Tình Hình Nợ Xấu Của Các Nhtm Việt Nam Từ 2007 Đến 2014


2014, tỷ lệ nợ xấu của các nước trên thế giới tăng mạnh, và đang ở mức 4.2% (World Bank 2014).

Nếu tách riêng chỉ số nợ xấu theo nhóm nước, thì nhóm các quốc gia đang phát triển luôn dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu hiện hữu trên 2 con số. Nhóm các quốc gia này (bao gồm cả Việt Nam) đều có những nguyên nhân phát sinh nợ xấu tương tự nhau như: tăng trưởng tín dụng nhanh chóng, hệ thống tài chính phụ thuộc phần lớn hệ thống ngân hàng, hạ chuẩn vay ở nhiều ngân hàng đối với khách hàng, và sự phụ thuộc quá nhiều vào bất động sản.

Do đó, nợ xấu không chỉ là vấn đề nhức nhối của hệ thống tài chính Việt Nam, mà là của cả thế giới. Tuy nhiên, từ diễn biến nợ xấu tại Việt Nam thì ý thức xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống ngân hàng được triển khai quyết liệt và đầy chủ động.

Quy mô nợ xấu

Theo tiêu chuẩn phân loại quốc tế, mức cảnh báo nợ xấu cần xem xét là ở ngưỡng trên 3% so với tổng dư nợ, trong khi tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam lại gia tăng vượt ngưỡng khá nhiều và đang ở mức báo động. Tỷ lệ nợ xấu này lại nằm trong bối cảnh điều kiện tăng trưởng kinh tế thấp, bất ổn tài chính thường trực và thị trường bất động sản đóng băng, nên nợ xấu lại càng ngày xấu lẫn khó xử lý.

Bảng 4.1: Tình hình nợ xấu của các NHTM Việt Nam từ 2007 đến 2014


Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014


Dư nợ


1.017


1.275


1.754


2.301


2.577


3.091


3.477


3.680

Nợ xấu

20

45

36

58

85

126

132

169

tỷ lệ nợ xấu (%)

1,97

3,53

2,05

2,52

3,3

4,08

3,79

4,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 12

Nguồn: NHNN

Tính đến hết 2014, tỷ lệ nợ xấu đạt đỉnh điểm là 4,6%, tương đương 169 nghìn tỷ đồng, còn báo cáo của các NHTM là 3,25%. Thống kê trên đã được loại bỏ bớt những khoản nợ chuyển giao sang công ty VAMC xử lý.

Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế


Hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong năm 2014 và những tháng 2015 đã cho những kết quả rất đáng khích lệ. Một trong thành quả là quá trình nắn dòng tín dụng đến đúng các ngành nghề ưu tiên phát triển, như: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt đông xuất khẩu; và công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ tín dụng của nền kinh tế vẫn còn tập trung ở một vài lĩnh vực nhất định. Và chính vài lĩnh vực này lại tích tụ khá nhiều nợ xấu. (công nghiệp 26%, ngành dịch vụ 33%, thương mại (18%) và xây dựng 10%).

Thống kê của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, 6 lĩnh vực có tỷ lệ nợ xấu cao bao gồm: công nghiệp chế biến, chế tạo (21,2%); bán buôn và bán lẻ (16,9%); hoạt động dịch vụ (12,5%), Bất động sản (11,4%); xây dựng, vật liệu xây dựng (10,1%); và vận tải, kho bãi (9,4%).

Sáu lĩnh vực tập trung nợ xấu lớn, nhưng cùng một đặc điểm là các dư nợ có đảm bảo bởi tài sản đảm bảo. Theo báo cáo giữa niên độ 2012 của Cơ quan Thanh tra NHNN, cho hay nợ có tài sản bảo đảm là 84% và không có tài sản bảo đảm là 16%. Đồng thời, giá trị tài sản bảo đảm trên giá trị nợ xấu khoảng 135% và các khoản nợ xấu có bảo đảm bằng bất động sản đạt tỷ lệ 180%.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu tâm ở hiện tượng nợ xấu Việt Nam là nợ xấu tập trung khá lớn ở lĩnh vực bất động sản và phần nhiều nợ xấu đều có tài sản bảo đảm (trong đó bất động sản cũng chiếm phần lớn, tỷ lệ thế chấp bằng bất động sản chiếm khoảng 60% tổng tài sản bảo đảm của các ngân hàng). Vì vậy, thị trường bất động sản đóng băng đã tác động không nhỏ khả năng trả nợ và phát mãi tài sản bảo đảm.

4.1.3. Diễn biến xử lý nợ xấu tại Việt Nam

Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam đã được tích tụ từ nhiều năm trước. Nên khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi và hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, thì cũng là lúc nợ xấu nảy nở như nấm sau mưa. Dựa vào số liệu tổng hợp, nợ xấu có xu hướng gia tăng từ năm 2007 và được quan tâm đặc biệt từ cuối năm 2011.

Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM chưa tính nợ của Vinashin thì chỉ 2,52%, tương đương khoảng 58.000 tỉ đồng. Con số khá nhỏ và trong tầm kiểm soát, mặc dù gia tăng khá nhiều so với năm 2009 là 2,05%. Trong thời gian này, nợ


xấu vẫn chưa được đánh giá là vấn đề cần đặc biệt lưu tâm gây ra những bất ổn kinh tế. Do đó, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2010 tiếp tục duy trì ở mức tăng 27,65%, tổng phương tiện thanh toán tăng 23%...Và các NHTM phải tự xử lý nợ xấu thông qua trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hoặc phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ cấu lại nợ vay.

Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về giá trị lên 85.000 tỉ đồng, chiếm 3,3% tổng dư nợ. Đồng thời, các NHTM bắt đầu gặp khá nhiều trục trặc về thanh khoản và kết quả hoạt động kinh doanh chững lại. Đây là hậu quả tất yếu của: (i) Chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và có phần thắt chặt; (ii) nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước được bùng phát; (iii) và tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trở nên phổ biến. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống ngân hàng thương mại ở 3 phương diện: Một là, gia tăng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng; hai là, giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu; ba là, rủi ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Và các giải pháp được sử dụng để xử lý nợ xấu năm 2011 phân tán ở từng ngân hàng thông qua siết chặt thẩm định khách hàng vay vốn; hay đảo nợ, giãn/ hoãn/ giảm nợ; và tuân thủ quy định, điều kiện cho vay với doanh nghiệp nhà nước.

Năm 2012, kết quả tất yếu là bùng nổ tỷ lệ nợ xấu, đồng thời xuất hiện “hỏa mù” về số liệu nợ xấu. Trong giai đoạn, 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26,56%, nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51%. Do đó, nợ xấu được quan tâm không chỉ ở cấp độ NHTM, hay NHNN mà còn lên ở nghị trường Quốc hội lẫn Chính phủ. Lúc này đây, số liệu nợ xấu và tình trạng nợ xấu – xấu đến đâu, không có gì là rõ ràng. Chẳng hạn, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến 31/5/2015, nợ xấu của hệ thống là 117.723 tỷ đồng, chiếm 4,47%. Còn số liệu của Cơ quan giám sát ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu có khi lên đến 8,6%. Và bất ngờ hơn cả là số liệu của Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu Việt Nam là 13% trên tổng dư nợ. Chính vì vậy, ngày 03/01/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ – CP, về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Trong Nghị quyết trên, một vấn đề lớn được đề cấp là hoạt động “Tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng,


trọng tâm là những ngân hàng thương mại” với việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và bảo đảm trích lập dự phòng rủi ro ở các ngân hàng. Và từ đó, đề án số “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” theo Quyết định 254/QĐ – TTg ra đời. Trên thực tế, NHNN đã rất quyết liệt triển khai nhiệm vụ theo tinh thần đề án 254, bằng cách phân loại hệ thống NHTM thành ba nhóm: Nhóm 1, gồm các NHTM có tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực quy mô đủ lớn để phát triển thành các ngân hàng trụ cột của hệ thống; Nhóm 2, gồm các NHTM có tài chính lành mạnh, nhưng quy mô nhỏ; Nhóm 3, gồm các NHTM có tình hình tài chính khó khăn buộc phải thực hiện tái cơ cấu. Đến hết năm 2012, NHNN chỉ tập trung củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tái cơ cấu tổ chức, tăng cường quản trị hệ thống ngân hàng…để tiến đến xử lý nợ xấu toàn diện.

Năm 2013, có thời điểm nợ xấu tại các tổ chức tín dụng của Việt Nam tăng mạnh tới 23,73% so với năm 2012. Lúc này, nợ xấu thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia. Nợ xấu đã ngày càng xấu lẫn vượt tầm kiểm soát của từng ngân hàng. Nên trong năm 2013, Chính phủ và NHNN phải tất bật thông qua nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm xử lý triệt để nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Và nhiệm vụ của NHNN trong đề án 254 được thực thi sang giai đoạn hai, là lành mạnh hóa tài chính hệ thống ngân hàng với việc tăng cường xây dựng các quy định về an toàn vốn, xử lý nợ xấu hệ thống qua việc thành lập VAMC và nâng cao quản trị rủi ro, hướng đến hoàn thiện chuẩn mực Basel II. Lần lượt các Quyết định và Thông tư được ra đời:

- Ngày 21/01/2013, NHNN ban hành Thông tư 02/2013/TT – NHNN, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng hướng theo chuẩn mực Basel II mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng.

- Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013, về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)


- Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/5/2013 theo Quyết định 843/2013/QĐ-TTg, với nguyên tắc xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, và đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế.

- Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013, quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD.

Năm 2014, một năm tích cực và chủ động xử lý nợ xấu. Theo báo cáo của các TCTD, đến cuối tháng 7/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 162,2 nghìn tỷ đồng (khoảng 8 tỷ USD), chiếm 4,11% tổng dư nợ. Và nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng nhanh trong những tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế vĩ mô chưa được có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu. Trong thời gian này, NHNN đã thực hiện những biện pháp xử lý nợ xấu như sau:

- NHNN tiếp tục cho phép các TCTD thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho khách hàng vay, tuy nhiên quy định chặt chẽ hơn để tránh các TCTD lợi dụng việc cơ cấu nợ để che giấu nợ xấu.

- Ngày 18/3/2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, cho phép các TCTD tiếp tục được thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 1/4/2015 nhưng mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần.

- Các TCTD tiếp tục tích cực chủ động xử lý nợ xấu, trong 7 tháng đầu năm các TCTD đã xử lý được hơn 40,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu thông qua: (i) Khách hàng trả nợ: 14,3 nghìn tỷ đồng; (ii) bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: 1,56 nghìn tỷ đồng; (iii) bán cho tổ chức, cá nhân: 14,49 nghìn tỷ đồng; (iv) xử lý bằng dự phòng rủi ro: 8,3 nghìn tỷ đồng...

- Và VAMC vẫn là công cụ chiến lược trong việc giảm dần nợ xấu của các TCTD. Thực tế cho thấy, tỷ lệ nợ xấu giảm dần của các TCTD có mối quan hệ chặt chẽ với việc mua nợ xấu của VAMC trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2014 và


những tháng đầu năm 2015. VAMC tiến hành mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) đối với những khoản nợ của các TCTD đáp ứng đủ điều kiện quy định. Lũy kế từ tháng 10/2013 đến 31/12/2014, VAMC đã thực hiện mua 133.555 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua 108.652 tỷ đồng của 39 TCTD.

Sau năm 2015, nợ xấu được “dồn” ngày càng nhiều về VAMC, và VAMC luôn loay hoay trong quá trình xử lý dứt điểm nợ xấu. Xử lý nợ xấu sau năm 2015 trở nên nổi cộm vì thiếu tính thị trường, cơ chế bất cập, và kết quả xử lý nhỏ giọt.

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỂM HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG THÔNG QUA MÔ HÌNH DEA VỚI NỢ XẤU LÀ ĐẦU RA KHÔNG MONG MUỐN

Nợ xấu ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng của từng ngân hàng thương mại được tiến hành phân tích thông qua mô hình đo lường DEA với đầu ra không mong muốn (undesirable output DEA model). Lúc này, đầu vào của mô hình gồm: chi phí nhân viên, chi phí lãi, tài sản cố định; đầu ra của mô hình: Tiền gởi khách hàng, đầu tư, thu ngoài lãi, và nợ xấu (nợ xấu là đầu ra không mong muốn).

Biểu đồ 4.1: Số lượng các ngân hàng thương mại (DMUs) hiệu quả và không hiệu quả theo mô hình DEA với đầu ra không mong muốn

DMUs hiệu quả DMUs không hiệu quả

Mô hình DEA với đầu ra không mong muốn

29

27

24

21

22

24

20

16

13

15

19

17

14

10

11

8

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm DEA.RES 14


Kết quả mô tả thống kê cho thấy, số lượng ngân hàng không hiệu quả cao nhất lên đến 17 trên 36 ngân hàng năm 2012, thấp nhất là 8 trên 32 ngân hàng năm 2014. Đồng thời, qua biểu đồ 4.1 cho thấy hệ thống ngân hàng thương mại hiệu quả hơn sau năm 2013 bởi những nỗ lực tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước.

4.2.1. Điểm hiệu quả ngân hàng DEA với đầu ra không mong muốn là nợ xấu và đánh giá sự ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng: Trường hợp các ngân hàng thương mại nhà nước

Trong mẫu nghiên cứu, luận án phân chia hai nhóm ngân hàng để tiến hành phân tích, bao gồm: (i) Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần có nhà nước là cổ đông chi phối, gọi tắt là NHTMNN; (ii) ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP).

Các DMUs là NHTMNN trong dữ liệu nghiên cứu bao gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID); Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB); Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGR); Ngân hàng TMCP Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (MHB).

Bốn ngân hàng BID, VCB, CTG, AGR từ năm 2007 – 2014 đều là những DMUs nằm trên biên hiệu quả với điểm hiệu quả bằng 1, và các phần đầu vào thừa/đầu ra thiếu (slack) bằng 0. Sự hiệu quả ngân hàng của bốn ngân hàng này đã giúp định hướng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển và trở thành trụ cột của thị trường tiền tệ Việt Nam.


Bảng 4.2: Điểm hiệu quả ngân hàng của AGR khi có sự ảnh hưởng của đầu ra không mong muốn là nợ xấu

đvt: triệu đồng

Tiêu chí

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Điểm hiệu quả

1

1

1

1

1

1

1

1

Tỷ lệ nợ xấu

2.50%

2.70%

3.97%

3.75%

6.10%

7.505%

5.8991%

5.8775%


Dư nợ


251,710,182


294,523,096


368,096,590


431,991,985


443,968,872


480,616,369


536,788,478


543,351,750

Dư nợ để đạt biên hiệu quả


251,710,182


294,523,096


368,096,590


431,991,985


443,968,872


480,616,369


536,788,478


543,351,750

Tỷ lệ nợ xấu để đạt biên hiệu quả


-


-


-


-


-


-


-


-

Khoảng tỷ lệ

nợ xấu tối ưu


-


-


-


-


-


-


-


-

Chi phí nhân

viên thừa (slack)


0


0


0


0


0


0


0


0

Chi phí lãi thừa (slack)


0


0


0


0


0


0


0


0

Tài sản cố định thừa

(slack)


0


0


0


0


0


0


0


0

Tiền gởi khách hàng thiếu (slack)


0


0


0


0


0


0


0


0

Đầu tư thiếu

(slack)


0


0


0


0


0


0


0


0

Thu ngoài lãi

thiếu (slack)


0


0


0


0


0


0


0


0

Nguồn: Kết quả phân tích với phần mềm DEA.Res 14 Bảng 4.3: Điểm hiệu quả ngân hàng của BID khi có sự ảnh hưởng của đầu ra

không mong muốn là nợ xấu

Đvt: triệu đồng

Tiêu chí

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Điểm hiệu quả

1

1

1

1

1

1

1

1

Tỷ lệ nợ xấu

3.98%

4.02%

3.08%

3.49%

2.96%

2.90%

2.37%

2.03%

Dư nợ

131,983,554

156,870,045

206,401,908

254,191,575

293,937,120

339,923,668

391,035,051

445,693,100

Dư nợ để đạt biên hiệu quả


131,983,554


156,870,045


206,401,908


254,191,575


293,937,120


339,923,668


391,035,051


445,693,100

Tỷ lệ nợ xấu

để đạt biên hiệu quả


-


-


-


-


-


-


-


-

Khoảng tỷ lệ

nợ xấu tối ưu


-


-


-


-


-


-


-


-

Chi phí nhân viên thừa (slack)


0


0


0


0


0


0


0


0

Chi phí lãi

thừa (slack)


0


0


0


0


0


0


0


0

Tài sản cố định thừa (slack)


0


0


0


0


0


0


0


0

Tiền gởi khách hàng thiếu (slack)


0


0


0


0


0


0


0


0

Đầu tư thiếu

(slack)


0


0


0


0


0


0


0


0

Thu ngoài lãi thiếu (slack)


0


0


0


0


0


0


0


0

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí