Hình 2.18. Các nguyên lý companding: (a) Lược đồ mạch; (b) Lược đồ nén;
(c) Đặc tính nén
Trong thực tế, mặc dù các mã PCM đầu tiên hoạt động theo phương pháp này, nhưng hầu hết các mã PCM hiện nay đều thực hiện nén và giải nén số (digital). Có hai đặc tính nén khác nhau được dùng là: luật , được dùng rộng rãi ở Bắc Mĩ và Nhật bản và luật A là khuyến nghị của ITU-T. Do sử dụng hai luật khac nhau cần phải chuyển đổi cho các mạch nối giữa các châu lục khác nhau. Tuy nhiên, điều này chỉ cần thiết cho kênh thoại, còn đối với kênh số liệu thì không cần.
2.3. Mã hóa đường dây
Mã hóa đường dây là phương pháp chuyển đổi số-số cụ thể hơn đây là phương pháp biểu diễn dữ liệu số bằng tín hiệu số. Ví dụ, khi ta chuyển dữ liệu từ máy tính sang máy in, dữ liệu gốc và dữ liệu truyền đều ở dạng số. Trong phương pháp này , các bit 1 và 0 được chuyển đổi thành chuỗi xung điện áp để có thể truyền qua đường dây, như hình 2.19.
Digital/Digital encoding
0 1 0 1 1 1 0 1
Hình 2.19. Mô hình mã hóa đường dây
Thường máy thu phải có khả năng nhận ra điểm bắt đầu và kết thúc của một bit để thực hiện sự đồng bộ với máy phát. Nên nhớ là trong chế độ truyền đồng bộ, máy phát và thu không tạo ra xung đồng hồ riêng rẻ mà máy thu phải phục hồi xung này từ chuỗi dữ liệu phát để sử dụng. Như vậy tín hiệu truyền phải tạo điều kiện cho máy thu phục hồi xung đồng hồ ẩn trong chuỗi dữ liệu, cụ thể là phải thường xuyên có sự biến đổi giữa các mức của tín hiệu.
- Nonreturn - to - zero - Level (NRZ - L)
0 = mức cao 1 = mức thấp
Đây là dạng mã đơn giản nhất, hai trị điện thế cùng dấu (đơn cực) biểu diễn hai trạng thái logic. Loại mã này thường được dùng trong việc ghi dữ liệu lên băng từ, đĩa từ . . . .
- Nonreturn - to - zero inverted (NRZI)
0 = chuyển mức điện thế ở đầu bit
1 = không chuyển mức điện thế ở đầu bit
NRZI là một thí dụ của mã vi phân: sự mã hóa tùy vào sự thay đổi trạng thái của các bit liên tiếp chứ không tùy thuộc vào bản thân bit đó. Loại mã này có lợi điểm là khi giải mã máy thu chỉ cần dò sự thay đổi trạng thái của tín hiệu thì có thể phục hồi
dữ liệu thay vì phải so sánh tín hiệu với một trị ngưỡng để xác định trạng thái logic của tín hiệu đó. Kết quả là các loại mã vi phân cho độ tin cậy cao hơn.
- Bipolar - AMI
0 = không tín hiệu (hiệu thế = 0)
1 = hiệu thế âm hoặc dương, luân phiên thay đổi với chuỗi bit 1 liên tiếp
- Pseudoternary
0 = hiệu thế âm hoặc dương, luân phiên thay đổi với chuỗi bit 0 liên tiếp 1 = không tín hiệu (hiệu thế = 0)
Hai loại mã có cùng tính chất là sử dụng nhiều mức điện thế để tạo mã (Multilevel Binary), cụ thể là 3 mức: âm, dương và không. Lợi điểm của loại mã này là:
- Dễ tạo đồng bộ ở máy thu do có sự thay đổi trạng thái của tín hiệu điện mặc dù các trạng thái logic không đổi (tuy nhiên điều này chỉ thực hiện đối với một loại bit, còn loại bit thứ hai sẽ được khắc phục bởi kỹ thuật ngẫu nhiên hóa)
- Có điều kiện tốt để dò sai do sự thay đổi mức điện thế của các bit liên tiếp giống nhau nên khi có nhiễu xâm nhập sẽ tạo ra một sự vi phạm mà máy thu có thể phát hiện dễ dàng.
Một khuyết điểm của loại mã này là hiệu suất truyền tin kém do phải sử dụng 3 mức điện thế .
- Manchester
0 = Chuyển từ cao xuống thấp ở giữa bit 1 = Chuyển từ thấp lên cao ở giữa bit
- Differential Manchester Luôn có chuyển mức ở giữa bit 0 = chuyển mức ở đầu bit
1 = không chuyển mức ở đầu bit
Hai mã Manchester và Differential Manchester có cùng tính chất : mỗi bit được đặc trưng bởi hai pha điện thế (Biphase) nên luôn có sự thay đổi mức điện thế ở từng bit do đó tạo điều kiện cho máy thu phục hồi xung đồng hồ để tạo đồng bộ. Do có khả năng tự thực hiện đồng bộ nên loại mã này có tên Self Clocking Codes. Do mỗi bit được mã bởi 2 pha điện thế nên vận tốc điều chế (Modulation rate) của loại mã này tăng gấp đôi so với các loại mã khác, cụ thể , giả sử thời gian của 1 bit là T thì vận tốc điều chế tối đa (ứng với chuỗi xung 1 hoặc 0 liên tiếp) là 2/T
Kỹ thuật thay thế (Scrambling techniques)
Để khắc phục khuyết điểm của loại mã AMI là cho một mức điện thế không đổi khi có một chuỗi nhiều bit 0 liên tiếp, người ta dùng kỹ thuật thay thế. Nguyên tắc của kỹ thuật này là tạo ra một sự thay đổi điện thế giã bằng cách thay thế một chuỗi bit 0 bởi một chuỗi tín hiệu có mức điện thế thay đổi, dĩ nhiên sự thay thế này sẽ đưa đến
các vi phạm luật biến đổi của bit 1, nhưng chính nhờ các bit vi phạm này mà máy thu nhận ra để có biện pháp giải mã thích hợp. Dưới đây giới thiệu hai dạng mã đã được ngẫu nhiên hóa và được dùng rất nhiều trong các hệ thông tin với khoảng cách rất xa và vận tốc bit khá lớn:
- B8ZS: là mã AMI có thêm tính chất: chuỗi 8 bit 0 liên tục được thay bởi một chuỗi 8 bit có cả bit 0 và 1 với 2 mã vi phạm luật đảo bit 1
- Nếu trước chuỗi 8 bit 0 là xung dương, các bit 0 này được thay thế bởi 000 + - 0 - +
- Nếu trước chuỗi 8 bit 0 là xung âm, các bit 0 này được thay thế bởi 000 - + 0 + -
Hình 2.20. Quy tắc mã của mã B8ZS
Nhận xét bảng mã thay thế ta thấy có sự vi phạm luật đảo bit ở 2 vị trí thứ 4 và thứ 7 của chuỗi 8 bit.
- HDB3 : là mã AMI có thêm tính chất: chuỗi 4 bit 0 liên tục được thay bởi một chuỗi 4 bit có cả bit 0 và 1 với 1 mã vi phạm luật đảo bit 1
Sự thay thế chuỗi 4 bit của mã HDB3 còn theo qui tắc sau:
Số | bit 1 từ lần thay thế Lẻ chẵn | cuối cùng | |
- + | 000- 000+ | +00+ -00- |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Chế Am, Pm, Fm, Điều Chế Đa Mức
- Truyền số liệu - 6
- Truyền số liệu - 7
- Các Đường Truyền Hai Dây Không Xoắn
- Đường Truyền Vô Tuyến Tần Số Thấp
- Kỹ Thuật Ghép Kênh Phân Chia Theo Tần Số Fdm
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
sau:
Sự vi phạm luật đảo bit xảy ra ở bit thứ 4 trong chuỗi 4 bit.
Ngoài ra hệ thống Telco còn có hai loại mã là B6ZS và B3ZS dựa theo qui luật
- B6ZS: Thay chuỗi 6 bit 0 bởi 0 - + 0 + - hay 0 + - 0 - + sao cho sự vi phạm
xảy ra ở bit thứ 2 và thứ 5.
- B3ZS: Thay chuỗi 3 bit 0 bởi một trong các chuỗi: 00 +, 00 -, - 0 - hay + 0 +, tùy theo cực tính và số bit 1 trước đó (tưong tự như HDB3).
Hình 2.21. Các loại mã hoá
Hình 2.21 dưới đây là một ví dụ của mã B8ZS và HBD3
Bipolar AMI
B8ZS
HDB3
B = Valid bipolar signal; V = Bipolar violation
Hình 2.22. Mã HDB3 và B8ZS
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2
Câu 1:
Trình bày đặc điểm của các loại mã NRZ-L, NRZI, AMI, Manchester, Manchester vi phân , HDB3, B8ZS ?
Câu 2:
Trình bày nguyên lý hoạt động cơ bản của ASK? Vẽ hình minh họa cho dãy dữ liệu: 1110110?
Câu 3:
Trình bày nguyên lý hoạt động cơ bản của FSK? Vẽ hình minh họa cho dãy dữ liệu: 0111001?
Câu 4:
Trình bày nguyên lý hoạt động cơ bản của PSK? Vẽ hình minh họa cho dãy dữ liệu: 0111001?
Câu 5:
Trình bày quá trình số hóa tiếng nói? Vẽ hình minh họa trong trường hợp sử dụng 8 mức lượng tử.
Câu 6:
Cho chuỗi bit đầu vào của bộ mã hóa đường dây như sau : 01100000000001 Hãy mã hóa chuỗi bit trên theo các mã đường dây NRZ, NRZ_I, AMI,
Manchester, Manchester vi sai, B8ZS, HDB3.
Câu 7:
Cho tín hiệu nhị phân gốc sau: 10110000010000000001
Hãy thực hiện mã hóa tín hiệu nhị phân gốc trên thành mã đường dây dạng AMI, HDB3,B8ZS?
Vẽ dạng xung của các mã đường đó theo tín hiệu nhị phân.
Câu 8:
Cho chuỗi bit dữ liệu được phát đi như sau: a. 10000111000000001101.
b. 1110000000011000011
Hãy vẽ dạng tín hiệu được truyền đi sau khi các chuỗi bit này được mã hoá với các loại mã: AMI, HDB3, B8ZS. Biết rằng các bit dữ liệu là bắt đầu khung.
Câu 9:
Vẽ dạng tín hiệu được truyền đi sau khi chuỗi bit nhị phân 10000001011000001 được mã hoá với các loại mã: AMI, Manchester, HDB3.
Câu 10:
Cho chuỗi dữ liệu như sau: 10100001010110000000011. Vẽ dạng tín hiệu của các loại mã sau: NRZ, AMI, HDB3, B8ZS.
Câu 11:
Trình bày phương pháp điều chế biên độ xung PAM.
Câu 12:
Trình bày phương pháp điều chế bề rộng xung PWM.
Câu 13:
Trình bày phương pháp điều chế xung theo mã PCM.
Câu 14:
Dùng định lý Nyquist, tính tốc độ lấy mẫu của các tín hiệu tương tự sau:
a. Tín hiệu tương tự có băng thông 2.000 Hz (fmax=BW)
b. Tín hiệu tương tự có tần số từ 2.000 Hz đến 6.000 Hz
Câu 15:
Nếu tín hiệu được lấy mẫu 8.000 lần trong một giây, cho biết khoảng cách giữa 2 mẫu (chu kỳ lấy mẫu) là bao nhiêu?
Câu 16:
Nếu khoảng cách giữa hai mẫu tín hiệu lấy mẫu là 125 microgiây, cho biết tốc độ lấy mẫu là bao nhiêu?
Câu 17:
Lấy mẫu tín hiệu, mỗi mẫu dùng một trong bốn mức. Cho biết cần bao nhiêu bit để biểu diễn mỗi mẫu? Nếu tốc độ lấy mẫu là 8.000 mẫu/giây, cho biết tốc độ bit?
Câu 18:
Tính tốc độ baud nếu biết tốc độ bit và tổ hợp bit:
a. 2.000 bps, dibit (2 bit)
b. 6.000 bps, tribit (3 bit)
c. 6.000 bps, quabit (4 bit)
d. 6.000 bps, 8 bit
Câu 19:
Tính tốc độ bit khi có tốc độ baud và dạng điều chế:
a. 1.000 baud, FSK
b. 1.000 baud, ASK
c. 1.000 baud, 8-PSK
d. 1.000 baud, 16 -QAM
Câu 20:
Tính tốc độ baud của các tín hiệu có tốc độ bit và phương thức điều chế?
a. 2.000 bps, FSK
b. 4.000 bps, ASK
c. 6.000 bps, 2-PSK
d. 6.000 bps, 4-PSK
e. 6.000 bps, 8-PSK
f. 4.000 bps, 4-QAM g. 6.000 bps, 16-QAM
h. 36.000 bps, 64-QAM
Câu 21:
ASK, PSK, FSK là dạng điều chế:
a. Số - số
b. Số -tương tự
c. Tương tự -tương tự d.Tương tự - số
Câu 22:
PCM là thí dụ về phương pháp điều chế nào:
a. Số - số
b. Số -tương tự
c. Tương tự -tương tự
d. Tương tự - số
Câu 23:
AM và FM là các phương thức điều chế:
a. Số - số
b. Số -tương tự
c. Tương tự -tương tự
d. Tương tự - số
Câu 24:
Cho biết phương thức nào dễ bị ảnh hưởng của nhiễu biên độ:
a. PSK
b. ASK
c. FSK
d. QAM
Câu 25:
Nếu phổ tín hiệu có băng thông là 500Hz, tần số cao nhất là 600Hz thì tốc độ lấy mẫu là:
a. 200 mẫu/giây
b. 500 mẫu/giây
c. 1.000 mẫu/giây