dụng tràn lan, không kiểm soát sẽ tạo ra những sơ hở, mất mất để kẻ gian có thể lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội; đồng thời phải có cơ chế xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan THTT và các cơ quan, tổ chức khác với mục đích tạo ra cơ chế quản lý chặt chẽ, có sự tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Cơ quan, đơn vị làm công tác quản lý hành chính cần định kỳ tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong công tác; tham mưu cho các cấp, chính quyền địa phương khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý hành chính; phối hợp các ngành có liên quan tổ chức khóa tập huấn về chuyên môn, kỹ năng phát hiện tài liệu giả và các thủ đoạn mà tội phạm làm giả con dấu, tài liệu thường sử dụng cho các cơ quan như: công chứng, ngân hàng, kho bạc, bộ phận nhân sự tại các doanh nghiệp, các cơ sở làm dịch dịch nhận sổ đỏ, thế chấp… nhằm phát hiện, ngăn chặn tài liệu giả ngay từ ban đầu, không để gây ra hậu quả thiệt hại.
Đối với lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cần tổ chức, thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đặc biệt là các ngành nghề về quảng cáo, khắc dấu, in ấn, photocopy; thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh, nắm vững con người, thiết bị, vật phẩm có liên quan đến loại hình này vì hiện nay doanh nghiệp được chủ động trong việc khắc, đăng ký con dấu hoạt động.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan chủ quản trong công tác quản lý đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, nhất là các nọi dung thông tin trên mạng internet, mạng xã hội. Đây là môi trường hết sức thuận lợi để các đối tượng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có thể “rao bán” các loại tài liệu, giấy tờ giả và hầu như không có sự kiểm soát nào từ các cơ quan quản lý. Để hạn chế tình trạng trên, nên chăng cần có sự theo dòi và giám sát chặt chẽ, phát hiện và xử lý kịp thời, đồng thời cũng cần tăng cường các biện pháp bảo mật tài liệu bằng các phương pháp in ấn hiện đại, khoa học như in hình bóng chìm, in mực phản quang, có sợi đặc biệt bảo vệ, có tem chống giả, … trên một số giấy tờ, tài liệu quan trọng để các đối tượng khó có thể làm giả.
3.2.5. Đầu tư, trang bị kịp thời phương tiện, thiết bị khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực hỉện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao
Trước bối cảnh tác động của cuộc cách mạng 4.0, việc áp dụng ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin là cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, công nghệ thông tin, đồng thời nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức nói riêng.
Tăng cường gửi, nhận, trao đổi, lưu trữ thông tin giữa người khởi kiện, đương sự, người tham gia tố tụng khác với Tòa án và giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau bằng phương thức điện tử như: gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Hạn chế tối đa các hội nghị tập trung có quy mô toàn quốc, ứng dụng CNTT để tổ chức họp trực tuyến trong chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc, lắp đặt và vận hành hệ thống kết nối các điểm cầu, đưa mạng lưới truyền hình hội nghị đến các TAND cấp huyện nhằm mục đích xóa bỏ khoảng cách địa lý, giúp lãnh đạo TANDTC tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời đến TAND các cấp.
Thí điểm nhiều phiên họp thử nghiệm, xây dựng tòa án trực tuyến bằng các phần mềm điện tử như: zoom, meeting, … lấy lời khai của đương sự là yêu cầu thiết thực cần được triển khai. Trong quá trình thực hiện phải báo cáo Tòa án nhân dân tối cao, tổ chức rút kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận quyết định giải pháp thực hiện với những quy trình, trình tự, thủ tục chặt chẽ, thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Xây dựng tòa án điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích: năng suất, chất lượng, hiệu quả được nâng lên mà không cần đông biên chế; tính công khai, minh bạch trong hoạt động của tòa án được tăng cường, người dân thuận lợi hơn khi có công việc liên quan đến tòa án.
Để làm tốt các giải pháp trên, Nhà nước cần đầu tư thỏa đáng kinh phí đảm bảo điều kiện và tính đặc thù của từng cơ quan tư pháp đặc biệt là ngành tòa án; đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách cho các hoạt động tư pháp trong đó có TAND; tiếp tục đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của TAND cấp huyện khang trang
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét, Đánh Giá Thực Tiễn Định Tội Danh Và Quyết Định Hình Phạt Tội Làm Giả Con Dấu, Tài Liệu Của Cơ Quan, Tổ Chức; Tội Sử Dụng Con Dấu, Tài
- Các Yêu Cầu Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Pháp Luật Hình Sự Đối Với Tội Làm Giả Con Dấu, Tài Liệu Của Cơ Quan, Tổ Chức; Tội Sử Dụng Con Dấu, Tài Liệu
- Nâng Cao Năng Lực Trình Độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Đạo Đức Nghề Nghiệp Cho Những Người Có Thẩm Quyền Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự
- Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
phù hợp với yêu cầu sử dụng, ưu tiên trang bị phương tiện phục vụ công tác điều tra công tác xét xử, thi hành án, công tác giám định tư pháp
Áp dụng chữ ký điện tử, chữ ký số trong tổ chức hoạt động đối với một số loại hình cơ quan, tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,… Việc làm cần thực hiện theo một lộ trình và cân nhắc kỹ càng như: yếu tố quản lý nhà nước (khó khăn trong việc xác minh tính pháp lý của văn bản trong các tranh chấp kinh doanh), yếu tố văn hóa xã hội (con dấu được coi là biểu tượng chính thức của doanh nghiệp và có giá trị xác tín nhiều hơn chữ ký của cá nhân).,,, Làm tốt điều này thì tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức sẽ giảm đáng kể, bảo đảm bình yên và hạnh phúc cho người dân.
Trên đây là những giải pháp nếu được triển khai đồng bộ kịp thời quyết liệt thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng xét xử, đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình sự trong định tội danh cũng như QĐHP trên phạm vi cả nước nói chung và của TAND thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước nói riêng.
Tiểu kết chương 3
Từ những nghiên cứu lý luận và qua thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước, đặc biệt là xác định được những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của hạn chế khó khăn trong việc định tội danh và QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức ở chương 2. Trong chương 3, tác giả đã đưa ra các yêu cầu và năm nhóm giải pháp thiết thực, có tính khả thi, góp phần bảo đảm việc áp dụng đúng pháp luật hình sự, nhất là định tội danh và QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước.
Các giải pháp đó có cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn nên nếu được áp dụng trong thực tiễn sẽ góp phần quan trọng trong đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, Bình Phước là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tương đối ổn định, thu hút được nhiều nguồn lực, nhiều thành phần kinh tế phát triển. Thành phố Đồng Xoài là trung tâm, cửa ngò giao thông của tỉnh nên được thừa hưởng và nhận được rất nhiều sự quan tâm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được do phát triển kinh tế đem lại thì luôn tồn tại những mặt trái, mặt tiêu cực như: tình hình an ninh trật tự, vấn đề an sinh xã hội khó đảm bảo do có một lượng lớn người lao động nhập cư; thủ tục hành chính còn rườm rà, cơ chế xin cho; sự suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, người dân trong xã hội dẫn đến tình hình tội phạm ngày càng phức tạp. Thời gian qua, tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức đang có dấu hiệu gia tăng, gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý hành chính nhà nước và đời sống của người dân.
Qua nghiên cứu về mặt lý luận về tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức và thực tiễn xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước, luận văn đã giải quyết các vấn đề cơ bản với các nội dung sau:
Làm rò những vấn đề lý luận cơ bản về tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam; phân tích một số khái niệm, thế nào là tài liệu, con dấu; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; các dấu hiệu pháp lý của loại tội này. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã khái quát lịch sử phát triển pháp luật Việt Nam về tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức qua các thời kỳ lịch sử và có sự so sánh, phân biệt với các loại tội phạm tương tự như: tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội giả mạo trong công tác; tộ giả mạo chức vụ, cấp bậc.
Đồng thời, tác giả đã tiếp tục khái quát nhận thức lý luận về ADPLHS đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, ở đó, tác giả đã đi sâu phân tích về định tội danh và QĐHP.
Dựa trên những nhận thức luận này, tác giả đã khảo sát thực tiễn định tội danh và QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, khó khăn. Đồng thời rút ra những nguyên nhân của hạn chế, khó khăn trong việc định tội danh và QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở chương 1 và chương 2, tác giả đã đưa ra các yêu cầu và năm nhóm giải pháp thiết thực, có tính khả thi, góp phần bảo đảm việc áp dụng đúng pháp luật hình sự, nhất là định tội danh và QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn, giảng dạy của quý thầy cô Học viện Khoa học Xã hội, các cơ quan ban ngành có liên quan, các ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt là Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Dương, người đã tận tình hướng dẫn để tác giả có thể hoàn thành luận văn Thạc sỹ Luật học với đề tài: “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước”. Mặc dù, tác giả đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng với khả năng, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế, đề tài nghiên cứu còn mới mẻ nên trong quá trình thực hiện luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót, nội dung chưa thật đầy đủ, sâu sắc. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của quý thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia pháp luật… về lĩnh vực này để luận văn được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Văn Bắc (2015), Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ), Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Trần Văn Biên và Đinh Thế Hưng (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nxb Thế giới, Hà Nội.
3. Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2004) Định tội danh: lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Chính phủ (2013), Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính, Thư viện pháp luật, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Chính phủ (2004), Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 08 năm 2004 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, Thư viện pháp luật, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Chính phủ (2001), Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu, Thư viện pháp luật, Thành phố Hồ Chí Minh
7. Chính phủ (2016), Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu (Thay thế Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/08 2001 của Chính phủ), Thư viện pháp luật, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Hoàng Đình Duyên (Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự khu vực - Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng), Vướng mắc về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và tội sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức, Tạp chí Tòa án tháng 04/2019.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, ban hành ngày 02/01/2002, Ban chấp hành trung ương Đảng, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ban hành ngày 02/6/2005, Ban chấp hành trung ương Đảng, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lấn thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
12. Lê Văn Đệ (2005), Định tội danh và Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
13. Bùi Trường Giang (2017), Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
14. Nguyễn Đức Hà (Viện kiểm sát nhân dân thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định), Một số quan điểm về áp dụng Điều 314 BLHS 2015, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử tháng 12/2020.
15. Đỗ Văn Hoan (2005), Từ điển Bách khoa thư Công an nhân dân, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
16. Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
17. Nguyễn Ngọc Hòa (2017), Giáo trình luật Hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
18. Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
19. Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn (2006), Từ điển Pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
20. Học viện Tòa án (2019), Giáo trình Định tội danh và Quyết định hình phạt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
21. Tòa án nhân dân Thị xã Đồng Xoài (2018) Bản án số: 04/2018/HS-ST ngày 20/01/2018.
22. Tòa án nhân dân Thành phố Đồng Xoài (2018) Bản án số: 78/2018/HS- ST ngày 27/12/2018.