Tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn TP. HCM - 27


một ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đó phải được cơ quan giám sát nước nguyên xứ chấp thuận trước.

Nguyên tắc 4 – Chuyển quyền sở hữu lớn:

Cơ quan quản lý nhà nước phải có quyền xem xét và từ chối bất cứ đề xuất chuyển nhượng quyền sở hữu lớn hoặc chuyển nhượng quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp tại các ngân hàng hiện hữu cho một bên khác.

Nguyên tắc 5 – Giao dịch mua lại lớn:

Cơ quan quản lý nhà nước phải có quyền chuẩn y các giao dịch mua lại lớn hoặc quyết định đầu tư lớn của ngân hàng, ngược lại các tiêu chí đã nêu, bao gồm cả việc thành lập các hoạt động xuyên quốc gia, và phải đảm bảo được rằng, các giao dịch hoặc thay đổi cơ cấu không ảnh hưởng đến an toàn của ngân hàng, không đem đến cho ngân hàng các rủi ro không đáng có hoặc gây cản trở đến việc giám sát hệ thống ngân hàng hiệu quả.

* Các nguyên tắc về quản lý RRTD và an toàn vốn:

Nguyên tắc 6 – An toàn vốn tối thiểu:

Cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra các quy định về an toàn vốn tối thiểu phù hợp đối với các ngân hàng để phản ánh được những rủi ro mà ngân hàng gặp phải, và phải quy định rõ ràng về thành phần của vốn, đảm bảo rằng vốn phải có khả năng chịu được lỗ. Tối thiểu là đối với các ngân hàng hoạt động quốc tế, các quy định này không được thấp hơn mức mà Uỷ ban Basel quy định.

Nguyên tắc 7 – Quy trình quản trị rủi ro:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng, ngân hàng và tập đoàn ngân hàng phải có hệ thống quản trị rủi ro toàn diện (bao gồm cả khả năng kiểm soát rủi ro của Hội đồng quản trị và Ban điều hành) để phát hiện, đánh giá, xử lý và kiểm soát, giảm thiểu tất cả các rủi ro để đánh giá tổng thể mức độ đủ vốn của ngân hàng trước các danh mục rủi ro. Các quy trình quản trị rủi ro này phải phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức.

Nguyên tắc 8 – Rủi ro tín dụng:

Tín dụng ngân hàng đối với phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn TP. HCM - 27

Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng các ngân hàng có một quy chế


quản lý RRTD cân nhắc tới các rủi ro của tổ chức với các chính sách an toàn, các quy trình quản lý rủi ro nhằm phát hiện, đo lường, kiểm tra và kiểm soát RRTD (bao gồm cả rủi ro tác nghiệp). Điều này cũng bao gồm việc cho vay và đầu tư, đánh giá chất lượng của các khoản nợ và đầu tư, đồng thời tạo ra một hệ thống quản trị rủi ro liên tục đối với các khoản nợ và khoản mục đầu tư đó.

Nguyên tắc 9 – Tài sản có rủi ro, dự phòng và dự trữ:

Cơ quan quản lý cần đảm bảo rằng ngân hàng phải xây dựng các chính sách đảm bảo an toàn tối thiểu cho việc quản lý các tài sản có rủi ro, xác định mức dự phòng và dự trữ đủ cho tổ chức.

Nguyên tắc 10 – Giới hạn mức cho vay:

Cơ quan quản lý rủi ro phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có các chính sách và hệ thống quản trị rủi ro nhằm nhận dạng, quản lý các khoản cho vay lớn trong danh mục, cơ quan quan lý đồng thời cần phải xây dựng các giới hạn cho vay nhằm hạn chế các ngân hàng tập trung cho vay một khách hàng hoặc nhóm các khách hàng có liên quan.

Nguyên tắc 11 – Rủi ro đối với nhóm khách hàng có liên quan:

Nhằm hạn chế việc cho vay (bao gồm các khoản nợ nội bảng và ngoại bảng) nhóm khách hàng có liên quan và xác định sự xung đột về lợi ích, cơ quan quản lý cần có những quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan, các khoản cho vay này phải được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời cần phải có các bước phù hợp nhằm kiểm soát và giảm thiểu rủi ro, việc xóa các khoản nợ này được thực hiện theo các chính sách và quy trình chuẩn mẫu.

Nguyên tắc 12 – Rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi:

Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng các ngân hàng có các chính sách và quy trình xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro quốc gia và rủi ro chuyển đổi trong các hoạt động cho vay và đầu tư quốc tế, và đồng thời các ngân hàng phải trích lập dự phòng cho các rủi ro này.

Nguyên tắc 13 – Rủi ro thị trường:

Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng các ngân hàng có các chính


sách và quy trình xác định chính xác, đo lường, theo dõi và kiểm soát được các rủi ro thị trường; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đặt ra các định mức cụ thể và/hoặc có thể dùng một khoản vốn cụ thể để xử lý rủi ro thị trường nếu có lý do chính đáng.

Nguyên tắc 14 – Rủi ro thanh khoản:

Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng các ngân hàng có một chiến lược quản lý khả năng chi trả có thể tính toán được mọi rủi ro của tổ chức, ngân hàng phải có chính sách và quy trình để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát được rủi ro thanh khoản, và quản lý được khả năng chi trả của mình hàng ngày. Cơ quan quản lý nhà nước phải yêu cầu các ngân hàng có kế hoạch sẵn sàng đối ứng với các vấn đề về thanh khoản có thể phát sinh bất ngờ.

Nguyên tắc 15: Rủi ro tác nghiệp (rủi ro hoạt động):

Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có chính sách và quy trình quản lý rủi ro để nhận dạng, đánh giá, kiểm tra và kiểm soát/giảm thiểu rủi ro hoạt động. Các chính sách và quy trình quản lý rủi ro này phải phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức.

* Các nguyên tắc về giám sát nghiệp vụ ngân hàng:

Nguyên tắc 16: Rủi ro lãi suất trong sổ sách ngân hàng:

Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả nhằm nhận dạng, đo lường và kiểm tra, kiểm soát rủi ro lãi suất trong sổ sách ngân hàng, bao gồm một chiến lược được Hội đồng quản trị phê duyệt và được thực hiện bởi ban quản lý cấp cao; chiến lược này cũng cần phải phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức của loại rủi ro.

Nguyên tắc 17: Kiểm tra và kiểm toán nội bộ:

Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo rằng ngân hàng phải có hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ phù hợp với quy mô và mức độ phù hợp với loại hình kinh doanh của tổ chức.

Nguyên tắc 18 – Lạm dụng các dịch vụ tài chính:

Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo được rằng các ngân hàng có chính


sách và quy trình, bao gồm các quy tắc nghiêm ngặt về “nhận biết khách hàng”, nâng cao các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính và bảo vệ ngân hàng không bị lợi dụng, một cách vô tình hay cố ý, vào các hoạt động phạm pháp.

Nguyên tắc 19 – Phương pháp giám sát:

Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và duy trì sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của từng ngân hàng và tập đoàn ngân hàng, đồng thời cả hệ thống ngân hàng, tập trung vào sự an toàn và tính bền vững, cũng như sự ổn định của toàn hệ thống ngân hàng.

Nguyên tắc 20 – Kỹ thuật giám sát:

Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải bao gồm cả thanh tra tại chỗ và kiểm soát từ xa và sự liên hệ mật thiết giữa cơ quan quản lý nhà nước với ban điều hành của ngân hàng.

* Nguyên tắc tiên quyết giám sát ngân hàng:

Nguyên tắc 21 – Thông tin giám sát:

Cơ quan quản lý nhà nước phải có các phương tiện thu thập, xem xét và phân tích các báo cáo về an toàn hoạt động và các chỉ số thống kê do các ngân hàng gửi về trên cơ sở đơn lẻ và tổng hợp, đồng thời phải có phương tiện để xác minh tính trung thực của các báo cáo này thông qua hoặc là thanh tra tại chỗ hoặc thuê các chuyên gia độc lập.

* Nguyên tắc về quyền hạn hợp pháp của chuyên gia giám sát:

Nguyên tắc 22 – Kế toán và công bố công khai:

Cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo được rằng mỗi ngân hàng phải duy trì việc ghi chép sổ sách đầy đủ và theo đúng các chuẩn mực kế toán được quốc tế công nhận, và công bố công khai thường xuyên các thông tin phản ánh đúng tình trạng tài chính và lợi nhuận của ngân hàng.

*Nguyên tắc về nghiệp vụ ngân hàng đa quốc gia

Nguyên tắc 23– Quyền xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước:

Cơ quan quản lý nhà nước phải có công cụ hỗ trợ họ đưa ra các biện pháp xử lý vi phạm kịp thời. Trong đó bao gồm khả năng thu hồi Giấy phép hoạt động hoặc


cảnh báo việc thu hồi Giấy phép hoạt động.

Nguyên tắc 24 – Giám sát hợp nhất:

Một yếu tố nhạy cảm của việc giám sát hệ thống ngân hàng là cơ quan quản lý nhà nước giám sát các tập đoàn ngân hàng trên cơ sở hợp nhất, theo dõi sát sao, và áp dụng tất cả các quy tắc đảm bảo an toàn đối với tất cả các khía cạnh kinh doanh mà tập đoàn thực hiện trên toàn cầu.

Nguyên tắc 25 – Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước nước sở tại và nước nguyên xứ:

Việc giám sát hợp nhất xuyên biên giới đòi hỏi sự hợp tác và trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước nước sở tại với các cơ quan quản lý có liên quan, chủ yếu là các cơ quan quản lý nhà nước của nước nguyên xứ. Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng phải yêu cầu các hoạt động tại nước sở tại của ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo cùng một tiêu chuẩn như đối với các tổ chức trong nước./.

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí