Đánh Giá Sản Phẩm Dở Dang Cuối Kỳ Trong Doanh Nghiệp Xây Lắp.

sơ đồ kế toán sản xuất toàn doanh nghiệp


TK 621 TK 154 TK 152

( 5 )

( 1 )

TK 138

( 5 )

TK 622

TK 155

(2 )

( 4 )

TK 632

( 4 )

TK 627

TK 157

( 3 )

( 4 )


1.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp xây lắp.

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến đang còn nằm trong dây chuyền công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm được.

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ hợp lý là một nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phảm xây lắp

trong kỳ. Để đánh gía sản phẩm dở dang hợp lý, trước hết phải tổ chức kiểm kê chính xác đối tượng xây lắp hoàn thành trong kỳ, đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang so với lượng hoàn thành theo quy ước của từng giai đoạn thi công. Chất lượng của công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang có ảnh hưởng lớn đến tính hợp lý của việc đánh giá sản phẩm dở dang.

Tuy nhiên, việc tính toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một công việc hết sức phức tạp, việc thực hiện chính xác là khó, vì vậy kế toán phải tùy thuộc vào từng đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuât và quy trình công nghệ, tính chất cấu thành của chi phí, trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ cho thích hợp.

1.3.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Theo phương pháp này, chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức :

Dđk + Cn

Dck = * sd


Stp + sd


Trong đó:

Dck và D đk là chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ Cn : Là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ

Stp và sd: Là sản lượng của thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này nó có ưu điểm tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít, nhưng có nhược điểm là độ chính xác không cao, vì vậy phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, hay khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ.

1.3.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ biến đổi của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương….Sau đó lần lượt tính toán từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo công thức. Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì.

Dđk + Cn

Dck = * sd Stp + sd


Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì.

Dđk + Cn

Dck = * sd


Stp + sd


Trong đó: Sd là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng thành phẩm có tỷ lệ chế biến hoàn thành ( % TH )

Sd = Sd*%( TH )

Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ.

1.3.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức

Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức.

Đối với các đơn vị sản xuất xây lắp, nếu sản phẩm xây lắp quy định chỉ bàn giao thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ trong kỳ kế toán, công trình hoặc hạng mục công trình chưa bàn giao thanh toán được coi là sản phẩm xây lắp dở dang, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh thuộc công trình hoặc hạng mục công trình đó là

chi phí của sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ sẽ được tính toán một phần cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tỷ lệ dự toán công trình.

Công thức tính như sau:


Chi phí của sản phẩm

Chi phí của SP đầu

kỳ +

= Giá trị dự toán của

Chi phí phát sinh trong kỳ

Giá trị dự

Giá trị dự toán của

* giai đoạn

DD

cuối kỳ

các giai đoạn XD hoàn thành

+ toán XDDD

cuối kỳ

XDDD

cuối kỳ


1.3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp :

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành theo khoản mục giá thành trong kỳ tính giá đã được xác định.

Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành, tuỳ theo đặc điểm của đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để kế toán lựa chọn phương pháp tính thích hợp cho từng đối tượng.

1.3.3.1 Đối tượng tính giá thành:

Đối tượng tính giá thành là cấc loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Xác định đối tượng tính giá thành là một công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất, cung cấp, sử dụng của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp.

Đối tượng tính giá thành có nội dung khác với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu và phân bổ chi phí thích hợp, giúp doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra quản lý việc tiết kiệm chi phí, hạch toán tốt

việc kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán giá thành tổ chức các bảng tính gía thành sản phẩm một cách hợp lý sẽ phục vụ tốt cho việc quản lý, kiểm tra tình hình thực hiện hạch toán giá thành và tính toán sao cho có hiệu quả kinh doanh.

1.3.3.2 Trong doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng một số phương pháp tính giá thành sau :

* Phương pháp tính giá thành trực tiếp ( giản đơn )

Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong Công Ty xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công ở các Công Ty mang tính chất đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành, phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số lượng giá thành trong mỗi kỳ báo cáo và thực hiện dễ dàng đơn giản .

Trong trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp đã bàn giao thì :


Giá thành thực tế


Chi phí


Chi phí


Chi phí

của khối lượng


thực tế dở


thực tế


thực tế

xây lắp hoàn

=

dang đầu

+

phát sinh

_

phát sinh

thành bàn giao.


kỳ


trong kỳ


cuối kỳ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sông đà 11-3 – công ty cổ phần sông đà 11 - 4


Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trình hay công trình tính riêng cho từng hạng mục công trình. Kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của từng nhóm, hệ số kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.

Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm do một đội sản xuất thi công đảm nhiệm và không có điều kiện quản lý, theo dõi riêng, việc sử dụng các loại chi phí khác nhau cho từng hạng mục công trình, thì từng loại chi phí sản xuất đã tập hợp được trên toàn công trình phải phân bổ cho từng hạng mục công trình. Khi đó, tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế được xác định như sau:

C


H =


Gdt

* 100


Trong đó: H là tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế

C là tổng chi phí thực tế của công trình

G dt Là tổng dự toán của tất cả các hạng mục công trình.

Giá thành thực tế của từng hạng mục công trình được tính toán theo công thức sau: Zi = H * Gdti

Trong đó: Zi Là giá thành thực tế của hạng mục công trình i Gdti Là giá trị dự toán của hạng mục công trình i


Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng :

Phương pháp này được áp dụng khi các doanh nghiệp cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình hoặc xây lắp các công trình có giá trị nhỏ, quy mô không lớn, thời gian thi công không kéo dài nên chủ đầu tư thanh toán cho doanh nghiệp khi đã hoàn thành công việc theo hợp đồng.

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành theo phương pháp này là từng đơn đặt hàng, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất, khi sản xuất hoàn thành đơn đặt hàng thì kế toán mới tính giá thành cho các đơn đặt hàng.

Hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn dặt hàng đó. Những đơn đặt hàng chưa sản xuất thi công xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đều là chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp dở dang.

Phương pháp tổng chi phí

Phương pháp này thường áp dụng với các công trình, hạng mục công trình phải trải qua nhiều công đoạn thi công xây lắp như giai đoạn thi công kiến trúc, giai đoạn lắp máy móc thiết bị…..

Giá thành thực tế của toàn công trình được tính như sau :


Z = C1 + C2 +…….+ Cn +D đk +Dck

Trong đó :

Z: Là giá thành thực tế của toàn bộ công trình C1, C2 ,……,Cn: Là chi phí xây lắp các công trình

D đk, Dck: Là chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

Phương pháp tính giá thành theo định mức

Phương pháp này áp dụng thích hợp khi doanh nghiệp có đủ điều kiện sau:

- Việc sản xuất đã đi vào ổn định.

- Các loại định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hợp lý, chế độ định mức thực hiện đúng mực.

- Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tương đối vững vàng.

- Phương pháp này có tác dụng kiểm tra thường xuyên kịp thời chính xác những khoản mục vượt định mức, để đưa ra biện pháp kịp thời tránh những biến cố xảy ra nhằm phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.

Phương pháp tính giá thành theo định mức có nội dung chủ yếu sau :

- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành định mức của công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp.

- Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức vầ số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức. Thường xuyên phân tích những chênh lệch đó để kịp thời đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

- Khi định mức kinh tế kỹ thuật thay đổi phải kịp thời tính toán lại giá thành định mức.

- Từ số chênh lệch do thay đổi định mức, giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành sẽ được tính theo công thức sau.

Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp

Giá thành định

= mức của sản phẩm dở dang

Chênh

+ lệch do thay đổi định mức

Chênh

+ lệch do thoát ly định mức


Chương 2 :

Tình hình thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Sông Đà 11-3


2.1 Một số đặc điểm chung của xí nghiệp Sông Đà 11-3- Công ty cổ phần Sông Đà 11

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty cổ phần Sông Đà 11

Công Ty cổ phần Sông Đà11 là doanh nghiệp cổ phần, là thành viên của Tổng Công Ty Sông Đà. Được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà Nước sang Công Ty cổ phần theo quyết định số 1332/QĐ - BXD ngày 17/8/2004 của Bộ trưởng bộ xây dựng.

Tên giao dịch quốc tế là : Sông Da N 11 Joint- StocksCompany.

Hình thức : Công Ty cổ phần Sông Đà được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước theo hình thức giữ nguyên phần vốn hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn nhằm phát triển doanh nghiệp hơn nữa.

Trụ sở : Đặt tại km 10 đường Trần Phú, phường Văn Mỗ – Thị Xã Hà Đông – Tỉnh Hà Tây.

Công Ty có tư cách pháp nhân đó là :

Có con dấu riêng, độc lập về tài sản được mở tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022