Khái Niệm Loại Hình Và Loại Hình Học, Những Nghiên Cứu Theo Phương Pháp Loại Hình

Đế sư cao một bậc, trọng đức tôn danh

Hầu tước hậu ba muôn, luận công hành thưởng

Đường báo quốc nhờ lưng Xích đế, tiệc Nam cung đã vin tiếng bay rồng Chước bảo thân men gót Hoàng Công, miền Bắc thành lại tìm nơi ấp phượng Giá đã cao lên khủng khỉnh vương hầu

Mình được nhẹ, nên tiêu dao ngày tháng

Rờ rỡ thơ son khoán sắt, lời nãi ông dù trỏ núi thề sông

Thênh thênh non đá am thông, nguyền tiên tử đã quen mây, nhuộm ráng. Đạo ấy, sá bàn chân với ngụy, đấng cao minh chi vướng sự hữu vô Lòng này, ai biết Hán hay Hàn, phải biện bạch kẻo thẹn cùng phủ ngưỡng

Mô hình “ngôi đế sư mà danh cao sĩ”, vượt thoát ra ngoài khỏi sự ràng buộc của những tiêu chí thông thường, ung dung tìm kiếm tự do tự tại cho chính mình, không cần phải băn khoăn gì hơn về nghĩa vụ, bổn phận hay danh lợi - tất cả đều đã được trang trải - thực sự cũng là khát vọng của rất nhiều danh nho khác. Trong cuộc đời mình, Nguyễn Hữu Chỉnh cũng đã cố thử đi con đường đó. Chung cục không may mắn của ông không có nghĩa là sự lựa chọn ấy sai lầm, mà chỉ có nghĩa là tầm cỡ tài năng của ông chưa đủ cho một sự lựa chọn như vậy.” [210, tr. 117 - 119].

Ngoài những phân tích trên đây của ông Trần Ngọc Vương về hình tượng văn học Trương Lương trong Trương Lưu hầu phú, chưa thấy ở giới nghiên cứu văn học Việt Nam xuất hiện thêm những nghiên cứu hay ý kiến khác. Trong định hướng triển khai của luận án, lần đầu tiên chúng tôi sẽ nghiên cứu toàn bộ tiến trình diễn hóa Trương Lương với tư cách là hình tượng văn học, không chỉ trong văn học Việt Nam mà cả văn học Trung Quốc, ở đó chúng tôi dành những nghiên cứu và giải thích đáng kể cho những thời đại kết tinh hình tượng trong văn học hai nước như Đường, Tống (Trung Quốc) và thế kỷ XVIII - XIX ở Việt Nam.

b. Nghiên cứu Trương Lương ở Việt Nam với tư cách là mẫu hình văn hoá

Nghiên cứu Trương Lương với tư cách là hình tượng văn học và nhân vật lịch sử ở Việt Nam vốn đã hiếm hoi, nghiên cứu Trương Lương với tư cách là mẫu hình văn hoá còn hiếm hoi hơn nữa. Cũng với tư cách là người quan tâm đến Trương Lương nên ông Trần Ngọc Vương tiếp tục đặt vấn đề nhìn Trương Lương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

với tư cách mẫu hình văn hoá. Trong công trình Loại hình học tác giả văn học, Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam, ông Trần Ngọc Vương viết: “Mô hình “ngôi đế sư mà danh cao sĩ”, vượt thoát ra ngoài khỏi sự ràng buộc của những tiêu chí thông thường, ung dung tìm kiếm tự do tự tại cho chính mình, không cần phải băn khoăn gì hơn về nghĩa vụ, bổn phận hay danh lợi – tất cả đều đã được trang trải – thực sự cũng là khát vọng của rất nhiều danh nho khác. Trong cuộc đời mình, Nguyễn Hữu Chỉnh cũng đã cố thử đi con đường đó. Chung cục không may mắn của ông không có nghĩa là sự lựa chọn ấy sai lầm, mà chỉ có nghĩa là tầm cỡ tài năng của ông chưa đủ cho một sự lựa chọn như vậy.” [210, tr. 117 - 119].

Trong bài viết về Phan Bội Châu, ông Trần Ngọc Vương viết: “Điều thú vị là, trong trước tác của Phan Bội Châu xuất hiện hai nhân vật được xem là tuyệt đỉnh trí mưu suốt cổ kim là Phạm Lãi và Trương Lương. Trong một quãng đời dài, suy nghĩ, hành động, động thái của ông lặp lại Trương Lương trên khá nhiều việc cụ thể” [211, tr. 329].

Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 4

Trên đây là những nghiên cứu ở Việt Nam về Trương Lương với tư cách là mẫu hình văn hoá. Những gợi ý trên đây sẽ được chúng tôi tiếp thu và cấu trúc vào luận án. Rộng hơn, luận án tiến hành khảo sát và triển khai nghiên cứu tổng thể Trương Lương với tư cách là mẫu hình văn hoá ở cả Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt khảo sát suy nghĩ, động thái và những ứng xử trong thực tiễn của nhiều đại nho có dấu ấn ảnh hưởng của mẫu hình văn hoá Trương Lương. Đi xa hơn, luận án tiến hành so sánh và giải thích sự đậm nhạt trong ảnh hưởng Trương Lương ở Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời giải thích tại sao Trương Lương trở thành một mẫu hình văn hoá ám ảnh nhiều đại nho, ám ảnh đặc biệt sâu sắc đến sĩ đại phu trong thời loạn ở Việt Nam đến như vậy.


NỘI DUNG

Chương 1

Mấy vấn đề lý thuyết; những cơ sở về chính trị, tư tưởng, xã hội và cội nguồn, đặc điểm, cấu trúc tư tưởng nhân vật đế sư


1.1. Mấy vấn đề lý thuyết

1.1.1. Một số thuật ngữ khoa học then chốt

Về thuật ngữ anh hùng thời loạn1. Trước hết, đây là thuật ngữ khoa học do GS. TS Trần Ngọc Vương dùng để chỉ một loại người xuất hiện và phát triển trong thời loạn. Trong mẫu người anh hùng thời loạn, có thể chia thành hai típ nhỏ hơn, hay có thể gọi là tiểu loại: anh hùng sáng nghiệp anh hùng đế sư. Từ tiểu loại được hiểu theo nghĩa là một típ người nhỏ hơn trong mẫu người anh hùng thời loạn. Những khái niệm này chúng tôi tiếp thu từ sự gợi ý và định hướng của GS. TS Trần Ngọc Vương. Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau, GS.TS Trần Ngọc Vương chưa đi sâu lý thuyết hóa về mẫu người này. Lần đầu tiên trong công trình của mình, chúng tôi đi sâu thảo luận, hướng đến lý thuyết hóa “tiểu loại nhân vật đế sư” thông qua một nghiên cứu trường hợp.

Tổng hợp từ sự quan sát diễn tiến và đặc điểm của nhân vật, từ nội hàm khái niệm nhà nho trong lịch sử đã dùng để chỉ nhân vật đế sư2... chúng tôi minh định nội hàm của thuật ngữ đế sư trên một số phương diện chính sau đây.

Trước hết, thuật ngữ đế sư hay cách gọi khác: đế giả sư, đế vương sư, vương giả sư… được hiểu theo nghĩa gốc là “thầy, bậc thầy” trong tương quan so sánh và quy chiếu với hoàng đế khai triều.

Mặt khác, thuật ngữ đế sư là khái niệm mang tính thời đại cao. Tiểu loại anh hùng đế sư thuộc mẫu người anh hùng thời loạn chỉ xuất hiện và phát triển trong thời đại đặc thù: thời đại chuyển giao triều đại, hay thời đại loạn lạc. Tức là ở giai đoạn triều đại cũ chưa bị tiêu vong, nhưng triều đại mới chưa hình thành. Loại người này đóng vai trò quyết định giúp kiến tạo vương triều mới.


1 Thuật ngữ anh hùng ở đây chúng tôi dùng để chỉ những anh hùng xuất hiện trong thời loạn. Theo quan sát của chúng tôi, trong thời loạn các nước trong khu vực Đông Á, xuất hiện hai kiểu loại anh súng lớn, tiêu biểu hơn cả là anh hùng trở thành hoàng đế tương lai và anh hùng đế sư.

2 Chi tiết hóa cội nguồn của thuật ngữ này, chúng tôi đã chỉ nguồn và phân tích ở mục lịch sử vấn đề, thuật ngữ đế sư trong luận án này.

Hơn nữa, với tư cách là một kiến trúc sư của một triều đại mới, ở ý nghĩa cao nhất, đế sư gắn với ý nghĩa của một khái niệm hoàn hảo. Không ít đế sư đã đi được quãng đường dài trên cung đường của một đế sư, như gây dựng triều đại mới, nhưng không đi xa hơn ở những phương diện khác như, hoặc bị bức hại, hoặc bị tiêu diệt, hoặc phải bỏ trốn….Vì vậy, nội hàm của khái niệm đế sư mẫu mực nhất đồng nghĩa với phương diện lý tưởng của một định hướng giá trị.

Ngoài ra, một trong những tiêu chí cơ bản phân chia mẫu hình anh hùng thời loạn thành hai kiểu loại: anh hùng sáng nghiệp và anh hùng đế sư là dựa trên cơ sở đặc trưng sức mạnh của từng tiểu loại. Trong đó, đặc trưng nổi bật của người anh hùng sáng nghiệp là sức mạnh của một dũng tướng, thì đặc trưng nổi bật của đế sư là trí tuệ siêu việt, toàn tài. Đây cũng là một nội hàm quan trọng của khái niệm đế sư.

1.1.2. Khái niệm loại hình và loại hình học, những nghiên cứu theo phương pháp loại hình

Trước khi con người dùng lý trí lý thuyết hóa thành những kiểu, loại, típ, thì trước đó, từ trong tự nhiên và trong đời sống xã hội, một cách vô thức con người đã tư duy theo kiểu, loại, típ. Ví dụ điển hình nhất là từ rất sớm con người đã loại biệt chính mình dựa trên cơ sở giới tính thành nam và nữ.

Cùng với thời gian và sự phát triển nhận thức của con người, tư duy loại biệt ngày càng cần thiết trong nhận thức về thế giới xung quanh và trong nhận thức về chính bản thân mình.

Từ góc độ tự nhiên, ảnh xạ rò nét nhất của tư duy loại biệt này là phân giới tự nhiên thành thực vật và động vật. Đi sâu hơn, trong thực vật, giới sinh học còn phân chia thành các típ, kiểu, loại nhỏ hơn theo nhiều tiêu chí khác nhau như họ hàng. Ví dụ, trong họ hàng nhà Trúc có nhiều kiểu loại nhỏ hơn như trúc thẳng, trúc đùi ếch. Nhưng liên kết với nhau theo một cách lớn hơn, tre, trúc, dang, nứa… đều thuộc cùng một họ. Giới động vật cũng vậy, tùy theo đặc trưng, con người phân thành gia súc và gia cầm, trong gia súc có nhiều loại: trâu, bò, lợn. Trong gia cầm có ngan, gà, vịt…

Từ góc độ xã hội, nhận thức về con người và các hình thức xã hội khác nhau cũng dựa trên cơ sở loại biệt hóa. Chẳng hạn, người ta có thể phân loại dựa trên cơ sở màu da như: người da trắng, da đen, da đỏ hoặc da vàng. Hoặc dựa theo tiêu chí địa lý: có người Châu Á, người Châu Âu, người Châu Phi, người Châu Mỹ. Hoặc dựa theo tôn giáo, có thể phân chia thành người có đạo và người không có đạo….trong số người có đạo có thể phân chia thành những kiểu loại nhỏ hơn: người theo đạo Hồi, người theo đạo Ki tô, người theo đạo Phật,…dựa trên tiêu chí khu vực, người ta có thể phân chia xã hội thành xã hội theo kiểu phương Tây hoặc xã hội theo kiểu phương Đông. Xã hội của những người cầm đũa và xã hội của những người cầm dĩa….

Tất cả những dẫn giải trên đây nhằm chứng minh rằng, tư duy loại hình hóa là một kiểu tư duy nhận thức về thế giới mang tính nhân loại, phổ biến, quan trọng và hữu dụng cho đến tận ngày nay.

Phương pháp loại hình học định hình dưới dạng lý thuyết khoảng nửa sau thế kỷ XX. Loại hình học (typologie) hay còn gọi là phương pháp loại hình học, tiếng Pháp (typologie), tiếng Hy Lạp (typologos), nét nghĩa ban đầu của nó là “dấu tích, hình mẫu”. Ngành nhân chủng học áp dụng phương pháp này nhằm nhận thức sự khác biệt giữa các cộng đồng dân tộc trên thế giới. Mục đích tối hậu của phương pháp này nhằm phát hiện ra cấu trúc bên trong của đối tượng tìm ra quy luật phát triển của nó.

Trên cơ sở của phương thức tư duy này, giới nghiên cứu khoa học xã hội trên thế giới, đặc biệt là giới nghiên cứu Liên Xô trước đây đã tiến hành áp dụng phương pháp nghiên cứu này trong nghiên cứu văn học và đạt được những thành tựu ở tầm mức cổ điển1.

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, giới nghiên cứu trong nước từng bước áp dụng kiểu tư duy này như một phương pháp tư duy công cụ nhận thức văn

1 Xem:

- M.B. Khrapchenkô, Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Chương 6: “Nghiên cứu văn học theo phương pháp loại hình” (trang 332 – 377), Lê Sơn và Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1979. Trong công trình này, Viện sĩ M.B. Khrapchenkô đã tổng kết: “nó sẽ tìm đến loại hình (type) và cấu trúc (structure) bên trong của đối tượng nghiên cứu”

- B.L. Riptin, “Mấy vấn đề nghiên cứu những nền văn học trung cổ phương Đông theo phương pháp loại hình, Lê Sơn dịch, tạp chí Văn học, số 2, 1974, tr. 107 - 123.

học, văn hóa dân tộc. Ở nước nhà, người có ý thức hệ thống hóa hệ thống nhân vật nhà nho theo phương thức tư duy loại hình hóa là học giả Trần Đình Hượu1.

Tuy nhiên, do nhiều lý do, học giả Trần Đình Hượu chưa có điều kiện đi sâu triển khai nghiên cứu từng mẫu người cụ thể của kiểu loại người quan trọng này trong lịch sử tư tưởng và lịch sử văn học dân tộc. Dù vậy, những gợi ý mang tính định hướng của ông là cơ sở quan trọng cho một định hướng nghiên cứu lớn, dài hơi, tính trường phái rò nét; và người đi sâu triển khai một công trình cơ bản, mang tính chất nghiên cứu trường hợp, chuyên nghiệp theo định hướng này, đạt được thành tựu quan trọng và được học giới đánh giá cao là học trò của ông, học giả Trần Ngọc Vương với công trình nổi tiếng: Loại hình học tác giả văn học Nhà nho tài tử

và văn học Việt Nam2.

Ngoài công trình này, ông Trần Ngọc Vương tiếp tục nghiên cứu một loại hình nhân cách đặc biệt trong lịch sử khu vực Đông Á: mẫu hình nhân cách hoàng đế. Cũng trong công trình này, ông đã chỉ ra một loạt loại hình nhân cách đặc biệt hấp dẫn trong lịch sử khu vực và Việt Nam cần tiếp tục được nghiên cứu, trong đó có mẫu hình người anh hùng thời loạn, tiểu loại nhân vật đế sư.

Cùng thời gian, giới khoa học trong nước cũng bị hấp dẫn bởi định hướng này. Nhiều nhà nghiên cứu triển khai áp dụng phương thức tư duy loại hình học nghiên cứu các phương diện khác của nền văn học, lịch sử tư tưởng và văn hóa dân tộc. Tiêu biểu như: nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn sử dụng phương thức loại hình hóa nhận thức về đặc trưng kiểu truyện thiền sư trong Thiền Uyển tập anh, với công trình tiêu biểu: Loại hình tác phẩm Thiền Uyển tập anh3. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy nhìn lịch sử văn hóa Việt Nam là lịch sử của những mẫu người văn hóa4 với công trình Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa.

Trong số những người theo đuổi định hướng nghiên cứu này, ông Trần Ngọc Vương là người không chỉ chứng minh và hiện thực hóa một định hướng nghiên

1 GS. Trần Đình Hượu phân nhà Nho Việt Nam thành ba mẫu: nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật và nhà nho tài tử.

2Xem thêm: Trần Ngọc Vương, Loại hình học tác giả văn học Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995.

3 Nguyễn Hữu Sơn, Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002.

4 Đỗ Lai Thúy, Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005, tr. 67, 219, 277.

cứu còn mới mẻ ở Việt Nam mà qua những nghiên cứu của mình, ông còn khẳng định một định hướng nghiên cứu nhiều triển vọng và mở ra diện nghiên cứu của nhiều loại hình nhân cách văn hóa khác.

Những dẫn giải trên đây nhằm làm rò tình hình ứng dụng phương pháp loại hình học trong nghiên cứu văn học, văn hóa nước nhà, qua đó thấy được thực trạng, những vấn đề cần tiếp tục triển khai và triển vọng của định hướng nghiên cứu này.

Loại hình học tuy được ứng dụng trong nghiên cứu văn học và văn hóa Việt Nam, tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, mức độ cổ điển của những công trình chưa nhiều, diện ứng dụng chưa toàn diện, đơn cử là những công trình mà chúng tôi chỉ ra ở trên mới chỉ dừng lại ở ba phương diện như: loại hình học tác giả văn học, loại hình học tác phẩm và loại hình học nhân vật mẫu người văn hóa. Mặt khác, mức độ chuyên sâu của những tiêu mẫu nghiên cứu chưa thật nhiều.

Ở Việt Nam, gần như đã hình thành một trường phái nghiên cứu, mà ở đó người định hướng và gợi mở ban đầu là học giả Trần Đình Hượu, người phát triển và khẳng định triển vọng và mở rộng định hướng là học giả Trần Ngọc Vương.

Để tiếp tục định hướng nghiên cứu này, nhận được sự gợi ý và định hướng, cũng như kế thừa và học hỏi kinh nghiệm của bậc tiền bối, trong nỗ lực tối đa khả năng của mình, chúng tôi sẽ lựa chọn nghiên cứu một trường hợp tiêu biểu của kiểu loại nhân vật đặc thù trong thời loạn: anh hùng thời loạn, tiểu loại người đế sư.

Xin nhấn mạnh thêm rằng, loại hình hóa là một định hướng nghiên cứu cần tiếp tục triển khai, do vậy, mỗi công trình nghiên cứu làm dầy thêm tri thức lý thuyết cho định hướng nghiên cứu này.

1.1.3. Văn học trung tâm và văn học ngoại biên

Dù đã có một thời kỳ trong giới nghiên cứu văn học, không ít nhà nghiên cứu cực đoan đến mức cho rằng nền văn học viết Việt Nam1 độc lập hoàn toàn với nền văn học Trung Hoa2 thì ngày nay, cơ bản giới nghiên cứu đồng thuận trong nhận thức: nền văn học Trung Hoa là nền văn học gốc, nền văn học già trong tương quan với nền văn học trẻ, nền văn học bứng trồng là nền văn học Việt Nam.


1 Nền văn học viết dân tộc được giới nghiên cứu cơ bản đồng thuận lấy mốc từ thế kỷ X - XIX.

2 Hình dung văn học dân tộc kiểu này rất phát triển ở miền Nam Việt Nam giai đoạn trước giải phóng 1975, tiêu biểu là tác phẩm Văn học Việt Nam đối kháng Trung Hoa, tác giả Thanh Lãng, Nxb Phong trào văn hóa, 1971.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022