Đánh Giá Chung Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Tổ Chức Giới Thiệu Việc Làm Theo Pháp Luật Lao Động Việt Nam

ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. "Có đơn vị thu phí từ 100.000 -

150.000 đồng/ người/ lần và tìm cách không hoàn trả lại hoặc khấu trừ từ 20% đến 60% sau khi GTVL cho người lao động nhưng bị đơn vị tuyển dụng lao động từ chối" [41]. Một số doanh nghiệp thu phí GTVL của người lao động sau đó đưa họ đến nơi có nhu cầu cần tuyển dụng mà không cần thỏa thuận, trao đổi trước với đơn vị cần tuyển dụng lao động. Vì thế, khi người lao động tìm đến được nơi có nhu cầu tuyển dụng thì biết vị trí đó đã có người làm hoặc bị từ chối tiếp xúc, làm mất thời gian, công sức, tiền của, nhiều khi tạo ra tranh chấp mà thiệt hại thuộc về người lao động.

- Về tên gọi cũng bị lẫn lộn giữa trung tâm GTVL của Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội với các doanh nghiệp hoạt động GTVL. Theo Nghị định 72/CP, các đơn vị dịch vụ việc làm Nhà nước được gọi là trung GTVL. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động GTVL cũng lấy tên là trung tâm GTVL, điều này dễ gây sự ngộ nhận và đánh giá sai của xã hội về hoạt GTVL đối với các trung tâm GTVL.

- Thiếu quy chế hoạt động GTVL, chưa quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động GTVL, những quy định của pháp luật và đạo đức kinh doanh hoạt động GTVL…

Từ khi có Nghị định số 19/2005/NĐ-CP:

Với những bất cập đã trình bày ở trên, để chấn chỉnh lại hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động GTVL, ngày 28/02/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức GTVL, và lần đầu tiên đã chính thức đưa vào quản lý hệ thống doanh nghiệp hoạt động GTVL thông qua hình thức cấp giấy phép GTVL cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện. Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTVXH hướng dẫn thi hành Nghị định số 19 nhằm đưa hoạt động GTVL của các doanh nghiệp vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo quy định của Nghị định số 19 và Thông tư số 20, muốn tham gia hoạt động GTVL, doanh nghiệp phải bảo đảm đủ các điều kiện như: có trụ sở ổn

định từ 36 tháng trở lên nằm ở vị trí thuận lợi; có đầy đủ các phòng tư vấn, GTVL, cung ứng lao động và thông tin thị trường lao động; được trang bị máy tính, Fax, điện thoại…; có ít nhất 5 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên và phải có 300 triệu đồng ký quỹ tại Ngân hàng. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm theo dõi tình trạng của người lao động trong thời gian một năm (đối với trường hợp thực hiện hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên) hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động (Đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 12 tháng). Doanh nghiệp hoạt động GTVL sẽ bị thu hồi giấy phép nếu có hành vi lừa đảo, gian lận đối với người lao động. Nếu bị xử phạt hành chính do vi phạm pháp luật lao động 3 lần/năm hoặc một hành vi bị xử phạt 3 lần doanh nghiệp cũng sẽ bị thu hồi giấy phép [17].

Đặc biệt, Nghị định còn quy định tên của doanh nghiệp hoạt động GTVL không được trùng với tên của trung tâm GTVL. Quy định này đã khắc phục được những thiếu sót của Nghị định 72, đây là căn cứ để xác định trung tâm GTVL của Nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động GTVL tư nhân.

Tuy nhiên, quy định của pháp luật là thế, nhưng trên thực tế hiện nay hầu hết các doanh nghiệp GTVL đều không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này nếu tính cả quỹ lương, cả giá trị thiết bị văn phòng cũng chỉ có cỡ vài chục triệu đồng, một số doanh nghiệp tài sản hiện có giá trị nhất chỉ là chiếc máy điện thoại. Nhân sự, cơ sở vật chất đều không bảo đảm với quy định của pháp luật. Không ít những doanh nghiệp hoạt động chỉ có một căn phòng vừa kê đủ một chiếc bàn và vài cái ghế, một bảng giới thiệu công việc làm và không hề treo bảng hiệu nhằm tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng.

Sau khi Nghị định số 19 có hiệu lực thi hành, hai thành phố lớn đó là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra Bộ LĐTB&XH đã tiến hành đợt kiểm tra thí điểm một số doanh nghiệp hoạt động GTVL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo báo cáo của Sở LĐTB&XH thành phố, tính đến hết năm 2006, trên địa bàn thành phố có 2.728 điểm đăng ký kinh doanh hoạt động GTVL, nhưng trên thực tế chỉ có 27 doanh nghiệp đăng ký đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động GTVL theo quy định mới của Nghị định số 19. Bà Đinh Kim Hoàng - Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp hoạt động GTVL trên địa bàn thành phố có

mặt bằng chật hẹp, diện tích từ 6 - 16m2, trang thiết bị văn phòng không đầy

Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay - 15

đủ, nhân sự đại bộ phận chưa am hiểu rõ về thị trường lao động, chưa gắn được yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động [45], điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động GTVL rất kém..

Mặc dù biết hoạt động của nhiều doanh nghiệp GTVL hiện rất bát nháo, thậm chí có doanh nghiệp lập ra chỉ để lừa người tìm việc, nhưng việc xử lý đối với các đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn, do chưa có sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành. Theo bà Nguyễn Thị Dân Trưởng phòng lao động tiền lương, Sở LĐTB&XH: GTVL là một ngành kinh doanh có điều kiện, muốn hoạt động trong lĩnh vực này, ngoài việc phải đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp phải được Sở LĐTB&XH cấp giấy phép mới đủ điều kiện hoạt động [58]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các doanh nghiệp đang dùng "chiêu" là đăng ký rất nhiều ngành nghề khác nhau khi xin giấy phép kinh doanh. Do vậy, khi cơ quan chức năng đến kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm của doanh nghiệp cũng chỉ lập biên bản xử phạt hành chính và cấm hoạt động GTVL, chứ không hề đóng cửa các doanh nghiệp được. Mặt khác, khi các địa phương đi kiểm tra, thì các doanh nghiệp lại dùng giấy phép đăng ký kinh doanh bôi đậm hàng chữ GTVL và nói "đã được cấp phép". Các cán bộ phường, thậm chí cán bộ của quận do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, cứ nghĩ đơn giản có giấy phép kinh doanh là được hoạt động. Chính vì vậy mà việc kiểm tra, xử lý những sai phạm trong GTVL vừa qua chẳng khác nào "bắt cóc bỏ đĩa".

Còn ở Hà Nội, theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố hiện nay có 677 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực GTVL. Thực tế, trong tổng số 677 doanh nghiệp được cấp phép, chỉ có 8% doanh nghiệp có hoạt động GTVL, số còn lại chỉ đăng ký nhưng chưa hoạt động hoặc có hoạt động nhưng không báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về GTVL. Tuy số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh lực này nhiều nhưng hoạt động kép, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, thiếu thông tin về thị trường lao động và ít am hiểu về các dịch vụ việc làm.

Theo Sở LĐTB&XH thành phố Hà Nội, năm 2005 chỉ có 23 doanh nghiệp có báo cáo hoạt động của mình chiếm 3,3% tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động GTVL. Trong số 23 doanh nghiệp có chức năng hoạt động GTVL, chỉ có 11/23 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và có kết quả. Số còn lại tuy có báo cáo nhưng cũng chỉ hoạt động cầm chừng [62]. Thực tế trong hoạt động, nhiều doanh nghiệp GTVL cũng chủ yếu lượm đặt thông tin trên báo đài, các doanh nghiệp cần lao động rồi giới thiệu lại thu phí. Lệ phí rất tùy tiện, nhiều hay ít phụ thuộc vào tầm cỡ của doanh nghiệp được giới thiệu. Trong khi các trung tâm GTVL công chỉ thu mức phí từ 10 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng cho một lần GTVL, thì các doanh nghiệp lại tự định mức thu lệ phí cao thấp khác nhau. Nhiều doanh nghiệp đặt ra mức thu phí thấp nhất là 50.000 đồng, chưa kể hồ sơ mà ứng cử viên phải bỏ tiền ra mua thêm, thậm chí có doanh nghiệp thu từ 1- 2 tháng lương đầu tiên của người lao động. Mức phí thấp nhất mà người lao động phải trả cho các doanh nghiệp là 50.000 đồng/1người. Theo quy định của nhiều doanh nghiệp với mức phí này, mỗi lao động sẽ được "tiêu chuẩn" giới thiệu ở 3 nơi. Nếu không đạt yêu cầu thì thôi và nghiễm nhiên người lao động bị mất 50.000 đồng phí GTVL và thất nghiệp vẫn hoàn thất nghiệp [50]. Có thể thấy, 50.000 đồng cho một lần tìm việc là không lớn nhưng nếu nhân lên với số người lao động đã đến công ty nộp tiền tư vấn mà không có việc làm thì lại không hề nhỏ.

Phần lớn các doanh nghiệp thường hoạt động theo kiểu "ăn xổi, ở thì", tư vấn cho bất kỳ người lao động nào nộp lệ phí, nhưng ít khi có những việc làm thật sự ổn định tại các doanh nghiệp. Hầu hết những việc làm xin được qua các doanh nghiệp đều có tính thời vụ như tiếp thị, phát tờ rơi, chạy bàn và công việc cũng ‘chụp giật" theo kiểu hoạt động của các doanh nghiệp…

Như vậy, sau hơn hai năm kể từ khi Chính phủ ban hành những quy định thắt chặt các điều kiện hoạt động của doanh nghiệp GTVL, nhưng hai thành phố có số doanh nghiệp hoạt động GTVL nhiều là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn hình như giậm chân tại chỗ. Các doanh nghiệp không đủ điều kiện vẫn vô tư hoạt động, hoạt động chạy theo lợi nhuận, thu phí cao nhưng hiệu quả hoạt động thấp, cá biệt có doanh nghiệp hoạt động lừa đảo gây bức xúc trong nhân dân, đặc biệt là người lao động tìm việc làm. Tình trạng thu phí khá tùy tiện vẫn đang diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp, đây là một trong những vấn đề gây bức xúc trong dư luận từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có phương án để giải quyết.

Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các chủ doanh nghiệp không có nghiệp vụ về quản lý lao động, không có kiến thức trong lĩnh vực lao động - việc làm, không nắm được thông tin về thị trường lao động và pháp luật lao động; nhiều doanh nghiệp lợi dụng chức năng dịch vụ việc làm để lừa đảo người lao động có nhu cầu tìm việc và xuất khẩu lao động. Các Sở LĐTB&XH vẫn còn đủng đỉnh trong việc triển khai các quy định của Nghị định 19/2005/NĐ-CP và Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH về tổ chức GTVL.‌


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

2.3.1. Những mặt được

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động hiện hành và thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật đối với tổ chức GTVL, ta thấy rằng:

- Các quy định của pháp luật về GTVL ngày càng được hoàn thiện. Hệ thống khung pháp lý cho hoạt động GTVL là BLLĐ (Chương II - Việc làm), Nghị định số 19/2005/NĐ-CP và Thông tư số 20/2005/T- BLĐTBXH đã quy định đầy đủ về các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, cán bộ để hoạt động GTVL, chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của tổ chức GTVL. Đặc biệt các doanh nghiệp muốn hoạt động GTVL phải được Sở LĐTB&XH cấp giấy phép, điều này góp phần chấn chỉnh, đưa hoạt động GTVL dần đi vào ổn định và giảm thiểu những tiêu cực phát sinh.

- Theo quy định hiện hành, hệ thống tổ chức GTVL không chỉ hình thành và phát triển ở ngành LĐTB&XH, mà còn phát triển ở các tổ chức chính trị - xã hội, các Bộ, ngành khác và ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, các công ty trách nhiệm hữu hạn...

- Nhiệm vụ của tổ chức GTVL đã phù hợp với tính chất và nội dung của tổ chức này. Hoạt động của các tổ chức GTVL cơ bản đã từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước về tư vấn, GTVL, cung ứng lao động và dạy nghề, đóng góp tích cực vào công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt là hoạt động dạy nghề theo địa chỉ, dạy nghề liên kết tạo được khả năng bố trí việc làm cho người lao động. Các nhiệm vụ của tổ chức GTVL về cơ bản phù hợp với các quy định về hoạt động của tổ chức GTVL, hòa nhập với hệ thống dịch vụ việc làm của các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Các tổ chức GTVL đã được các địa phương, cơ quan chủ quản và Bộ LĐTB&XH quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động. Nguồn đầu tư nâng cao năng lực cho trung tâm GTVL từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm đã được nhiều

trung tâm sử dụng hợp lý, đầu tư đáng kể cho công tác thông tin thị trường lao động, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm.

- Sự kết nối trong hoạt động của các tổ chức GTVL đã có tiến bộ đáng kể. Nhiều trung tâm đã phối hợp với nhau trong hoạt động GTVL, cung ứng lao động, GTVL và thông tin cho nhau về nhu cầu tuyển dụng lao động, nguồn lao động. Giữa các trung tâm đã có sự giao lưu học hỏi kinh nghiệm rất sôi nổi và có hiệu quả.

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của hệ thống tổ chức GTVL vẫn còn nhiều điều bất cập cần được khắc phục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đó là:

Một là, cơ chế, chính sách về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL mặc dù đã hình thành về cơ bản, song vẫn còn thiếu và chậm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, thiếu các thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP về phí GTVL; chưa có quy chế quy định về việc sử dụng vốn đầu tư, nâng cao năng lực cho các trung tâm GTVL từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm; chưa có các quy định cụ thể về chính sách khen thưởng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực hoạt động GTVL; thiếu các văn bản quy định về vai trò của tổ chức GTVL trong quản lý thực hiện đăng ký và chi trả bảo hiểm thất nghiệp… gây khó khăn trong quản lý cũng như hoạt động của các tổ chức GTVL.

Hai là, nhận thức về mục đích và tính chất GTVL chưa được đầy đủ, thiếu thống nhất. Tại một số địa phương, cơ quan, tổ chức, các cấp lãnh đạo chưa nhận thức được hết vai trò của các tổ chức GTVL đối với công tác giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động nên chưa tích cực chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hữu quan thực hiện việc quy hoạch, sắp xếp lại các tổ chức GTVL, chưa tạo điều kiện cần thiết về tài chính, cơ sở vật chất cho tổ chức GTVL hoạt động.

Ba là, tiến độ rà soát và quy hoạch hệ thống tổ chức GTVL của các địa phương, các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội… còn chậm, nên trên cùng một địa bàn thành lập quá nhiều trung tâm, vượt quá mức yêu cầu của thị trường lao động, dẫn đến hoạt động của các trung tâm này kém hiệu quả và xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các trung tâm. Sau hơn hai năm kể từ khi Nghị định số 19/2005/NĐ-CP và Thông tư số 20/2005/TT- BLĐTBXH có hiệu lực thi hành, tỷ lệ các trung tâm tiến hành thành lập, thành lập lại mới chỉ đạt khoảng 30% [48]; một số địa phương, tổ chức chính trị - xã hội ra Quyết định thành lập mới trung tâm trong khi chưa bảo đảm được những điều kiện tối thiểu để thành lập trung tâm và hoạt động theo quy định của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP và Thông tư số 20/2005/TT- BLĐTBXH.

Bốn là, đội ngũ cán bộ công tác GTVL thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng, nghiệp vụ. Sự phối hợp giữa các tổ chức GTVL còn kém, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp các thông tin thị trường lao động, do vậy chưa phát huy được tối đa năng lực hoạt động của các tổ chức GTVL.

Năm là, các doanh nghiệp có chức năng GTVL trong mấy năm gần đây đã tăng nhanh về số lượng, song công tác quản lý nhà nước và xử lý vi phạm đối với khu vực này còn bị buông lỏng dẫn đến một số doanh nghiệp lừa đảo người lao động trong hoạt động GTVL gây thiệt hại cho người lao động và ảnh hưởng không tốt đến môi trường xã hội của cả nước. Có những trường hợp sau khi nhận dược thông tin truy tố từ các cơ quan pháp luật lúc đó mới có kế hoạch kiểm tra và khắc phục hậu quả, tình trạng này đến nay vẫn chưa có giải pháp cụ thể nhằm phòng ngừa và quản lý chặt chẽ hoạt động GTVL.

Sáu là, việc xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động chưa thực sự được đầu tư đúng mức, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để có sự trao đổi thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Công tác khai thác xử lý thông tin thị trường lao động và công tác tư vấn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2024