tố góp phần duy trì và phát triển nấm bệnh. Nhiệt độ (20˚C - 28˚C) và độ ẩm (> 80%) được xem là điều kiện tối ưu cho cả chlamydospores và oospores và giúp chúng sống hơn 6 năm trong đất, 2 - 3 mùa mưa trong thực vật đã chết (hình 1.1).

*Mức độ thiệt hại do Phytophthora

Theo Đoàn Nhân Ái (2007), Phytophthora gây bệnh cho cây tiêu bao gồm P. capcisi, P. palmivora (MF1, MF2, MF3) và P. nicotianae gây bệnh thối rễ, thối gốc, đốm lá, thối thân trên cây tiêu làm cho cây tiêu chết nhanh, làm giảm năng suất và sản lượng nghiêm trọng. Trong đó P. capcisi là phổ biến nhất, xuất hiện ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ. Các loài P. palmivora (MF1, MF2, MF3) và P. nicotianae xuất hiện ở Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… nhưng chưa phát hiện ở Việt Nam [42].

Triệu chứng đầu tiên là héo rũ nhẹ ở ngọn, lá héo cong vào bên trong, sau đó dây héo và lá rụng sớm. Héo rũ và rụng lá quan sát rõ khi cổ rễ hoặc rễ chính bị nhiễm bệnh và thối. Cây bị nhiễm bệnh rụng lá, rụng cành và quả tạo thành một vòng tròn quanh trụ tiêu. Phần cổ rễ nhiễm bệnh hóa nâu và trở nên thối, thường chảy ra dịch có mùi thối và màu tối. Các lá nhiễm nấm bệnh thường được tìm thấy ở gần gốc sát mặt đất, lá bị nhiễm bệnh có hình tròn, có tia nấm ở ngoài rìa và vành mô bệnh dạng giọt dầu. Bệnh phát triển rất nhanh, vì vậy dây hồ tiêu bị bệnh sẽ chết sau 1 -2 tuần. Tỷ lệ trụ tiêu nhiễm bệnh thông thường từ 10,3 – 19,2%. Tỷ lệ trụ tiêu nhiễm bệnh

có thể lên tới 91,7% vườn hồ tiêu bị tàn phá hoàn toàn trong một số vùng dịch gây bệnh [43]. Việc phát hiện bệnh hại sớm là một việc khó khăn đối với người trồng hồ tiêu và các cán bộ cơ sở. Bệnh xuất hiện cả ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và vườn đã cho thu hoạch ở Đắk Lắk (Ea Hleo, Cư Jut), Đắk Nông (Đắk Song và Đắk Rlap) và Gia Lai (Chư Sê) [44].

Bệnh thường gây hại nặng nếu đất thoát nước kém trong mùa mưa và hầu hết các giống hồ tiêu thương mại như hồ tiêu Vĩnh Linh, hồ tiêu sẻ đều nhiễm bệnh. Ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, bệnh thường phát sinh từ tháng 6 đến tháng 10. Trong khi đó, các tỉnh miền Trung, bệnh thường gây hại nặng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nguồn bệnh ban đầu là bào tử hậu và bào tử trứng ở đất, tàn dư thực vật.

P. capsici thường nhiễm rễ chính, sau đó phát triển lên gốc rễ hoặc từ các dây hồ tiêu phát triển vào gốc rễ hoặc nhiễm trực tiếp vào phần gốc rễ sát mặt đất. Trong trường hợp nếu nhiễm vào các rễ con và gây chết rễ con thì chỉ gây hiện tượng chết chậm.

P. capsici nhiễm trên lá và gié hoa, quả sát mặt đất do nước mưa bắn đất lên. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh gây hại từ 19 – 28oC, tuy nhiên ở Việt Nam bệnh có thể xảy ra ở nhiệt độ từ 18 – 35oC tùy theo vùng khí hậu [44].

Bệnh thường gây hại ở đất nghèo canxi, magie, kali nhưng giàu đạm. Mối và ốc sên có thể lây lan nguồn bệnh từ cây bệnh sang cây khỏe. Nấm bệnh tồn tại trong đất và lây lan từ đất qua nước mưa, nước tưới, thân, cành, lá hồ tiêu bị bệnh rụng xuống đất. Thân cành lá thường bị nhiễm bệnh trong mùa mưa, nhất là vườn cây ẩm thấp, tán lá rậm rạp là những điều kiện thích hợp nhất cho P. capsici phát triển mạnh. Bệnh do P. capsici làm thối gốc rễ cây hồ tiêu có thể gây hại cho cây hồ tiêu trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của bệnh thường xảy ra với các vườn hồ tiêu trên 3 năm tuổi do đặc điểm của nấm gây bệnh là chúng tích lũy nguồn bệnh trong đất theo thời gian [44].

Vào đầu mùa mưa, cành mang bọc bào tử động được hình thành từ bào tử hậu hay bào tử trứng tồn tại trong đất và tàn dư thực vật. Bọc bào tử động giải phóng bào tử động bơi trong nước và xâm nhiễm vào cây hồ tiêu. Cành mang bào tử động hình thành trên cây hồ tiêu nhiễm bệnh sẽ giải phóng bào tử động xâm nhiễm vào cây khỏe trong suốt mùa mưa. Sợi nấm trên cây hồ tiêu nhiễm bệnh có thể phân hóa hình thành bào tử hậu hay bao đực và bao cái. Bao đực và bao cái dung hợp tạo nên bào tử trứng. Bào tử hậu và bào tử trứng có vách dày, sức sống cao, chịu được điều kiện khắc nghiệt

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 28/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí