Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh - 9


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Chương 3 đã nêu ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về Tội mua bán trái phép chất ma túy như sự cần thiết phải bổ sung khái niệm tội phạm về ma túy, một số vấn đề còn cần được làm rò về định tội danh và về giám định hàm lượng các chất ma túy bằng cách phải ban hành ngay các văn bản hướng dẫn thi hành và thay thế, sửa đổi một số văn bản hạn chế, bất cập. Ngoài ra, chương 3 cũng đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử Tội mua bán trái phép chất ma túy như giải pháp về quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tố tụng (cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba ngành Công an, Viện kiểm sát, Tòa án; đối với những vụ án ma túy điểm được chọn làm phiên tòa rút kinh nghiệm, thủ trưởng các đơn vị cần phân công các cán bộ của đơn vị là những người tiến hành tố tụng đến theo dòi phiên tòa), giải pháp về pháp luật, giải pháp về công tác tổ chức, giải pháp về nghiệp vụ.


KẾT LUẬN


Qua ba chương của luận văn “Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh”, tác giả hy vọng luận văn của mình đã tiếp nối những công trình nghiên cứu của các tác giả khác, lần này không chỉ dừng ở mức khu vực của Việt Nam mà đi sâu vào tình hình mua bán trái phép chất ma túy ở một huyện trực thuộc tỉnh. Luận văn đã bao hàm trong nó mức độ khái quát cao về khái niệm chất ma túy, khái niệm Tội mua bán chất ma túy; quy định hiện hành tại điều 251 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; lịch sử lập pháp liên quan các tội phạm về ma túy nói chung, tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng; tổng quan về huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh và tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện; thực tiễn xét xử và định tội danh (những thành tựu, vướng mắc); cũng như từ đó đề ra những cải cách, sửa đổi dựa trên ý kiến chủ quan của tác giả.

Tuy vậy, sẽ không thể tránh khỏi những nhầm lẫn, thiếu sót, rất mong trong tương lai, sẽ tiếp tục có những luận văn đi sâu vào nghiên cứu cấp huyện hoặc ở những vùng địa lý nhỏ, để từ đó có những biện pháp cải thiện xã hội đi từ huyện đến tỉnh và đến khu vực, vùng miền. Song song đó, thiết nghĩ, muốn chuyển hóa bất cứ loại tội phạm xã hội nào thì gốc rễ vẫn phải đến từ giáo dục, chứ không chỉ từ chế tài hoặc hình phạt răn đe.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ tư pháp (2007), Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 quy định về việc hướng áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.

2. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ tư pháp (2015), Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLN ngày 14/11/2015 sửa đổi bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLN ngày 24/12/2007 quy định về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (1958), Thông tư số 635/VHH-HS hướng dẫn đường lối truy tố, xét xử những hành vi buôn lậu thuốc phiện, ban hành ngày 29/03/1958, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp (1958), Thông tư số 33/VHH-HS hướng dẫn đường lối truy tố, xét xử những hành vi buôn lậu thuốc phiện, ban hành ngày 07/05/1958, Hà Nội.

5. Chính phủ (1991), Chỉ thị số 99/CT về việc vận động nhân dân không trồng cây anh túc và quy định về trách nhiệm của các cấp, các ngành hữu quan, ban hành ngày 8/4/1991, Hà Nội.

6. Chính phủ (2013), Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất, ban hành ngày 19/07/2013, Hà Nội.

7. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1986), Chỉ thị số 243/CT về việc cấm gieo trồng cây thuốc phiện và giải thể các đơn vị chuyên doanh dược liệu này, ban hành ngày 16/01/1986, Hà Nội.

8. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (phần các tội phạm, tập IV), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


9. Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

10. Quốc hội (1989), Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Hà Nội.

11. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

12. Quốc hội (2000), Luật Phòng chống ma túy, Hà Nội.

13. Quốc hội (2008), Luật Phòng chống ma túy 2000 (sửa đổi, bổ sung),

Hà Nội.

14. Quốc hội (2017), Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung), Hà Nội.

15. Thủ tướng Chính phủ (1952), Nghị định số 255/TTg, ban hành ngày 22/12/1952, Hà Nội.

16. Thủ tướng Chính phủ (1955), Nghị định số 580/TTg, ban hành ngày 15/09/1955, Hà Nội.

17. Tòa án Nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, Bản án số 06/2016/HSST, ngày 19/02/2016.

18. Tòa án Nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, Bản án số 10/2017/HSST, ngày 28/2/2017.

19. Tòa án Nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, Bản án số 52/2018/HS-ST, ngày 27/6/2018.

20. Trường Đại học An ninh nhân dân (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần tội phạm cụ thể), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

21. Phạm Minh Tuyên (2013), Các tội phạm về ma túy ở Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử (tài liệu tham khảo dùng cho các Thẩm phán, thư kí Tòa án), Nxb Hồng Đức.


PHỤ LỤC


Bảng 2.1. Số vụ án mua bán trái phép chất ma túy trên địa bản huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (giai đoạn 2016 – 2020)

Năm

Số vụ án

2016

10

2017

17

2018

23

2019

25

2020

31

Tổng cộng

81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh - 9


(Nguồn: Tòa án Nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022