Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 1


MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìaii

Lời cam đoaniii

Lời cảm ơniv

Mục lụcv

Danh mục từ viết tắtvi

Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồvii

MỞ ĐẦU1

Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ7

1.1. Kiểm toán nội bộ trong tập đoàn kinh tế7

1.1.1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế7

1.1.2. Bản chất và ý nghĩa của kiểm toán nội bộ trong tập đoàn

kinh tế19

1.1.3. Nội dung kiểm toán của kiểm toán nội bộ trong tập đoàn27

kinh tế

1.2. Tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập đoàn kinh tế33

1.2.1. Nội dung tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập đoàn kinh tế33

1.2.2. Quy trình tổ chức công tác kiểm toán nội bộ

trong tập đoàn kinh tế36

1.2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong tập đoàn kinh tế54

1.2.4. Các mối quan hệ kiểm toán nội bộ63

1.3. Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nội bộ trong tập đoàn kinh tế

ở một số nước trên thế giới66

1.3.1. Tổ chức công tác kiểm toán66

1.3.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán69

Chương 2- THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM73

2.1. Tổng quan về tập đoàn kinh tế của Việt Nam 73

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế của

Việt Nam 73

2.1.2. Đặc điểm của các tập đoàn kinh tế của Việt Nam

với kiểm toán nội bộ 78

2.2. Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các tập đoàn kinh tế của

Việt Nam 99

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ 99

2.2.2. Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế

của Việt Nam 102

2.2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế

của Việt nam 124

2.3. Đánh giá chung về tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập

đoàn kinh tế của Việt Nam 134

2.3.1. Những thành tựu đạt được về tổ chức kiểm toán nội bộ

trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam 134

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế 137

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong tổ chức kiểm toán

nội bộ của các Tập đoàn kinh tế của Việt Nam 143

Chương 3- PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG

CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM148

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ

trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam148

3.1.1. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện tổ chức kiểm toán

nội bộ148

3.1.2. Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ - yêu cầu tự thân

của các tập đoàn kinh tế150

3.2. Định hướng phát triển tập đoàn kinh tế của Việt Nam

ảnh hưởng tới tổ chức kiểm toán nội bộ152

3.3. Quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kiểm toán

nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam155

3.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong

các tập đoàn kinh tế của Việt Nam 160

3.4.1. Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn

kinh tế160

3.4.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ180

3.5. Kiến nghị thực hiệnhiện giải pháp hoàn thiện tổ chức

kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam193

3.5.1. Đối với cơ quan nhà nước193

3.5.2. Đối với các tập đoàn kinh tế195

3.5.3. Đối với các tổ chức nghề nghiệp196

KẾT LUẬN198

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢviii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOix

PHỤ LỤCx

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Viết đầy đủ (Tiếng Việt)

Viết đầy đủ (Tiếng Anh)

ACCA

Hiệp hội Kế toán viên công chứng Anh

Association of Chartered Certified Accountants

COCO

Tiêu chí kiểm soát

Criteria of Control

COSO

Ủy ban các tổ chức tài trợ

Committee of Sponsoring Organizations

IFAC

Liên đoàn Kế toán quốc tế

International Federation of Accountants

IIA

Viện Kiểm toán nội bộ

Institute of Internal Auditors

KTNB

Kiểm toán nội bộ


KTV

Kiểm toán viên


KTVNB

Kiểm toán viên nội bộ


HTKSNB

Hệ thống Kiểm soát nội bộ


VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

World Trace Organization

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

International Organization for Standardization

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam - 1


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Danh mục bảng


Bảng số

Tên bảng

Trang

Bảng số 1.1

Quy mô 10 tập đoàn hàng đầu của Mỹ năm 2006

16

Bảng số 1.2

Các tập đoàn có doanh thu cao nhất của Mỹ năm 2006

17

Bảng số 1.3

Bảng đánh giá bằng chứng kiểm toán

45

Bảng số 1.4

Xu hướng báo cáo kết quả kiểm toán

62

Bảng số 2.1

Số lượng các tổng công ty nhà nước được bố trí lại năm 2001


77

Bảng số 2.2

Tổng nguồn vốn của một số tập đoàn giai đoạn 2002-2006

83

Bảng số 2.3

Tỷ trọng vốn nhà nước/tổng nguồn vốn ở một số tập đoàn năm 2006


83

Bảng số 2.4

Quy mô doanh thu của một số tập đoàn giai đoạn 2001 2005


84

Bảng số 2.5

Quy mô lao động trong một số tập đoàn giai đoạn 2001 - 2005


85

Bảng số 2.6

Lợi nhuận trước thuế của một số tập đoàn giai đoạn 2002

- 2006


86

Bảng số 2.7

Tập đoàn kinh tế và các đơn vị thành viên

90

Bảng số 2.8

Kết quả khảo sát về KTNB tại các tập đoàn

101

Bảng số 2.9

Kế hoạch kiểm toán năm 2007 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

109

Bảng số 2.10

Tổng hợp kết quả kiểm toán

117

Bảng số 2.11

Kết quả kiểm toán hoạt động quỹ Bưu điện Tuyên Quang, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam


121

Bảng số 2.12

Phát triển nhân sự của Ban KTNB, Tổng công ty BCVT Việt Nam qua từng năm


137

Bảng số 3.1

Yêu cầu về kiểm toán viên

187


Danh mục sơ đồ


Sơ đồ số

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ số 1.1

Mối quan hệ giữa các yếu tố của kiểm toán hoạt động

29

Sơ đồ số 1.2

Quy trình KTNB

37

Sơ đồ số 1.3

Một số ký hiệu trong mô tả HTKSNB

47

Sơ đồ số 1.4

Mô tả HTKSNB trong quy trình của nghiệp vụ thu tiền

47

Sơ đồ số 1.5

Tổ chức bộ máy KTNB theo loại hình kiểm toán

58

Sơ đồ số 1.6

Tổ chức bộ phận KTNB theo chức năng song song với cấu trúc doanh nghiệp


59

Sơ đồ số 1.7

Tổ chức bộ phận KTNB theo khu vực

60

Sơ đồ số 1.8

Cơ cấu tổ chức KTNB điển hình

63

Sơ đồ số 2.1

Cơ cấu tổ chức và quan hệ liên kết trong tập đoàn

81

Sơ đồ số 2.2

Mô hình chung trong tổ chức quản lý các tập đoàn của Việt Nam


90

Sơ đồ số 2.3

Quy trình KTNB

107

Sơ đồ số 2.4

Tổ chức tổ KTNB nằm trong bộ phận kế toán có liên hệ báo cáo với Ban kiểm soát


126

Sơ đồ số 2.5

Tổ chức phòng (ban) KTNB trực thuộc Ban giám đốc

128

Sơ đồ số 2.6

Tổ chức KTNB theo mô hình tập trung

132

Sơ đồ số 3.1

Tổ chức KTNB chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc


183

Sơ đồ số 3.2

Cấu trúc bộ phận KTNB theo khối chức năng và khối hỗ trợ


189


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của Đề tài:

Để bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp của Việt Nam đã có sự phát triển lớn về quy mô và đa dạng hoá phương thức hoạt động. Quy mô của các doanh nghiệp càng lớn, phương thức kinh doanh càng phức tạp thì hoạt động kiểm tra kiểm soát càng trở nên cấp thiết. Một trong những cách thức tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát trong các doanh nghiệp hiệu quả nhất chính là hoàn thiện tổ chức KTNB. Điều này đòi hỏi nhà quản lý càng cần một bộ máy hỗ trợ cho các hoạt động nhằm tăng cường hiệu quả và hiệu năng của hoạt động quản lý. KTNB hình thành mang tính khách quan đáp ứng nhu cầu quản lý trong môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi.

Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, Nhà nước đã thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và thành lập các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn, kinh doanh trong lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Theo chủ trương đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 về "Thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh". Việc thành lập các tập đoàn kinh tế sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Quyết định thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là bước khởi đầu cho việc hình thành các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Đồng thời, việc thành lập các tập đoàn kinh tế trong một số ngành sản xuất vật chất then chốt là một yêu cầu tất yếu khách quan. Mô hình kinh doanh tập đoàn là một mô hình mới xuất hiện ở Việt Nam do đó trong quá trình hoạt động của các tập đoàn kinh tế, công việc kiểm tra kiểm soát gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, KTNB đã được tổ chức ở một số tập đoàn kinh tế và bước đầu đã có được những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của các tập đoàn này. Tuy nhiên, KTNB vẫn chưa được thiết lập đầy đủ và vận hành hữu hiệu. Các nhà quản lý trong các tập đoàn kinh tế còn chưa nhận thức rõ ràng vai trò và tầm quan trọng của KTNB. Hơn nữa, bản thân những người thực hiện KTNB cũng chưa hiểu đúng về chức năng, nhiệm vụ và vai trò của KTNB. Điều này dẫn đến hoạt động KTNB hiện nay trong các tập đoàn kinh tế còn chưa thể hiện đúng bản chất của KTNB. Hoạt động của KTNB mới dừng ở mức kiểm tra và khảo sát việc


ghi chép sổ sách kế toán, lập bảng bảng khai tài chính và tuân thủ các quy định trong chế độ, thể lệ luật pháp mà chưa chú trọng đến việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị.

Hơn nữa, hệ thống các văn bản pháp lý hướng dẫn về kinh doanh theo hình thức tập đoàn kinh tế và về KTNB còn chưa đầy đủ, thiếu tính thống nhất dẫn tới những khó khăn trong tổ chức KTNB tại các tập đoàn kinh tế.

Từ đó việc xây dựng và hoàn thiện KTNB trở thành vấn đề mang tính cấp bách trong quản lý tài chính tại các tập đoàn kinh tế, vừa có ý nghĩa về lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Tác giả đã lựa chọn Đề tài:

" Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế của Việt Nam "


2. Tổng quan những nghiên cứu về kiểm toán nội bộ

Đã có rất nhiều nghiên cứu trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau về KTNB. Một số nghiên cứu về KTNB có thể kể đến như: Các nghiên cứu của Tác giả Victor Z. Brink và Herbert Witt (1941) về "Kiểm toán nội bộ hiện đại"; Tác giả A.P. Alvarez (1970) về "Vai trò của kiểm toán nội bộ trong ban hành chính sách và quyết định"; Tác giả J.C. Shaw (1980) về "Kiểm toán nội bộ - Một yếu tố cần thiết cho hoạt động quản lý hiệu quả";Tác giả John A. Edds (1980) về "Kiểm toán quản trị: Khái niệm và thực hiện"; Tác giả Richard A. Roy (1989) về "Quản lý đối với bộ phận kiểm toán nội bộ"; Tác giả Ann Neale (1991) về "Hệ thống kiểm toán: Lý thuyết và thực hành"; Tác giả Lawrence B. Sawyer, Mortimer Dittenhofe, James H. Scheiner (2003) về "Thực hành kiểm toán nội bộ hiện đại"; Tác giả Robert Moeller (2004) về "Đạo luật Sabanes Oxley và những nguyên tắc mới về kiểm toán nội bộ"; Tác giả Robert Moeller (2005) về "Kiểm toán nội bộ hiện đại theo quan điểm của Brink"; Tác giả Michael Elliot, Ray Dawson, Janet Edwards (2007) về "Cải thiện mô hình hoạt động cho kiểm toán nội bộ". Các tác giả này đã xem xét những vấn đề mang tính khái quát chung về KTNB. Ngoài ra, còn một số nghiên cứu với những lĩnh vực đặc thù như Tác giả Victor Z. Brink, Bradford Cadmus (1950) về "Kiểm toán nội bộ trong ngành công nghiệp"; Tác giả Reisner, Franz, Drsocoec (1990) về "Kiểm toán nội bộ trong các công ty bảo hiểm: Cơ sở thực hiện"; Tác giả D.P Gupta,

R.K Gupta (2004) về "Kiểm toán nội bộ ngân hàng dựa trên cơ sở tiếp cận rủi ro".

Ở Việt Nam, năm 1997, KTNB chính thức được công nhận. Theo đó nhiều nghiên cứu về KTNB cũng bắt đầu phát triển. Tác giả Nguyễn Quang Quynh (1998)


về "Xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát trong quản lý vĩ mô và vi mô ở Việt Nam" đã đề cập tới KTNB như là một yếu tố cấu thành của HTKSNB, KTNB đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong quản lý vi mô. Tác giả Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004) với đề tài "Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam" đã đề cập tới một yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ là KTNB trong hoạt động của một đơn vị cụ thể là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tác giả Vương Đình Huệ và cộng sự với đề tài cấp nhà nước: "Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển kiểm toán ở Việt Nam" cũng đề cập tới định hướng và giải pháp phát triển KTNB nhưng ở góc độ quản lý vĩ mô với các vấn đề mang tính chiến lược tổng thể. Các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến các vấn đề mang tính tổng thể của KTNB hoặc gắn với một doanh nghiệp nhất định. Luận án tiến sĩ kinh tế của Tác giả Phan Trung Kiên (2008) với đề tài "Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam" đã đề cập đến tổ chức kiểm toán nội bộ trong một ngành nhất định là ngành xây dựng. Ngoài ra, một số đề tài Luận văn Thạc sỹ đã nghiên cứu về tổ chức KTNB trong một số doanh nghiệp cụ thể.

Hơn nữa, các nghiên cứu về KTNB trong cơ cấu tổ chức của các tập đoàn còn chưa được đề cập. Tác giả Nguyễn Đình Phan (1996) với đề tài "Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam" đề cập đến mô hình các tập đoàn kinh tế và giới thiệu mô hình tập đoàn kinh tế trên thế giới và bài học vận dụng ở Việt Nam. Tác giả Vũ Huy Từ (2002) với đề tài "Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa hiện đại hóa" đề cập đến các mô hình tập đoàn trên thế giới và các giải pháp vĩ mô nhằm hình thành tập đoàn kinh tế tại Việt Nam. Tác giả Trần Tiến Cường và cộng sự (2005) với đề tài "Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam" đã đề cập đến những lý luận chung về tập đoàn kinh tế, phân tích các mô hình tập đoàn trên thế giới và khả năng áp dụng những mô hình này ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các chính sách vĩ mô đối với các Tổng công ty nhà nước khi phát triển theo hướng tập đoàn kinh tế. Các công trình trên chủ yếu hướng đến nghiên cứu các mô hình tập đoàn kinh tế và các chính sách vĩ mô nhằm phát triển tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập một cách cụ thể đến kiểm tra kiểm soát đối với các tập đoàn và tổ chức KTNB tại các tập đoàn kinh tế.

Như vậy, chưa có một nghiên cứu mang tính khái quát bao gồm cả lý luận và thực tiễn về tổ chức KTNB đối với một loại hình mới bắt đầu hình thành ở Việt Nam là các tập đoàn kinh tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023