b. Đổi từ hệ cơ số 10 sang hệ cơ số 8
VD: 98,625(10) = ?(8)
Ta tiến hành như sau: Phần nguyên :
8 | |||
2 | 12 | 8 | |
4 | 1 | 8 | |
1 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tin học Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 1
- Tin học Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 2
- Sơ Đồ Các Bộ Phận Chính Của Máy Tính Điện Tử:
- Tin học Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 5
- Tin học Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 6
- Tin học Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 7
Xem toàn bộ 62 trang tài liệu này.
Vậy 98(10) = 142 (8)
Phần thập phân :
0,625 x 8 = 5,0 lấy 5
Kết quả : 98,625 (10) = 142,5 (8)
1.1.5.4. Hệ cơ số 16 (Hệ thập lục phân)
Dùng 16 ký tự để biểu diễn, các ký tự dùng để biểu diễn từ 09 và AF. Trong đó:
C = 12 | E = 14 | |
B = 11 | D = 13 | F = 15 |
a. Đổi từ hệ cơ số 16 sang hệ cơ số 10
VD: 2F,A(16) = ?(10)
Ta tiến hành như sau:
21F0,A-1 = 2 x 161 + 15 x160 + 10 x 16-1
= 32 +15 + 0,625
=47,625
Vậy 2F,A(16) = 47,625(10)
b. Đổi từ hệ cơ số 10 sang hệ cơ số 16
VD: 47,625(10) = ?(16)
Ta tiến hành như sau
Phần nguyên :
16 | ||
15 | 2 | 16 |
2 | 0 |
Vậy 47(10) = 2F(16)
Phần thập phân
0,625 x16 =10,0 lấy 10 mà 10 = A Vậy 0,625(10) = 0,A(16)
Kết quả 47,625(10) = 2F,A(16)
BẢNG SO SÁNH GIỮA CÁC HỆ ĐẾM
Nhị phân | Bát phân | Thập lục | |
0 | 0 | 0 | 0 |
1 | 1 | 1 | 1 |
2 | 10 | 2 | 2 |
3 | 11 | 3 | 3 |
4 | 100 | 4 | 4 |
5 | 101 | 5 | 5 |
6 | 110 | 6 | 6 |
7 | 111 | 7 | 7 |
8 | 1000 | 10 | 8 |
9 | 1001 | 11 | 9 |
10 | 1010 | 12 | A |
11 | 1011 | 13 | B |
12 | 1100 | 14 | C |
13 | 1101 | 15 | D |
14 | 1110 | 16 | E |
15 | 1111 | 17 | F |
16 | 10000 | 20 | 10 |
17 | 10001 | 21 | 11 |
1.2. CÁC ĐƠN VỊ ĐO THÔNG TIN
Để tính toán phương tiện lưu trữ, xử lý và truyền tin người ta dùng nhiều hình thức để đo độ lớn vật lý của thông tin. Thông thường gọi là chiều dài bản tin. Nếu thông tin được thể hiện bằng văn bản trên giấy người ta có thể tính theo số trang hoặc theo số chữ. Nếu bản tin được phát trên ngôn ngữ nói thì có thể đo bằng thời gian phát.
Trong Tin học thống nhất dùng đơn vị bít để đo độ lớn vật lý của một thông tin. Mỗi một ký hiệu vật lý dùng để biểu diễn thông tin được mã hoá sang
thành một dãy chữ số hệ nhị phân, tức là chỉ gồm các chữ số 0 hoặc 1. Mỗi một chữ số gọi là một bít. Số lượng bít dùng để biểu diễn thông tin gọi là độ dài của thông tin.
Bội số của Bit:
Ký hiệu | Giá trị | |
Kilobyte | KB | 210 = 1,024B 103B |
Megabyte | MB | 220 = 1,048,576B 106B |
Gigabyte | GB | 230 = 1,073,741,824B 109B |
Terabyte | TB | 240 = 1,099,511,627,776B 1012B |
Petabyte | PB | 250 = 1,125,899,906,842,624B 1015B |
Exabyte | EB | 260 = 1,152,921,504,606,846,976B 1018B |
Zettabyte | ZB | 270 = 1,180,591,620,717,411,303,424B 1021B |
Yottabyte | YB | 280 = 1,208,925,819,614,629,174,706,176B 1024B |
Chi tiết hơn ta có thể hiểu như sau:
Byte: Một Byte được tính bằng 8 Bit. Một Byte có thể thể hiện 256 trạng thái của thông tin. 1 Byte có thể biểu diễn một ký tự. 10 Byte có thể tương đương với một từ. 100 Byte có thể tương đương với một câu có độ dài trung bình.
Kilobyte: Một Kilobyte xấp xỉ 1.000 Byte. Một Kilobyte tương đương với 1 đoạn văn ngắn trong khi 100 Kilobyte tương đương với 1 trang A4.
Megabyte: Một Megabyte xấp xỉ 1.000 Kilobyte. Khi máy tính mới ra đời, một Megabyte được xem là một lượng dữ liệu vô cùng lớn. Ngày nay, với một ổ đĩa cứng có dung lượng 80 Gigabyte trên một máy tính là điều bình thường thì một Megabyte chẳng có ý nghĩa gì cả. Một đĩa mềm kích thước 3-1/2 inch trước đây có thể lưu giữ 1,44 Megabyte hay tương đương với một quyển sách nhỏ. 100 Megabyte có thể lưu giữ một vài quyển sách Bách khoa toàn thư.
Gigabyte: Một Gigabyte xấp xỉ 1.000 Megabyte. Một Gigabyte là một thuật ngữ khá phổ biến được sử dụng hiện nay khi đề cập đến không gian đĩa hay ổ lưu
trữ. Một Gigabyte là một lượng dữ liệu bằng gần gấp đôi lượng dữ liệu mà một đĩa CD-ROM có thể lưu trữ. Nhưng nó bằng khoảng 1.000 lần dung lượng của một đĩa mềm 3-1/2 inch. Một Gigabyte có thể lưu giữ nội dung của một số lượng sách có độ dài khoảng gần 10 mét khi xếp trên giá. 100 Gigabyte có thể lưu trữ nội dung của một số lượng sách của cả một tầng thư viện.
Terabyte: Một Terabyte xấp xỉ một nghìn tỷ (triệu triệu) byte hay 1.000 Gigabyte. Kích thước này là rất lớn và hiện nay vẫn chưa phải là một thuật ngữ phổ thông. Để dễ hình dung, ta lại thực hiện một phép so sánh, một Terabyte có thể lưu trữ khoảng 3,6 triệu bức ảnh có kích thước 300 Kilobyte hoặc có thể khoảng 300 giờ hình ảnh chất lượng tốt. Một Terabyte có thể lưu trữ 1.000 bản copy của cuốn sách Bách khoa toàn thư Britannica. Mười Terabyte có thể lưu trữ được cả một thư viện. Đó là một lượng lớn dữ liệu.
Petabyte: Một Petabyte xấp xỉ 1.000 Terabyte hoặc một triệu Gigabyte. Rất khó có thể hình dung được lượng dữ liệu mà một Petabyte có thể lưu trữ. Một Petabyte có thể lưu trữ khoảng 20 triệu tủ đựng hồ sơ loại 4 cánh chứa đầy văn bản. Nó có thể lưu trữ 500 tỉ trang văn bản in kích thước chuẩn. Với lượng dữ liệu này sẽ cần phải có khoảng 500 triệu đĩa mềm để lưu trữ.
Exabyte: Một Exabyte xấp xỉ 1000 Petabyte. Nói một cách khác, một Petabyte xấp xỉ 10 mũ 18 byte hay 1 tỉ Gigabyte. Rất khó có gì có thể so sánh với một Extabyte. Người ta nói rằng 5 Extabyte chứa được một lượng từ tương đương với tất cả vốn từ của toàn nhân loại.
Zettabyte: Một Zettabyte xấp xỉ 1.000 Extabyte. Cũng không có gì có thể so sánh với một Zettabyte nhưng để biểu diễn nó thì sẽ cần phải sử dụng đến rất nhiều chữ số 1 và chữ số 0.
Yottabyte: Một Zottabyte xấp xỉ 1.000 Zettabyte. Không có gì có thể so sánh với một Yottabyte.
Để tính tốc độ truyền tin người ta cũng lấy đơn vị đo chiều dài thông tin chia cho đơn vị đo thời gian. Chẳng hạn tốc độ truyền tin của một MODEM là 3880bit/giây có nghĩa là trong một giây máy có thể truyền đi một bản tin dài 3880 bit.
1.3. XỬ LÝ THÔNG TIN:
1.3.1. Thông tin ban đầu và thông tin dẫn xuất:
Thông tin phục vụ điều khiển và quản lý luôn phải được xử lý. Thông tin chưa được xử lý được gọi là thông tin ban đầu và thông tin kết quả của việc xử lý gọi là thông tin dẫn xuất.
Thông tin ban đầu dùng cho xử lý còn gọi là thông tin vào. Thông tin kết quả xử lý còn gọi là thông tin ra.
1.3.1.1. Thông tin ban đầu:
Trong các hệ thống kinh tế xã hội, thông tin ban đầu thường là những số liệu được ghi chép lần đầu tiên, trực tiếp về các hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh ra trong hoạt động sản xuất của cải vật chất và nghiệp vụ của các ngành kinh tế hoàn toàn chưa qua tính toán, tổng hợp, phân tích. Ví dụ các số liệu ghi chép về số sản phẩm sản xuất ra hàng ngày, số khách du lịch đến tham quan, số chi phí vừa tiêu hao... Thông tin ban đầu rất quan trọng. Sau khi được xử lý, nó sẽ trở thành thông tin mang nội dung tập trung hơn, phản ánh tổng hợp hơn các mặt hoạt động của hệ thống. Đồng thời thông tin ban đầu giúp cho các cấp lãnh đạo nhìn nhận được chính xác, chi tiết, kịp thời các hoạt động dù là nhỏ nhất trong đơn vị mình. Thông tin ban đầu còn là cơ sở để các loại hạch toán trong đơn vị kinh tế tiến hành một cách thống nhất và còn là cơ sở pháp lý để giám sát, kiểm tra mọi mặt hoạt động của đơn vị, bảo vệ tài sản, thực hiện quản lý chặt chẽ lao động, vật tư, tiền vốn. Mặt khác thông tin ban đầu còn tạo điều kiện để người lao động tham gia quản lý, thực hiện quyền làm chủ của họ.
1.3.1.2. Thông tin dẫn xuất:
Thông tin đã qua xử lý gọi là thông tin dẫn xuất. Đặc điểm của nó là mỗi lần xử lý thì thông thường nội dung thông tin cô đọng hơn, bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn và phong phú hơn, phản ánh tổng hợp nhiều mặt hơn các hoạt động trong hệ thống. Thông tin dẫn xuất có thể vận động cả bên trong lẫn bên ngoài hệ thống để đi tới một hệ thống khác hoặc đi tới bộ phận xử lý lớn hơn của hệ thống.
Thông tin của một hệ thống khác đi tới có thể coi là một thông tin ban đầu đặc biệt của hệ thống nhận tin.
Trong kinh tế, thông tin dẫn xuất thường được biểu hiện dưới dạng các chỉ tiêu kinh tế được tổng hợp từ các thông tin ban đầu hoặc từ các thông tin dẫn xuất khác hoặc đã qua nhiều bước biến đổi phân tích tính toán bằng các phương pháp xử lý, phân tích thông tin.. Trong các hệ thống sản xuất kinh doanh, các bộ phận chức năng hạch toán, thống kê, nghiệp vụ kỹ thuật... là những khâu xử lý rất nhiều thông tin và có những xử lý đặc biệt để đưa ra được những thông tin dự báo.
1.3.2. Quá trình xử lý thông tin:
Thông tin gắn liền với quá trình phân tích và điều khiển. Nói cách khác để có những quyết định thì cần phải có thông tin và vì vậy, quá trình xử lý thông tin là liên tục. Quá trình xử lý thông tin bao gồm bốn khâu cơ bản: Thu thập - Xử lý
- Lưu trữ - Truyền tin.
1.3.2.1. Thu thập.
Để có được những thông tin ban đầu cho việc xử lý thì phải có bước thu thập. Mỗi hệ thống có phương pháp thu thập riêng. Cơ thể sống thu thập thông tin qua các giác quan, máy điều khiển tự động thu thập theo cơ chế cảm ứng điện từ, nhiệt điện... Còn trong các hệ thống kinh tế - xã hội thì thu thập bằng phương pháp quan sát, ghi chép, thống kê...
1.3.2.2. Xử lý.
Bước này chế biến, chuyển đổi, gia công thông tin tạo thành các thông tin mới thường là có chất lượng cao hơn. Quá trình xử lý chỉ có thể đơn thuần là việc chuyển thông tin từ vật mang tin này sang vật mang tin khác hoặc từ hình thức biểu diễn này sang hình thức biểu diễn khác. Nhưng cũng có những xử lý phức tạp đòi hỏi khối lượng thông tin ban đầu rất lớn và khối lượng tính toán rất lâu, ví dụ như những thông tin hoạch định chiến lược phát triển của một quốc gia. Khâu xử lý rất phức tạp, thông tin ra của bước xử lý này lại là thông tin vào của một bước xử lý khác.
Nếu việc xử lý được tiến hành bằng lao động thủ công thì gọi là xử lý thủ công, nếu được tiến hành bằng máy móc thì gọi là xử lý thông tin cơ giới, nếu được tiến hành bằng máy móc tự động thì gọi là xử lý thông tin tự động.
Tự động hoá xử lý thông tin là mục tiêu phát triển của các hệ thống phân tích kinh tế xã hội ngày nay.
1.3.2.3. Lưu trữ thông tin.
Sau khi các thông tin hết vai trò trong việc điều khiển tức thời hệ thống thì thường được cất giữ lại trong các thiết bị lưu trữ, có thể được lưu trữ tạm thời, có thể được lưu trữ lâu dài. Mỗi một hệ thống có những cách lưu trữ khác nhau. Sinh vật sống lưu trữ trong trí nhớ, máy móc lưu trữ trên các thiết bị vật lý, hoá học...
Thông tin của các hệ thống kinh tế xã hội được lưu trữ dưới nhiều hình thức phong phú khác nhau. Có thể được ghi lại trên giấy tờ, trên các thiết bị nhớ từ tính, trên các phim ảnh... Cũng phải kể đến bộ não con người đó là nơi lưu trữ thông tin kỳ diệu.
Việc lưu trữ thông tin phải bao hàm cả yêu cầu là khi cần thiết phải lấy lại được các thông tin đó. Việc ghi thông tin vào nơi lưu trữ và lấy thông tin ra được gọi chung lại là thao tác truy cập thông tin. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để lưu trữ thông tin có hiệu quả cao sao cho trên một thiết bị nhớ nhỏ nhất lưu trữ được khối lượng thông tin lớn nhất và có thời gian truy cập tới ngắn nhất.
1.3.2.4. Truyền tin.
Thông tin mang ý nghĩa bao hàm cả sự vận động liên tục của nó. Việc truyền thông tin từ nơi phát tới nơi nhận rất đa dạng và phong phú. Vật mang tin sẽ là phương tiện để truyền tin. Đường đi của thông tin gọi là luồng thông tin. Hình thức truyền tin giữa các hệ thống kinh tế xã hội có thể được thực hiện đơn giản bằng việc gửi công văn giấy tờ qua đường bưu điện hoặc có thể bằng các phương tiện thông tin đại chúng... Thông tin đi từ nơi phát tới nơi nhận có thể bị sai lệch, do lý do vật lý của quá trình truyền tin, do ngữ nghĩa người truyền tin đã làm thay đổi nội dung.
Trong việc truyền tin có hai yêu cầu đặt ra: Thời gian thông tin đi từ nơi phát tới nơi nhận phải thật ngắn và sự sai lệch ít nhất.