Trước tiên, theo ông, người anh hùng đế sư là một “tiểu loại” trong típ lớn hơn là người anh hùng thời loạn. Người anh hùng thời loạn gồm: anh hùng tạo thời thế (anh hùng sáng nghiệp) và đế sư. “Về phần mình, chúng tôi muốn nói thêm rằng người hào kiệt như ở Phan Bội Châu là sự tiếp biến của mẫu người anh hùng thời loạn trong bối cảnh lịch sử thay đổi. Trước kia, đã từng tồn tại hai “tiểu loại” người anh hùng thời loạn; đó là người anh hùng tạo thời thế (anh hùng sáng nghiệp) và “đế sư” [211, tr. 329].
Đồng thời ông cũng chỉ ra những điều kiện lịch sử xuất hiện người anh hùng thời loạn. “Cả hai tiểu loại anh hùng thời loạn này đều thường xuất hiện và phát triển trong bối cảnh xã hội rối loạn, triều đại chính thống đã rệu rã, sụp đổ hay bị đánh đổ, mà triều đình chính thống mới lại chưa ra đời hoặc còn tồn tại lay lắt. Chính vì thiếu vắng cái chính thống, mà trật tự kỷ cương trở nên không rò ràng. Vắng thiếu cái chính thống, người ta mới đua nhau tự khẳng định, tự trở thành. Đích cuối cùng của người anh hùng thời loạn là xác lập nên cái chính thống mới và cùng với điều đó, họ trở thành những người tạo thời thế, lưu danh sử sách như là những người tác động biến đổi lịch sử.” [211, tr. 329 - 330].
Đi sâu hơn vào tiểu loại anh hùng đế sư, ông tiếp tục chỉ ra những điều kiện xuất hiện những lựa chọn của mẫu người này trong thời loạn – “Đội ngũ trí thức – nhà nho trước một thực tế đất nước “ba bè bẩy bối” đến dường kia, trước ngã năm ngã bảy của cuộc đời, tự nhiên rơi vào tình huống buộc phải lựa chọn. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể riêng của mỗi người mà sự lựa chọn ấy dẫn đến những số phận khác nhau, định hướng cuộc đời khác nhau, và cuối cùng, là những kết quả khác nhau. Tuy nhiên, có những nét chung làm nền cho sự lựa chọn ấy. Số đông làm theo sự an bài đang tiếp diễn của số phận, không mấy băn khoăn về sự khác biệt giữa vua và chúa, vẫn hăm hở học hành, quyết khoa, xuất chính, phụng sự cho thế lực chính trị nào đang thống trị trên lãnh thổ mình sống. Trước, ai ở vùng đất Mạc thì tham gia kỳ thi của triều Mạc, ai ở vùng đất Lê thì tham dự kỳ thi do triều Lê tổ chức, mà sau, thì chúa Nguyễn, chúa Trịnh (dưới danh nghĩa nhà Lê) cùng đều đặn tổ chức các kỳ thi tìm người bổ sung vào bộ máy quản lý của mình. Cũng có người “chuyển vùng” để ứng thí, như dạng Phùng Khắc Khoan, tuy số người này thực cũng không đông.
Mặc dù cũng từng là môn sinh cửa Khổng sân Trình, một số người – và số này, tuy số lượng không nhiều, nhưng lại thường là những nhân vật xuất sắc – không lựa chọn quyết liệt con đường khoa cử để cầu công danh, phú quý. Họ chủ động nhận định về thời cuộc, đi xa hơn ra khỏi khuôn sáo của lẽ phải thông thường, tính toán đến thực tế đang diễn ra trước mắt chứ không chỉ quy chiếu vào điều cần phải, chọn cho mình một lối ứng xử khác. Thấm nhuần Bắc sử, họ cũng biết được rằng, trong lịch sử Trung Quốc đã bao phen diễn ra thực tế này. Các mô hình ứng xử của các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thường được đem ra luận bàn, lựa chọn cho một sự mô phỏng. Cao hơn thế, họ tìm cho mình một cách thức riêng, tuy về khách quan vẫn chưa vượt ra ngoài các khả năng ứng xử đã biết, nhưng đã định hướng tới việc vượt qua khỏi những lằn ranh giới đang có. Phản ánh đậm nét định hướng phát triển đó trong văn chương chính là hình ảnh người anh hùng thời loạn, một nhân vật đặc biệt hấp dẫn, mà rất tiếc từ trước tới nay vì nhiều nguyên nhân khác nhau đã bị giới nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước bỏ quên. Lần đầu tiên trong công trình của mình, chúng tôi muốn dành một sự chú ý đúng mức cho loại hình nhân vật này.” [210, tr. 77 - 79].
Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về người anh hùng đế sư, nhưng những nghiên cứu về người hào kiệt tự nhiệm của giáo sư Trần Đình Hượu cũng đề cập đến nhiều thuộc tính tương đồng với người đế sư trong truyền thống. Hay nói như ông Trần Ngọc Vương, người hào kiệt tự nhiệm là sự tiếp biến của mẫu người anh hùng thời loạn đã có từ trước.
“Theo giáo sư Trần Đình Hượu giữa thế kỷ XIX khi cả dân tộc thất bại đau đớn trước những kẻ “mọi rợ phương Tây”, nhiều nhà nho đã bắt đầu hoài nghi đạo lý thánh hiền. Tư tưởng khá phổ biến trong các nhà nho là thấy cần con người anh hùng có tài hơn người thánh hiền chỉ có đức, cần người tự nhiệm hành động hơn là những người khiêm cẩn phục tùng… Trong tâm trí, Phan Bội Châu luôn luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh người hào kiệt. Hào kiệt là người không tầm thường, hơn người, khác người xung quanh có thể vì đức, vì tài hay vì công nghiệp. Hào kiệt bao gồm cả thánh hiền và anh hùng. Tùy theo sự đòi hỏi của thời đại mà người
hào kiệt được hình dung theo hướng người thánh hiền có đức hay người anh hùng có tài. Người hào kiệt mà Phan Bội Châu ấp ủ hồi còn trẻ mang tư tưởng trung nghĩa nên chưa tìm sự phân biệt với người thánh hiền. Tuy nhiên sắc thái đã khác trước! Thánh hiền xét về mặt phẩm chất đạo đức hay trung nghĩa, xét về mặt kết quả hành động là người, tuy cùng đem hết tâm trí tài năng ra làm việc đời, nhưng họ hành động theo chức năng, theo cương vị, theo đạo lý, họ cũng cần tính toán, nhưng tài trí tính toán là để thực hiện mệnh vua, mệnh trời, giữ đúng đạo lý. Họ vì nghĩa chứ không thị tài. Họ có cá tính rò rệt, rất tự hào về mình nhưng hành động không lấy bản thân mình làm xuất phát điểm, không lấy cá nhân làm trung tâm. Trong xã hội phong kiến nó đối lập với cái đa tài, cái thị tài của người tài tử. Nó cá nhân hơn, có ý thức về mình, tự hào về tài trí, tuy rằng nó vẫn khác hẳn người tài tử trong quan niệm về cuộc đời.
Đối với người hào kiệt như vậy, nước Ngô, nước Việt, vua Hán vua Hàn tuy vẫn có những quan hệ phải giải quyết theo nghĩa, nhưng đó cũng là những vật, những chỗ, những tình huống cho họ trổ tài thu xếp, sắp đặt. Tài trí không chỉ là hiểu biết mà là cơ mưu. Họ cũng còn hành động theo phận sự nhưng phận sự đó biến thành suy nghĩ, tình cảm riêng, thành những nỗi giận lớn, những mối thù lớn, tính toán lớn của riêng họ mà họ nuôi dưỡng, nung nấu trong hàng chục năm. Người hào kiệt tự nhiệm tự tin đứng lên trên cao, hành động theo chí lớn của mình. Nét đặc sắc ở họ không phải là những tim gan trung nghĩa vằng vặc như mặt trăng, mặt trời mà là những hoài bão lớn lao, mưu đồ sâu sắc, kín đáo ít người hiểu nổi. Họ là những cá nhân - không phải cá nhân chủ nghĩa tư sản nhưng không còn chỉ là cha, là con, là vua, là tôi nữa.” [211, tr. 329].
Trên đây cơ hồ là tất cả những nghiên cứu về người anh hùng đế sư ở Việt Nam. Những chỉ dẫn về điều kiện ra đời của nhân vật đế sư, đặc điểm của họ sẽ là những gợi ý quan trọng để luận án tiếp tục hoàn thiện những nghiên cứu về mẫu người này. Trong khi triển khai, luận án sẽ tiếp thu những luận điểm này, đồng thời đi sâu chỉ ra nhiều vấn đề khác liên quan đến mẫu hình này: như cội nguồn tư tưởng mẫu hình, đặc sắc mẫu hình, cấu trúc tư tưởng mẫu người này.
7.2. Lịch sử nghiên cứu Trương Lương
Có thể bạn quan tâm!
- Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 1
- Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 2
- Khái Niệm Loại Hình Và Loại Hình Học, Những Nghiên Cứu Theo Phương Pháp Loại Hình
- Những Cơ Sở Về Chính Trị, Tư Tưởng, Xã Hội Xuất Hiện Nhân Vật Đế Sư
- Quy Luật “Thịnh Suy Đắp Đổi” Và Sự Hình Thành Những Định Hướng Lựa Chọn
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
7.2.1. Lịch sử nghiên cứu Trương Lương ở Trung Quốc
7.2.1.1. Lịch sử nghiên cứu Trương Lương trong thời đại chuyên chế
Lịch sử nghiên cứu Trương Lương trong thời đại chuyên chế chủ yếu xuất hiện dưới dạng những lời bình của các sử gia và những bình, vịnh, luận trong trước tác thi, từ, luận, phú.
Tư Mã Thiên trong Sử ký: “Các học giả phần nhiều nói rằng không có quỷ thần. Nhưng lại nói rằng có tinh quái, đến như cụ già cho sách mà Lưu Hầu gặp thì cũng thực là lạ. Cao Tổ nhiều lần bị nguy khốn, thường nhờ ở công sức của Lưu Hầu, có thể nói là không có trời sao! Nhà vua nói: Bày mưu kế ở trong màn trướng, quyết định sự thắng lợi ở ngoài ngàn dặm, ta không bằng Tử Phòng.
Tôi cho ông ta phải là người khôi ngô, lạ lùng lắm! Đến khi nhìn tranh, thấy ông ta mặt mũi như một người con gái đẹp! Khổng Tử nói: “Xét người bằng nét mặt thì sẽ lầm Tử Vũ”. Lưu Hầu cũng thế” [156, tr. 300].
Ban Cố cũng lặp lại Tư Mã Thiên trong Hán Thư: “Nghe Trương Lương là người dũng khí, cho rằng ông ta diện mạo kỳ khôi, ai ngờ tựa như phụ nữ. Khổng Tử nói “Xét người mà bằng nét mặt sẽ lầm Tử Vũ”. Các học giả hoài nghi là có quỷ thần, như Trương Lương nhận sách, kỳ lạ lắm sao. Hán Cao Tổ thường nguy khốn, nhờ công sức Trương Lương, có thể nói không có trời sao” [Hán Thư, quyển 40, tr. 676].
Tư Mã Quang trong Tư trị thông giám viết: “Trời sinh ra con người có sống có chết, cũng như trời có đêm có ngày, đó là một điều rất tự nhiên, không thể chống cự lại được. Từ cổ chí kim, chưa ai thoát ra khỏi quy luật đó để tồn tại một mình trên đời cả. Với tài ăn nói thấu tình đạt lý của Tử Phòng, tất nhiên biết chuyện thần tiên chỉ là chuyện mù mờ không có thực, nhưng ông lại bảo mình đi theo Xích Tùng Tử để chu du khắp thiên hạ, cho thấy ông đúng là người thông minh, khôn khéo. Phải xem công danh như thế nào, chính là một vấn đề khó xử nhất của người làm bề tôi. Trong số tam kiệt được Hán Cao Tổ khen tặng, Hoài Âm Hầu Hàn Tín bị giết, Thừa tướng Tiêu Hà bị tống giam vào ngục, điều đó chẳng phải họ sau khi được công to mà không biết dừng bước đấy sao? Cho nên Tử Phòng lấy cớ đi theo thần tiên, rời bỏ nhân gian, sống cuộc đời siêu thoát bên ngoài thế tục, xem công danh
như là vật ngoài thân, chẳng màng chi tới vinh hoa phú quý, thì thực là người biết
„lấy minh triết để bảo vệ tấm thân‟.” [30, tr. 380].
Những bộ chính sử và tục biên của Trung Quốc chép, bình về Trương Lương còn rất nhiều. Tuy nhiên, những bình luận khác cũng không có nhiều khác biệt so với những gì mà chúng tôi vừa dẫn ở trên.
Nghiên cứu Trương Lương qua trước tác thi ca thời Đường - Tống1.
Lịch sử nghiên cứu Trương Lương trong thời đại chuyên chế chủ yếu là bình luận của các sử gia và những đánh giá của văn nhân qua những trước tác văn chương. Chưa xuất hiện một lối hình dung khác về Trương Lương. Nói cách khác, ở Trung Quốc chưa có nghiên cứu về Trương Lương mà chỉ thu hút sự quan tâm và bình luận đông đảo của nhiều thức giả các thời đại.
1.2.1.2. Lịch sử nghiên cứu Trương Lương trong thời đại ngày nay
Ở Trung Quốc, những nghiên cứu Trương Lương vẫn được học giới quan tâm. Về cơ bản, những nghiên cứu tiếp tục đánh giá Trương Lương chủ yếu với tư cách là nhân vật lịch sử. Cũng dần xuất hiện những nghiên cứu Trương Lương từ trục lịch sử văn học và lịch sử tư tưởng.
Công trình bề thế nhất nghiên cứu về Trương Lương là Trung Quốc tư tưởng gia bình truyện tùng thư, Trương Lương, Tiêu Hà, Hàn Tín bình truyện, do Uông Á Minh chủ biên. Công trình này nghiên cứu tổng thể cuộc đời Trương Lương trong tương quan với nhị kiệt, từ đó định giá những đóng góp của Trương Lương. Điểm đặc biệt đáng chú ý là, trong lời nói đầu của công trình này, các tác giả vẫn tuân thủ nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa Mác: “chủ đạo quán triệt thực tiễn hoạt động và lý luận chủ nghĩa Mác, rời xa nó cũng là rời xa chủ nghĩa Mác” [229, tr. 5]. Đây là tinh thần chủ đạo và phương pháp nghiên cứu của toàn bộ cuốn sách đồ sộ này.
Còn trong cuốn 10 đại mưu lược gia Trung Quốc, tác giả Tang Du căn cứ chủ yếu vào Sử ký và một số bộ sử khác, viết lại cuộc đời và đóng góp của Trương Lương, với tiêu đề Trương Lương - đế vương sư. Ở cuốn sách này cũng không xuất hiện những hình dung mới về Trương Lương từ góc độ phương pháp tiếp cận.
1 Chi tiết hóa đánh giá, bình luận của sĩ đại phu Trung Quốc, chúng tôi trình bày chi tiết ở mục 3.2.2. trong luận án này.
Trong công trình Mưu lược gia tinh tuyển do Sài Vũ Cầu chủ biên, Dương Ái Thu biên dịch, 7 tập, Nxb Công an Nhân dân, 2001, viết về những mưu lược gia lừng danh của Trung Quốc và một số mưu lược gia tiêu biểu của thế giới, trong đó có Trương Lương. Bộ sách phân chia thành Chính trị mưu lược gia (tập 1, 2), Ngoại giao mưu lược gia (tập 3), Ngoại quốc mưu lược gia (tập 4), Quân sự mưu lược gia (tập 5, 6), Gian nịnh mưu lược gia (tập 7). Trương Lương xếp vào tập Chính trị mưu lược gia. Cũng như cuốn sách trên, những trang viết về Trương Lương vẫn theo cách hình dung là tiểu sử, những sự kiện và đóng góp của Trương Lương đối với nhà Hán.
Từ góc độ văn học, cũng xuất hiện một vài bài nghiên cứu về hình tượng Trương Lương. Tiêu biểu là bài viết: “Nội hàm bi kịch hình tượng – Phân tích hình tượng Trương Lương trong Sử ký” [237, tr. 99].
Cũng có một số bài báo khoa học nghiên cứu Trương Lương từ góc độ tư tưởng, tiêu biểu như: “Luận ảnh hưởng của Đạo gia đối với tư tưởng Trương Lương” [230, tr. 87 - 89].
Trên đây là những nghiên cứu về Trương Lương ở Trung Quốc, nó phản ánh một thực trạng nghiên cứu còn khá khiêm tốn về Trương Lương, đặc biệt từ phương pháp tiếp cận ở Trung Quốc hiện nay.
7.2.2. Lịch sử nghiên cứu Trương Lương ở Việt Nam
7.2.2.1. Lịch sử nghiên cứu Trương Lương trong thời kỳ chuyên chế
Những nghiên cứu về Trương Lương đầu tiên ở Việt Nam có thể tính từ những lời bình, đánh giá của sử gia và những bình, vịnh, phú về Trương Lương trong trước tác văn chương của sĩ đại phu.
Cũng như những trước tác sử học và trước tác văn chương nhà nho Trung Quốc, những nghiên cứu Trương Lương trong trước tác nhà nho Việt Nam chủ yếu là những bình phẩm, đề, vịnh, phú, luận của các sử gia, thi nhân. Trong thời đại chuyên chế Việt Nam cũng chưa xuất hiện những lối hình dung khác, cách tiếp cận khác về nhân vật này.
7.2.2.2. Lịch sử nghiên cứu Trương Lương trong thời đại ngày nay
Theo khảo sát của chúng tôi, ở Việt Nam không xuất hiện những nghiên cứu chuyên biệt về Trương Lương với tư cách là nhân vật lịch sử. Có thể vì Trương Lương quá nổi tiếng, hoặc lại vì Trương Lương không phải là nhân vật lịch sử của nước Nam nên không nằm trong vùng quan tâm của các học giả. Lần đầu tiên trong công trình của mình, chúng tôi từ các nguồn tư liệu khác nhau, dựng lại một tiểu sử, sự nghiệp chi tiết và hoàn thiện nhất có thể về Trương Lương, quan trọng hơn, từ góc độ nhân vật lịch sử, chỉ ra những đặc điểm, những thuộc tính, công lao vượt trội của ông trong so sánh với những nhân vật lịch sử đồng dạng, đặc biệt lần đầu tiên so sánh và giải thích hiện tượng thú vị trong lịch sử rằng: tại sao Khổng Minh được mệnh danh là “vạn đại quân sư” nhưng trong thực tế Trương Lương vĩ đại hơn và từ đó chỉ ra những cách thế lưu danh trong lịch sử của những nhân vật lịch sử lừng danh.
a. Nghiên cứu Trương Lương ở Việt Nam với tư cách là hình tượng văn học
Vì là người có mối quan tâm thường trực gần như là ám ảnh về mẫu người này nên ông Trần Ngọc Vương cũng là người dành sự chú ý cao độ cho hình tượng văn học Trương Lương trong văn học Việt Nam. Trong công trình Loại hình học tác giả văn học, Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam, khi triển khai mạch xuất hiện anh hùng thời loạn trong văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX, ông đã dành một sự quan tâm đáng kể bình luận về hình tượng Trương Lương trong bài Trương Lưu hầu phú. Vì đây là một chỉ dẫn quan trọng, tác giả luận án xin được trích trọn vẹn cả đoạn.
“Nếu Đào Duy Từ đã từng băn khoăn về việc chọn “minh chúa”, mượn lời Khổng Minh thể hiện tâm sự mình trong Ngọa Long cương vãn và cuối cùng, quyết định trốn vào Nam ra mắt chúa Nguyễn, nhanh chóng trở thành mưu thần, rồi thành quân sư, để lại một sự nghiệp cá nhân hấp dẫn nhiều nhà nho hậu thế, thì đi xa thêm một bước nữa trong tư tưởng, Nguyễn Hữu Chỉnh ký thác tâm sự mình vào hình ảnh Trương Lương qua bài phú nổi tiếng Trương Lưu hầu. Tất cả các nhà nho đều thuộc lòng sự nghiệp Trương Lương “người dựng nên cơ đồ nhà Hán bốn trăm năm”, và những người chí lớn tài cao xưa nay vẫn từng được so sánh với ông. Điểm đặc biệt
là ở chỗ, Nguyễn Hữu Chỉnh không chỉ say mê với một sự nghiệp lớn nói chung của Trương Lương, mà dành một sự chú ý cao độ đối với các tính toán cụ thể, với cách lựa chọn Trương Lương trong các tình huống phức tạp. Quan trọng nhất, là Nguyễn Hữu Chỉnh phát hiện ra ở Trương Lương sự tự do trong việc lựa chọn hành động. Trương Lương đã thử làm như các nhà nho trung nghĩa khác từng làm: tìm người báo thù cho nước Hàn bị tiêu diệt theo lối Kinh Kha, Dự Nhượng. Ông cũng đã phân vân nhiều trong việc chọn chúa để thờ. Dưới con mắt của Trương Lương, không phải Lưu Bang nhân nghĩa hơn, hay thao lược hơn người, mà điều quan trọng nhất, là Lưu Bang biết nghe, biết sử dụng những gì ông khuyên nhủ. Hứng thú của Nguyễn Hữu Chỉnh dành cho việc Trương Lương chơi ván cờ vua chúa, càng khó khăn càng say mê. Cách tính toán mọi điều vượt ra ngoài, vượt lên trên lẽ phải thông thường được Nguyễn Hữu Chỉnh theo dòi, bình luận một cách đầy cảm phục.
Trương Lương không chỉ tác động mạnh đến Nguyễn Hữu Chỉnh ở các tính toán, mưu kế thần diệu, các nước “gỡ bí” trong rất nhiều những tình huống tưởng như vô phương cứu vãn, mà còn hấp dẫn Nguyễn Hữu Chỉnh (và không ít người đương thời) ở phương thức tự xử, ở việc lựa chọn cho chính mình các bước tiến thoái trong cuộc đời. Việc tiêu diệt khai quốc công thần diễn ra, như đã nói ở chương trước, hầu như mang tính quy luật trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, được tổng kết hẳn hoi thành công thức “giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàng”. Nhưng đã mấy người trong số các khai quốc công thần đủ can đảm để chối từ những bổng cao lộc hậu, phú quý vinh hoa mà mình xứng đáng được hưởng, cũng có người thậm chí tin vào sự công bằng và ân nghĩa thực của ông vua sáng nghiệp, người bạn chiến đấu cũ của mình. Trong lịch sử, Trương Lương nằm trong số ít những người có “công lao trùm thiên hạ” nhanh chóng rút lui ra khỏi sự ràng buộc của triều chính, trở thành một ẩn sĩ tự giác mà không hề luyến tiếc. Châm ngôn “công thành thân thoái” đã giúp ông không chỉ nằm ngoài móng vuốt của Hán Cao Tổ, mà còn - do tiếng tăm mới gây dựng được trong giới ẩn dật - một phần nữa phò vua Hán trong việc mời Thương Sơn Tứ Hạo đến dự đại yến do Thái tử tổ chức, dập tắt được ý đồ phế lập ngôi Đông cung của Lã Hậu. Tâm đắc với tất cả điều đó, Nguyễn Hữu Chỉnh viết: