Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 9


quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra. Theo cách tiếp cận này, thì lỗi không phải là một trong các điều kiện làm phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM. Có tác giả cho rằng: “TNBTTH phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”80. Tác giả khác lại khẳng định: “TNBTTH do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại phát sinh khi có đủ ba căn cứ, đó là: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại vật chất thực tế phát sinh; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”81. Còn có tác giả khẳng định: “Chế tài này được áp dụng khi có đủ các căn cứ sau: (i) Có hành vi vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại; (ii) Có thiệt hại thực tế; (iii) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”82. Tuy nhiên, tác giả không đi vào phân tích cụ thể các căn cứ này. Đặc biệt, tác giả không phân tích về yếu tố lỗi như là một căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH. Có tác giả cũng khẳng định, chỉ có ba yếu tố làm phát sinh TNBTTH do vi phạm hợp đồng: “(i) Có hành vi vi phạm hợp đồng; (ii) Có thiệt hại thực tế; (iii) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”83.

Như vậy, điểm dễ nhận thấy trong hai luồng ý kiến được trích dẫn ở trên là các tác giả, nhóm tác giả khẳng định có bốn điều kiện phát sinh TNBTTH do vi phạm hợp đồng và khẳng định lỗi là một trong các điều kiện hầu như đều xuất phát từ việc nghiên cứu các quy định của BLDS. Trong khi đó, các tác giả theo quan điểm lỗi không phải là điều kiện phát sinh TNBTTH do vi phạm hợp đồng đều xuất phát từ việc nghiên cứu quy định của LTM 2005 về TNBTTH do vi phạm HĐTM. Có thể có nhiều lý do được đưa ra để lý giải cho sự khác biệt của hai cách tiếp cận này, song một trong những lý do của sự khác biệt này là do quy định về trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng trong hai văn bản này còn có sự khác biệt. Trong đó, mặc dù không chỉ ra cụ thể các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường, nhưng BLDS lại quy định về các hình thức lỗi cố ý và vô ý trong trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ tại Điều 364 năm 2015. Song LTM năm 2005 lại quy định cụ thể về ba điều kiện phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM tại Điều 303.

Ngoài hai luồng ý kiến xác định ba hoặc bốn điều kiện làm phát sinh TNBTTH do vi phạm nghĩa vụ, còn tồn tại một luồng ý kiến theo cách tiếp cận khác.



80 Nguyễn Thị Hằng Nga, Tlđd, tr.27.

81 Nguyễn Thị Thu Huyền, Tlđd.

82 Hoàng Thị Lan Phương (2014), Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng trong hoạt đ ộng thương mại - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.16.

83 Ngô Mạnh Hùng, Tlđd.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


Trong đó, các tác giả không đi vào khẳng định một cách rõ ràng lỗi có phải là một trong các điều kiện làm phát sinh TNBTTH do vi phạm hợp đồng hay không, hoặc thậm chí có tác giả lại đưa ra những điều kiện hoàn toàn khác lạ so với các tác giả khác. Có tác giả chỉ ra rằng, “theo quy định tại Điều 302 LTM năm 2005, căn cứ để áp dụng chế tài BTTH là có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế. Mặc dù, Điều 302 LTM năm 2005 không đề cập đến điều kiện về lỗi, nhưng tại một số điều lại đề cập đến yếu tố lỗi như Điều 236, Điều 266. Việc quy định không khoa học và không thống nhất như vậy là một nguyên nhân gây ra những cách hiểu khác nhau làm cho luật không được áp dụng một cách thống nhất”84. Tuy nhiên, tác giả không thể hiện quan điểm của cá nhân trong việc khẳng định lỗi có phải là một trong những điều kiện phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM hay không. Có tác giả đã đặt ra câu hỏi cần giải quyết từ cách quy định của Điều 303 LTM năm 2005, đó là “bên vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại phải chịu TNBTTH cả khi không có lỗi hay lỗi của bên vi phạm vẫn bắt buộc là một căn cứ phát sinh TNBTTH nhưng được xem là lỗi suy đoán?”. Để giải quyết câu hỏi này, tác giả đã phân tích ba nhóm nguyên tắc xác định lỗi đó là: Nguyên tắc lỗi nhìn từ lịch sử lập pháp; nguyên tắc lỗi nhìn từ góc độ giải thích hệ thống, nguyên tắc lỗi từ góc độ phân tích so sánh. Việc đi vào các nguyên tắc xác định lỗi khiến cho người đọc có thể hiểu rằng cách tiếp cận này đang đi theo hướng khẳng định lỗi là một trong các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường và cần phải xác định một cách cụ thể theo một trong các nguyên tắc đó. Nhưng cuối cùng tác giả lại khẳng định: “Các phân tích trên đây cho thấy, theo quy định tại Điều 303 LTM năm 2005, lỗi không còn được nêu ra là một trong các căn cứ phát sinh TNBTTH, không phải là lỗi biên tập trong quá trình soạn thảo, cũng không phải vì các nhà làm luật cho rằng đó là lỗi suy đoán nên không cần phải nêu ra”85. Tuy nhiên, sự khẳng định này cũng không thể hiện rõ quan điểm của tác giả về điều kiện lỗi. Thực chất, kết luận của tác giả được đưa ra dựa trên quy định của luật, nên chỉ giống như nhìn vào hình thức của quy định rồi diễn giải nội dung của quy định vậy.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 9

Qua nghiên cứu quy định của LTM năm 2005 cho thấy, kết luận này chưa thực sự chính xác bởi tại một số điều khoản của LTM năm 2005, nhà làm luật có đề cập đến yếu tố lỗi như Điều 236 và Điều 266. Tác giả không dựa trên những quy


84 Nguyễn Thị Khế, Tlđd, tr.43-46.

85 Phan Huy Hồng, Tlđd, tr.36.


định về lỗi trong các điều luật này để phân tích sâu sắc hơn về việc lỗi có phải là một trong các điều kiện để xem xét khi áp dụng chế tài trong LTM hay không. Do đó, việc đưa ra kết luận này là chưa thực sự phù hợp và chưa giải quyết triệt để câu hỏi mà chính tác giả đã đặt ra ban đầu.

Có tác giả đã khẳng định: “Để áp dụng chế tài BTTH ngoài căn cứ c hung là có hành vi vi phạm hợp đồng và bên vi phạm không được miễn trách nhiệm theo Điều 294 thì còn cần hai căn cứ khác là phải có thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (Điều 303 LTM năm 2005)”86. Cách lập luận này không phù hợp bởi vì theo khẳng định này, người đọc có thể hiểu rằng có bốn điều kiện áp dụng chế tài BTTH trong hợp đồng, đó là: có vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế xảy ra; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế; bên vi phạm hợp đồng không được miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp hành vi vi phạm HĐTM gây ra thiệt hại trong từng trường hợp bất khả kháng (một trong các căn cứ miễn trừ TNBTTH), song nếu các bên có thoả thuận thì bên vi phạm hợp đồng vẫn phải chịu TNBTTH cho bên bị vi phạm những thiệt hại thực tế.

Từ những quan điểm khác nhau trong việc xác định các căn cứ làm phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM, có thể đưa ra một số nhận xét, như sau:

- Các nghiên cứu khẳng định lỗi là một trong các điều kiện làm phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM nhưng lại tiếp cận theo hướng mặc nhiên thừa nhận và tập trung phân tích các hình thức lỗi, khái niệm lỗi…, chứ chưa lý giải được vì sao nên coi lỗi là một trong các điều kiện và chưa chỉ ra được bên bị vi phạm có cần chứng minh lỗi của bên vi phạm hay lỗi được suy đoán từ hành vi vi phạm?

- Các nghiên cứu khẳng định lỗi không phải là một trong những điều kiện làm phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM dường như đã bỏ qua những quy định về lỗi ở trong cả BLDS và LTM. Rõ ràng, việc quy định về lỗi của bên vi phạm dù là trực tiếp hay gián tiếp cũng đều thể hiện được vai trò của nó đối với việc xác định căn cứ phát sinh TNBTTH. Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung phân tích ba điều kiện mà lờ đi yếu tố lỗi.

- Các nghiên cứu theo hướng thứ ba dường như lại quá quan tâm đến việc phân tích vai trò của lỗi và chỉ ra sự mâu thuẫn của các quy định có liên quan đến lỗi, mà không thể hiện quan điểm của cá nhân liên quan đến việc xác định lỗi có phải là một trong các điều kiện làm phát sinh TNBTTH hay không.


86 Hoàng Thị Hà Phương, Tlđd, tr.45.


Có thể nhận định, chưa có nghiên cứu nào cho thấy nền tảng lý luận của các học thuyết pháp lý về TNBTTH do vi phạm HĐTM, còn lúng túng trong việc phân tích, đánh giá các quy định có liên quan. Trong khoa học pháp lý từ trước đến nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về các điều kiện phát sinh TNBTTH do vi phạm hợp đồng, mà trong đó đều xoay quanh việc xác định lỗi có phải là một trong các yếu tố cần chứng minh khi yêu cầu BTTH hay không. Có hai trường phái (học thuyết pháp lý) đối lập nhau liên quan đến trách nhiệm dân sự nói chung, TNBTTH do vi phạm hợp đồng (bao gồm cả HĐTM) nói riêng. Đó là học thuyết cổ điển và học thuyết trách nhiệm khách quan. Hai học thuyết này vẫn còn tồn tại và không chỉ có ảnh hưởng đến định hướng nghiên cứu lý luận nói chung, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động lập pháp dân sự ở các quốc gia khác nhau.

Theo quan niệm của học thuyết cổ điển, “nền tảng lý thuyết của trách nhiệm dân sự là sự quá thất. Nếu một người gây ra một sự tổn hại mà không l àm một điều gì có thể coi là một quá thất87, tất nhiên sẽ không phải bồi thường tổn hại ấy, và nạn nhân phải chịu sự thiệt hại”88. Dựa trên triết lý của học thuyết này, TNBTTH do vi phạm hợp đồng nói chung, do vi phạm HĐTM nói riêng sẽ chỉ phát sinh khi người thực hiện hành vi vi phạm có lỗi. Tức là cần bốn điều kiện để làm phát sinh TNBTTH đó là: (i) có thiệt hại xảy ra; (ii) có hành vi vi phạm hợp đồng; (iii) Có lỗi của người thực hiện hành vi vi phạm; (iv) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra. Quan điểm này được nhiều học giả trên thế giới ủng hộ và họ “chủ trương rằng căn bản của trách nhiệm dân sự phải là sự quá thất”89. Ở Việt Nam, đây cũng là quan điểm được ủng hộ từ trước khi có BLDS và LTM.

Ngoài những quan điểm đã đề cập ở trên, một số học giả nổi tiếng trong lĩnh vực pháp luật cũng thừa nhận lỗi là một trong các điều kiện phát sinh TNBTTH. Trong cuốn sách đã được công bố, tác giả Trịnh Khánh Phong khẳng định: “Hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến trách nhiệm dân sự nếu có đủ bốn điều kiện sau: (i) Hành vi vi phạm hợp đồng phải là hành vi trái pháp luật; (ii) Hành vi vi phạm hợp đồng đã gây thiệt hại về tài sản cho bên kia; (iii) Phải có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại về tài sản đã xảy ra; (iv) Bên vi phạm hợp đồng phải có


87 Quá thất là một thuật ngữ Hán Việt, theo Từ điển Hán Việt online thì nghĩa là “Điều lầm lỗi” (https://hvdic.thivien.net/hv/quá%20thất, ngày 03/3/2020).

88 Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam Dân luật lược khảo (quyển II – Nghĩa vụ và khế ước), Nxb Sài Gòn, Sài Gòn, tr.489.

89 Vũ Văn Mẫu, Tlđd, tr.443.


lỗi”90.

Theo quan điểm của học thuyết trách nhiệm khách quan (lý thuyết về sự rủi

ro), “trách nhiệm dân sự sẽ được phát động trong tất cả các trường hợp tồn tại, không cần đến điều kiện quá thất”91. Theo đó, TNBTTH do vi phạm hợp đồng nói chung, HĐTM nói riêng chỉ phát sinh dựa trên ba điều kiện, đó là: có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm hợp đồng và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Đây là quan điểm của nhiều luật gia trứ danh như Saleille s và Josserand. Khởi nguồn của việc xuất hiện lý thuyết này, đó chính là lý do công bằng xã hội, đồng thời lý thuyết này được sáng tạo ra để bênh vực trước tiên quyền lợi của các người thợ bị tai nạn lao động92. Đồng thời, những người sáng tạo lý thuyết này cũng cho rằng, căn bản của trách nhiệm dựa trên sự quá thất là quá “hạn hẹp và bất lợi cho các nạn nhân. Nhiều khi tai nạn xảy ra không có ai chứng kiến hoặc giả đã xẩy ra mà không do lỗi của ai cả chẳng hạn như các tai nạn trong các xí nghiệp kỹ nghệ. Bắt nạn nhân phải dẫn chứng được một sự quá thất trong những trường hợp ấy tức là gián tiếp không thừa nhận cho họ quyền được bồi thường” 93. Vì những sự nổi bật trong các lập luận của các học giả sáng tạo ra học thuyết này, nên “lý thuyết này đã được nhiều luật gia bênh vực trong thế kỷ 20 và nhiều tiêu chuẩn khác đã được đề nghị thay thế lý thuyết cổ điển”94. Chính vì những điểm nổi trội mà lý thuyết trách nhiệm khách quan đã được vận dụng trong quá trình xây dựng pháp luật của nhiều quốc gia, mà điển hình là Pháp:

“Từ năm 1992, Toà Phá án Pháp đã thay đổi quan điểm và coi rằng trong khế ước chuyên chở, người nhận chuyên chở có một nghĩa vụ an ninh (obligation de sécurité) đối với khách hàng. Nếu xảy ra tai nạn giữa đường, phải coi rằng khế ước chuyên chở không được thi hành và nạn nhân được bồi thường không cần phải dẫn chứng một quá thất nào cả95. Ngoài ra, ý niệm một trách nhiệm không có quá thất (une responsabilité sans faute) cũng được thừa nhận trong hai đạo luật khác của Pháp: Luật ngày 31-5-1924 (sau này được sắc lệnh của Pháp 30/11/1955 quy nhập vào trong Bộ luật Hàng không Dân sự và Thương sự) dự định rằng về các loại tai nạn gây ra trên mặt đất do các phi thuyền bay lượn trên không, hay do các vật ở phi thuyền rơi ra, đều do người giám chủ


90 Trịnh Khánh Phong (1975), Tìm hiểu dân luật Việt Nam, Nhà máy in Tiến bộ - Hà Nội, tr.89-90.

91 Vũ Văn Mẫu, Tlđd, tr.489.

92 Vũ Văn Mẫu, Tlđd, tr.489.

93 Vũ Văn Mẫu, Tlđd, tr.442-443.

94 Vũ Văn Mẫu, Tlđd, tr.489.

95 Vũ Văn Mẫu, Tlđd, tr.444.


các phi thuyền ấy phải chịu trách nhiệm, không cần phải dẫn chứng một quá thất nào. Luật ngày 8/7/1941 cũng áp dụng giải pháp trách nhiệm không có quá thất, trong các tai nạn do sự chuyên chở bằng dây treo (téléphérique). Trong các đạo luật trên đây, một phần nào, nhà lập pháp đã chịu ảnh hưởng của lý thuyết rủi ro”96.

Nhìn chung, mỗi học thuyết đều được hình thành trên cơ sở lý luận khác nhau. Những người tiên phong của các học thuyết đều có những góc nhìn, góc tiếp cận với các vấn đề thực tại khác nhau. Mỗi học thuyết được hình thành dường như đều đại diện cho những lợi ích nhất định trong quan hệ giữa các chủ thể. Theo quan điểm của học thuyết cổ điển, các lý thuyết được đưa ra dường như hướng tới việc bảo vệ quyền lợi của bên vi phạm hợp đồng nhiều hơn. Trong khi đó, học thuyết trách nhiệm khách quan lại hướng tới việc bảo vệ lợi ích của bên bị thiệt hại bởi hành vi vi phạm hợp đồng. Hai trường phái lý luận này đang đứng trước ngưỡng cửa của sự đối lập về lợi ích giữa hai bên trong quan hệ hợp đồng. Việc lựa chọn trường phái lý luận nào cũng đều có sự tác động, ảnh hưởng đến việc chủ thể chịu trách nhiệm chứng minh yếu tố lỗi.

Nếu đứng trên quan điểm lý luận của những học giả theo học thuyết cổ điển thì trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về bên bị thiệt hại. Theo đó, để yêu cầu BTTH do vi phạm hợp đồng được chấp nhận thì bên bị vi phạm phải chứng minh được bên vi phạm có lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng.

Nếu đứng trên lập trường của các học giả theo học thuyết trách nhiệm khách quan thì việc chứng minh lỗi lại thuộc về bên vi phạm hợp đồng. Theo đó, bên yêu cầu BTTH chỉ cần chứng minh ba yếu tố (thiệt hại xảy ra, hành vi vi phạm hợp đồng, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra). Bên vi phạm hợp đồng phải chứng minh mình không có lỗi khi gây ra thiệt hại cho bên kia. Việc chứng minh trong trường hợp này nhằm loại bỏ TNBTTH. Mặc dù những quan điểm này đang thể hiện những tư tưởng trái ngược nhau liên quan đến yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, song chúng ta khó có thể khẳng định nền tảng lý luận nào là phù hợp hơn. Bởi vì, thực tế khoa học pháp lý đã chứng minh mỗi quan điểm đều nhận được sự ủng hộ từ các học giả trên khắp thế giới. Tuy vậy, mỗi quan điểm đều có những giai đoạn trường thịnh khác nhau bởi nó cũng đại diện cho những xu hướng lợi ích khác nhau đã chỉ ra ở phần trên. Và thực tế, những nền tảng lý luận của các học thuyết này cũng được vận dụng vào quá trình xây dựng


96 Vũ Văn Mẫu, Tlđd, tr.445.


pháp luật của các quốc gia khác nhau.

Dưới góc nhìn cá nhân, tác giả cho rằng, những nền tảng lý luận liên quan đến TNBTTH do vi phạm hợp đồng của học thuyết trách nhiệm khách quan là phù hợp với quan điểm lập pháp của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những quy định liên quan đến TNBTTH do vi phạm HĐTM. Điều này đã được thể hiện trong các quy định của LTM năm 2005. Theo đó, TNBTTH do vi phạm HĐTM sẽ phát sinh khi có ba điều kiện đó là: (i) Có thiệt hại xảy ra; (ii) Có hành vi vi phạm hợp đồng; (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Khi yêu cầu BTTH, người bị thiệt hại chỉ cần chứng minh ba điều kiện này mà không cần chứng minh yếu tố lỗi của bên vi phạm hợp đồng. Ngược lại, bên vi phạm muốn được miễn trách nhiệm bồi thường, thì phải chứng minh rằng, mình không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại. Sở dĩ như vậy là vì:

Thứ nhất, “lỗi là trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của một người đối với hành vi của họ và hậu quả của hành vi đó”97. Theo đó, muốn xác định chủ thể vi phạm hợp đồng “có lỗi hay không cần dựa vào thái độ chủ quan và nhận thức lý trí của người đó”98. Rõ ràng, việc xác định thái độ, tâm lý, xác định tình trạng nhận thức của một cá nhân phải do các cơ quan có thẩm quyền và những người có chuyên môn thực hiện thông quan các ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, đây là điều mà người yêu cầu bồi thường khó có thể tự thực hiện được một cách độc lập. Muốn thực hiện việc chứng minh yếu tố lỗi của người vi phạm hợp đồng, người bị thiệt hại có thể phải bỏ ra rất nhiều các chi phí, nhưng lại chưa chắc đã thu được kết quả như mong muốn. Điều này quả thực không phù hợp với lẽ công bằng khi người gây ra thiệt hại lại được mặc nhiên loại bỏ trách nhiệm trong khi người đã bị thiệt hại phải bỏ thêm chi phí để chứng minh hành vi gây ra thiệt hại đó là sai trái. Trong nhiều trường hợp, vì cân nhắc thiệt hơn mà người bị thiệt hại có thể từ chối việc yêu cầu BTTH và chấp nhận rủi ro. Do đó, nếu buộc bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra phải chứng minh bên vi phạm hợp đồng có lỗi là gián tiếp không thừa nhận cho họ quyền được bồi thường”99.

Thứ hai, đứng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều có thể nhận thấy rằng, lỗi không phải là yếu tố tồn tại độc lập với hành vi của con người. Lỗi luôn gắn với hành vi có nhận thức của con người và hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật


97 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập II), Nxb Công an Nhân dân, Hà

Nội, tr. 60.

98 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Tlđd, tr. 60.

99 Vũ Văn Mẫu, Tlđd, tr.442-443.


hoặc vi phạm cam kết, thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng. Không bao giờ tồn tại yếu tố lỗi ngoài hành vi có nhận thức của con người. Ở Việt Nam, quan niệm lỗi xuất phát và gắn liền với hành vi vi phạm hợp đồng cũng được thừa nhận rộng rãi. Trong khoa học pháp lý hiện nay, “về nguyên tắc, người đã được xác định là có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó đương nhiên bị coi là có lỗi”100. Chính vì vậy, chỉ cần xác định hành vi vi phạm hợp đồng là có thể suy đoán bên vi phạm có lỗi mà không cần phải đi chứng minh lỗi của bên vi phạm. Nguyên tắc suy đoán này không chỉ được thừa nhận trong khoa học pháp lý mà nó còn được thể hiện cụ thể trong quy định của LTM năm 2005. Theo đó, trong các căn cứ phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM, tại Điều 303 LTM năm 2005, nhà làm luật không hề đề cập đến yếu tố lỗi của bên vi phạm hợp đồng. Tuy vậy, việc không ghi nhận yếu tố lỗi “không có nghĩa là yếu tố lỗi hoàn toàn bị bỏ trong BTTH mà thực chất yếu tố lỗi đã được ngầm định trong tiêu chí đánh giá hành xử của các bên trong quan hệ hợp đồng và do vậy bên vi phạm hợp đồng được suy đoán là có lỗi”101. Nghĩa là nhà làm luật đã gián tiếp loại bỏ trách nhiệm chứng minh lỗi của bên bị vi phạm hợp đồng.

Không chỉ ở Việt Nam, mà trong hệ thống pháp luật quốc tế, thuật ngữ lỗi cũng là một thuật ngữ hầu như không xuất hiện trong các văn bản pháp luật, mà việc sử dụng khái niệm vi phạm và các khái niệm tương đương để thay thế cho thuật ngữ lỗi cũng được thừa nhận rộng rãi: “Trong ghi nhận từ Cộng đồng châu Âu và quốc tế, thuật ngữ lỗi chỉ xuất hiện trong những trường hợp hiếm gặp. Các văn bản quốc tế của Cộng đồng châu Âu thường dùng thuật ngữ vi phạm, thực hiện không đúng hay không thực hiện nhiều hơn là lỗi”102. Việc không ghi nhận yếu tố lỗi trong trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cũng được thể hiện ở nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác, như trong Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế (CVIM), Công ước OTTTAWA năm 1988 về thuê mua quốc tế và bao thanh toán quốc tế, Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về HĐTM quốc tế (phiên bản 2004). Ngoài ra, trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, "nhiều hệ thống luật pháp gắn liền với nguyên tắc quy lỗi đều rút ra một sự suy đoán lỗi ở mức độ nặng hay nhẹ từ hành vi duy nhất là không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng"103.

Việc suy đoán lỗi không chỉ là vấn đề được thừa nhận trong hệ thống common


100 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Tlđd, tr. 60.

101 Bùi Thị Thanh Hằng, Tlđd, tr.94.

102 Nhà Pháp luật Việt-Pháp (2011), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội,

tr.375.

103 Nhà Pháp luật Việt-Pháp, Tlđd, tr.409.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022