Kết quả khảo sát nồng độ của hexahydropyrrolo [1,2-a] pyrazine-1,4-dione đến tỷ lệ tử vong tuyến trùng và tỷ lệ nở của trứng tuyến trùng ở bảng 3.35 cho thấy, hexahydropyrrolo [1,2-a] pyrazine-1,4-dione với nồng độ 2,5-20,0 mg/mL làm tử vong 41,18% - 64,2% tuyến trùng tuổi 2 sau 24 giờ xử lý và tỷ lệ nở của trứng chỉ còn 29,09% - 57,68% so với 92,36% (ĐC nước). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh hợp chất hexahydropyrrolo [1,2-a] pyrazine-1,4-dione có khả năng kháng tuyến trùng.
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của hexahydropyrrolo [1,2-a] pyrazine-1,4-dione đến tỷ lệ tử vong của tuyến trùng và tỷ lệ nở của trứng tuyến trùng
Tỷ lệ nở của trứng tuyến trùng (%) | ||||||
Nồng độ | 3 giờ | 6 giờ | 9 giờ | 12 giờ | 24 giờ | |
2,5mg/mL | 4,36±0,29d | 9,75±0,36d | 17,62±1,17d | 24,18±0,48d | 41,18±0,61d | 57,68±0,37c |
5,0mg/mL | 9,79±0,54c | 22,15±0,76c | 27,72±0,80c | 35,53±0,64c | 48,66±0,19c | 47,00±0,49d |
10mg/mL | 17,24±0,45b | 31,35±1,20b | 37,66±0,34b | 41,61±0,58b | 57,11±1,06b | 37,84±0,93e |
20mg/mL | 22,96±0,54a | 38,82±1,16a | 41,82±0,81a | 46,24±0,65a | 64,20±0,33a | 29,09±0,74f |
ĐC DMSO | 0,00±0,00e | 0,00±0,00e | 0,00±0,00e | 1,02±0,24e | 3,07±0,25e | 89,33±0,22b |
ĐC nước | 0,00±0,00e | 0,00±0,00e | 0,00±0,00e | 0,00±0,00e | 0,00±0,00f | 92,36±0,29a |
P | ** | ** | ** | ** | ** | ** |
CV% | 4,53 | 4,76 | 3,43 | 2,14 | 1,49 | 0,89 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Ph Đến Sinh Trưởng Của Chủng Rb.ds29, Rb.cj41 Và Rb.ek7
- Các Hợp Chất Thứ Cấp Kháng Phytophthora Của Của Chủng Rb.ds29 Bằng Phân Tích Gc-Ms
- Mối Tương Quan Giữa Hoạt Tính Enzyme Và Tỷ Lệ Tử Vong Tuyến Trùng
- Ảnh Hưởng Của Chất Mang Đến Hoạt Tính Kháng Tuyến Trùng Trong In Vitro Của Chế Phẩm Chứa Chủng Rb.ek7
- Tuyển chọn, nghiên cứu đặc tính kháng tác nhân gây bệnh và tạo chế phẩm phòng trừ bệnh rễ của các chủng vi khuẩn vùng rễ cây hồ tiêu Piper nigrum L. tại Tây Nguyên - 20
- Tuyển chọn, nghiên cứu đặc tính kháng tác nhân gây bệnh và tạo chế phẩm phòng trừ bệnh rễ của các chủng vi khuẩn vùng rễ cây hồ tiêu Piper nigrum L. tại Tây Nguyên - 21
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Ghi chú: ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01, các chữ cái giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.
3.2.3.3. Đánh giá hoạt tính kháng Phytophthora và Fusarium của các hợp chất đã phân tách
Bên cạnh việc đánh giá hoạt tính kháng tuyến trùng của các hợp bao gồm dẫn xuất của Uracil, dẫn xuất của Thymine và hexahydropyrrolo [1,2-a] pyrazine-1,4- dione, nghiên cứu tiếp tục đánh giá hoạt tính kháng nấm Phyophthora và Fusarium của những hợp chất này. Kết quả bảng 3.36 ghi nhận, hiệu suất đối kháng Phytophthora có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức p<0,01. Ở nồng độ 20 mg/ml dẫn xuất của Uracil, dẫn xuất của Thymine và hexahydropyrrolo [1,2-a] pyrazine-1,4-dione có hiệu suất đối kháng Phytophthora cao nhất với hiệu suất đối kháng đạt lần lượt 45,56 %, 41,11 % và 32,22 %. Hiệu suất đối kháng Phytophthora thấp nhất của cả ba hợp chất khi sử dụng với nồng độ 2,5 mg/ml. Syed- Ab-Rahman và cộng sự (2018) xác định được hợp chất kháng Phytophthora sp. là hexahydropyrrolo[1,2-a] pyrazine-1,4-dione từ cao chiết dichloromethane của dịch nuôi cấy chủng B. myloliquefaciens (UQ154) [193].
Bảng 3.36. Hiệu suất đối kháng (%) Phytophthora của dẫn xuất của Uracil, dẫn xuất của Thymine và hexahydropyrrolo [1,2-a] pyrazine-1,4-dione
Dẫn xuất của Uracil | Dẫn xuất của Thymine | Hexahydropyrrolo[1,2-a] pyrazine-1,4-dione | |
2,5mg/mL | 3,33±0,00d | 2,78±0,96d | 1,67±0,00d |
5,0mg/mL | 21,11±0,96c | 18,33±0,00c | 7,78±1,92c |
10mg/mL | 31,11±0,96b | 29,44±0,96b | 24,44±1,92b |
20mg/mL | 45,56±0,96a | 41,11±0,96a | 32,22±0,96a |
ĐC DMSO | 0,00±0,00e | 0,00±0,00e | 0,00±0,00d |
ĐC | 0,00±0,00e | 0,00±0,00e | 0,00±0,00d |
P | ** | ** | ** |
CV% | 4,31 | 4,45 | 10,93 |
Ghi chú: HSĐK: Hiệu suất đối kháng; ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01, các chữ cái giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.
Kết quả bảng 3.37 cho thấy, hoạt tính kháng nấm Fusarium sp. ở cả ba hợp chất (dẫn xuất của Uracil, dẫn xuất của Thymine và hexahydropyrrolo [1,2-a] pyrazine-1,4-dione) đạt cao nhất ở nồng độ 20 mg/ml với hiệu suất đối kháng lần lượt đạt 43,33 %, 43,89 % và 29,44%. Hoạt tính kháng Phytophthora thấp nhất của cả ba hợp chất khi sử dụng với nồng độ 2,5 mg/ml. Kumar và cộng sự (2004) thu nhận được
13 mg hợp chất Cyclo (D-Pro-L-Met), (3R,8aS)-3-2 (methylsulfanyl) ethyl hexahydropyrrolo[1,2-a] pyrazine-1,4-dione trên sắc cột sắc ký HPLC từ cao chiết ethyl acetate của dịch huyền phù vi khuẩnBacillus cereus subsp. Thuringiensis [194]. Hợp chất này có khả năng kháng nấm F. oxysporum với nồng độ 4 µg/ml.
Bảng 3.37. Hiệu suất đối kháng (%) nấm Fusarium sp. của dẫn xuất của Uracil, dẫn xuất của Thymine và hexahydropyrrolo [1,2-a] pyrazine-1,4-dione
Dẫn xuất của Uracil | Dẫn xuất của Thymine | Hexahydropyrrolo[1,2- a] pyrazine-1,4-dione | |
2,5mg/mL | 3,33±0,00d | 1,11±0,96d | 1,11±0,96d |
5,0mg/mL | 20,00±0,00c | 16,67±0,00c | 6,67±0,00c |
10mg/mL | 31,11±0,96b | 27,22±0,96b | 19,44±0,96b |
20mg/mL | 43,33±1,67a | 43,89±0,96a | 29,44±0,96a |
ĐC nước | 0,00±0,00e | 0,00±0,00d | 0,00±0,00d |
ĐC DMSO | 0,00±0,00e | 0,00±0,00d | 0,00±0,00d |
P | ** | ** | ** |
CV% | 4,82 | 4,89 | 7,21 |
Ghi chú: HSĐK: Hiệu suất đối kháng; ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01, các chữ cái giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.
Kết luận nội dung 2:
Xác định được cơ chế kháng nấm dựa trên hoạt tính enyme thủy phân và một số hợp chất thứ cấp kháng nấm P. capsici và F. oxysporum của hai chủng Bacillus velezensis RB.DS29 và Bacillus subtilis RB.CJ41.
Xác định được cơ chế kháng tuyến trùng dựa trên hoạt tính enzyme thủy phân và hợp chất thứ cấp kháng tuyến trùng là Hexahydropyrrolo [1,2-a] pyrazine-1,4- dione từ chủng Bacillus velezensis RB.EK7.
3.3. Bước đầu tạo chế phẩm vi sinh phòng trừ nấm và tuyến trùng từ các chủng vi khuẩn tuyển chọn
3.3.1. Sản xuất chế phẩm vi khuẩn vùng rễ có khả năng kháng Phytophthora
3.3.1.1. Ảnh hưởng của các chất mang khác nhau đến mật độ vi khuẩn Bacillus velezensis RB.DS29 theo thời gian bảo quản chế phẩm
Nghiệm thức | 0 ngày (x109CFU/g) | Mật độ vi khuẩn (x107CFU/g chế phẩm) | |||||
30 ngày | 60 ngày | 90 ngày | 120 ngày | 150 ngày | 180 ngày | ||
Bột mì | 209,33c | 473,3c | 154,67b | 12,53d | 2,49b | 0,97b | 0,12cd |
Cám gạo | 343,33bc | 1056,67a | 202,33a | 24,60a | 0,43c | 0,33bc | 0,14c |
Cao lanh | 426,67ab | 700,00bc | 34,33d | 7,90e | 1,00c | 0,38bc | 0,09d |
Talc | 234,67c | 726,67bc | 91,00 c | 18,43b | 2,27b | 0,43bc | 0,18b |
Lactose | 333,33bc | 856,67ab | 99,67c | 7,57e | 2,73b | 0,24c | 0,05e |
Hỗn hợp | 530,00a | 696,67bc | 107,67c | 15,93c | 15,87a | 10,53a | 0,59a |
CV% | 15,71 | 23,86 | 15,53 | 2,92 | 8,90 | 17,93 | 10,55 |
P | ** | ** | ** | ** | ** | ** | ** |
Tiến hành nghiên cứu nhân nuôi vi khuẩn Bacillus velezensis RB.DS29 trong Bioreactor 15 L, BiFlo, Brunwick, Hoa Kỳ của Viện CNSH & MT, Trường Đại học Tây Nguyên. Sau 8 giờ nhân nuôi trong bioreactor mật độ vi khuẩn B. velezensis RB.DS29 đạt 8,18 x 1010 CFU/ml được phối trộn với các chất mang đã chuẩn bị. Tỷ lệ phối trộn: 150 ml dung dịch vi khuẩn/kg nguyên liệu. Thời điểm ngay sau khi đóng gói (0 ngày), mật độ vi khuẩn cao nhất ở nghiệm thức cám gạo (1873,3 x 109 CFU/g chế phẩm), lactose (1866,7 x109 CFU/g chế phẩm) và bột mì (1533,3 x109 CFU/g chế phẩm) và mật độ thấp nhất ở nghiệm thức cao lanh (125,3 x1010 CFU/g chế phẩm). Bảng 3.38. Ảnh hưởng của chất mang đến mật độ chủng RB.DS29
*Ghi chú: ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01, các chữ cái giống nhau
trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.
Kết quả khảo sát mật độ vi khuẩn Bacillus velezensis RB.DS29 trong các loại chế phẩm ở các loại chất mang khác nhau theo thời gian bảo quản chế phẩm được trình bày ở bảng 3.38 cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức với p<0,01 ở tất cả các thời điểm khảo sát 0 ngày, 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày, 120 ngày, 150 ngày và 180 ngày. Mật độ vi khuẩn ở tất cả các nghiệm thức chất mang giảm dần từ 109 CFU/g (ở thời điểm 30 ngày) xuống còn 106 CFU/g (ở thời điểm 180 ngày). Sau 180 ngày mật độ vi khuẩn ở nghiệm thức hỗn hợp (0,59 x 107 CFU/g chế phẩm) cao nhất gấp 11,8 lần nghiệm thức thấp nhất lactose (0,05 x 107 CFU/g chế phẩm). Các nghiệm thức còn lại cao lanh, bột mì, cám gạo, talc, mật độ vi khuẩn đạt lần lượt 0,09 x 107 CFU/g chế phẩm, 0,12 x 107 CFU/g chế phẩm, 0,14 x 107 CFU/g chế phẩm và 0,18 x 107 CFU/g chế phẩm.
Kết quả nghiên cứu của Omer và cộng sự (2010) cũng ghi nhận, các chế phẩm chứa chất mang dạng trơ dùng để bảo quản các chủng vi khuẩn hình thành nội bào tử như Bacillus sp. đều có mật độ giảm dần theo thời gian [195]. Trong đó một số vi khuẩn sẽ giảm mạnh trong tháng đầu do chưa thích nghi được với môi trường mới và chưa đủ thời gian hình thành nội bào tử. Nhìn chung, qua khảo sát thời gian bảo quản của chế phẩm Bacillus velezensis sau 06 tháng cho thấy, cám gạo, hỗn hợp và talc cho mật độ vi khuẩn cao nhất so với các nghiệm thức còn lại bột mì, lactose và cao lanh. Cám gạo và talc chứa một lượng lớn khoáng vi lượng (Cu, Fe, Zn,…) và khoáng đa lượng (Ca, Mg, Si,…) có vai trò tăng cường quá trình hình thành nội bào tử, điều này có thể góp phần duy trì mật độ vi khuẩn được ổn định theo thời gian bảo quản. Nghiên cứu của Mokhtarnejad và cộng sự (2011) cũng cho thấy, cám có khả năng kích thích tăng sinh các tế bào sinh dưỡng cũng như phá vỡ trạng thái ngủ của nội bào tử nên mật độ vi khuẩn cao hơn so với các nghiệm thức còn lại [196]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bột talc là một trong những nghiệm thức duy trì mật độ vi khuẩn ổn định qua các tháng bảo quản và kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Đặng Hoài An, Muis, Nashw [197], [198], [199].
3.3.1.2. Khả năng kháng Phytophthora của chế phẩm vi khuẩn Bacillus velezensis RB.DS29 theo thời gian bảo quản chế phẩm
Các nghiệm thức chất mang đều được khảo sát khả năng đối kháng Phytophthora
trong điều kiện in vitro nhằm chọn ra nghiệm thức chất mang có thể duy trì khả năng đối
kháng của vi khuẩn Bacillus velezensis RB.DS29.
Bảng 3.39. Ảnh hưởng của chất mang đến khả năng kháng nấm của vi khuẩn Bacillus velezensis RB.DS29
Hiệu suất đối kháng Phytophthora (%) | ||||||
30 ngày | 60 ngày | 90 ngày | 120 ngày | 150 ngày | 180 ngày | |
Bột mì | 57,00cd | 54,33bc | 56,67bc | 53,67 | 52,00bc | 44,67 |
Cám gạo | 62,67ab | 61,00a | 57,00a | 56,00 | 51,67c | 56,00 |
Cao lanh | 57,67bcd | 56,00abc | 56,33ab | 53,33 | 56,00a | 53,00 |
Talc | 62,00abc | 60,00ab | 56,00ab | 54,33 | 48,00d | 54,33 |
Lactose | 56,00d | 52,33bc | 52,67c | 51,33 | 54,33c | 46,00 |
Hỗn hợp | 63,00a | 60,33ab | 57,00a | 56,00 | 55,33ab | 53,67 |
CV% | 3,26 | 4,12 | 1,97 | 3,33 | 2,67 | 9,77 |
P | ** | ** | ** | ns | ** | ns |
Ghi chú: ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05, ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01, các chữ cái giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.
Sau 180 ngày bảo quản với các chất mang khác nhau (cám gạo, bột mì, lactose, tale cao lanh và hỗn hợp), hoạt tính kháng nấm của chủng RB.DS29 giảm dần theo thời gian bảo quản từ 62,67 % xuống còn 44,67% (Bảng 3.39) và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, nghiệm thức cám gạo vẫn duy trì hiệu suất đối kháng nấm cao nhất đạt 56%. Trong đó, ở nghiệm thức hỗn hợp, cám gạo và talc vi khuẩn vẫn còn khả năng đối kháng cao với nấm bệnh (50% - 70%). Tuy nhiên, ở nghiệm thức lactose, khả năng đối kháng nấm bệnh của chủng vi khuẩn vùng rễ giảm xuống mức trung bình (30% - 50%). Nhìn chung, Bacillus velezensis RB.DS29 trong tất cả các nghiệm thức chất mang vẫn còn khả năng đối kháng với nấm bệnh sau 06 tháng bảo quản.
3.3.2. Sản xuất chế phẩm vi sinh vật ngoại sinh vùng rễ có khả năng kháng nấm Fusarium
3.3.2.1. Ảnh hưởng của các chất mang khác nhau đến mật độ Bacillus subtilis RB.CJ41 theo thời gian bảo quản chế phẩm
Sau 6 giờ nhân nuôi trong bioreactor, mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis
RB.CJ41 đạt 5,56 x 1011 CFU/ml được phối trộn với các chất mang bột mì, cao lanh,
cám gạo, lactose, talc đã chuẩn bị. Tỷ lệ phối trộn: 150 ml dung dịch vi khuẩn/kg nguyên liệu.
Bảng 3.40. Ảnh hưởng của chất mang đến mật độ chủng RB.CJ41
0 ngày (x109CFU/g) | Mật độ vi khuẩn (x107 CFU/g) | ||||||
30 ngày | 60 ngày | 90 ngày | 120 ngày | 150 ngày | 180 ngày | ||
Bột mì | 209,33c | 154,33d | 101,67b | 75,00c | 4,17d | 1b | 0,078b |
Cao lanh | 343,33bc | 154,33d | 146,33a | 136,00a | 8,77b | 1,06b | 0,082b |
Cám gạo | 426,67ab | 263,33b | 29,67d | 26,67e | 1,43e | 0,46c | 0,017d |
Lactose | 234,67c | 206,33c | 148,33a | 99,67b | 11,87a | 1,38a | 0,12a |
Talc | 333,33bc | 263,33b | 74,33c | 42,33de | 6,03c | 0,98b | 0,012d |
Hỗn hợp | 530,00a | 436,67a | 66,00c | 58,00d | 3,23d | 0,56c | 0,04c |
P | ** | ** | ** | ** | ** | ** | ** |
CV% | 16,82 | 6,34 | 6,04 | 8,29 | 10,39 | 7,09 | 8,48 |
*Ghi chú: ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01, các chữ cái giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.
Kết quả khảo sát mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis RB.CJ41 trong các loại chế phẩm với các chất mang khác nhau theo thời gian bảo quản chế phẩm được trình bày ở bảng 3.40 cho thấy, thời điểm ngay sau khi đóng gói mật độ cao nhất ở nghiệm thức hỗn hợp (530 x 109 CFU/g chế phẩm) và mật độ thấp nhất ở nghiệm thức bột mì (209,33 x 109 CFU/g chế phẩm). Sau đó, mật độ vi khuẩn ở tất cả các nghiệm thức chất mang giảm dần từ khi chủng vi khuẩn đối kháng vào chế phẩm và tiếp tục giảm dần theo thời gian bảo quản. Nghiệm thức lactose vẫn đạt mật độ vi khuẩn cao nhất và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Mật độ vi khuẩn ở nghiệm thức lactose cao nhất (0,123 x 107 CFU/g chế phẩm) gấp 10,22 lần nghiệm thức talc thấp nhất (0,012 x 107 CFU/g chế phẩm). Nghiệm thức bột mì, cao lanh, hỗn hợp, giảm thấp nhất lần lượt là 12,77 lần, 12,88 lần, 13,98 lần, và nghiệm thức giảm cao nhất lần lượt là cám gạo và talc lần lượt là 27,11 lần và 81,46 lần. Nhìn chung, qua khảo sát thời gian bảo quản của chế phẩm Bacillus subtilis RB.CJ41 sau 06 tháng cho thấy, nghiệm thức lactose, cao lanh, bột mì cho mật độ vi khuẩn cao hơn so với các nghiệm thức còn lại cám gạo, talc, hỗn hợp.
3.3.2.2. Khả năng kháng nấm của chế phẩm vi khuẩn Bacillus subtilis RB.CJ41 dạng bột theo thời gian bảo quản chế phẩm
Kết quả bảng 3.41 cho thấy, ở các thời điểm bảo quản khác nhau từ 30 ngày đến 180 ngày, khả năng kháng nấm Fusarium oxysporum của vi khuẩn Bacillus subtilis RB.CJ41 trong các nghiệm thức bột mì, cao lanh, cám gạo, lactose, talc, hỗn hợp có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01. Hiệu suất đối kháng nấm đạt cao nhất ở nghiệm thức cao lanh vào tất cả các thời điểm khảo sát từ 58,33% (thời điểm 30 ngày) còn 51,67% (thời điểm 180 ngày).
Bảng 3.41. Ảnh hưởng của chất mang đến hiệu suất đối kháng (%) nấm Fusarium oxysporum của vi khuẩn Bacillus subtilis RB.CJ41
30 ngày | 60 ngày | 90 ngày | 120 ngày | 150 ngày | 180 ngày | |
Bột mì | 56,67ab | 54,167ab | 50,00b | 47,5b | 42,50b | 42,50c |
Cao lanh | 58,33a | 57,5a | 56,67a | 55,83a | 54,17a | 51,67a |
Cám gạo | 54,167b | 50,00b | 50,00b | 45,83b | 45,00b | 45,00abc |
Lactose | 55,83ab | 55,83ab | 50,83ab | 46,67b | 45,83ab | 44,167bc |
Talc | 56,67ab | 54,17ab | 52,50ab | 47,50b | 42,50b | 42,50c |
Hỗn hợp | 55,00ab | 55,00ab | 51,67ab | 51,67ab | 50,83ab | 50,83ab |
P | ** | ** | ** | ** | ** | ** |
CV% | 2,53 | 5,21 | 4,79 | 4,99 | 7,28 | 5,91 |
*Ghi chú: ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01, các chữ cái giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.
Sau 06 tháng bảo quản, hiệu suất đối kháng nấm bệnh ở các nghiệm thức chế phẩm sử dụng các chất mang khác nhau dao động từ 42,5% – 61,67%. Nghiệm thức cao lanh, hỗn hợp vẫn còn khả năng đối kháng cao với nấm bệnh (50% - 70%), các nghiệm thức bột mì, cám gạo, lactose, talc khả năng đối kháng nấm bệnh của chủng vi khuẩn vùng rễ giảm xuống mức vừa phải (30% - 50%). Nhìn chung, Bacillus subtilis RB.CJ41 trong tất cả các nghiệm thức chất mang vẫn còn khả năng đối kháng với nấm Fusarium oxysporum sau 06 tháng bảo quản.
3.3.3. Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật ngoại sinh vùng rễ có khả năng kháng tuyến trùng
3.3.3.1. Ảnh hưởng của các chất mang khác nhau đến mật độ vi khuẩn Bacillus velezensis RB.EK7 theo thời gian bảo quản chế phẩm
Sau 10 giờ nhân nuôi trong bioreactor (thể tích 15L) mật độ vi khuẩn Bacillus velezensis RB.EK7 đạt 4,36 x 1011 CFU/ml được phối trộn với chất mang bột mì, cao lanh, cám gạo, lactose và talc đã chuẩn bị. Tỷ lệ phối trộn: 150 ml dung dịch vi khuẩn/kg nguyên liệu.
Kết quả khảo sát mật độ vi khuẩn Bacillus velezensis RB.EK7 trong các loại chế phẩm ở các loại chất mang khác nhau theo thời gian bảo quản chế phẩm được trình bày ở bảng 3.42.
Nghiệm thức | 0 ngày (x109CFU/g) | Mật độ vi khuẩn (x107 CFU/g) | |||||
30 ngày | 60 ngày | 90 ngày | 120 ngày | 150 ngày | 180 ngày | ||
Bột mì | 162,00b | 1300,00b | 910,00c | 61,33b | 50,33bcd | 4,17bc | 2,17c |
Cao lanh | 60,33d | 666,70c | 290,00d | 70,00b | 32,00d | 3,83bc | 1,87c |
Cám gạo | 264,67a | 2433,30a | 1270,00b | 75,33b | 58,00bc | 5,10ab | 2,63bc |
Lactose | 140,33bc | 670,00c | 366,67d | 75,00b | 37,67cd | 6,47a | 1,77c |
Talc | 126,67c | 2470,00a | 2220,00a | 224,67a | 144,33a | 6,43a | 3,6a |
Hỗn hợp | 59,67d | 993,30bc | 316,67d | 73,33b | 66,33b | 2,67c | 3,5ab |
P | * | ** | ** | ** | ** | ** | ** |
CV% | 10,23 | 12,85 | 12,95 | 13,05 | 14,44 | 12,92 | 14,41 |
Bảng 3.42. Ảnh hưởng của chất mang đến mật độ chủng RB.EK7
*Ghi chú: * Không có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05, ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,01, các chữ cái giống nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Rang Test.
Thời điểm ngay sau khi đóng gói, mật độ chủng RB.EK7 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức p<0,05. Mật độ vi khuẩn cao nhất ở nghiệm thức cám gạo (264,67 x109 CFU/g chế phẩm), và mật độ thấp nhất ở nghiệm thức hỗn hợp (59,67x109 CFU/g chế phẩm). Sau đó, mật độ vi khuẩn ở tất cả các nghiệm thức chất mang giảm dần từ khi chủng vi khuẩn đối kháng vào chế phẩm và tiếp tục giảm dần theo thời gian bảo quản. Thời điểm 6 tháng sau bảo quản, nghiệm thức hỗn hợp, talc có mật độ vi khuẩn cao nhất gấp từ 1,33 lần – 2,03 lần so với các nghiệm thức còn lại. Nhìn chung, qua khảo sát thời gian bảo quản của chế phẩm Bacillus velezensis RB.EK7 sau 06 tháng cho thấy, nghiệm thức talc và hỗn hợp cho mật độ vi khuẩn cao hơn so với các nghiệm thức còn lại cám gạo, cao lanh, bột mì, lactose.
3.3.3.2. Khả năng kháng tuyến trùng của chế phẩm vi sinh vật vùng rễ theo thời gian