Tình Hình Phát Triển Và Ứng Dụng E-Learning Trên Thế Giới



hơn rất nhiều so với phòng học, bảng, bàn ghế, và các cơ sở vật chất khác.

vẫn ngần ngại khi bỏ ra một chi phí tương đương cho một khoá học trên mạng thậm chí còn hiệu quả hơn.

Giảng viên và học viên không phải đi lại nhiều.

Đòi hỏi phải thiết kế lại chương trình đào tạo. Việc các học viên không có các kết nối tốc độ cao đòi hỏi phía đào tạo phải luôn xây dựng lại các khoá học để khắc phục những hạn chế đó.

Tổng hợp được kiến thức. Việc học trên mạng có thể giúp học viên nắm bắt được kiến thức của giảng viên, dễ dàng sàng lọc, và tái sử dụng chúng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Trắc nghiệm trực tuyến - 3


- Quan điểm của người học

Cá nhân hoặc tổ chức tham gia các khoá học e-Learning trên mạng chắc chắn sẽ thấy việc đào tạo này xứng đáng với thời gian và số tiền họ bỏ ra. Bảng dưới đây sẽ so sánh thuận lợi và khó khăn đối với học viên khi họ chuyển đổi việc học tập theo phương pháp truyền thống sang học tập bằng e- Learning.

Bảng 1.2. Ưu điểm và nhược điểm của e-Learning đối với người học


Ưu điểm

Nhược điểm

Có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kì nơi đâu.

Kĩ thuật phức tạp. Trước khi có thể bắt đầu khoá học, họ phải thông thạo các kĩ năng mới.

Không phải đi lại nhiều và không phải nghỉ việc. Học viên có thể tiết kiệm

Chi phí kĩ thuật cao: Để tham gia học trên mạng, học viên phải cài đặt Turbo



chi phí đi lại tới nơi học. Đồng thời, họ có thể dễ dàng điều chỉnh thời gian học phù hợp với thời gian làm việc của mình.

trên máy tính của mình, tải và cài đặt các chức năng Plug-ins, và kết nối vào mạng.

Có thể tự quyết định việc học của mình. Học viên chỉ học những gì mà họ cần.

Việc học có thể buồn tể. Một số học viên sẽ cảm thấy thiếu quan hệ bạn bè và sự tiếp xúc trên lớp.

Khả năng truy cập được nâng cao. Việc tiếp cận những khoá học trên mạng được thiết kế hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với những người không có khả năng nghe, nhìn; những người học ngoại ngữ hai; và những người không có khả năng học như người bị mắc chứng khó đọc.

Yêu cầu ý thức cá nhân cao hơn: Việc học qua mạng yêu cầu bản thân học viên phải có trách nhiệm hơn đối với việc học của chính họ. Một số người sẽ cảm thấy khó khăn trong việc tạo ra cho mình một lịch học cố định.


Những thuận lợi và khó khăn trên là không tránh khỏi. Với việc chuẩn bị tốt, học viên có thể khắc phục được hầu hết các khó khăn. Nếu chuẩn bị không tốt và việc tổ chức đào tạo bằng e-Learning của cơ sở đào tạo chưa được kĩ càng thì học viên sẽ không thấy được những thuận lợi của những khoá học trên mạng. Ví dụ: nếu những bài học không được bố cục rõ ràng và định hướng cụ thể thì việc tự học sẽ không hứa hẹn điều gì cả. Ngược lại, học viên có thể khắc phục được sự buồn tể của việc học trực tuyến bằng cách thảo luận hoặc chat với giảng viên và bạn học qua mạng.

E-learning và các phương thức đào tạo khác

Nhìn chung các nhà chuyên môn đều cho rằng, trong thế kỉ 21 mô hình đào tạo sẽ bao gồm 3 phương thức: Đào tạo truyền thống, Đào tạo tương tác (Vệ tinh/ISDN/IP), và Đào tạo không tương tác bằng E-learning. Tùy theo


từng nội dung đào tạo và khả năng tài chính mà các cơ sở đào tạo sẽ sử dụng kết hợp các phương thức đào tạo trong mô hình này ở một mức độ phù hợp.

Bảng 1.3. Các phương thức đào tạo:


Phương thức

Nội dung đào tạo (Mức độ chuyên môn)

Số lượng người học

Đào tạo truyền thống

Cao, phức tạp. Các nội dung đào tạo có tính hàn lâm (dài hạn), chuyên môn cao, đòi hỏi thực tế, thực hành-thực tập, trao đổi thông tin trực tiếp,...

Ít, phải tập trung về cơ sở đào tạo để học tập

Đào tạo từ xa tương tác có giảng viên

thông qua truyền hình hội nghị Vệ

tinh/ISDN/IP

Trung bình. Các nội dung, chủ đề mang tính phổ cập, giới thiệu, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, ít thực hành thực tập,... như ở đào tạo không tương tác nhưng đòi hỏi tính chuyên môn cao hơn, cần có sự trao đổi, giải đáp, hướng dẫn của đội ngũ giảng viên và các nhà quản lý.

Nhiều (tới vài trăm học viên / khoá học), học tập trung tại điểm xa cơ sở đào tạo

Đào tạo từ xa không tương tác bằng E- learning.

Trung bình và thấp. Các nội dung, chủ đề mang tính phổ cập, giới thiệu, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, ít thực hành thực tập,... Các nội dung đào tạo phù hợp tốt với khả năng, tự học- tự nghiên cứu thông qua các phương tiện điện tử.

Nhiều (tới hàng ngàn học viên), học ở mọi lúc, mọi nơi.


1.2. Tình hình phát triển và ứng dụng e-Learning trên thế giới

e-Learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. e- Learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. ở châu Âu e-Learning cũng

19


rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn.

Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90 thế kỷ trước. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mỹ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình e-Learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 - 2004. e-Learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Có rất nhiều công ty thực hiện việc triển khai e-Learning thay cho phương thức đào tạo truyền thống và đã mang lại hiệu quả cao. Do thị trường rộng lớn và sức thu hút mạnh mẽ của e-Learning nên hàng loạt các công ty đã chuyển sang hướng chuyên nghiên cứu và xây dựng các giải pháp về e-Learning như: Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force...

Trong những gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục.

Công ty IDC ước đoán rằng thị trường e-Learning của châu Âu tăng tới 4 tỷ USD trong năm 2004 với tốc độ tăng 96% hàng năm. Ngoài việc tích cực triển khai e-Learning tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực e-Learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng

20


xuyên châu Âu EuroPACE. Đây là mạng e-Learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty e-Learning của Mỹ Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu.

Tại châu Á, e-Learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành công vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á. Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà e-Learning mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu Á cũng đang có những nỗ lực phát triển e-Learning tại đất nước mình như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,...

Nhật Bản là nước có ứng dụng e-Learning nhiều nhất so với các nước khác trong khu vực. Môi trường ứng dụng e-Learning chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản xuất, các doanh nghiệp... và dùng để đào tạo nhân viên.

1.3. Tình hình phát triển và ứng dụng e-Learning ở Việt Nam

Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về e-Learning ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu e-Learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề e-Learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ


nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai e-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về e-Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai e-Learning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông,... Gần đây nhất, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng e-Learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin e-Learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo đào tạo. Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển e-Learning ở Việt Nam.

Việt Nam đã gia nhập mạng e-Learning châu Á (Asia e-Learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông...

Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, e-Learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu và còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước.


1.4. Xu hướng chung về trắc nghiệm trực tuyến

Ngày nay, hình thức thi trắc nghiệm đã trở thành một trong những hình thức thi phổ biến nhất trên thế giới. Với ưu điểm khách quan, chính xác và thuận tiện cho cả người ra đề và thí sinh dự thi, hình thức thi này đã được áp dụng ở hầu hết các nước, đặc biệt là trong các kỳ thi của các tổ chức lớn như ETS (tổ chức các kỳ thi TOEFL, GMAT, GRE…) hay Microsoft (tổ chức các kỳ thi MCSE, MCDBA…).

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy và học với các hình thức thi cử đang được tiến hành. Trong các hình thức thi cử, trắc nghiệm là hình thức được chú ý nhiều nhất vì những lý do: khách quan, trung thực, kiểm tra được nhiều kiến thức, tránh học tủ, học vẹt.

Trắc nghiệm có hình thức thi rất đa dạng. Các câu hỏi trắc nghiệm không chỉ kiểm tra việc thí sinh lựa chọn một phương án trả lời đúng mà có thể còn kiểm tra việc kết hợp giữa các khái niệm khác nhau khi tạo ra các phương án trả lời có liên quan.

1.5. Lý do chọn đề tài

Thi trắc nghiệm đang trở thành một xu hướng tất yếu cho nhiều kỳ thi. Trắc nghiệm có thể thi trên giấy, hoặc trên máy, trong đó phổ biến hiện nay là thi trắc nghiệm trên giấy. Tuy nhiên, hình thức này lại không thuận tiện. Hình thức thi trắc nghiệm trên máy (xa hơn nữa là thi qua mạng) có nhiều ưu điểm: người ra đề và người dự thi có thể ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào đều có thể thực hiện được công việc của mình; chi phí thấp do không phải di chuyển, phân phối đề thi, chấm bài…

Nhận biết được tầm quan trọng đó, trong khi tại Trường Đại học Công nghiệp chưa có hệ thống nào hỗ trợ việc thi trắc nghiệm trực tuyến qua mạng, em đã quyết định đi sâu vào nghiên cứu và xây dựng một trang Web thi trắc nghiệm trực tuyến.


CHƯƠNG II

CHUẨN TRẮC NGHIỆM VÀ ĐẶC TẢ IMSQTI


Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International Standards Organization) định nghĩa chuẩn như sau:

Chuẩn: là các thỏa thuận trên văn bản chứa các đặc tả kỹ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, các sản phẩm, quá trình, và các dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng.

Đối với những người làm việc trong lĩnh vực e-Learning, e-Learning là việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) (Sun Microsystems, Inc).[4]

Đối với trắc nghiệm, e-Learning đóng vai trò rất quan trọng. Không có chuẩn e-Learning, chúng ta sẽ không có khả năng trao đổi với nhau và sử dụng lại các đối tượng học tập. Nhờ có chuẩn e-Learning, toàn bộ thị trường e-Learning sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp tác với nhau được về cả mặt kỹ thuật cũng như về phương pháp.

Nhờ có các chuẩn e-Learning, chúng ta có thể giải quyết được các vấn

đề:


- Khả năng truy cập được: truy cập nội dung học tập từ một nơi xa cũng như phân phối cho nhiều vị trí khác nhau mà không gặp trở ngại về khoảng cách địa lý.

- Tính khả chuyển: Sử dụng được nội dung học tập phát triển ở

một nơi khác bằng nhiều công cụ, trên nhiều hệ thống khác nhau

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/05/2022