Các Yêu Cầu Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Pháp Luật Hình Sự Đối Với Tội Làm Giả Con Dấu, Tài Liệu Của Cơ Quan, Tổ Chức; Tội Sử Dụng Con Dấu, Tài Liệu

sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa kịp thời phát hiện những thiếu sót, vi phạm để ngăn chặn, xử lý ngay từ đầu, tránh xảy ra hậu quả cho xã hội.

Bốn là, việc phối hợp giữa các cơ quan THTT với các cơ quan khác như: cơ quan có thẩm quyền quản lý, cấp phát con dấu, các giấy tờ tài liệu đặc thù; các cơ quan thuộc ủy ban nhân dân các cấp… chưa được chú trọng đúng mức nên quá trình phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, nhất là việc định tội danh và QĐHP đối với tội này còn gặp nhiều khó khăn.

Năm là, hiện nay các phương tiện khoa học kỹ thuật, công nghệ đã được quan tâm trang bị nhưng nhìn chung chưa đầy đủ và nhiều phương tiện, thiết bị đã lạc hậu. Trong khi đó, ở thời đại khoa học công nghệ 4.0, các đối tượng đã khai thác triệt để các thành tực của khoa học công nghệ để hoạt động phạm tội và che dấu tội phạm. Phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, khó phát hiện, khó thu thập, đánh giá chứng cứ… do đó đã ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến hiệu quả phòng, chống tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức nói chung và hiệu quả của việc định tội danh và QĐHP đối với tội này nói riêng. Do đó, cần huy động mọi nguồn lực để có thể đầu tư, trang bị kịp thời các phương tiện, thiết bị khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các cơ quan THTT để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ do mình phụ trách.

Tiểu kết Chương 2

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức ở Chương 1, Chương 2 tác giả đã đi sâu phân tích về định tội danh và QĐHP. Dựa trên những nhận thức luận này, tác giả đã khảo sát thực tiễn định tội danh và QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế, khó khăn và đồng thời rút ra nguyên nhân của hạn chế, khó khăn trong việc định tội danh và QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Đó là những cơ sở quan trọng để tác giả xây dựng các yêu cầu và giải pháp áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.

Chương 3

CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC; TỘI SỬ DỤNG CON DẤU, TÀI LIỆU GIẢ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC

3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Để áp dụng đúng pháp luật hình sự trong giai đoạn xét xử đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đòi hỏi phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Thứ nhất, yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và BLHS năm 2015

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Quyền con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ở Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm. Hiến pháp năm 2013 là căn cứ pháp lý cao nhất để bảo vệ quyền con người, trong đó quy định cụ thể quyền cơ bản của công dân như: quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, tự do, bình đẳng…. Những quyền này chỉ có thể bị hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng (Điều 14 Hiến pháp 2013).

Còn pháp luật hình sự cụ thể hóa việc bảo vệ quyền con người và quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp quy định. BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 tại Điều 1 cũng đã quy định rò nhiệm vụ của BLHS là bảo vệ quyền con người và cụ thể hóa việc bảo vệ quyền con người và quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp quy định. Trong đó, nhiều quy định mới của BLHS năm 2015 đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc như tuổi chịu TNHS, các biện pháp áp dụng kèm theo miễn TNHS đối với người dưới 18

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - 9

tuổi, tha tù trước thời hạn có điều kiện, ....

Trong những năm qua, việc áp dụng luật hình sự cùa cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong cả nước cũng như ở thành phố Đồng Xoài đã đem lại những kết quả trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế tồn tại, ảnh hưởng đến việc bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Vì vậy, việc bảo vệ và bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của người bị buộc tội nói riêng trong hoạt động áp dụng luật hình sự cần phảỉ được quan tâm đặc biệt ở góc độ bảo vệ quyền con người.

Bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong áp dụng pháp luật hình sự đối với người bị buộc tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức không chỉ là yêu cầu mà còn là mục tiêu, động lực thúc đẩy hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, nhất là của Tòa án nhân dân. Để áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức phải đảm bảo khách quan, toàn diện; có sự kết hợp hài hòa giữa trừng trị và khoan hồng với giáo dục, cải tạo, cảm hóa người phạm tội, đáp ứng yêu cầu hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, đề cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Hình phạt mà Tòa án nhân dân tuyên phạt bị cáo phạm tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự có trong vụ án, đồng thời phải đảm bảo công bằng phù hợp với khả năng thi hành của người bị kết án.

Thứ hai, yêu cầu thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị được Đảng, Nhà nước và toàn dân quan tâm. Đây là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài cần có phát huy sức mạnh tổng hợp của

cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa công tác phòng chống tội phạm với nhiệm vụ phát triển phát triển kinh tế - xã hội. Để đáp ứng được yêu cầu phòng, chống tội phạm, ngày 27 tháng 11 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội “Về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của VKSND, của TAND và công tác thi hành án”.

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đã và đang diễn biến ngày càng phức tạp về mức độ tinh vi và thủ đoạn phạm tội. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp chủ trương, chính sách trong đó có BLHS với quy định cụ thể về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính nói chung và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh ở nước ta hiện nay.

Do vậy, ADPLHS đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, Tòa án nhân dân thành phố Đồng Xoài phải đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Cụ thể, việc định tội danh phải đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; hình phạt phải đủ sức răn đe và đạt được mục đích phòng ngừa tội phạm. ADPLHS trong đấu tranh phòng chống tội phạm không ngoài mục đích tạo môi trường xã hội ổn định, thuận lợi cho sự phát triến kinh tế - xã hộỉ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội.

Thứ ba, yêu cầu cải cách tư pháp hình sự và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Cải cách tư pháp rất quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng và Nhà nước ta, điều này thể hiện rất rò Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” [9] và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, với mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại,

phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu hiệu quả và hiệu lực cao” [10] và nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới nền tư pháp công minh, liêm chính, vững mạnh phục vụ xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế đồng thời nâng cao vị thế Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của Nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Xuất phát từ yêu cầu thực hiện công cuộc cải cách tư pháp trên, ADPLHS đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức phải bảo đảm truy tố, xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số hành vi ít gây nguy hiểm cho xã hội. Hoạt động xét xử của Tòa án phải luôn hướng tới nhiệm vụ cải cách tư pháp, bảo vệ công lý, công bằng trong áp dụng hình phạt, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm; khắc phục những hạn chế, bất cập nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, phù hợp với định hướng “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [11].

Việc cải cách tư pháp hình sự và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN phải đặt mục tiêu dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ các chủ trương, chính sách, đường lối, nghị quyết của Đảng, được đặt dưới sự giám sát của Nhân dân và các cơ quan dân cử để thực hiện.

Bên cạnh đó, còn một yêu cầu khác rất quan trọng về cải cách tư pháp hình sự và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, đó là các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức được bình đẳng trước pháp luật, bảo đảm mọi hành vi vi phạm PLHS đều phải xử lý nghiêm minh, không phân biệt giai cấp, địa vị xã hội, đồng thời phải bảo đảm nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động áp dụng PLHS của các cơ quan THTT.

Thứ tư, yêu cầu về xu thế hội nhập quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa thì hội nhập quốc tế là yếu tố khách quan đối với nước ta hiện nay. Đảng và nhà nước xác định hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn đế xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối

đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp, cam kết tuân thủ các điều ước quốc tế, bảo đảm lợi ích quốc gia.

Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế thì nước ta phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, trong đó có sự gia tăng về tội phạm tổ chức xuyên quốc gia… Vì vậy yêu cầu đặt ra là hệ thống pháp luật hình sự cần phải nội luật hóa các yêu cầu về đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế; sửa đổi, bổ sung điều luật cho phù hợp với các chuẩn mực pháp lý chung của cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng của tập quán của từng quốc gia, dân tộc, vùng lãnh thổ.

Xác định đúng tội danh, QĐHP đúng và xử lý nhanh chóng kịp thời, nghiêm minh những tội phạm đó là một trong những vấn đề cấp thiết cần được thực hiện, đồng thời phải đảm bảo phù hợp với các thỏa thuận mà nước ta đã ký kết. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức cũng cần được sửa đổi để vừa bảo đảm yêu cầu hội nhập quốc tế vừa phù hợp với tình hình thực tế xã hội Việt Nam hiện nay.

3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Thực tiễn qua phân tích các nguyên nhân, hạn chế vướng mắc trong việc ADPLHS về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xoài đã nêu cụ thể ở Chương 2 của Luận văn này, tác giả xin đưa ra những đề xuất giải pháp hoàn thiện trong việc ADPLHS về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo hướng sau:

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự

- Về định tội danh: Định tội danh là việc xác định hành vi của một người có thoả mãn các dấu hiệu cấu thành một tội phạm nhất định được quy định trong Bộ luật Hình sự. Định tội danh là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình ADPLHS, mang tính quyết định một người có hay không phải chịu trách nhiệm đối với tội cụ thể. Đây là cơ sở và tiền đề để quyết định hình phạt áp dụng đối với người thực hiện hành vi đó. Định tội danh đúng, chính xác, đầy đủ sẽ tránh được việc xét

xử oan sai và bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Hiện nay trong thực tiễn giải quyết đối với tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341, BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 còn có nhiều vấn đề, quan điểm khác nhau. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Bộ Công an, TAND tối cao, VKSND tối cao cần có văn bản hướng dẫn hoặc có thể ban hành các án lệ để áp dụng thống nhất trong quá trình xét xử vụ án hình sự đối với tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Cần có sự thống nhất về cách hiểu điều luật như: số lượng làm giả tài liệu và số lượng con dấu giả có đồng nhất với số lượng sử dụng con dấu tài liệu giả; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hai tội riêng biệt; “hành vi trái pháp luật” và “hành vi vi phạm pháp luật” có phải là một khái niệm đồng nhất, hay là hai khái niệm khác nhau; ranh giới giữa xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự đối với loại tội phạm này.

- Về quyết định hình phạt:

Cần sớm có văn bản hướng dẫn chi tiết Đều 341 BLHS 2015 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, sửa đổi bổ sung các quy định về hình phạt, đảm bảo tính hợp lý, công bằng và phù hợp với đặc điểm của tội phạm và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay; quy định cụ thể các tình tiết định khung tăng năng, giảm nhẹ TNHS trong điều luật, tạo điều kiện cho việc cá thể hóa hình phạt. Bên cạnh đó, nhà làm luật cần phải chú ý xây dựng một biện pháp thích hợp như quy định nếu việc làm giả giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức, làm giả con dấu hay sử dụng các giấy tờ giả mạo làm phương tiện, điều kiện để thực hiện hành vi trốn đi nước ngoài, trốn ở lại nước ngoài là tình tiết tăng nặng TNHS để tránh việc bỏ lọt tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật.

Để thống nhất trong việc xử lý hành vi làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì cần có sự phân định cụ thể vi phạm ở mức độ nào thì bị xử phạt hành chính, vi phạm ở mức độ nào thì truy cứu TNHS. Việc phân loại tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội để xử phạt hành chính hay truy cứu TNHS về

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí