Đặc Điểm Từ Ngữ Nghề Chè Trong Tiếng Việt Xét Về Mặt Xuất Xứ Và Nguồn Gốc


chúng tôi nhận thấy: từ đơn chỉ bộ phận cây chè có số lượng nhiều nhất (lá, thân, cành, rễ, mầm, búp,…); từ đơn chỉ sản phẩm có số lượng ít nhất (trà).

Các đơn vị ngôn ngữ là tên gọi nghề chè trong tiếng Việt có cấu tạo là từ ghép có số lượng ít 38 đơn vị (chiếm 2,23 %). Trong đó chủ yếu là các từ ghép có nguồn gốc Hán Việt cấu tạo theo mô hình phụ - chính như: hồng trà, bạch trà, thanh trà, thượng hạng, hảo hạng…; có 7 đơn vị là từ ghép đẳng lập như: cào xới, cành lá, thân cành, vỏ thân,…

Từ ghép chính phụ được cấu tạo từ 2 hình vị có nguồn gốc Hán Việt có số lượng 31 đơn vị: hồng trà, thanh trà, bạch trà,... Có thể nhận thấy đây là các từ xuất hiện hậu kì, được mượn Hán hoặc tạo ra theo ngữ pháp Hán khi trong đời sống xã hội Việt Nam xuất hiện các sản phẩm chè cao cấp được sản xuất theo kĩ thuật hiện đại, được chế biến cầu kì, nguyên liệu được lựa chọn kĩ càng, khác với cách sản xuất và chế biến chè truyền thống.

Các từ ghép đẳng lập có số lượng không nhiều, chỉ có 7 đơn vị. Như vậy, tuyệt đại đa số các từ nghề chè trong tiếng Việt là từ thuần Việt được cấu tạo bởi các thành tố thuần Việt. Loại ghép chính phụ được cấu tạo bởi các thành tố Hán Việt theo quan hệ phụ - chính gồm có 31 đơn vị. Bởi, nghề trồng chè vốn là một nghề truyền thống của người Việt. Vì vậy, các từ thuộc nghề này là những đơn vị từ vựng cơ bản trong vốn từ tiếng Việt và hầu hết đều có nguồn gốc thuần Việt.

Kết quả phân tích 1534/ 1706 đơn vị định danh nghề chè tiếng Việt là cụm từ cho thấy có đến 1168 cụm từ chiếm 76,1% là các cụm từ gồm 2-3 thành tố, cụ thể: loại 2 thành tố có 468 cụm từ chiếm 27,4%; loại 3 thành tố có 700 cụm từ chiếm 41,03%). Tất cả các cụm từ gồm 2 - 3 thành tố phần lớn cấu tạo theo quan hệ chính phụ có trật tự thành tố chính trước, thành tố phụ sau. Đây là quan hệ cú pháp thuần Việt. Điều đó cho thấy tuyệt đại đa số các cụm từ định danh nghề chè tiếng Việt được tạo ra phù hợp với đặc điểm loại hình tiếng Việt.


Kết quả phân tích thống kê này cho phép khẳng định các từ ngữ nghề chè nói riêng và các từ ngữ nghề nghiệp trong tiếng Việt nói chung, có cấu tạo là cụm từ đều là những đơn vị định danh thứ cấp, được tạo ra từ các từ nghề nghiệp nguyên cấp (từ đơn, từ ghép) bằng cách ghép các từ nguyên cấp khác hoặc ghép với từ toàn dân biểu hiện đặc trưng khu biệt để loại biệt hoá ý nghĩa của các từ nguyên cấp ấy.

b. Xét về mô hình cấu tạo thì có thể thấy:

- Các cụm từ 2 thành tố chỉ có 1 mô hình duy nhất. Loại cụm từ gồm 3 thành tố có 5 mô hình cấu tạo. Loại cụm từ có 4 thành tố có 5 mô hình cấu tạo. Loại cụm từ có 5 thành tố có 7 mô hình cấu tạo. Loại cụm từ có 6 thành tố có 5 mô hình cấu tạo. Như vậy, số lượng thành tố trong cụm từ càng lớn thì số lượng mô hình cấu tạo cụm từ càng nhiều. Tuy nhiên số lượng mô hình này không phải là tăng lên vô hạn, mà thực tế cho thấy tối đa cũng chỉ có 7 mô hình mà thôi. Số lượng cụm từ được cấu tạo theo mỗi mô hình cũng khác nhau, thậm chí rất chênh lệch nhau. Có mô hình có sức sản sinh lớn, do vậy đã cấu tạo nên nhiều cụm từ, có mô hình có sức sản sinh kém hơn. Chẳng hạn, đối với các cụm từ có 3 thành tố thì mô hình 3.1 có tới 532 cụm từ (31,18%), mô hình 3.2 có 105 cụm từ (6,16%), mô hình 3.3 có 58 cụm từ (3,4%), mô hình 3.4 chỉ có 5

cụm từ (0,29%).

Đối với các cụm từ 4 thành tố thì mô hình 4.1 có 105 cụm từ (6,16%), mô hình 4.2 có 61 cụm từ (3,58%), mô hình 4.3 có 44 cụm từ (2,58%), mô hình

4.4 có 20 cụm từ (1,17%), mô hình 4.5 có 15 cụm từ (0,88%). Hay đối với các cụm từ 5 thành tố có tới 7 mô hình: mô hình 5.1 có 23 cụm từ (1,35%), mô hình

5.2 có 19 cụm từ (1,11%), mô hình 5.3 có 12 cụm từ (0,70%), nhưng các mô hình 5.4, 5.5, 5.6 và 5.7 chỉ có từ 1 đến 7 cụm từ.

Như vậy, tuyệt đại đa số từ ngữ về nghề chè tiếng Việt có cấu tạo là cụm từ và chủ yếu theo hai mô hình sau:


* Mô hình 1:

Đây là mô hình duy nhất của 468 cụm từ có 2 thành tố, chiếm 27,43%. Về mặt cấu tạo: thành tố phụ đứng sau phụ nghĩa cho thành tố chính đứng trước.

T1 T2

* Mô hình 2:

Đây là mô hình 3.1 biểu thị quan hệ giữa các thành tố của cụm từ nghề chè gồm 3 thành tố với 532 đơn vị, chiếm 31,18% trong tổng số các đơn vị định danh nghề chè.

T 1 T2 T3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt - 11


Chính hai mô hình phổ biến này đã làm nên tính hệ thống trong cách cấu tạo từ ngữ nghề chè tiếng Việt.

- Các cụm từ định danh càng có nhiều thành tố, hình thức càng dài thì quan hệ kết hợp các thành tố càng phức tạp, càng có nhiều bậc, song trên thực tế tối đa cũng chỉ có tới 4 bậc. Cụ thể như sau:

- Mô hình cấu tạo có quan hệ 4 bậc chỉ có mô hình 6.1 (14 cụm từ), ví dụ: khô lá chè hình bánh xe, mô hình 6.3 (9 cụm từ), ví dụ: hệ thống lọc hút bụi nghiền chè, mô hình 6.4 (5 cụm từ), ví dụ: máy sấy lại chè 200 vỉ.

Như vậy, số cụm từ có quan hệ cấu tạo 4 bậc giữa các thành tố cũng không nhiều (theo thống kê ở trên chỉ có 11 cụm từ). Ngoài các cụm từ có quan hệ 4 bậc nói trên với số lượng không nhiều, còn lại phổ biến là các cụm từ có quan hệ cấu tạo theo 3 bậc. Số lượng các bậc quan hệ của các thành tố trong cụm từ phản ánh độ sâu của sự phân loại đối tượng mà từ nghề nghiệp biểu hiện.

2.3. Đặc điểm từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt xét về mặt xuất xứ và nguồn gốc

Nghiên cứu và tìm hiểu về từ ngữ chỉ nghề là xem xét mối quan hệ qua lại giữa lớp từ đó với xã hội, nói rộng ra đó là sự thu hẹp của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội. Từ tập hợp các từ ngữ nghề chè đã được thu thập, khảo sát, chúng


tôi thấy các từ ngữ nghề chè phản ánh chân thực đặc điểm sinh thái của cây chè, hoạt động trồng trọt, chăm sóc, thu hái, sản xuất, chế biến của nghề chè, cho nên có thể nói các từ ngữ chỉ nghề ra đời gắn với quá trình hình thành, phát triển của nghề. Quá trình vận động của các từ ngữ chỉ nghề chè diễn ra theo hai xu hướng:

- Một là, xu hướng mai một những từ ngữ liên quan đến nghề chè do sự phát triển của nhận thức xã hội, mở rộng diện tích trồng chè, áp dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật trong canh tác chè, thu hái, chế biến các sản phẩm chè.

- Hai là, xu hướng xuất hiện thêm từ ngữ mới ra đời, bổ sung vào vốn từ ngữ của nghề.

Trong hai xu hướng kể trên, xu hướng thứ hai xảy ra nhanh hơn, có diện rộng hơn với tất cả các đối tượng được gọi tên như: từ ngữ chỉ công cụ, thiết bị sản xuất, sản phẩm, thương hiệu,... Đó là bởi hoạt động nghề nghiệp chịu sự chi phối và ảnh hưởng trực tiếp của sự phát triển khoa học kĩ thuật, nhu cầu sử dụng sản phẩm…Xu hướng thứ nhất diễn ra với mức độ chậm hơn, ít phổ biến hơn do đặc thù nghề nghiệp, thói quen sản xuất của nghề.

2.3.1. Từ ngữ nghề chè xét về mặt xuất xứ

2.3.1.1. Từ ngữ nghề chè có xuất xứ từ ngôn ngữ toàn dân

Từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau, trong số đó khá nhiều những từ ngữ nghề chè được sử dụng không chỉ bó hẹp trong phạm vi cộng đồng cư dân trồng chè mà được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ toàn dân. Đó là các từ ngữ như: chè, trà, dao, chảo gang, sâu, rầy, cành, thân, hoa, gốc,… Điều này chính là minh chứng cho tính chất “động” của ngôn ngữ: ngôn ngữ luôn có những biến động và dung nạp các yếu tố mới làm giàu thêm cho vốn ngôn ngữ chung. Chẳng hạn, các từ ngữ chỉ cây chè, các bộ phận của cây chè, các sản phẩm từ cây chè, tên các loại sâu bệnh của cây chè, các nhãn hiệu chè, các hoạt động trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến chè,... đều được sử dụng rộng rãi, tham gia vào vốn từ thông dụng toàn dân. Ví dụ: chè xanh, chè đen, chè tươi, bọ xít, thối cành, khô cành,… Đó cũng là sự


hiện thực hóa cho khả năng chuyển hóa, giao thoa của một bộ phận từ ngữ chỉ nghề, khi nghề nghiệp đó làm ra những sản phẩm chủ yếu và đã được sử dụng rộng rãi trong xã hội. Vì thế, hầu như tất cả người dân Việt Nam đều biết và sử dụng từ ngữ nghề chè trong giao tiếp hàng ngày. Kết quả khảo sát từ ngữ nghề chè trong ngôn ngữ toàn dân như sau: Lớp từ ngữ về nghề chè trong ngôn ngữ toàn dân chiếm 1674/ 1706 đơn vị, chiếm 98,10 % từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt. Cụ thể: lớp từ ngữ chỉ sản phẩm chè/ loại chè là 230/1674 đơn vị, chiếm 13,73%; lớp từ ngữ chỉ bộ phận cây chè là 365/1674 đơn vị, chiếm 21,80%; lớp từ ngữ chỉ công cụ, thiết bị sản xuất là 125/1674 đơn vị, chiếm 7,48%; lớp từ ngữ chỉ hoạt động chăm sóc, sản xuất, chế biến là 789/1674 đơn vị, chiếm 47,13%; lớp từ ngữ chỉ sâu bệnh hại chè là 145/1674 đơn vị, chiếm 8,66%; lớp từ ngữ chỉ thổ nhưỡng là 20 đơn vị, chiếm 1,20%.

Bảng 2.4: Từ ngữ nghề chè có xuất xứ từ ngôn ngữ toàn dân


Các lớp từ

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Ví dụ

Hoạt động chăm sóc, sản

xuất, chế biến


789


47,13

đảo chè, hái, phơi, làm cỏ, ép chè, lọc cẫng chè, chần chè, sao chè, hấp

chè,…

Bộ phận

365

21,80

hạt nép, búp đong, búp mẩy, cành

nách, lá thật, mầm đỉnh,…

Sản phẩm, loại

chè

230

13,73

chè hạt, chè xanh, chè cánh, chè vụn,

chè đắng, chè gói,…

Sâu/ bệnh

145

8,66

bệnh phồng lá, mọt đục cành, nấm sợi

cành, bọ xít hoa, sâu cuốn lá,…

Công cụ, thiết

bị sản xuất

125

7,48

chảo gang, sàng rung, quầy sấy, rổ

đan, cối gỗ, máy hái,…

Thổ nhưỡng

20

1,20

đất trên núi đá vôi, đất vàng xám, đất

feralitic vùng đồi,…

Tổng

1674/1706

100%


Theo chúng tôi, vốn từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt xuất hiện và được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ toàn dân có thể được lí giải như sau:

Trước hết, đời sống xã hội ngày càng phát triển, điều đó là tất yếu để nảy sinh ra những nhu cầu trực tiếp phải có một vốn từ tương ứng với xã hội đó. Các lớp từ hạn chế về mặt xã hội dần thu hẹp lại khoảng cách của sự khác biệt với


ngôn ngữ toàn dân và đến một lúc nào đó, nó gia nhập vào vốn từ toàn dân như một tất yếu. Sự xâm nhập vốn từ ngữ nghề nghiệp vào từ vựng toàn dân đã góp phần làm cho từ vựng toàn dân trở nên càng ngày càng phong phú, đa dạng.

Ngoài ra, nghề chè trong đời sống kinh tế xã hội Việt Nam có một vị trí và vai trò quan trọng. Nghề chè giữ vai trò quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt, nó là một nghề đã có từ lâu đời, sản xuất ra các sản phẩm chè phục vụ nhu cầu thưởng thức, bảo vệ sức khỏe của người dân. Nguyên liệu, công cụ làm ra sản phẩm chè đều được lấy từ tự nhiên, xuất hiện trong tự nhiên, từ đời sống xã hội cho nên nó rất gần gũi với người dân. Đặc điểm đó khiến cho các từ ngữ liên quan đến nguyên liệu, công cụ, bộ phận và sản phẩm của nghề chè được sử dụng rộng rãi, phổ biến, quen thuộc với mọi người. Từ phạm vi của một nghề trong xã hội, các từ ngữ này nhanh chóng đi vào vốn từ toàn dân và được người dân ở các ngành nghề khác sử dụng như một nhu cầu ngôn ngữ tự nhiên.

2.3.1.2. Từ ngữ nghề chè có xuất xứ từ tiếng địa phương

Từ địa phương là những từ chỉ được dùng giới hạn ở một vùng địa phương nào đó mà người vùng khác thường không hiểu.

Khảo sát các từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt, chúng tôi thu được 32/1706 đơn vị, chiếm 1,90% có nguồn gốc là những tiếng địa phương. Trong đó, lớp từ chỉ sản phẩm chè là 20/32 đơn vị, chiếm 62,50%; lớp từ chỉ dụng cụ sản suất là 7/32 đơn vị, chiếm 21,80%; lớp từ chỉ hoạt động chăm sóc, chế biến chè có 4/32 đơn vị, chiếm 12,50%; lớp từ chỉ thổ nhưỡng chỉ xuất hiện 01/32 đơn vị, chiếm 3,20%.

Các từ ngữ này được hình thành do nhu cầu gọi tên các sự vật, hoạt động, sản phẩm,…của nghề chè trong các cộng đồng người ở các vùng miền khác nhau. Ví dụ: dụng cụ đan thủ công bằng tre, nứa dùng để đựng các ngọn/ lá/ búp chè tươi khi hái chè được ở các địa phương khác nhau lại có những tên gọi khác như: (cái) gơ, gùi, sỗng, ớp, dậu, bề, bị, thổ, lù cở,…; hay dụng cụ xới cỏ chè ở huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng gọi bằng sà bách; gọi đất phiến thạch sét trong trồng chè là đất sỏi cơm là cách gọi của người dân vùng Tân Cương, Thái


Nguyên. Thú vị hơn, để định danh thương hiệu của sản phẩm chè mang tính cá nhân, ở Yên Bái có Chè Đằng tức là chè của nhà ông Đằng rất nổi tiếng, hay sản phẩm làm từ lá chè già có cách gọi chè bổi, chè bồm,…Những từ ngữ này thường được người địa phương dùng trong giao tiếp hàng ngày.

Như vậy, vốn từ ngữ nghề chè có một số ít từ ngữ địa phương để định danh công cụ sản xuất, sản phẩm, thổ nhưỡng của cây chè. Ðây là những từ ngữ biểu thị những sự vật, những hoạt động sản xuất, chế biến chè chỉ có ở một địa phương nào đó chứ không phổ biến đối với toàn dân. Từ nghề nghiệp, biệt ngữ và từ địa phương là những nhánh phụ của ngôn ngữ toàn dân. Sau thời gian được thử thách, những yếu tố được đánh giá là tích cực sẽ được bổ sung vào ngôn ngữ toàn dân, làm giàu cho ngôn ngữ toàn dân. Từ ngữ nghề chè đã bổ sung cho ngôn ngữ toàn dân những từ ngữ trong nghề như: chè xanh, chè đinh, chè hoa nhài, chè vụn,…

Bảng 2.5: Từ ngữ nghề chè có xuất xứ từ tiếng địa phương


Các lớp từ

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Ví dụ


Sản phẩm


20


62,5

chè 2 cực, chè 3 cực, chè 5 cực, Đằng chè, chè bẩn, chè bom (Yên Bái), chè “hai không”, “Túy

trà hồng huỳnh”, (Thái Nguyên),…

Công cụ, thiết bị sản xuất


7


21,8

cái ớp, cái dậu, gơ (Phú Thọ), thổ, bề (Cao Bằng), lù cở/ quẩy tấu (gùi)(Hà Giang, Yên Bái),

xà bách (Lâm Đồng).

Quá trình chăm

sóc sản xuất

4

12,5

bứng (Phú Thọ), luống (phát)(Lâm Đồng, Đăk

Lăk), ấn chè, nhặt lá chè (Yên Bái).

Thổ nhưỡng

01

3,2

đất sỏi cơm (phiến thạch sét )(cách gọi của

người dân Tân Cương Thái Nguyên)

Tổng

32/

1706

100%


2.3.2. Từ ngữ nghề chè xét về mặt nguồn gốc

2.3.2.1. Từ ngữ nghề chè có nguồn gốc thuần Việt

Qua khảo sát, chúng tôi thấy các từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt có nguồn gốc là thuần Việt chiếm số lượng lớn: 1324/1706 đơn vị, chiếm 77,60%. Các tên gọi cho cây chè, quá trình chăm sóc, thu hái,…hầu hết là


những đơn vị có nguồn thuần Việt: búp mù, búp điếc, bứng, giặm, hái đau, hái chừa, sao suốt, chè bánh, chè vụn, chè ti,…

Đây cũng là dấu hiệu dễ nhận thấy của các từ nghề nghiệp: “hoặc dùng ngay những đơn vị có sẵn của tiếng Việt hoặc tạo ra những đơn vị từ vựng mới trên cơ sở những từ có sẵn” [44, tr.268]. Điều này cho thấy, cách nhìn, nếp nghĩ người Việt của chúng ta rất trọng truyền thống, mang đậm dấu ấn của kinh tế nông nghiệp, luôn gắn với thiên nhiên. Cách gọi tên các từ ngữ nghề chè trong tiếng như hái đau, vê nụ, búp điếc, búp già hay chè vụn, chè ti,…rất mộc mạc, cụ thể. Có thể nói những từ ngữ này được người Việt gán cho nó những trạng thái, hoạt động,…như chính con người trong đời thường.

2.3.2.2. Từ ngữ nghề chè có nguồn gốc Hán Việt

Trong quá trình tiếp xúc với tiếng Hán, tiếng Việt đã tiếp nhận một khối lượng từ ngữ rất lớn của tiếng Hán để làm giàu thêm kho từ ngữ của mình. Kết quả khảo sát cho thấy lớp từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt có nguồn gốc Hán Việt chiếm số lượng khá lớn: 347/1706 đơn vị, chiếm 20,4%.

Về cấu tạo, sử dụng yếu tố Hán Việt kết hợp với yếu tố thuần Việt, hoặc sử dụng tất cả các yếu tố có nguồn gốc Hán Việt để tạo nên các từ hoặc cụm từ. Các từ ngữ này trong nghề chè Việt chủ yếu là tên gọi của các sản phẩm chè Việt.

* Trường hợp thứ nhất, dùng một yếu tố Hán Việt kết hợp với yếu tố thuần Việt như: chè Tân Cương đệ nhất, trà xanh túi lọc, chè bạch mao, chè Bát Tiên, chè tri âm,...

Dạng vay mượn này khá phổ biến trong việc chỉ tên sản phẩm chè. Chẳng hạn, cụm từ Long Vân đệ nhất trà: “đệ nhất” là từ có nguồn gốc Hán Việt, mang nghĩa là vị trí thứ nhất. Từ Hán Việt “đệ nhất” được kết hợp với các từ nghề chè có nguồn gốc Hán Việt như trà Long Vân để chỉ ý nghĩa sản phẩm chè Long Vân loại ngon vào loại nhất.

* Trường hợp thứ hai, dùng hoàn toàn yếu tố Hán Việt. Dạng vay mượn này cũng xuất hiện khá nhiều trong vốn từ ngữ nghề chè, là tên gọi các sản phẩm chè.

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí