đó, khách hàng cần cải thiện tình trạng của mình nếu muốn tiếp tục nhận tài trợ tín dụng từ Ngân hàng. Bởi lẽ việc giải quyết vấn đề tài trợ vốn cho các khách hàng hiện đang có quan hệ tín dụng với Chi nhánh thường thuận lợi hơn nhiều so với những khách hàng không được tiếp tục cấp tín dụng và phải bắt đầu lại công việc tìm kiếm tài trợ từ nơi khác.
Từ chối cấp tín dụng: Việc từ chối cấp tín dụng có tác động nghịch đối với MRTD. Từ chối cấp tín dụng càng nhiều sẽ càng làm suy giảm khả năng MRTD. Kết quả này cũng là một bằng chứng góp phần xác nhận cho lý thuyết đã được đề cập trong phần trên. Hệ số hồi quy chuẩn của thành phần từ chối cấp tín dụng (β = - 0,269) tại giá trị sig. = 0.005 cho thấy khi yếu tố từ chối cấp tín dụng tăng lên một đơn vị thì mức độ MRTD sẽ giảm xuống 0,269 đơn vị. Vì vậy, khách hàng cần căn cứ vào các tiêu chuẩn yêu cầu của Chi nhánh để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Ngược lại Chi nhánh cũng cần đưa ra những khuyến nghị, giải đáp vướng mắc cho khách hàng trong quá trình xem xét cấp tín dụng. Nếu những tiêu chuẩn này được đảm bảo, các vướng mắc được giải quyết sẽ góp phần làm gia tăng MRTD.
Khó khăn khi giao dịch tín dụng: Thành phần khó khăn khi giao dịch tín dụng tác động nghịch chiều đối với MRTD. Kết quả này cũng là một bằng chứng góp phần xác nhận cho lý thuyết đã được đề cập trong phần trên. Hệ số hồi quy chuẩn của thành phần khó khăn giao dịch tín dụng (β = - 0,148) tại giá trị sig. = 0,005 cho thấy khi yếu tố khó khăn giao dịch tín dụng tăng lên một đơn vị thì mức độ MRTD sẽ giảm xuống 0,148 đơn vị. Do đó, nếu như ít khó khăn cản trở trong giao dịch tín dụng thì khả năng MRTD của Chi nhánh sẽ gia tăng.
Các kết quả thu được từ nghiên cứu định lượng cho thấy có năm thành phần tác động đến MRTD. Để thực hiện MRTD, các nhà quản lý nên tập trung giải quyết các vấn đề theo thứ tự như sau: (1) Giá cả tín dụng, (2) Chất lượng dịch vụ tín dụng, (3) Tiếp tục cấp tín dụng, (4) Từ chối cấp tín dụng, (5) Khó khăn giao dịch tín dụng.
2.5. Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015
2.5.1. Thành tựu
Trong giai đoạn từ 2010 – 2015, nhìn chung tín dụng phát triển DLST tại Chi nhánh có sự mở rộng về quy mô khách hàng, doanh số cấp tín dụng, dư nợ cấp tín dụng. Chi nhánh đạt được sự mở rộng trên là do một số nguyên nhân sau:
- Trước cuộc chạy đua lãi suất huy động của các NHTM vào năm 2010 lên đến đỉnh điểm có NHTM huy động với lãi suất 18%/năm. Để ổn định mặt bằng lãi suất do đó vào ngày 03 tháng 03 năm 2011, NHNN quy định mức trần lãi suất là 14%/năm. Tiếp tục mức trần lãi suất được điều chỉnh giảm liên tục trong khoảng thời gian sau đó. Chi nhánh cũng phải thực hiện theo chỉ đạo nên lãi suất huy động vốn được điều chỉnh giảm, từ đó kéo theo lãi suất cấp tín dụng cũng giảm. Vì chi phí sử dụng vốn tín dụng của Ngân hàng giảm nên người dân có xu hướng vay vốn nhiều hơn để thực hiện đầu tư phát triển du lịch tại địa phương nên hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh cũng được mở rộng.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tín Dụng Và Mở Rộng Tín Dụng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Bến Tre Giai
- Thang Đo Thành Phần Chất Lượng Dịch Vụ Tín Dụng
- Kết Quả Kiểm Định Thang Đo Bằng Cronbach’S Alpha Sau Khi Loại Bỏ Biến Quan Sát
- Giải Pháp Mở Rộng Tín Dụng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Bến Tre
- Xin Vui Lòng Cho Biết Công Việc Hiện Nay Của Anh/ Chị
- Thang Đo Khó Khăn Giao Dịch Tín Dụng Reliability Statistics
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
- Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh trong khoảng thời gian này liên tục tăng năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 24,2%, năm 2012 tăng hơn so với 2011 là 32,98%, năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 là 11,05%, năm 2014 so với năm 2013 là 14,16%, năm 2015 so với 2014 là 15,58%. Ta thấy vốn huy động tăng nên có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn thực hiện việc mở rộng tín dụng cho khách hàng.
- Nhu cầu vốn tín dụng của người dân cũng tăng vì nơi đây có điều kiện tự nhiên, tài nguyên nhân văn thuận lợi phát triển DLST, hệ thống giao thông ngày càng được đầu tư nhằm rút bớt thời gian di chuyển từ TP.HCM và các tỉnh đến Bến Tre nên thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch bằng đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đầu tư xây dựng cầu Rạch Mễu nối Tiền Giang với Bến Tre, hệ thống đường sá trong nội bộ tỉnh cũng được mở rộng và
nâng cấp. Do đó, nhu cầu vốn đầu tư về cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, giải trí,… phục vụ cho việc phát triển du lịch tại đây cao kéo theo hoạt động cấp tín dụng tại Chi nhánh cũng gia tăng.
- Ngoài những yếu tố trên thì chất lượng tín dụng như thái độ phục vụ của nhân viên, giải quyết hồ sơ vay vốn nhanh, thời gian hoàn trả linh hoạt… cũng là nhân tố quan trọng quyết định khả năng MRTD tại Chi nhánh. Vì khi khách hàng có nhu cầu cần vốn để đầu tư phát triển DLST, khách hàng có quyền lựa chọn đến ngân hàng nào có chất lượng phục vụ tốt hơn để nộp hồ sơ vay.
- Tình hình nợ xấu đối với hoạt động tín dụng phát triển DLST ngày càng giảm đó là dấu hiệu biểu hiện khả năng trả nợ của khách hàng và công tác thu hồi nợ của Ngân hàng ngày càng tốt. Từ đó khả năng tiếp tục cấp tín dụng dành cho khách hàng cũ của Chi nhánh ngày càng được gia tăng nên hoạt động mở rộng tín dụng của Chi nhánh cũng tăng theo.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
Hoạt động tín dụng phát triển DLST tại Chi nhánh trong thời gian từ 2010 – 2015 có mở rộng, tuy nhiên mức độ mở rộng chưa cao mặc dù nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho loại hình du lịch này của tỉnh và một số tỉnh khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn, là do một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Xuất phát từ khách hàng:
+ Năng lực quản lý của người lãnh đạo chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Chủ du lịch sinh thái chủ yếu là các cá nhân hay hộ gia đình không có những hiểu biết cơ bản về kinh tế, quản lý kinh doanh sẽ khó có khả năng đưa ra một phương án sản xuất kinh doanh khả thi hay hoạch định chiến lược kinh doanh cụ thể nên chưa đủ tính thuyết phục đối với ngân hàng. Chính điều này một phần hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của những đơn vị thực hiện đầu tư phát triển DLST.
+ Không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng vì chủ yếu tài sản đảm bảo là đất đai phục vụ nông nghiệp hay đất vườn có giá trị thấp.
+ Báo cáo tình hình tài chính chưa đầy đủ, không minh bạch, rõ ràng là do 2 nguyên nhân chủ yếu sau: công tác kế toán chưa được quan tâm đúng mực và tư tưởng chưa xem trọng việc thực hiện đầy đủ kịp thời các báo cáo theo dõi hoạt động kinh doanh của bộ phận lãnh đạo. Từ đó không đáp ứng yêu cầu đặt ra nên không đủ điều kiện vay vốn tại Ngân hàng.
- Xuất phát từ ngân hàng:
+ Nguồn vốn cung ứng để cấp tín dụng dưới dạng tiền gửi của khách hàng tại Chi nhánh tăng nhưng theo tốc độ giảm dần trong khoảng thời gian từ 2010 – 2015, điều này làm cho MRTD tại Ngân hàng có tăng nhưng chậm vì hoạt động sử dụng vốn chủ yếu tại Chi nhánh là cấp tín dụng cho khách hàng.
+ Nhu cầu vay vốn của khách hàng để phát triển DLST chủ yếu là vay vốn trung và dài hạn, do đặc thù ngành nghề nên đòi hỏi Ngân hàng phải cấp tín dụng trung và dài hạn nhưng vốn huy động trung và dài hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động nên không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn cho khách hàng.
+ Chính sách tín dụng phát triển du lịch xanh mới được đề cập trong chỉ thị 03 của NHNN yêu cầu các NHTM và các tổ chức tín dụng khác tăng tỷ trọng cấp tín dụng cho các cá nhân hay doanh nghiệp cần hỗ trợ vốn để đầu tư nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trường chưa được quy định cụ thể trong chính sách tín dụng tại Ngân hàng, điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh nhằm phát triển DLST.
+ Chưa có quy trình tín dụng cụ thể cho việc cấp tín dụng phát triển DLST. Do đó, cần có quy trình tín dụng hướng dẫn cụ thể nếu muốn MRTD phát triển DLST tại địa phương.
+ Thông thường mục đích vay vốn của khách hàng là cải tạo lại vườn cây ăn trái, vườn dừa, chăn nuôi, trồng trọt, sửa chữa nhà ở,… Sau đó sử dụng vườn cây ăn trái của gia đình mở cho khách tham quan, mua trái cây, phục vụ ẩm thực, đàn ca tài tử,… để kiếm lời nên đòi hỏi nhân viên thẩm định phải am hiểu sâu về loại hình này để thẩm định chính xác hơn khả năng tài chính của phương án sản xuất kinh doanh/Dự án đầu tư để đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai. Nếu khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi nhưng kết quả thẩm định là không khả thi từ đó quyết định không cấp tín dụng. Do đó, khả năng MRTD của Chi nhánh giảm.
+ Ngân hàng đặt ra nhiều rào cản hơn đối với cá nhân (hộ gia đình) trong tiếp cận vốn vay như: báo cáo tài chính phải rõ ràng minh bạch, phải có tài sản đảm bảo, khả năng tài chính tốt,... Mà đại đa số khách hàng vay vốn để phát triển DLST là cá nhân (hộ gia đình). Nhiều khách hàng muốn tìm kiếm nguồn vốn bằng hình thức vay ngân hàng, nhưng không phải đối tượng nào cũng tiếp cận được. Đa số những doanh nghiệp kinh doanh du lịch lớn, có uy tín, thương hiệu mới đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng.
Kết luận chương 2
Toàn bộ chương 2 tìm hiểu về thực trạng tín dụng, thực trạng phát triển DLST, sau đó tiến hành phân tích thực trạng MRTD, đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế trong việc MRTD phát triển DLST tại Chi nhánh. Tìm hiểu những nhân tố tác động đến đến MRTD phát triển DLST bằng việc khảo sát cán bộ tín dụng, chủ sở hữu/nhà quản lý DLST và sử dụng phương pháp định lượng đo lường nhân tố giả cả tín dụng tác động mạnh nhất đến MRTD tại Chi nhánh, nhân tố chất lượng tín dụng, từ chối tín dụng, tiếp tục cấp tín dụng và khó khăn giao dịch tín dụng cũng tác động đến MRTD tại Chi nhánh. Từ việc tìm hiểu ra những nhân tố tác động đến MRTD sẽ tiếp tục đề xuất giải pháp nhằm MRTD phát triển DLST tại Agribank Bến Tre trong chương 3.
Chương 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẾN TRE
3.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái và mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái đến năm 2020
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái đến năm 2020
Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngày 22 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là văn kiện hoạch định hướng đi căn bản của ngành Du lịch với tầm nhìn dài hạn theo quan điểm, mục tiêu và giải pháp của Chiến lược là phát triển “du lịch xanh” gắn hoạt động du lịch với giữ gìn, phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Cả nước phát triển du lịch thành 7 vùng, cả 7 vùng du lịch trên thì mỗi vùng đều có tiềm năng để phát triển DLST với các sản phẩm đặc trưng như sau:
+ Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ , Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Hướng khai thác sản phẩm đặc trương:
. Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc; hệ sinh thái núi cao, hang động, trung du.
. Nghỉ dưỡng núi; nghỉ cuối tuần.
. Thể thao, khám phá.
. Du lịch biên giới gắn với thương mại cửa khẩu.
+ Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc gồm 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh. Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:
. Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng.
. Du lịch biển đảo.
. Du lịch MICE (Hội họp, Khuyến thưởng, Hội nghị, Triển lãm).
. Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn.
. Du lịch lễ hội, tâm linh.
. Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp.
+ Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:
. Tham quan di sản, di tích lịch sử văn hóa.
. Du lịch biển, đảo.
. Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái.
. Du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu.
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hướng khai thác sản phẩm đặc trưng:
. Du lịch biển, đảo;
. Du lịch tham quan di tích hệ thống di sản kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa (văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn ;
. Du lịch MICE (Hội họp, Khuyến thưởng, Hội nghị, Triển lãm).
+ Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lăk , Đăk Nông, Lâm Đồng. Hướng hai thác sản phẩm đặc trưng:
. Du lịch văn hóa Tây Nguyên; tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
. Nghỉ dưỡng núi; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản vật hoa, cà phê, voi.
. Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu và tam giác phát triển.
+ Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Hướng hai thác sản phẩm đặc trưng:
. Du lịch MICE (Hội họp, Khuyến thưởng, Hội nghị, Triển lãm).
. Du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí.
. Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm.
. Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu.
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố: thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang. Hướng hai thác sản phẩm đặc trưng:
. Du lịch sinh thái miệt vườn, đất ngập nước.
. Du lịch biển, đảo.
. Du lịch văn hóa, lễ hội.
Do đó trong Quy hoạch tổng thể du lịch Bến Tre đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, phát triển du lịch Bến Tre phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, dựa trên các loại hình du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử và du lịch vui chơi giải trí. Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn để thu hút khách, nhất là khách quốc tế.
3.1.2. Định hướng mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái đến năm 2020
Theo Quyết định số: 403/QĐ-TTg Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 3 năm 2014, gồm có 66 hoạt động trong đó hoạt động số 44 quy định về phát triển DLST cụ thể: Hoàn thiện thể chế, khuyến khích đầu tư, bồi dưỡng nguồn nhân lực để phát triển DLST nhằm mục đích tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời với nâng cao chất