Các Đường Truyền Hai Dây Không Xoắn

d. 1.200 mẫu/giây

Câu 26:

Nếu tốc độ baud là 400 của tín hiệu 4-PSK thì tốc độ bit là a. 100

b. 400

c. 800

d. 1600

Câu 27:

Nếu tốc độ bit của ASK là 1200 bps thì tốc độ baud là a. 300

b. 400

c. 600

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

d. 1200

Câu 28:

Truyền số liệu - 9

Nếu tốc độ bit của tín hiệu FSK là 1200 bps thì tốc độ baud là a. 300

b.400 c. 600

d. 1200

Câu 29:

Tín hiệu điều chế có được từ yếu tố:

a. Thay đổi tín hiệu điều chề bằng sóng mang

b. Thay đổi sóng mang bằng tín hiệu điều chế

c. Lượng tử hóa nguồn dữ liệu

d. Lấy mẫu dùng định lý Nyquist

Câu 30:

Cho biết phương thức nào nhằm giải quyết yếu tố mất đồng bộ khi truyền nhiều bit „0‟ liên tiếp?

a. B8ZS

b. HDB3

c. AMI

d. a và b đều đúng

Câu 31:

Điều chế tín hiệu số là phương thức làm thay đổi yếu tố …..của sóng mang.

a. Biên độ

b. Tần số

c. Pha

d. Tất cả đều đúng

Câu 32:

Trong QAM, yếu tố nào của sóng mang bị thay đổi:

a. biên độ

b. tần số

c. tốc độ bit

d. tốc độ baud

Câu 33:

Nếu tốc độ bit của tín hiệu QAM là 3.000 bps và một đơn vị tín hiệu chứa 3 bit. Tốc độ baud là….

a. 300

b. 400

c. 1000

d. 1200

Câu 34:

Nếu tốc độ baud của tín hiệu QAM là 3.000 và một đơn vị tín hiệu chứa 3 bit.

Tốc độ bit là

a. 300 bps

b. 400 bps

c. 1000 bps

d. 9000 bps

Câu 35:

Nếu tốc độ baud của tín hiệu QAM là 1.800 và tốc độ bit là 9.000, trong một phần tử tín hiệu có…

a. 3 bit

b. 4 bit

c. 5 bit

d. 6 bit

Câu 36:

Trong 16-QAM, số 16 là

a. Tổ hợp của pha và biên độ

b. Biên độ

c. Pha

d. Bit trên giây

Phương thức điều chế dùng 3 bit, 8 góc dịch pha khác nhau và một biên độ là phương thức:

a. FSK

b. 8-PSK

c. ASK

d. 4-PSK

Câu 37:

Định lý Nyquist cho biết tốc độ lấy mẫu tối thiểu của tín hiệu là….

a. bằng tần số thấp nhất của tín hiệu

b. bằng tần số cao nhất của tín hiệu

c. gấp đôi băng thông của tín hiệu

d. gấp đôi tần số cao nhất của tín hiệu

Câu 38:

Cho tín hiệu sóng AM có băng thông 10 KHz và tần số cao nhất là 705 KHz, cho biết tần số sóng mang:

a. 700 KHz

b. 705 KHz

c. 710 KHz

d. không thể xác định dùng các thông tin trên

Câu 39:

Yếu tố tạo độ chính xác khi tái tạo tín hiệu tương tự từ luồng PCM là

a. băng thông tín hiệu

b. tần số sóng mang

c. số bit dùng lượng tử hóa

d. tốc độ baud

Câu 40:

Dạng mã hóa luôn có trung bình khác không là

a. unipolar

b. polar

c. bipolar

d. tất cả các dạng trên

Câu 41:

Dạng mã hóa không cần truyền tín hiệu đồng bộ là

a. NRZ-L

b. RZ

c. B8ZS

d. HDB3

Câu 42:

Phương pháp mã hóa dùng lần lượt các giá trị dương và âm cho bit „1‟ là

a. NRZ-I

b. RZ

c. Manchester

d. AMI

Câu 43:

Phương pháp dùng yếu tố vi phạm khi mã hóa số-số là

a. AMI

b. B8ZS

c. RZ

d. Manchester

Câu 44:

Tín hiệu điều chế có được từ yếu tố

a. Thay đổi tín hiệu điều chề bằng sóng mang

b. Thay đổi sóng mang bằng tín hiệu điều chế

c. lượng tử hóa nguồn dữ liệu

d. lấy mẫu dùng định lý Nyquist

Câu 45:

Nếu giá trị tối đa của tín hiệu PCM là +31 và giá trị bé nhất là –31, cho biết có thể dùng bao nhiêu bit để mã hóa:

a. 4

b. 5

c. 6

d. 7

Câu 46:

Khi phân tích tín hiệu ASK, kết quả cho ta:

a. luôn là tín hiệu sin

b. luôn là hai tín hiệu sin

c. số vô hạn các tín hiệu sin

d. tất cả đều sai

Câu 47:

Cho biết số mức lượng tử hóa nào cung cấp độ trung thực cao khi khôi phục tín

hiệu:


a. 2

b. 8

c. 16

d. 32

Câu 48:

Cho biết phương thức nào nhằm giải quyết yếu tố mất đồng bộ khi truyền nhiều bit „0‟ liên tiếp?

a. B8ZS

b. HDB3

c. AMI

d. a và b đều đúng

Câu 49:

Điều chế tín hiệu số là phương thức làm thay đổi yếu tố …..của sóng mang.

a. biên độ

b. tần số

c. pha

d. tất cả đều đúng

CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT GHÉP KÊNH, PHÂN KÊNH


3.1. Môi trường truyền dẫn

Môi trường truyền dẫn là đường truyền vật lý kết nối thiết bị phát và thiết bị thu trong hệ thống truyền dữ liệu. Chất lượng và đặc tính của việc truyền dữ liệu phụ thuộc vào tính chất của tín hiệu và môi trường truyền dẫn.

Thông thường, môi trường truyền dẫn có thể phân thành hai loại chính:

- Môi trường định hướng (hữu tuyến): cáp đôi dây xoắn, cáp đồng trục, cáp sợi quang…

- Môi trường không định hướng (vô tuyến): vi ba, đường truyền vệ tinh, đường truyền vô tuyến tần số thấp…

3.1.1. Các đường truyền hai dây không xoắn

Một đường truyền 2 dây không xoắn là môi trường truyền dẫn đơn giản nhất. Mỗi dây cách ly với dây kia và cả 2 xuyên tự do (không xoắn nhau qua môi trường không khí). Loại dây này thích hợp cho kết nối 2 thiết bị cách xa nhau đến 50 m dùng tốc độ bit nhỏ hơn 19,2kbps. Tín hiệu thường là mức điện thế hay cường độ dòng điện vào tham chiếu điện thế đất (ground, không cân bằng) đặt lên một dây trong khi điện thế đất đặt vào dây kia Mặc dù một đường 2 dây có thể được dùng để nối 2 máy tính một cách trực tiếp, nhưng thường dùng nhất là cho kết nối một DTE đến một thiết bị kết cuối mạch dữ liệu cục bộ DCE (Data Circuit Terminating Equipment), ví dụ như Modem các kết nối như vậy thường dùng dây đa đường, cách tổ chức thông thường là cách ly riêng một dây cho mỗi tín hiệu và một dây nối đất (ground). Bộ dây hoàn chỉnh được bọc trong một cáp nhiều lòi được bảo vệ hay dưới dạng một hộp Với loại dây này cần phải cẩn thận tránh can nhiễu giữa các tín hiệu điện trong các dây dẫn kề nhau trong cùng một cáp. Hiện tượng này gọi là nhiễu xuyên âm. Ngoài ra cấu trúc không xoắn khiến chúng rất dễ bị xâm nhập bởi các tín hiệu nhiễu bắt nguồn từ các nguồn tín hiệu khác do bức xạ điện từ, trở ngại chính đối với các tín hiệu truyền trên loại dây này là chỉ một dây có thể bị can nhiễu, ví dụ như dây tín hiệu tạo thêm mức sai lệch tín hiệu giữa 2 dây. Vì máy thu hoạt động trên cơ sở phân biệt mức chênh lệch điện thế giữa hai dây, nên điều này dẫn đến đọc sai tín hiệu gốc. Các yếu tố ảnh hưởng này đồng thời tạo ra giới hạn về cự ly cũng như về tốc độ truyền.

3.1.2. Cáp đôi dây xoắn (Twisted pair)

Một cặp dây xoắn gồm hai sợi dây đồng xoắn với nhau theo một quy tắc đều đặn. Việc xoắn nhằm giảm nhiễu xuyên âm giữa các cặp dây. Mỗi cặp dây tạo thành một

đường liên lạc đơn, và người ta thường ghép nhiều cặp dây trong một cáp có vỏ bọc. Kích thước bước xoắn cho các cáp đường dài thường từ 5 - 15 cm, đường kính dây thường từ 0,4 - 0,9 mm.

Cáp đôi xoắn là một trong những môi trường được ứng dụng phổ biến trong mạng thoại và mạng LAN do giá thành rẻ. Nó cho phép truyền cả tín hiệu tương tự và tín hiệu số. Trong hệ thống điện thoại, cáp đôi dây xoắn thường dùng nối thiết bị thuê bao tới hệ thống tổng đài hay tới tổng đài nội bộ PBX (Private Branch Exchange). Cáp đôi dây xoắn cũng dùng để truyền tín hiệu số với tốc độ 64 Kbps tới các tổng đài PBX số, truyền dữ liệu trong mạng Lan với tốc độ 10 Mbps - 100 Mbps hay còn có thể dùng truyền đường dài với tốc độ lên tới 4 Mbps hoặc cao hơn.

Độ suy giảm tín hiệu trên cáp đôi dây xoắn phụ thuộc rất nhiều vào tần số. Nó cũng dễ bị ảnh hưởng của điện từ trường, nhiễu xung. Khi truyền thoại trong mạch điểm - điểm, với băng thông 250 Khz, độ suy hao khoảng 1 dB/km. Trong hệ thống điện thoại, độ suy giảm cho phép là 6 dB do đó 6 km là khoảng cách tối đa được dùng. Với tín hiệu số, yêu cầu khoảng cách 2 - 3 km phải có Repeater.

Cáp đôi dây xoắn chia thành hai loại: loại không có bọc kim UTP (Unshielded Twisted Pair) giá thành rẻ, dễ lắp đặt nhưng chịu ảnh hưởng nhiễu bên ngoài; và loại có bọc kim bằng kim loại STP (Shielded Twisted Pair) giá thành cao, khó triển khai nhưng tránh được nhiễu, tốc độ truyền và cự ly truyền cao hơn.

Ngoài cáp STP và UTP cũng có cáp xoắn có vỏ bọc ScTP-FTP ( Screened Twisted-Pair) : FTP là loại cáp lai tạo giữa cáp UTP và STP, nó hỗ trợ chiều dài tối đa 100m:

STP

ScTP


UTP

Hình 3.1. Cáp xoắn

STP và UTP có các loại (Category - Cat) thường dùng:

- Loại 1 & 2 (Cat 1 & Cat 2): Thường dùng cho truyền thoại và những đường truyền tốc độ thấp (nhỏ hơn 4Mb/s).

- Loại 3 (Cat 3): Tốc độ truyền dữ liệu khoảng 16 Mb/s, nó là chuẩn cho hầu hết các mạng điện thoại.

- Loại 4 (Cat 4): Thích hợp cho đường truyền 20Mb/s.

- Loại 5 (Cat 5): Thích hợp cho đường truyền 100Mb/s.

- Loại 6 (Cat 6): Thích hợp cho đường truyền 300Mb/s.

Đây là loại cáp có giá thành thấp, dễ cài đặt tuy nhiên nó dễ bị ảnh hưởng của môi trường.

Ứng dụng được dùng rộng rãi trong mạng điện thoại, mạng dữ liệu, và trong nhiều ứng dụng khác.

3.1.3. Cáp đồng trục


vỏ cách điện ngoài



Dây dẫn trung tâm

Vật liệu cách điện


dây dẫn bọc ngoài


Hình 3.2. Cấu tạo của cáp đồng trục

Hình 3.2. mô tả các dây tín hiệu là một dây dẫn đặc (hay búi dây) và dây tham chiếu đất là dây dẫn viền quanh dây tín hiệu, cả hai được cách ly bởi một lớp cách điện. Lý tưởng nhất là không gian giữa hai dây dẫn phải là không khí, nhưng thực tế thường dùng một vật liệu cách điện có cấu tạo đặc hay dạng tổ ong. Dây tín hiệu trung tâm được bảo vệ hiệu quả đối với các tín hiệu xuyên nhiễu từ ngoài nhờ lưới dây bao quanh bên ngoài, chỉ suy hao lượng tối thiểu khi búc xạ điện từ và hiệu ứng ngoài da do có lớp dây dẫn bao quanh.

Hiện nay có cáp đồng trục sau:

RG -58 trở kháng 50 Ohm: Dùng cho mạng Thin Ethernet. RG -59 trở kháng 75 Ohm: Dùng cho truyền hình cáp.

Trong các hệ thống điện thoại, cáp đồng trục là phần tử quan trọng để nối xa, nó dễ dàng để nối đến cáp quang, mạng vi ba và mạng vệ tinh. Khi sử dụng kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số FDM thì nó có thể mang tới hàng nghìn kênh thoại đồng thời.

Cáp đồng trục có đặc tính truyền dẫn tốt hơn cáp đôi dây xoắn. Nếu dùng để truyền tín hiệu analog với khoảng cách vài km, tần số cực đại có thể đạt được 400 Mhz. Khi truyền tín hiệu số, có thể đạt được tốc độ truyền 500 Mbps cho khoảng cách tối đa 1,6 km.

Cáp đồng trục được sử dụng rộng rãi, chế độ hoạt động có thể sử dụng dải cơ sở (BaseBand) hoặc dải rộng (BroadBand). Với BaseBand toàn bộ hiệu suất đường truyền được dành cho một kênh truyền thông duy nhất trong khi đó BroadBand thì sử dụng cho 2 hoặc nhiều kênh cùng phân chia dải thông của đường truyền.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022