Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - Nhìn từ góc độ thể loại - 11


thái của chúng, và hầu như không bao hàm những phân tích, kiến giải, gợi mở khiến cho phần lớn các nhan đề tác phẩm của ông trở thành một bài toán, một sự tò mò đối với độc giả về câu chuyện sẽ được đọc. Cách đặt nhan đề như vậy là hoàn toàn thống nhất với lối kể chuyện kiệm lời, khách quan, lạnh lùng của tác giả trong phần nội dung chính của truyện. Các truyện ngắn trong tập Thiên thần sám hối và những truyện ngắn tiêu biểu của Tạ Duy Anh cũng là một trường hợp tương tự: trong 17 nhan đề thì chỉ có 3 câu (đầy đủ hoặc tỉnh lược) là Bước qua lời nguyền, Hóa kiếp, Lão Cò ra tỉnh, 14 nhan đề còn lại đều là những danh từ và ngữ, trong đó không hề hàm chứa yếu tố bình luận, đánh giá hoặc biểu cảm nào.

Trong khi đó, nếu khảo sát nhan đề truyện ngắn của một nhà văn khác – Lê Minh Khuê, trong tập Màu xanh man trá, ta sẽ thấy các nhan đề truyện có tỉ lệ ngữ cao hơn (xin xem Bảng 4 trong Phụ lục). Các ngữ này thường bao hàm một danh từ và những từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ ấy, làm rò hơn, cụ thể hơn nội dung của danh từ, hoặc nêu lên tính chất, đặc điểm của sự vật. Trong các nhan đề, ta thấy sự có mặt với tần suất đáng chú ý của các tính từ (mong manh, cao, xa, lạ, sạch, xanh, man trá, mờ mờ, vui, may rủi). Điều đó khiến cho bản thân nhan đề truyện đã ít nhiều bao hàm một sự bình luận, một sắc thái biểu cảm nào đó của người kể chuyện đối với điều được kể. Dù rằng những sắc thái biểu cảm đó có được lan truyền đến độc giả hay không, thì việc đặt nhan đề cũng đã tạo nên một định hướng, một sự gợi mở, chia sẻ nhất định với độc giả. Và trong các câu chuyện, người kể chuyện cũng thường bày tỏ một giọng điệu đa sắc thái với ngôn ngữ giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao. Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự với truyện ngắn của nhiều nhà văn nữ. Những yếu tố biểu cảm, bình luận xuất hiện nhiều trong nhan đề truyện của các tác giả này, chẳng hạn Xin hãy tin em, Mi nu xinh đẹp, Đêm dịu dàng của Nguyễn Thị Thu Huệ, Khi người ta trẻ, Yêu, Thương của Phan Thị Vàng Anh, Thủy tinh mong manh của Nguyễn Thị Anh Thư, Thương quá rau răm, Cái nhìn khắc khoải, Khói trời lộng lẫy, Ấu thơ tươi đẹp của Nguyễn Ngọc Tư… Thông thường, những nhan đề là cụm từ hoặc ngữ có chứa tính từ hoặc mệnh đề hay câu có chứa từ chỉ trạng thái hoặc thái độ, tình cảm của nhân vật, người kể chuyện thường gắn với


những câu chuyện được viết bằng ngôn ngữ biểu cảm, đa dạng về giọng điệu còn những truyện có ngôn ngữ súc tích, giọng điệu khách quan thường có một nhan đề trung tính, lạnh lùng.

Qua những khảo sát trên, có thể thấy nhan đề truyện ngắn đương đại hết sức phong phú về nội dung, với những ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật đa dạng. Việc đặt nhan đề tác phẩm bao hàm một lựa chọn về mục đích cũng như cách thức giao tiếp với độc giả của người kể chuyện, và cũng cho thấy phong cách, bút pháp nghệ thuật của người viết. Nhan đề vừa là yếu tố độc lập tương đối với câu chuyện, lại vừa là một bộ phận quan trọng, tạo nên tính chỉnh thể, toàn vẹn của cấu trúc văn bản tác phẩm.


2.2.2.2. Mở đầu


Với nhà văn viết truyện ngắn, nếu tình huống được coi là phần then chốt trong việc hình thành ý tưởng về câu chuyện được kể, thì mở đầu tác phẩm chính là cách để dẫn dắt người đọc vào tình huống được tái hiện. Sau nhan đề thì những dòng đầu tiên của truyện chính là nơi tác giả cần dụng công để tạo ấn tượng, tạo được sự hấp dẫn, mời gọi, kích thích trí tò mò đối với người đọc, để người đọc có tâm lý háo hức muốn đọc phần tiếp theo của tác phẩm. Trong tương quan với nội dung cốt truyện, mở đầu tác phẩm có thể trùng với phần đầu của câu chuyện, điều này thường xảy ra ở những truyện được kết cấu theo lôgic nhân quả, và cũng có thể trùng với bất kỳ thời điểm nào khác - ở giữa hoặc ở phần cuối của cốt truyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Có những truyện không mở đầu bằng việc kể sự kiện, hành động, mà là giới thiệu nhân vật với những đặc điểm ngoại hình, tính cách nhất định, hay giới thiệu bối cảnh xảy ra câu chuyện. Người sót lại của rừng cười của Vò Thị Hảo mở đầu bằng việc mô tả bối cảnh sống của các cô gái thanh niên xung phong dưới tán rừng Trường Sơn để ghi nhớ người đọc về sức mạnh của thiên nhiên nơi rừng thiêng nước độc và sự ác liệt của chiến tranh: “Một kho quân nhu và bốn cô gái náu mình dưới tán cây rừng Trường Sơn. Bốn cô gái trẻ măng nhưng mái tóc chỉ còn là một dúm xơ xác. Dòng nước khe màu xanh đen thớ lợ đã dần dà vặt trụi mớ tóc họ”,


Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - Nhìn từ góc độ thể loại - 11

chính trong bối cảnh đó căn “bệnh cười” khiếp đảm đã xuất hiện, và sau đó, Thảo – “người sót lại của rừng cười” đã trở về đối mặt với những bi kịch sau chiến tranh. Truyện Sầu đông của Như Bình dành những dòng đầu tiên để miêu tả một bức tranh thiên nhiên mà trung tâm là hình ảnh những cây sầu đông:

Vạt đồi ấy bạt ngàn cây sầu đông. Cứ như thể sầu đông tụ hết về đây, nơi có ngôi nhà lá nhỏ ven đồi cạnh con suối Rẻo, Thản và Loan ở. Cái giống sầu đông đến lạ. Mùa xuân hoa chen nhau nở ken dày. Những cánh hoa bé li ti mọc từng chùm sum suê nặng trĩu. Hoa sầu đông tím hoang hoải, đến tàn rụng xuống đất vẫn còn thả hương oi nồng, Thế mà đông về lá rụng trụi, trơ lại thân cây với những nhánh gầy chơ vơ lao đao trước cơn gió đầu mùa.

Tiếp đó, như một lời giải thích về những dòng mở đầu trên, người kể chuyện nói về tình yêu đối với hoa sầu đông của Thản, để rồi dẫn dắt vào câu chuyện cảm động giữa Loan và Thản. Với cách mở đầu đó, kết hợp với nhan đề của tác phẩm, nhà văn đã gây sự chú ý của người đọc vào loài cây sầu đông – loài cây mà Thản yêu thích, gắn bó, loài cây che chở cho nấm mộ của người yêu Thản, và loài cây ấy cũng được nhắc đi nhắc lại trong truyện như là chứng nhân cho cho những sự kiện, biến cố trong cuộc sống của Loan và Thản cũng như những thăng trầm trong tình cảm giữa hai người.

Bên cạnh đó, nhiều truyện cũng được mở đầu bằng một đoạn văn mà nội dung không kể về câu chuyện: đó có thể là một trữ tình ngoại đề với cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật hay của người kể chuyện hoặc một tổng kết, chiêm nghiệm, triết lý về đời sống, sau đó, nhờ một liên hệ nào đó, người kể chuyện mới dẫn dắt người đọc vào câu chuyện chính. Mặt trăng phía khác của Phạm Thị Ngọc Liên mở đầu bằng việc trích dẫn một câu nói có tính tổng kết và dự báo của Simone De Beauvoir: “Không hiểu tại sao, từ trước đến nay và có thể là mãi mãi, phụ nữ vẫn thường yêu lầm người”. Những lời chiêm nghiệm được đặt trong ngoặc kép và có chú thích tên tác giả ấy không được đặt ngay dưới tiêu đề như một đề từ mà được dùng làm đoạn mở đầu, như một cách liên văn bản để gợi mở trong người đọc


những tưởng tượng, những suy tư, những quan điểm trước khi thật sự bước vào thế giới câu chuyện éo le của gia đình nhân vật người kể chuyện.


2.2.2.3. Đoạn kết


Nếu xét trong cốt truyện, kết thúc biểu thị kết quả của tình huống, của câu chuyện, phương án giải quyết vấn đề hoặc mâu thuẫn được đặt ra, thì trong kết cấu, đoạn kết là câu hay đoạn văn bản để tác giả khép lại thế giới nghệ thuật của tác phẩm, kết thúc khoảng thời gian đọc truyện của độc giả. Một số nhà nghiên cứu đã khảo sát cách kết thúc (câu chuyện) của truyện ngắn đương đại, chẳng hạn Lê Thị Hường chỉ ra Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay như kết thúc để ngỏ, kết thúc có nhiều đoạn kết, kết thúc đối nghịch và truyện không có kết thúc. Có thể nói truyện ngắn đương đại có xu hướng đa dạng hóa các hình thức kết thúc, thay vì đưa ra một phương án cụ thể đóng lại câu chuyện theo cách của nhà văn. Sự đa dạng hóa, tự do hóa kết thúc tác phẩm sẽ làm thất vọng những độc giả mong chờ một đáp án hạnh phúc hay khổ đau duy nhất mà nhân vật phải đi tới, và buộc người đọc phải phát huy trí tưởng tượng, trải nghiệm, năng lực sáng tạo của mình để lựa chọn hoặc “viết tiếp” phần kết thúc. Ở đây chúng tôi không phân tích những kiểu, môtip kết thúc đó mà đi vào tìm hiểu đoạn kết với ý nghĩa là đoạn văn cuối cùng – thành tố cuối cùng trong “khung khổ văn bản”, trong kết cấu chung của tác phẩm.

Tác phẩm văn học không giống như một bài luận được tách bạch thành ba phần rạch ròi: Mở đầu, Nội dung chính, Kết luận, mỗi tác phẩm có một nguyên lý riêng để bố trí, sắp xếp các đơn vị hợp thành. Đoạn kết của truyện có khi được trình bày tách riêng thành một đoạn văn nhưng cũng có khi gắn liền với đoạn văn trước đó theo một lôgic chặt chẽ, không dễ phân tách. Trong quan hệ với cốt truyện, đoạn kết có thể thể hiện kết thúc hoặc không thể hiện kết thúc. Với khả năng thứ nhất, đoạn kết kể về sự kiện cuối cùng của câu chuyện hoặc diễn tả dòng tâm trạng cuối cùng hay những tưởng tượng, mong ước về tương lai của nhân vật. Chẳng hạn, kết thúc Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư là cảnh huống ê chề của hai cha con cô gái sau khi người cha bị đánh và đứa con bị chiếm đoạt trên cánh đồng Bất Tận,


gắn liền với kết thúc ấy là đoạn kết diễn tả nỗi phức cảm vừa sợ hãi vừa bình thản chấp nhận trong tưởng tượng về chuyện mình sẽ sinh con:

Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ, hay Dịu, Xuyến, Hường… Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn.

Vậy là câu chuyện với những mảnh vỡ éo le, cay đắng, muộn phiền, đầy trắc trở về hiện thực được kể từ ngôi thứ nhất đã khép lại, nhưng đoạn kết với cái nhìn khách quan được phát ngôn từ một người kể chuyện khác – người kể chuyện hàm ẩn, lại mở ra những ước vọng mới, gieo những niềm tin mới cho nhân vật, tuy ngây ngô, tội nghiệp nhưng trong trẻo, ấm áp, bao dung và chứa chan hy vọng. Đây là kiểu kết thúc phổ biến, đặc biệt trong những truyện được kết cấu theo lôgic nhân quả. Kiểu đoạn kết gắn liền với kết thúc giúp người đọc khép lại việc đọc bằng những suy ngẫm và tưởng tượng ở giai đoạn cuối của cốt truyện. Với những truyện như vậy, tác giả đã hòa lẫn, đồng nhất trong những dòng cuối cùng cả việc cởi nút mâu thuẫn, kết thúc cốt truyện và đoạn kết tác phẩm, để cảm xúc của người đọc được “vỡ òa” theo nghĩa thỏa mãn hoặc không thỏa mãn vì cuối cùng thì câu chuyện đã đi đến hồi kết như hoặc không như họ mong đợi. Cá biệt, có những tác phẩm đưa ra nhiều phương án kết thúc để người đọc lựa chọn. Đoạn kết Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp với ba kiểu kết thúc chính là một dẫn chứng tiêu biểu cho hình thức nghệ thuật này.

Ở khả năng thứ hai, đoạn kết không thể hiện, không gắn liền với kết thúc, hay nói cách khác, kết thúc không được trình bày ở đoạn kết của truyện. Đó có thể là do phần kết thúc, hậu quả của câu chuyện đã được kể ngay từ đầu hoặc ở một chặng nào đó của quá trình kể; hoặc cũng có thể do người kể chuyện cố tình bỏ lửng câu chuyện, ẩn đi đoạn cuối cùng của nó. Trong Khi người ta trẻ, Phan Thị Vàng Anh đã thông báo cho người đọc kết thúc bi thảm với cái chết bằng thuốc ngủ của người cô ngay từ những dòng đầu tiên của truyện, và cả câu chuyện là hồi ức về người quá cố ấy trong ngày giỗ cô, vì thế đoạn kết không phải là sự kiện cuối cùng,


tình tiết cuối cùng, mà là những suy ngẫm của người kể chuyện về tuổi trẻ, về cuộc đời với những nghịch cảnh trớ trêu:

Nếu mẹ tôi hiểu, ở cái tuổi này người ta điên đến mức nào và cần có bạn bè để an ủi biết bao nhiêu, người ta lại thích trả thù nữa chứ! Khi chết, hẳn cô đã tưởng tượng ra mọi người khóc lóc, Vỹ hoảng sợ, hối hận, ôm lấy quan tài như muốn xuống mồ theo… Than ôi, ngày đám tang cô, Vỹ ta tắm biển. Vui lắm và nắng lắm!.

Truyện bao gồm chín đơn vị văn bản ngắn được đánh số từ 1 đến 9, nếu như đoạn 1 thông báo sự kiện trung tâm (việc cô Xuyên tự tử), các đoạn từ 2 đến 8 là sự diễn giải quá trình dẫn đến sự kiện đó, thì đoạn kết chính là lời giải thích, cũng là những đúc kết chua chát của người kể chuyện xưng tôi về cái chết đó, đồng thời làm sáng tỏ ý nghĩa nhan đề truyện: Khi người ta trẻ. Với kết cấu như vậy, tác phẩm không nhằm thử thách lòng kiên nhẫn, trí tò mò của người đọc về một kết thúc bất ngờ, kỳ thú, không chỉ là sự kể lại hiện thực, mà là chiêm nghiệm, triết lý về hiện thực, gửi gắm đến người đọc một cách nhìn, một quan niệm về tuổi trẻ, tình yêu và cuộc sống.

Với những tác phẩm ẩn đi phần kết thúc, nhà văn thường biểu hiện ở đoạn kết một diễn biến nào đó trong câu chuyện, một đoạn miêu tả bối cảnh không gian, thời gian, một dòng tâm trạng hoặc một khúc trữ tình ngoại đề, nhưng không đưa đến đáp án cuối cùng cho tình huống truyện. Nói đúng hơn, người đọc sẽ là người, bằng trải nghiệm, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của mình, “viết” nên đáp án đó theo một cách riêng. Chuyện bếp núc của Lê Minh Khuê kết thúc khi người phụ nữ, sau cuộc chuyện trò tâm sự với anh họa sĩ về tình huống cắc cớ, éo le mà cô gặp phải trong cuộc sống vợ chồng kể từ khi người em trai chồng xuất hiện, lại trở về nhà, trở về với những éo le, ẩn ức chưa được giải thoát ấy. Và đoạn kết của truyện là dòng tâm trạng của họa sĩ:

Gã họa sĩ nhìn trời, nói trống không: - Hôm nay lạnh lắm đấy. Ta nhen bếp lửa, ta lồng tấm chăn – gã cao hứng đọc thơ – thứ thơ tha thiết của thời tinh khiết bây giờ đọc lên người ta bảo đồ dở hơi nhưng câu chuyện của


“con vẹt công nghệ” làm gã vừa buồn vừa hoang mang. Thực ra người ta cũng chả phải nguội từ tim gan nguội ra. Người ngợm bao giờ chả xưa như trái đất.

Cốt lòi của tác phẩm - câu chuyện mà người phụ nữ tâm sự với họa sĩ - dường như không có hồi kết: sự chống chếnh, sợ hãi và cảm giác ghê tởm với một con người bần hàn, nhỏ nhen, đạo đức giả, đáng khinh bỉ nhưng lại mang bộ mặt, dáng hình y hệt như người chồng tốt đẹp, nồng nàn, quyến rũ, vẫn ngự trị trong cô, cô không có cách nào thoát ra khỏi nó được ngay cả khi người em chồng không còn ở nhà cô nữa, và cô không thể trở lại những xúc cảm đẹp đẽ, say mê trước kia dù lí trý cho rằng “như thế là rất hỏng” để rồi bị chồng gọi là “con vẹt công nghệ”. Cô không muốn về nhà, nhưng vẫn về nhà – cảm thấy ngột ngạt và bất lực với tình trạng hiện tại nhưng cũng không làm thế nào để tự giải thoát được mình khỏi tình trạng đó. Cuộc sống vẫn tiếp diễn như vậy, dường như câu chuyện “bếp núc”, trạng huống tâm lý của nhân vật chính không đi đến một bước ngoặt, một sự “cởi nút” nào, đọng lại ở đoạn kết là tâm trạng “buồn và hoang mang” của họa sĩ về cuộc đời. Đoạn kết ấy khiến cho truyện thực sự là một lát cắt, một khoảnh khắc như thoáng qua, như mong manh thôi giữa dòng chảy không cùng của đời sống, nhưng chứa đựng nhiều âm vang, gợi nhiều suy tư, ám ảnh trong tâm trí người đọc.

Ở những truyện cực ngắn, một hiện tượng khá phổ biến là đoạn kết của truyện thường khá tách biệt với kết thúc, hay nói cách khác, sau khi kết thúc đã được thông báo, tác giả thường viết thêm những dòng cuối cùng với nhiều ý nghĩa, chức năng khác nhau. Tập 101 truyện 100 chữ của Nguyễn Thị Hậu cho thấy vai trò đa dạng của đoạn kết trong một khuôn khổ chật hẹp của truyện cực ngắn. Với nhiều truyện, đoạn kết là một câu phát ngôn “tưng tửng” của người kể chuyện để làm nổi bật mâu thuẫn, sự hài hước hoặc chua chát của câu chuyện, chẳng hạn “Hóa ra mắt kém là tại bóng đèn” (Mắt kém), “Hình như chó cắn có thể chữa được bệnh điếc?!” (Điếc), “Không phải sự có lý nào cũng là hợp lý” (Phân công hợp lý), “Thiền được giữa chốn đông người mới hay” (Thiền). Ở một số truyện khác, đoạn kết là một bài học hay một triết lý được rút ra từ câu chuyện được kể. Đoạn kết truyện Tình mới


một triết lý có phần ngao ngán, chua chát được rút ra từ câu chuyện về cô gái từ bỏ tình yêu để chạy theo tiền bạc, danh vọng: “Đồng tiền bao giờ cũng có ích, nhất là khi nhờ nó ta hiểu thêm về con người”. Trong Qua cầu treo, – một truyện mang dáng dấp truyện ngụ ngôn, tác giả kể chuyện “Voi và chuột đi qua cầu treo”, với kết thúc là khi voi nghiêng mình giữ thăng bằng, chuột rơi tuột khỏi lưng voi lộn nhào xuống sông. Truyện có thể chấm hết ở đó, nhưng dường như muốn làm rò hơn ý nghĩa của câu chuyện, người kể chuyện bình luận: “Ở trên cao đừng vội huênh hoang, nhất là khi đứng trên lưng người khác”. Đoạn kết ở đây đúc rút một bài học đạo đức như một lời nhắn nhủ về lối sống, cách ứng xử đối với người đọc. Cũng tương tự như vậy, đoạn kết truyện cực ngắn Đạo đức cũng thể hiện thái độ, suy nghĩ của người kể chuyện với câu chuyện vừa được kể, nhưng đưa ra ba phương án “kết luận (tùy chọn)” để độc giả cân nhắc, trong đó phương án 1 và 2 là những bài học rút ra từ câu chuyện, và hai bài học có thể khiến câu chuyện được hiểu theo hai cách đối lập nhau về đạo đức của thỏ và sư tử; còn phương án 3 là một tưởng tượng, dự báo về tương lai của câu chuyện đồng thời chứa đựng những suy tư về cuộc sống. Sự hiện diện của những đoạn kết như trên góp phần làm sáng rò chủ đề của truyện, giúp người đọc thấu hiểu được những thông điệp tác giả muốn gửi gắm khi mà câu chuyện được kể quá ngắn gọn, chủ yếu nhấn mạnh vào chi tiết hoặc tình huống, nhân vật ít đối thoại, vận động và hầu như không được diễn tả một cách phong phú đời sống tâm lý, cảm xúc. Tuy nhiên, với những độc giả thích suy tư, tiếp nhận tác phẩm một cách tích cực, chủ động thì những đoạn kết mang bình luận của người kể chuyện hoặc đúc rút bài học đạo đức như chúng tôi vừa phân tích hẳn sẽ tạo cảm giác thừa thãi bởi nếu không có chúng, tác phẩm sẽ giảm đi sự áp đặt cách nghĩ, cách hiểu, để người đọc có thể tự do thưởng thức và cảm nhận truyện theo cách riêng của mình.

Trong các thành tố bổ trợ kết cấu được phân tích ở trên, nếu nhan đề là “tiếng nói” trực tiếp của tác giả, thì mở đầu và đoạn kết lại là “tiếng nói” gián tiếp để tác giả thể hiện thông điệp nghệ thuật qua thế giới hình tượng. Song dù trực tiếp hay gián tiếp thì những “tiếng nói” đó đều góp phần tạo nên một cấu trúc văn bản

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí