Tin học Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 2

7.2. CHÈN TRANH, CHỮ NGHỆ THUẬT 89

7.2.1. Chèn tranh 89

7.2.1.1 Đặt chế độ hiển thị tranh 89

7.2.1.2 Chỉnh sửa tranh 90

7.2.1.3 Xoá tranh: 91

7.2.2. Chèn chữ nghệ thuật 91

7.2.2.1 Đặt chế độ hiển thị chữ 92

7.2.2.2. Chỉnh sửa kích cỡ chữ 92

7.3. CHIA VĂN BẢN THÀNH CỘT BÁO 93

7.4. TẠO CHỮ HOA ĐẦU CỘT BÁO. 94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 62 trang tài liệu này.

7.5. TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ. 95

7.5.1. Tìm kiếm 95

Tin học Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 2

7.5.2. Thay thế. 96

7. 6. CHỨC NĂNG SỬA CHỮA TỰ ĐỘNG 97

7.7. VẼ ĐỒ HOẠ TRONG WORD 98

7.7.1. Lấy thanh công cụ để vẽ 98

7.7.2. Các chức năng 98

7.8. ĐẶT ĐỘ DÀI CỦA PHÍM TAB 99

7.9. TẠO BULLET AND NUMBERING 100

7.10. CHỨC NĂNG ĐẾM TỪ 101

7.11. CÁC THIẾT LẬP MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC 101

7.11.1 Thẻ View 101

7.11.2 Thẻ General 103

7.11.3 Thẻ Spelling & Grammar 104

7.11.4 Thẻ File Locations 105

7.11.5. Thẻ User Information 106

7.11.6. Thẻ Save 107

CHƯƠNG 8 BẢO VỆ VÀ IN ẤN VĂN BẢN 108

8.1. TRỘN VĂN BẢN 108

8.1.1. Khái niệm 108

8.1.2. Các bước trộn văn bản 108

8.2. CHÈN SỐ TRANG VÀO VĂN BẢN 111

8.3. BẢO VỆ VĂN BẢN 112

8.3.1. Bảo vệ tài liệu khi mở 112

8.3.2. Bảo vệ tài liệu khi sửa chữa 113

8.4. IN ẤN VĂN BẢN 114

8.4.1. Xem trước khi in 114

8.4.2. Hiệu chỉnh văn bản trong chế độ Print Preview 114

8.4.3. Ngăn ngừa tài liệu nhảy sang trang mới khi chỉ còn ít dòng 114

8.4.4. Lựa chọn in trang chẵn hay trang lẻ 115

8.4.5. In văn bản 115

LUYỆN TẬP 10 NGÓN TAY TRÊN BÀN PHÍM 124

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 137

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC


Tên môn học: TIN HỌC Mã môn học:

Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Là môn học thuộc nhóm kiến thức chung trong chương trình đào tạo hệ trung cấp Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

- Tính chất: Là môn học lý thuyết kết hợp với thực hành, đánh giá kết quả bằng hình thức thi hết môn.

Mục tiêu của môn học:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về thông tin và dữ liệu, xử lý thông tin, máy tính điện tử, hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ, kỹ năng sử dụng máy vi tính.

+ Thành thạo cách trình bày một đoạn văn bản, cách chèn một bảng biểu vào trong văn bản, cách chèn các đối tượng vào văn bản...

+ Trình bày được cách in một văn bản và một số thao tác nâng cao trong văn bản.

- Về kỹ năng:

+ Áp dụng các kiến thức đã học để trình bày văn đáp ứng yêu cầu thực tế.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có trách nhiệm trong công việc, yêu nghề.

Nội dung môn học:

PHẦN 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIN HỌC

CHƯƠNG 1

THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU



Mục tiêu

Sau khi học xong chương 1, người học sẽ:

- Trình bày được các khái niệm về thông tin và dữ liệu.

- Thành thạo cách chuyển đổi giữa các hệ đếm.

- Mô tả được quá trình xử lý thông tin.


1.1 . THÔNG TIN

1.1.1. Khái niệm thông tin:


Thông tin theo nghĩa thông thường là một thông báo hay một bản tin nhận được làm tăng sự hiểu biết của đối tượng nhận tin về một vấn đề nào đó, là sự biểu hiện mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng hay một quá trình nào đó.

Theo nghĩa rộng triết học có thể hiểu thông tin là tính trật tự và tổ chức của các hệ thống vật chất; là phạm trù phản ánh sự vận động và tương tác của các hiện tượng, sự vật và tư duy; là phạm trù phản ánh nội dung và hình thức vận động của các sự vật và hiện tượng...

Có nhiều dạng thông tin khác nhau: Hình ảnh, âm thanh, các ký tín hiệu... Cho dù ở dạng thức nào thông tin đều mang một nét chung nhất: Thông tin là yếu tố cơ bản của quá trình vận động để điều khiển một hệ thống nào đó, hệ thống này có thể là trong tự nhiên, trong xã hội hoặc tư duy.

Ví dụ: Một người đầu bếp đang chế biến một món ăn. Trước khi làm việc anh ta phải biết mình chuẩn bị làm cái gì và làm như thế nào? Trong quá trình làm việc anh ta luôn luôn nhận được thông tin từ các dụng cụ và sản phẩm đang làm dở qua các giác quan của mình. Thông qua việc phân tích bằng kiến thức và bằng kinh nghiệm nghề nghiệp anh ta chọn ra một số quyết định nào đó dựa trên

thông tin vừa thu được, rồi qua bàn tay thực hiện quyết định đó của mình để ra được thành phẩm cần thiết.

Hình thành quá trình: Thu thập thông tin - Xử lý - Truyền tin - Nhận tin - Xử lý thông tin mới ... là một quá trình liên tục tiếp diễn, một chu trình kín, vận động trong một hệ thống nhất định. Như ví dụ ở trên đó là hệ thống sản xuất riêng của người đầu bếp bao gồm ba yếu tố: người làm việc (chủ thể), dụng cụ và nguyên liệu (đối tượng điều khiển) và các nhiệm vụ chi phối.

Qua đó thấy rằng thông tin gắn liền với việc điều khiển một hệ thống nhất định. Đối với hệ thống kinh tế xã hội thì từ điều khiển được thay bằng thuật ngữ quản lý. Ở đâu có điều khiển là ở đó có thông tin. Vì vậy thông tin là một phạm trù triết học rất rộng, có nắm được thông tin mới làm chủ được vấn đề quản lý.


1.1.2. Một số tính chất của thông tin:

1.1.2.1. Tính định hướng của thông tin:


Thông tin luôn phản ánh mối quan hệ nguồn tin và nơi nhận tin. Trong quản lý kinh tế xã hội đó là mối quan hệ giữa người tạo ra và người sử dụng. Quá trình vận động của thông tin luôn được định hướng. Trong điều kiện không có người sử dụng, khái niệm thông tin mất ý nghĩa, vì thông tin có nghĩa là đưa tới người sử dụng tin tức về một cái gì đó mà trước đây người đó chưa biết. Điều đó có nghĩa là chỉ những tin tức mới, làm giầu "kho tàng" của người nhận mới là thông tin.

1.1.2.2. Tính tương đối của thông tin:


Qua phân tích hệ thống đã khẳng định tính bất định của thông tin mà bản chất là: Thông tin nhận được phần lớn là sự phản ánh không đầy đủ, thiếu hụt về đối tượng, nhất là thông tin về hệ thống kinh tế xã hội (chưa nói đến tính sai lệch, méo mó) của thông tin.

1.1.2.3. Tính thời điểm của thông tin:


Thế giới luôn luôn vận động. Khi người nhận được thông tin từ nơi phát có nghĩa là đã có một khoảng thời gian để thông tin đi từ nơi phát đến nơi nhận. Trong khoảng thời gian đó, hiện tượng hay sự vật được thông báo tới đã vận động biến đổi khác trước. Những thay đổi đó phụ thuộc vào thời gian từ nơi phát

đến nơi nhận và phụ thuộc cụ thể vào hiện tượng, sự vật đang được xem xét. Thông tin nhận được là bức tranh trong quá khứ của đối tượng được thông báo.

Ví dụ: Thông tin về giá cả của một loại hàng được phát đi buổi sáng, đến chiều người nhận tin mới nhận được, thì tại thời điểm đó giá trên thị trường có thể đã khác đi nhiều nhất là đối với các loại hàng hoá đặc biệt. Chính vì vậy mọi báo cáo, thư từ, trao đổi... trong thực tế luôn phải ghi kèm ngày giờ và trong thời đại ngày nay nhiều thông tin phải ghi cả phút giây.

1.1.2.4. Tính cục bộ của thông tin:


Một thông tin gắn liền với quá trình điều khiển một hệ thống nào đó. Vì vậy một bản tin là một thông tin quan trọng đối với hệ thống này nhưng có thể hoàn toàn không có ý nghĩa đối với một hệ thống khác.

1.1.3. Vật mang tin:


Hình thức cụ thể của thông tin còn gọi là vật mang tin. Vật mang tin rất phong phú và đa dạng. Có thể là ngôn ngữ, là các chữ số, các ký hiệu, mã hiệu, bảng hiệu, xung điện...

Có thể nói thông tin là linh hồn còn vật mang tin là vỏ vật chất của thông tin. Để phân biệt rõ thông tin với vật mang tin, thường người ta dùng thuật ngữ “Nội dung tin” và “Vật mang tin”. Nội dung tin bao giờ cũng có một vật mang tin nào đó. Trên một vật mang tin có thể mang nhiều thông tin và ngược lại một nội dung tin có thể có nhiều vật mang tin. Thông tin từ nơi phát tới nơi nhận thường hay thay đổi vật mang tin.

Ví dụ: Ông giám đốc A gửi một bức điện cho ông giám đốc B. Đầu tiên ông ta đọc nội dung cần gửi đi cho cô thư ký - Thông tin có vật mang tin là ngôn ngữ nói - Cô thư ký đánh máy lại - Thông tin gửi đi có vật mang tin là ngôn ngữ viết trên giấy - Ra tới bưu điện, bức điện được chuyển sang vật mang tin mới là các tín hiệu điện từ để truyền đi - Khi ông giám đốc B nhận được nó lại chuyển về dạng ngôn ngữ viết.

Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý rất cần có những vật mang tin phù hợp và con người là đối tượng nhận tin, do đó hình thức thông tin góp phần giúp người nhận tin nhận hết và nhanh chóng tiếp nhận những thông tin được cung cấp.

Ví dụ: Một bài giảng rườm rà, dùng các từ ngữ khó hiểu có thể gây cho người nghe trạng thái chán nản, không tiếp thu được các thông tin bên trong và không lĩnh hội được đâu là nội dung chính của bài giảng.

1.1.4. Dữ liệu:


Dữ liệu là khái niệm rộng hơn của thông tin. Những ý nghĩa rút ra từ dữ liệu là thông tin. Có thể nói thông tin là kết quả từ dữ liệu. Hai thuật ngữ này không đồng nghĩa mặc dù vậy chúng vẫn thường được dùng thay đổi cho nhau.

1.1.5. Hệ đếm:


Hệ đếm là tổng thể các ký hiệu và quy tắc viết và đọc các số.


Thông thường các số được biểu diễn bằng hệ đếm thập phân. Các ký hiệu để biểu diễn số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 được gọi là các chữ số hệ thập phân và 10 được gọi là cơ số của hệ.

1.1.5.1. Hệ cơ số 10 (Hệ thập phân)

Dùng 10 ký tự để biểu diễn bao gồm các ký tự từ 0 9. VD : 123170(10) = 1 x 102 + 3 x 101 + 7 x 100

= 100 + 30 + 7

=137

1.1.5.2. Hệ cơ số 2 (Hệ nhị phân)

Dùng 2 ký tự để biểu diễn đó là ký tự 0 và ký tự 1.

a. Đổi từ hệ cơ số 2 sang hệ cơ số 10

VD: 111101,11(2) = ?(10)

Ta tiến hành như sau :

151413120110,1-11-2 = 1x25 + 1x24 + 1x23 + 1x22 + 0x21 + 1x20 + 1x2-1 + 1x2-2

= 32 + 16 + 8 + 4 + 0 + 1 + 0,5 + 0,25

= 61,75

Vậy 111101,11(2) =61,75(10)

b. Đổi từ hệ cơ số 10 sang hệ cơ số 2

VD: 61,75(10) =?(2)

2

30

2

15

2

7

1

2

3

1

2

1

1

Ta tiến hành như sau: Phần nguyên : 61 1

0

1



2

0

Vậy 61(10) = 111101(2)

Phần thập phân:

0,75 x 2 =1,5 lấy 1

0,5 x 2 =1,0 lấy 1

Vậy 0,75(10) = 0,11(2)

Kết quả 61,75(10) =111101,11(2)

1.1.5.3. Hệ cơ số 8 (Hệ bát phân)

Dùng 8 ký tự để biểu diễn đó là ký tự 0 7

a. Đổi từ hệ cơ số 8 sang hệ cơ số 10

VD: 142,5(8) = ?(10)

Ta tiến hành như sau :

124120,5-1 = 1 x 82 + 4 x 81 +2 x80 + 5 x 8-1

= 64 + 32 + 2 + 0,625

= 98,625

Vậy 142,5 (8) = 98,625 (10)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023