Thứ hai, có chính sách bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho các tuyên truyền viên, khuyến khích các tuyên truyền viên tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là công tác đặc cách tuyển dụng người có khả năng làm tốt công tác này. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ năng và nghệ thuật giao tiếp nói chuyện trước công chúng. Đồng thời, tăng cường trang bị các công cụ kỹ thuật, ứng dụng tin học vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Thứ ba, luôn linh hoạt đổi mới nội dung sinh động, kết hợp nhiều hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Cần chú trọng nắm bắt đặc điểm và tình hình dân cư gắn liền với thực tiễn địa phương và nhu cầu của quần chúng nhân dân, mà tổ chức đa dạng hóa hình thức cũng như phương pháp. Ngoài các hình thức cũ, xin gợi ý thêm các hình thức mới: Bản tin an ninh trật tự địa phương, sinh hoạt chủ đề pháp luật của các hội đoàn, mời chuyên gia về địa phương nói chuyện, tổ chức tranh luận, phản biện các vấn đề pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm. Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người có nhu cầu tuân thủ đúng theo Điều 10 Luật trợ giúp pháp lý.
Thứ tư, lồng ghép sinh động các tình huống minh họa thực tế gắn liền đạo đức, ứng xử vào trường học từ độ tuổi trung học cơ sở trở lên, tùy theo thực tiễn các môn học và các hoạt động sinh hoạt khác của nhà trường… để giáo dục ý thức cho lứa tuổi thanh thiếu niên ngay từ khi còn là học sinh để các bạn có ý thức hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống đúng đắn, chuẩn mực về pháp luật và cuộc sống. Qua công việc này, góp phần nâng cao trình độ dân trí và cải thiện hành vi ứng xử văn minh, văn hóa cho nhân dân.
Thứ năm, ADPL trong công tác xét xử của TAND không thể tách rời với nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật đối với quần chúng nhân dân.
Việc TAND là nơi áp dụng PLHS trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng không chỉ để đấu tranh phòng chống và trừng phạt tội phạm, mà còn minh oan cho những người không phạm tội. Qua đó còn có nhiệm vụ giáo dục người phạm tội có ý thức cải tạo tốt dần hoàn lương, sớm tái hòa nhập với cộng đồng để trở thành người có ích cho
xã hội. Ngoài ra, làm cho những người đã phạm tối có ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh, tuân theo các quy tắc ứng xử chuẩn mực đã được thừa nhận trong cuộc sống dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước theo mục tiêu định hướng chế độ XHCN mà quan trọng hơn là thông qua hoạt động xét xử của TAND sẽ phát huy tích cực tính giáo dục và răn đe cũng như đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, góp phần làm giảm các loại tội phạm trong đó có tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, tác giả đã đưa ra và phân tích các yêu cầu để bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Trên cơ sở lý luận của PLHS Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn áp dụng các quy định của PLHS Việt Nam về tội này trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, cũng như đánh giá kết quả đạt được, đưa ra những tồn tại, hạn chế của các hoạt động đó, cũng như nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong hoạt động áp dụng PLHS của các cơ quan tiến hành tố tụng Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng quy định của PLHS Việt Nam về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; các yêu cầu nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất trình độ nhận thức, áp dụng các quy định của PLHS Việt Nam đối với người tiến hành tố tụng; tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Quyết Định Hình Phạt Theo Cấu Thành Tội Phạm Cơ Bản
- Các Yêu Cầu Và Giải Pháp Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Về Tội Tàng Trữ Trái Phép Chất Ma Túy
- Nâng Cao Năng Lực, Phẩm Chất Trình Độ Nhận Thức, Áp Dụng Các Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự Đối Với Người Tiến Hành Tố Tụng
- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và các chính sách, chỉ đạo nhằm đẩy mạnh cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống ma túy, đồng thời thực hiện quyết liệt các chủ trương và đồng bộ các giải pháp đó. Nhờ vậy, đã từng bước góp phần làm giảm các tệ nạn ma túy; công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm về ma túy nói chung, tội phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng đã thu được kết quả nhất định, góp phần ngăn chặn tệ nạn ma túy.
Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của nước ta, trong đó có địa bàn Quận 7. Thực tế tại địa bàn Quận 7, tình hình tội phạm về ma túy hiện có xu hướng diễn biến phức tạp hơn cả về quy mô lẫn số lượng, tính chất cũng nguy hiểm hơn. Do đó, trong những năm qua, công tác phòng chống ma túy luôn được các đoàn thể, ban ngành Quận 7 xem trọng, quan tâm, triển khai thực hiện một cách quyết liệt. Từ đó phân tích và dự báo kịp thời tình hình, xu hướng, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy, trong đó có tội tàng trữ trái phép chất ma túy, triệt phá được nhiều vụ án có liên quan.
Để góp phần ngăn ngừa và đấu tranh hiệu quả tội phạm về ma túy, trong đó có tội phạm về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đã nghiên cứu, đưa ra các cơ sở lý luận cơ bản về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, trong đó đưa ra được khái niệm như thế nào là ma túy, đây là khái niệm hết sức quan trọng trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, giúp cho việc xác định chất ma túy – với tư cách là đối tượng tác động của tội phạm trong pháp luật hình sự; làm rò được các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tàng trữ trái phép chất ma túy, từ đó giúp cho việc định tội danh chính xác và quyết định hình phạt đối với tội này được tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như hậu quả của hành vi đó mang lại cho xã hội.
Từ những nội dung lý luận cơ bản đó, tác giả đã liên hệ thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy để có thêm cái nhìn khái quát hơn, thấy rò được những hạn chế tồn tại trong thực tiễn áp dụng
quy định của PLHS Việt Nam đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh. Các nguyên nhân có thể kể đến như: pháp luật còn thiếu hoàn thiện, chưa thống nhất trong thực tiễn; các điều kiện bảo đảm cho hoạt động áp dụng đúng pháp luật hình sự trong định tội danh, quyết định hình phạt của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng PLHS còn hạn chế; cơ chế hoạt động của Hội thẩm nhân dân còn nhiều thiếu sót, đôi lúc không phù hợp với thực tiễn; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành đôi lúc vẫn còn lơ là, chưa kịp thời; đội ngũ những người có thẩm quyền áp dụng PLHS như Điều tra viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm chưa được đồng đều, dẫn đến có một số trường hợp việc định tội danh và quyết định hình phạt chưa đúng. Những nguyên nhân này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả áp dụng quy định của PLHS đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn Quận 7. Do đó cần nhanh chóng khắc phục để đảm bảo hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy nói chung, tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, xét xử công bằng, đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.
Thấy được các hạn chế, sót đó, cho nên, tại Chương 3 của luận văn, tác giả đã đưa ra các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng các quy định của PLHS Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động áp dụng các quy định của PLHS Việt Nam trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy; các giải pháp tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ của những người có thẩm quyền ADPL hình sự đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy; nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tự pháp tại Việt Nam để phù hợp với cải cách tư pháp trong bối cảnh hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Báo Nhân dân (2014), Hiến pháp năm 2013 – Sự kết tinh ý chí, trí tuệ toàn dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Công An – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp (2007), Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999, Hà Nội.
3. Bộ Công An – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp (2015), Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP ngày 14/11/2015, Hà Nội.
4. Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2004) Định tội danh: lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Lê Văn Cảm (Chủ biên) (2014) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29/5/2003 quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, Hà Nội
7. Chính phủ (2011), Nghị định số 17/2011/NĐ-CP ngày 22/2/2011 quy định về bổ sung, sửa tên chất, tên khoa học đối với một số chất thuộc Danh mục các chất ma tuý và tiền chất ma tuý, ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 và Nghị định số 163/2007/NĐ-CP ngày 12/11/2007, Hà Nội.
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất, Hà Nội
9. Chính phủ (2018), Nghị định số 19/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định về tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của bộ luật hình sự năm 2015, Hà Nội.
10. Chính phủ (2018), Nghị định số 73/2018/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất, Hà Nội
11. Nguyễn Quang Duyệt (2018), Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy từ thực tiễn trên địa bàn Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 22/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, ban hành ngày 02/01/2002, Ban chấp hành trung ương Đảng, Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội
16. Lê Văn Đệ (2005), Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
17. Học viện Tòa án (2019), Giáo trình Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
18. Trần Văn Huyên (chủ biên) (2010) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb Công an nhân dân.
19. Hoàng Thế Liên (Chủ nhiệm đề tài, 1997), Tổng mục lục văn bản pháp luật (1975-1996), Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Hà Nội.
20. Liên hợp quốc (1961) Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, ban hành ngày 09/11/1961, Viên.
21. Liên hợp quốc (1971) Công ước về các chất hướng thần năm 1971, ban hành ngày 17/7/1971, Viên.
22. Liên hợp quốc (1988), Công ước liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988, Viên.
23. Uông Chu Lưu (chủ biên) (2004) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 (phần các tội phạm), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Dương Tuyết Miên (2007) Định tội danh và quyết định hình phạt (sách chuyên khảo – in lần hai, có sửa chữa bổ sung), Nxb Lao động –xã hội, Hà Nội.
25. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ Luật Hình sự (Phần các tội phạm, tập IV), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Lê Thị Sơn (2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
27. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.Hồ Chí Minh Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống ma túy của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.Hồ Chí Minh
28. Phạm Hồng Thủy (2016), Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội.
30. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự năm 1999, Hà Nội.
31. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, Hà Nội
32. Quốc hội (2008), Luật phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.
34. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.
35. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Hà Nội.
36. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự 2015, Hà Nội
37. Quốc hội (2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015,
Hà Nội.
38. Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Bản Bản án số: 104/2016/HSST ngày 27/4/2016.
39. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Bản án số: 496/2016/HSPT ngày 25/8/2016.
40. Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Bản án số: 95/2018/HSST ngày 29/8/2018.